Affichage des articles dont le libellé est Từ thiện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Từ thiện. Afficher tous les articles

lundi 27 novembre 2023

Huy Hùng - Có một người tử tế giữa Sài Gòn...

 

Người đàn ông trong ảnh này là anh Nhân. Dạo gần đây chạy xe ở Sài Gòn vào đêm hay gặp anh ngồi bên vệ đường thế này.

Hôm nay qua đoạn Cách Mạng Tháng Tám thì tiếp tục thấy anh ngồi đó. Mình ghé bên đường mua hai ly nước quay lại mời anh rồi tám chuyện.

Anh cũng lớn tuổi, ly dị vợ được 12 năm rồi. Giờ sống cùng người mẹ già. Mỗi khi đêm xuống anh bắt đầu rong ruổi khắp các nẻo đường Sài Gòn để giúp đỡ cho những trường hợp xe máy bị hư hỏng.

dimanche 29 octobre 2023

Trần Quyết Thắng - Khi tặng xe đạp cho học sinh nghèo cũng bị cấm!

 

Xuất phát từ ý tưởng tái chế, phục chế xe đạp cũ để tặng cho những học sinh nghèo có phương tiện đi học, đồng thời bảo vệ môi trường cũng như lan tỏa các giá trị nhân văn trong cộng đồng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đã dồn tâm huyết vào công việc này, đưa đến tay hàng nghìn học sinh trên khắp mọi miền đất nước những món quà xe đạp.

Nhưng, điều lạ lùng là, cũng suốt từng ấy năm, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp khó khăn. Cái khó khăn không phải chỉ bởi công việc vất vả gian nan, mà oái oăm thay: do bị ngăn trở từ phía chính quyền, lúc nhiều - lúc ít.

Riêng lần này, theo thông tin phản hồi từ phía các công tác viên và nơi tiếp nhận, tại Nghệ An, cách hành xử rất thô bạo.

jeudi 5 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Từ thiện hay câu view ?

 

Vụ "giang hồ mạng" Phú Lê làm từ thiện, tặng quà trung thu cho học sinh ở Trạm Tấu, Yên Bái, không đơn giản chỉ là ăn mặc kiểu vua nhà Thanh dị hợm đâu.

Báo chí thì chủ yếu nhắc tới yếu tố "giao diện" chứ vấn đề nguy hiểm không phải ở đó. Mà là giang hồ sẽ mượn danh từ thiện để làm "tấm gương sáng" cho các cháu học sinh ở nơi mà đến bố mẹ, thầy cô các cháu vẫn còn ngây ngô, thiếu hiểu biết.

Môi trường giáo dục là mô phạm, không nên để các thành phần tạp nham vào diễn thuyết với danh nghĩa từ thiện. Các thày cô, hiệu trưởng, cán bộ địa phương cũng đừng có tham tí quà mà để giang hồ tới bắt tay ban phát quà cáp. Học sinh sẽ nảy sinh tình cảm, nể phục, biết ơn giang hồ còn hơn cả ơn bác Hồ.

vendredi 22 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Vì sao chị Hằng bị tù ?

 

Chị Hằng có công to mà luật sư cũng như chị không dám nói ở tòa, để xin giảm án.

Đó là nhờ có chị lai trim tán loạn nên chính phủ mới nhanh chóng có Nghị định NĐ 93/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố ; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Nghị định 93 đại khái là khung pháp lý để buộc phải minh bạch tiền từ thiện. Như vậy, chị Hằng là một nạn nhân của sự sơ hở pháp luật, dẫn tới việc trục lợi từ thiện dễ dàng. Trục lợi dễ thế nên chị Hằng mới có cơ hội mà mơ thấy sự lừa đảo.

mercredi 28 septembre 2022

Hữu Phú - Tình người trong giông bão

 

Cả đêm hôm qua, tôi gần như mất ngủ, vì sợ cơn bão Noru đổ bộ vào Việt Nam. Dù cơn bão này về mặt lý thuyết thì chẳng hề ảnh hưởng gì tới tôi, bởi tôi ở Sài Gòn từ xưa tới nay, vùng đất lành đối với cả những thiên tai.

