Affichage des articles dont le libellé est Bệnh thành tích. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bệnh thành tích. Afficher tous les articles

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Thông - Bệnh ngáo thành tích

 

Ở xứ này, những trò giả dối, lừa mị đã thấm vào máu vào não đám cầm quyền, không chỉ bây giờ mà gần thế kỷ rồi. Tồn tại được chừng ấy thời gian, kể cũng ghê. Dân nước Nam ta, trước khi lề thói cộng sản xâm nhập vào, đâu đến nỗi vậy.

Ông bạn tôi bảo giả dối lừa mị xứ ta thời cộng sản đã ăn thua gì, so với Liên Xô, Tàu, Cuba, Triều Tiên vẫn xách dép cho chúng nó. Chỉ riêng cái chuyện sống ngập trong nghèo đói, thích đánh nhau nhưng vẫn nhét vào tai dân chủ nghĩa xã hội là thiên đường, tương lai nhân loại, là yêu hòa bình thì đủ biết bụng dạ nhau.

Tôi không hung hăng như họ nhưng rất ghét những trò giả dối, lừa đảo, hình thức. Khi đánh nhau mà gian dối đã đi một nhẽ, bởi phải chấp nhận “binh bất yếm trá” (việc binh cho phép lừa dối). Chứ đã hòa bình, làm kinh tế mà cũng gian dối thì không thể chấp nhận. Tự lừa mình, cứ thoải mái. Dối ai, lại đi dối dân.

samedi 7 octobre 2023

Cù Mai Công -Bây giờ, người ta « quay xe » không ngượng miệng

Cán bộ mình giờ nhiều vị giống không ít phóng viên viết bóng đá: Trước trận đấu, dự báo rất thuyết phục đội A sẽ thắng, sau đó có bài giải thích vô cùng chí lý vì sao nó thua.

Tin vô mấy bài viết đó chỉ có nước "bán lúa giống"; ai cá độ có ngày ra đê mà ở.

Tại lễ thượng cờ dành cho Đoàn Thể thao Việt Nam sáng 22.09, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại ASIAD 19 Đặng Hà Việt trao đổi với phóng viên:Tất cả các đội tuyển thể thao Việt Nam đã sẵn sàng bước vào tranh tài. Đây là kỳ tranh tài có ý nghĩa quan trọng với thể thao cả châu lục và thể thao Việt Nam tham dự với một mục tiêu nỗ lực giành thành tích cao nhất để khẳng định thêm chuyên môn”.

vendredi 11 août 2023

Lê Thanh Phong - Không biết chữ vẫn lên lớp 7, khổ thân đứa nhỏ

 

Chắc chắn thầy cô, nhà trường đều biết em N.Đ.D. bị bệnh. Em không đọc được, có nghĩa là không học được bất cứ môn gì, không làm được bất cứ bài tập gì, nhưng tại sao em qua hết lớp này đến lớp khác.

Khi làm bài kiểm tra ở các kỳ kiểm tra, kỳ thi, chắc chắn có người làm thay cho em N.Đ.D. vì em không biết chữ thì không thể viết được. Mỗi năm học có bao nhiêu bài kiểm tra, bao nhiêu kỳ thi học kỳ, kể cả kỳ thi vượt cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở, ai là người đã làm bài thay, ai là người bao che cho sự dối trá.

Chỉ có thầy cô, nhà trường mới làm được chuyện này. Vì sao làm?

mercredi 20 avril 2022

Thái Hạo - Thư của một giáo viên về việc nhà trường ngăn cản học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội

 

Sau khi tôi đăng thông tin về việc một số trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Hà Nội  ngăn không cho học sinh thi vào lớp 10 nhằm lấy thành tích, thì có một thầy giáo cũng đang dạy THCS ở Hà Nội đã vừa gửi cho tôi bức thư này, xác nhận rằng đúng và nói rõ nội tình.