Đến sáng, đọc tin tức thấy bão Noru đã giảm cường độ, không thấy liệt kê thiệt hại về nhân mạng, tôi mừng thầm!

Từ bé, tôi đã chú ý đến tin tức về bão lụt miền Trung qua các bản tin trên TV. Ban đầu, là do giai điệu buồn thê thiết của bài nhạc Do Thái “This Land is Mine” lồng trong bản tin, sau đó là nghe giọng đọc trang trọng của xướng ngôn viên, rồi đến những hình ảnh tang thương, lam lũ, rách nát, ngập trong biển nước của những ngôi nhà, con người đau đáu trông chờ cứu trợ…

Bùi Chí Vinh - Bão chưa tới mà phái đoàn hoa hậu đã tới

 

Bão Noru ngưng thi

Bão háo danh thi bù

Gió min Trung mát rượi

Đi chân dài đánh đu

vendredi 26 novembre 2021

Đàm Hà Phú - Cái tình người Kinh


A Mua và A Vàng là hai anh em ruột, nhà có bốn anh em thì hai gái hai trai. Hai chị gái đã lấy chồng, đẻ con và sống ở bản, một bản làng miền núi xa xôi ngoài Bắc, tận Yên Bái.

Cách đây hai năm thì cả nhà A Mua và A Vàng chưa chưa từng đặt chân xuống phố, chỗ xa nhứt họ từng đến là cái chợ xã. Họ sống trên núi cao, như con dê con ngựa ; họ trổ bắp, trồng nương, đi rừng, nuôi gà nuôi lợn và ủ rượu uống. Cuộc sống vui cho đến ngày mẹ chúng bị ốm nặng.

Cả A Mua và A Vàng lên bệnh viện huyện thay nhau nuôi mẹ, bao nhiêu tiền dành dụm gà lợn bán sạch để thuốc thang cho mẹ chúng. Đến khi mẹ chúng trở về bản thì nhà cửa cũng không còn gì, mà cứ ba tháng lại phải xuống huyện điều trị một lần, cả nhà lo lắm. Một hôm A Vàng đọc được một tin tuyển dụng công nhân, ở tận miền Nam. Miền Nam xa cỡ nào nó đâu có biết, nó rủ A Mua cùng đi.

samedi 13 novembre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Bà Thiệu

 

THỜI CHÚNG TÔI CÒN LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN tại Sài Gòn, chúng tôi gọi tổng thống Thiệu là ông Thiệu hay bằng biệt danh (nickname) do báo chí đặt là “tông-tông” và gọi phu nhân ông là bà Thiệu. Bà Thiệu vừa thất lộc tại Hoa Kỳ hôm 15 tháng 10 năm 2021!

NHIỀU NGƯỜI LỚN TUỔI tôi quen biết đều có cùng nhận xét: bà Thiệu hiền, khiêm tốn, giản dị.

Giáo sư Mai Trần Ngọc Tiếng, thầy của tôi, trưởng khoa Sinh Lý Thực Vật trường Đại Học Khoa Học thập niên 1970, 1980… người nếu còn tại thế đã vào tuổi 104, cho biết hiền và khiêm tốn là hai tính cách tự nhiên có nơi bà Thiệu. Là đệ nhất phu nhân, bà Thiệu chủ trì các hoạt động từ thiện và cô Tiếng tham gia tích cực các hoạt động từ thiện đó.

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng thưởng và cống hiến

 

Trận dịch vừa qua (và đang diễn ra) làm cho hơn 20.000 người chết và hàng triệu người khốn đốn. Cho đến nay, mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết do dịch, hay có liên quan đến dịch.

Trong bối cảnh như vậy mà tổ chức lễ tặng thưởng và tung hô với nhau về 'thành tích chống dịch' có vẻ không phải đạo chút nào.

Chức năng xã hội của tưởng thưởng là một hình thức ghi nhận sự cống hiến của một cá nhân hay tập thể. Hai chữ quan trọng ở đây là 'cống hiến'. Cống hiến khác với đóng góp. Nhưng có những tưởng thưởng đi lệch khỏi lý tưởng cống hiến.

mercredi 20 octobre 2021

Khiết Nguyễn - Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thị Mai Anh


Nếu nhìn lại Việt Nam Cộng Hòa và nhìn sang Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia bà con xa và cũng là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi thấy hai vị nguyên thủ quốc gia và đệ nhất phu nhân có vài điểm giống nhau.

Tổng Thống Phác Chính Hy và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều xuất thân từ quân đội, đều biết làm ruộng, lái máy cày. Phu nhân của Tổng Thống Phác, Bà Yuk Young Soo, cũng giống phu nhân của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Bà Nguyễn Thị Mai Anh, ở vài điểm: đi bên phu quân, cả hai đều khiêm tốn, luôn tìm mọi cách để tránh lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cũng như giới truyền thông.

Khi bắt buộc phải có mặt bên chồng, Bà Yuk luôn khép nép trong chiếc áo Hanbok cổ truyền, và tuy rằng lúc nào cũng giữ một nụ cười khả ái nhưng Bà rất ít nói. Bà Mai Anh cũng vậy, luôn mặc chiếc áo dài truyền thống và đứng lùi lại phía sau Tổng Thống một chút. Thế nhưng cả hai đều là những người phục vụ xã hội một cách rất hăng say.

Lưu Trọng Văn - Trớ trêu !

 

Mạng tràn ngập hình ảnh và tin bà Mai Anh qua đời ở Mỹ, thọ 90 tuổi.

Người Sài Gòn tiếc thương bà không phải vì bà là vợ của tổng thống Thiệu - người dặn vợ nguyện vọng được chôn cất ở Ninh Thuận, quê nhà - nhưng bà không thể thực hiện được.

Người Sài Gòn tiếc thương bà, vì bà là người đem hết sức mình làm nên bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất có tên Vì Dân.

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho bà Nguyễn Thị Mai Anh


Bùi Chí Vinh : Trước 1975 dù nhà ở Xóm Lách quận 3 dưới chân cầu Công Lý, nghĩa là khá xa địa điểm bệnh viện Vì Dân đang xây dựng, nhưng tôi vẫn rủ bọn nhóc tì mới lớn trong xóm lên tuốt Ngã Tư Bảy Hiền để chơi và để xem.

Chơi để thỏa chí tang bồng, và xem để biết thế nào là một công trình y tế vì nhân dân mà phục vụ như lời đồn đại. Và bà chủ bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo đó chính là bà Nguyễn Thị Mai Anh (còn gọi là cô Bảy Mỹ Tho) vợ Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu hôm nay đã mất. Bà sinh 1931, năm nay đúng 90 tuổi.

MỘT NÉN NHANG CHO BÀ NGUYỄN THỊ MAI ANH (CÔ BẢY MỸ THO) CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA 

lundi 18 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Nghĩ buồn lòng thật

 

Trong thời kỳ dịch bùng phát mạnh ở thành phố, nhiều khu cách ly được hình thành, nhiều bệnh viện dã chiến gấp rút được thành lập. Trang thiết bị thiếu thốn vô cùng, đến cái khẩu trang y tế, bộ đồ bảo hộ cũng không được đầy đủ cho nhân viên. Người bệnh cũng thiếu từ cái quạt cho đến cái ấm nấu nước, chai dầu gió.

Nhiều tổ chức thiện nguyện, nhiều nhóm từ thiện đã khắc phục nhiều khó khăn để mang đến giúp những thiết bị chữa bệnh, phương tiện sinh hoạt cho dân.