Vì lý do bảo mật thông tin cho tác giả bức thư, tôi không đề tên.

Các bạn đọc xong bức thư này thì sẽ hiểu hơn ai là thủ phạm (trùm cuối) của sự phi giáo dục và phi pháp này, cùng như thấy rõ được cách thức vận hành tàn bạo phi nhân của nó. Đau xót là, việc ác này đã diễn ra suốt nhiều năm nay.

Thái Hạo - Có hay không chuyện động trời này trong giáo dục?

Một phụ huynh mới chuyển cho tôi cuộc nói chuyện của nhóm cha mẹ có con đang học ở Hà Nội, với nội dung không thể tin vào mắt mình: Nhà trường yêu cầu những học sinh đang học lớp 9 có học lực không thật tốt phải chuyển trường (về các trường tư) hoặc làm cam kết không thi vào lớp 10!

Thú thật là tôi vẫn không thể tin, dù trong nhóm đó có có tới 67 người, có cả giáo viên đang là phụ huynh nữa, và nhiều người đã xác nhận tình trạng này ở các trường khác nhau. Vì nó quá phi lý và ngang ngược, hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật một cách thô bạo.

Nhưng cũng như chính các phụ huynh trong group này chia sẻ thì vẫn là bệnh cũ, bệnh thành tích. Chỉ có điều bệnh mà đã đến mức này thì phải gọi là biến chứng sang giai đoạn cuối, trở thành một thứ quái dị rồi.

dimanche 3 avril 2022

Hoàng Linh - Khổ sai trong tháp ngà

 

Những đứa trẻ bán vé số mơ được ăn gà rán KFC cũng như mơ được đến trường,  không thể hiểu được chuyện một học sinh con nhà giàu, học trường danh giá có thể tự kết thúc chính mình như vậy.

Nhưng chắc rằng ông bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo và những bộ trưởng tiền nhiệm phải biết: đó là hậu quả của nền giáo dục khổ sai, biến học sinh và cả phụ huynh thành những nô lệ của thành tích, của những kỳ thi chẳng biết để làm gì.

Không biết đêm qua các ông có tự vấn gì không hay vẫn ngủ ngon.

Thái Hạo - Trường chuyên sinh ra để làm gì?

Đầu tiên là tuyển những em giỏi nhất của một tỉnh về đó. Rồi học cái gì? Học như học sinh ở các trường phổ thông bình thường!

Vì sao thế? Chương trình của trường chuyên và trường phổ thông bình thường là Một, tức vẫn 13 môn như nhau. Điểm khác duy nhất là, ở môn chuyên có thêm một số chuyên đề, gọi là phần “chuyên sâu”.

Đáng ra, để học sinh có thể học “chuyên sâu” đúng nghĩa là phải bằng cách giảm chương trình chung xuống và tập trung vào môn chuyên; thì ở đây người ta giữ nguyên và tăng tiết môn chuyên lên để “học thêm” một số “chuyên đề”. Và gọi đó là chuyên, là giáo dục toàn diện.

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Đình Ấm - "Huân chương như nắp bia, bằng khen như bươm bướm"

 

Ai để ý sẽ thấy số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thành tích, danh hiệu nọ, kia nhiều hơn số doanh nghiệp tư nhân. Số doanh nghiệp nhà nước có điều kiện làm ăn thuận lợi, kinh tế khá có nhiều thành tích, danh hiệu hơn số doanh nghiệp,cơ quan điều kiện khó khăn.

Xem ra là như thế này: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần thành tích, danh hiệu để lãnh đạo dễ lên chức, lên lương, vào trung ương, quốc hội, thăng tiến. Doanh nghiệp được ưu đãi thuế má, vay vốn, cán bộ nhân viên được phê duyệt lương, thưởng ở mức cao…Còn doanh nghiệp tư nhân hầu hết chỉ cần lời lãi.

Ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thuộc quy mô nhất định trở lên đều có bộ phận, người phụ trách thi đua, khen thưởng(TĐKT).Ở trung ương có Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương to vật với những vụ nọ, vụ kia.

vendredi 15 octobre 2021

Tiểu Vũ - Cần một thượng phương bảo kiếm


Nghị quyết 128 của Chính phủ là chuyển biến lớn tích cực trong thay đổi chiến lược phòng chống dịch covid của quốc gia trong tình hình mới. Nghị quyết đã được mọi tầng lớp nhân dân hết sức đồng tình ghi nhận và hưởng ứng.

Hôm nghị quyết được công bố đã có biết bao nhiêu người sung sướng reo lên. Theo đó hàng ngàn status trên mạng xã hội ngợi quyết định vô cùng sáng suốt của nhà nước vì điều này đồng nghĩa với việc các Chỉ thị 15, 16, 19 tạm thời bị vô hiệu hóa.

Người dân (trong đó có tôi) cứ tưởng từ đó trở đi mọi thứ sẽ khác theo hướng tích cực.

vendredi 10 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Tản mạn: Phong tỏa kiểu Việt Nam và kiểu Úc

 

Không nói ra thì có lẽ đa số các bạn đều biết có nhiều khác biệt về quy định phong tỏa giữa hai nơi. Tôi thấy cách phong tỏa và chống dịch ở Việt Nam là công an hóa, còn Sydney là dân sự hóa.

Nơi tôi ở, Sydney, là một thành phố chừng 5,3 triệu dân, rất đa dạng về sắc tộc và văn hóa. Có hơn 20 sắc tộc khắp nơi trên thế giới đang sinh sống ở Sydney. Tôi không rõ có bao nhiêu người Việt ở Sydney, nhưng điều tra dân số nhiều năm trước cho thấy người gốc Việt chiếm khoảng 1,8% dân số, suy ra có khoảng 95.000 người Việt ở Sydney. Sở dĩ tôi nói về sắc tộc là vì một thành phố đa văn hóa như vậy rất khó quản lý trong mùa dịch.

Sydney bị phong tỏa từ đầu tháng 7/2021. Thoạt đầu họ nói chỉ phong tỏa 2 tuần, nhưng sau đó số ca tiếp tục tăng, họ 'gia hạn' thêm 2 tuần, rồi lại gia hạn thêm 4 tuần, rồi ... không còn hứa hẹn nữa. Nhưng hôm qua thì Nội các chánh phủ tiểu bang New South Wales đã đồng ý bắt đầu dỡ phong tỏa từ ngày 13/9 (tức thứ Hai tuần tới) dù số ca vẫn còn tăng mà không giảm. Họ dỡ từ từ, chớ chưa quay lại bình thường như trước được.

lundi 23 décembre 2019

Mai Bá Kiếm - Chống dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi và nội trợ là bên thua cuộc !



Tôi bảo con gái tôi, từ nay không mua thịt heo và Tết này không cần nồi thịt kho tàu truyền thống. Cúng ông bà bằng các món thịt bò, thịt gà, cá đồng là quý rồi.

Đó là cách tôi phản kháng với các tập đoàn chăn nuôi, được tiếp tay bởi quan chức ngành nông nghiệp và công thương để thổi phòng giá heo, rồi đổ thừa do nguồn cung thiếu vì dịch tả heo châu Phi.

Tại cuộc họp ngày 18/12, Phó thủ tướng  Vương Đình Huệ phê bình và yêu cầu Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì chậm trễ thực hiện các giải pháp bình ổn giá thịt heo.

jeudi 3 janvier 2019

Tạ Duy Anh - Những đỉnh cao muôn trượng



Chào Sáu mốt đỉnh cao muôn trượng!