Thế rồi, khi khu cách ly giải tỏa, dân được trở về nhưng lại mang theo luôn những chiếc quạt máy, những ấm nấu nước về nhà luôn. Dù những tình nguyện viên, những người làm thiện nguyện năn nỉ mọi người để lại cho những người khác sử dụng, nhưng chẳng ai nghe cả. Lúc đấy ai cũng bảo tham chi mà tham quá thế, của chung xài xong lại mang về làm của riêng?

vendredi 15 octobre 2021

Thanh Thảo - Rơi nước mắt chuyện “vừa đi vừa đẻ”

 

(MTG 12/10/2021) Nếu có những em bé chào đời ngay trên đường cha mẹ các em chạy xe máy về quê, thì lòng nhân ái, những hình ảnh “lá lành đùm lá rách” theo nghĩa đen, cũng đã “sinh” ra, diễn ra suốt dọc đường thiên lý.

Cách đây khoảng dăm bảy năm gì đó có một bộ phim truyền hình chiếu trên VTV rất hút khách, có nhan đề “Vừa đi vừa khóc”. Tôi đã xem phim này, phim hay và vui, không có gì quá bi lụy như tựa đề phim.

Còn chuyện “vừa đi vừa đẻ” này, dĩ nhiên không phải phim truyền hình, nhưng khi nghe kể, nhiều người đã rơi nước mắt.

samedi 9 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Đà Nẵng tôi ơi!

Trong những ngày qua, xem những đoàn người ùn ùn rời bỏ Sài Gòn, Bình Dương về quê chạy dịch mà xót lòng.

Tui cứ hỏi: Răng rứa? Răng đời công nhân cùng khổ đến rứa? Khi họ làm việc, mưu sinh, đóng thuế thì tổ chức này, hội đoàn nọ luôn ra rả là đại diện của giai cấp công nhân, là đại diện của người lao động. Vậy trong cơn đại dịch khóa cửa ba, bốn tháng đẩy người lao động vào cảnh tuyệt vọng, thì tại răng không đưa ra quyết sách kịp thời  hỗ trợ tối thiểu để giữ chân công nhân ở lại chờ cho giãn dịch?

Không có kinh phí ư? Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp nghe nói kết dư đến 90 ngàn tỉ đồng kia mà? Tại răng không sớm ban hành quyết định tạm ứng cho công nhân bị khóa cửa vì dịch khoảng ba hay bốn tháng lương thất nghiệp, để họ được sinh tồn mà ở lại?

vendredi 8 octobre 2021

Cao Huy Thọ - « Lúc đỉnh dịch thấy vàng cũng không ham, nói gì phở »

Ba ngày tặng phở cho các y bác sĩ và bệnh nhân F0 thuộc hệ thống bệnh viện Lê Văn Thịnh đã hoàn tất.

Ban đầu kế hoạch là 5.000 tô, nhưng thấy bệnh nhân và y bác sĩ chưa đã, nên nhiều tiệm phở đã tự động nấu tặng thêm, nên tổng kết cuối cùng là đến 5.800 tô. Mà trong đó, chỉ riêng sáng 30.9 đã hơn 3.000 tô trao tại Bệnh viện đã chiến số 3.

Lần đầu tiên đi vào khu vực các bệnh viện dã chiến, tôi cứ rờn rợn khi chỉ thấy toàn màu trắng của các bộ đồ bảo hộ y bác sĩ và màu áo xanh của lính!

jeudi 7 octobre 2021

Võ Nhật Thu - Tượng đài hay tại đường?

 

Chiếc xe này đèo cả gia đình người công nhân từ Bình Dương về đến đỉnh đèo Hải Vân.

Do hỏng không thể khắc phục được để đi tiếp lộ trình về quê. Gia đình người công nhân đã được các nhà thiện nguyện Đà Nẵng mua lại chiếc xe với giá 0 đồng.

Và họ đã bán lại cho gia đình anh chiếc xe mới keng chưa có biển số, cũng với giá 0 đồng.

jeudi 23 septembre 2021

Võ Xuân Sơn - Ai cứu người dân Sài Gòn ?

 

Tôi biết anh 6 năm trước, khi có người thuê tôi khám cho một bệnh nhân ở Cần Thơ. Anh ấy đại diện cho nhóm từ thiện để đi cùng tôi. Thật tiếc là bệnh nhân ấy không muốn chữa bệnh. Bệnh nhân muốn để tình trạng bệnh tật để còn dễ… xin tiền, nên chỉ chấp nhận cho các bác sĩ điều trị nửa vời.

Thế rồi tôi bắt đầu để ý đến anh ấy. Cứ cuối tuần là anh ấy đi. Hết miền Đông đến Miền Tây, hết Sài gòn đến miền Trung… Anh chuyển tiền, gạo, đồ ăn, thuốc men… mà các nhà hảo tâm nhờ anh tặng cho những mảnh đời bất hạnh. Thường thì anh gặp họ, rồi đăng lên, và các nhà hảo tâm nhờ anh chuyển. Cứ thế, đã 6 năm nay, tuần nào tôi cũng thấy anh đi như vậy.

Thế rồi dịch đến. Khi thấy mình ở Đà Lạt, mà bà con Sài Gòn không thể mua được rau. Tôi đã mua rau chuyển xuống. Anh là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Không ngờ, anh không làm như xưa nữa. Anh đi hàng ngày, và anh lo cho hàng mấy trăn người dân Vĩnh Lộc, từ ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, từ bánh mì, đến gạo, nước mắm, nước tương, cá, rau…

lundi 20 septembre 2021

Cù Mai Công - Vầng trăng nào cho Sài Gòn mùa Trung thu Covid ?

 

Đường Tân Hòa Đông chạy qua hai quận 6 và Bình Tân. Ở hai bên ngã tư Tân Hòa Đông – An Dương Vương – Phan Anh (ranh giới hai quận) có hai rào chắn hai bên, hàn cứng. Mỗi rào lại có hai lớp, cách nhau ba, bốn mét.

Đó không phải là điểm rào chắn hiếm hoi có hàn khu vực này. Có lẽ bà con ở đây đa số dân lao động, rào sơ sơ như khu trung tâm là bà con “thông chốt láng”. Chắc nhân sự không đủ ngồi đó canh, hàn lại cho “chắc ăn”.

Tuần rồi, có bệnh nhân ở một con hẻm trên Tỉnh lộ 10 phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân đi cấp cứu bệnh. Xe cấp cứu tới. Bà con trong hẻm phải lấy búa phá chỗ hàn.

dimanche 19 septembre 2021

Nguyễn Tập - Sữa cho con

 

Gần trưa nắng khá gắt, đi ngang cầu Nguyễn Tri Phương thấy mấy đứa nhỏ đang chơi quanh một phụ nữ ngồi xe lăn nên tôi dừng lại hỏi thăm.

Người phụ nữ gầy nhom, giọng run run: “Em tên Phan Thị Ngọc Thủy, 40 tuổi, bị tai biến. Trước dịch mướn nhà ở gần Xóm Củi, hết tiền đóng trọ nên ra đây”. Ông chồng bại liệt tên Huân, 50 tuổi, ngồi cách đó không xa, thấy tôi hỏi chuyện cũng quặt quẹo đi tới.

Đứa lớn Bích Châu, 12 tuổi ngồi chơi bên thành cầu. Đứa giữa Gia Hân, 5 tuổi, đu sau xe lăn. Còn bé út Mỹ Huyền, 2 tuổi, thì khóc ằng ặc trong lòng mẹ. Nó ở truồng, chân ghẻ tùm lum vì “bị muỗi chích rồi lở ra”. Sao con bé khóc dữ vậy? “Nó đòi sữa đó anh. Hôm hổm người ta có cho mấy hộp sữa tươi, mà uống hết lâu rồi”.