Cả một thời tuổi trẻ, chúng tôi luôn tin vào điều này, mà không hề biết cái đỉnh cao muôn trượng mà Tố Hữu nói đến là thứ gì? Giờ đây bất cứ ai dành mối quan tâm thích đáng cũng có thể thấy rõ những năm đầu thập kỷ sáu muơi ấy chúng ta đứng ở đâu? Hóa ra nó chỉ là “Vui gì hơn (được) làm người lính đi đầu”. Người lính đi đầu chỉ là loại tốt gỉn, đầu sai cuối hạng, có thể thí bao nhiêu cũng được.

Trong cơn lãng mạn cách mạng, có người đã tính cụ thể khoảng năm 1980 miền Bắc sẽ hoàn thành sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, tức là đạt một đỉnh cao muôn trượng khác. Năm đó tôi đã là thanh niên để có thể ghi nhớ những cơn đói vàng mắt, chỉ còn thiếu ăn tranh cả cám lợn nữa thôi.

mardi 4 décembre 2018

‘Trong sạch, vững mạnh’



Một ngôi chợ bỏ hoang, chỉ có gia súc vào trú nắng mưa.

(VnExpress 06/11/2018) Đó là một xã miền núi chỉ có khoảng 1.000 hộ dân. Trung tâm xã chỉ có mấy dãy nhà gạch trải vài trăm mét quanh trụ sở ủy ban, đều đã tróc màu vôi từ lâu. Bốn phía là những sườn đồi thoải, ruộng lúa, ngô và sắn.

Bạn gõ cửa nhà chủ tịch xã để hỏi chuyện. Căn nhà nhỏ, trần thấp, tường vôi đã xước, đồ đạc đơn sơ. Một chiếc máy khâu dựng trước cửa, giường kê ngay trong gian chính, sát bộ bàn ghế và cái tủ ly kiểu cũ.

Trong căn nhà tuềnh toàng đó, bạn cảm nhận được một đặc tính quan trọng của những cộng đồng như thế này: dân cư của nó, đều sẽ là “người làng”, không phân biệt là nông dân, thợ nề, hay là một ông có ghế trong cái trụ sở ủy ban đằng kia. Người làng sống rất gần nhau, thấu hiểu và chia sẻ.

lundi 3 décembre 2018

Nguyễn Tiến Tường - Giáo dục phi nhân



Tháng 12-2016, bà Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội Tạ Thị Bích Ngọc đã phát phiếu điều tra để 100% cán bộ nhân viên nhà trường và học sinh xác nhận cô vô tội trong việc ngồi trên xe taxi chạy vào sân trường và cán gãy chân một học sinh lớp 2.

Bây giờ bà Phạm Thị Lệ Anh, hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình cũng phát phiếu điều tra thăm dò về cái tát để thống kê có bao nhiêu bạn đã tát mạnh, tát vừa và tát nhẹ. 

Vũ Kim Hạnh -Tội ác không có điểm dừng ?



Hiệu trưởng và hiệu phó phân loại tát nhẹ, tát mạnh, tát vừa, nhưng N. và lớp trưởng trước đó khẳng định 231 cái tát là nặng. Ảnh và chú thích của báo SGGP.

Tối nay, Việt Nam thắng Philipines, tôi thật vui và “hả hê” vì trước khi trái bóng lăn, đã dám nói đại tỉ số mình thắng 2-1. Ông bạn cùng nhà cười ha hả vì “chiên gia” bóng đá đoán mò mà gặp hên quá.Xong trận, tôi an tâm bật máy lên, bỗng như bị đứng hình, hết cười nổi, thiệt sự là "người đang bay bổng chuyển qua bàng hoàng".

Ngoài đường thiên hạ đi bão hò reo (lại như thắng World Cup nữa) mà tôi cứ tê buốt cả đầu vì cái câu chuyện điên khùng, kinh khủng vừa xảy ra hôm nay. Chừng như tội ác không có điểm dừng, nó cứ sẵn trớn mà lao tới, không biết sẽ còn đi tới đâu nữa. Chuyện cô chủ nhiệm buộc học trò tát bạn đã gây phẩn nộ, cả xã hội đòi xử lý để ngăn lây lan. Nay vừa thấy tin mới, ngày 2/12 này...

23 đứa nhỏ lớp 6 (11 tuổi) học trò của trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), sau khi bị “tự nguyện cưỡng bức” tát bạn 10 cái theo lịnh cô chủ nhiệm đến nạn nhân phải nhập viện, lại vừa phải trả lời một “phiếu điều tra” mất dạy nhất trên đời, do ban giám hiệu (đành phải nói là mất dạy, nếu không thì dùng từ gì, bỉ ổi? đê tiện?) yêu cầu, để họ báo cáo lên cấp trên.

mardi 27 novembre 2018

Phạm Gia Hiền - Khép lại chuyện 232 cái tát



Status trước về câu chuyện 232 cái tát, có những ý kiến cho rằng tôi đã chụp mũ ngành giáo dục, và vì thế, phần nào xúc phạm nghề giáo. 

Như tất cả mọi người được đi học, tôi cũng có những người thầy, người cô - những người mà suốt đời tôi biết ơn và kính trọng. 

Tôi học hết đại học, được làm nghề báo, nghề viết, là kết quả thụ hưởng sự giáo dục - đào tạo của rất nhiều thầy cô, trường lớp. Bởi thế, tôi không mất dạy đến mức quay ra mắng xéo những người dạy mình. Tôi tin, những điều tôi nói, tôi viết từ xưa đến nay, dù chắc chắn có những thứ chưa đúng, nhưng không bao giờ có thứ dối trá, hay phản thày khinh bạn.

Nhà sư phạm nổi tiếng của Liên bang Xô Viết - Makarenko từng nói: Tôi không biết một trường hợp nào mà giáo dục tốt lại ra một sản phẩm tồi. Đúng vậy, ông dùng chữ Giáo Dục. Và trong những lời phản biện của mình, tôi cũng dùng khái niệm Nền Giáo Dục.

Hoàng Nguyên Vũ - 900 cái tát, hội đoàn vẫn im như thóc !



Nuôi cơm một đống cơ quan bảo vệ trẻ em, một đống đoàn hội, và cả ngành giáo dục, mà cứ im re với 900 cái tát vậy à?

Trước hết phải khẳng định hơn 300 cái tát tai của cái cô giáo ác ôn ấy dành cho một học sinh đang là trẻ em, đó là hành vi đủ để khởi tố hình sự. (Một số thông tin cho rằng đây là học sinh thứ 10 bị ăn tát tập thể từ cô giáo Thủy, này và tổng cộng hơn 900 cái tát

Không thể bao biện hay xem xét bằng bất cứ lý do gì. Đó là hành động bạo lực, là bạo hành trẻ em. Mà không chỉ bạo hành một em, bạo hành các em còn lại trong cái lớp ấy.

Đỗ Ngà - Giáo dục nát



Nền giáo dục Việt Nam hiện nay như là anh mù đi tìm vàng. Thật sự, nếu hỏi bất kỳ người lãnh đạo CS nào họ cũng không thể nào nói được triết lý giáo dục Việt Nam là gì. Có người nói đó là "tiên học lễ hậu học văn", nhưng không phải, đó chỉ là khẩu hiệu. Có người lại nói "học phải đi đôi với hành", đấy cũng không phải là triết lý gì cả, mà đó chỉ là câu nói của ông Hồ Chí Minh chính quyền nầy hay nhắc đi nhắc lại, nhằm mục đích tuyên truyền tô vẽ cho bản thân ông ấy mà thôi.

Triết lý giáo dục thường được cô đọng trong một câu gọn ghẽ, nó thể hiện mục đích cuối cùng mà nền giáo dục đó nhắm đến. Trước 1975, miền nam đề ra triết lý giáo dục rõ ràng "nhân bản - dân tộc - khai phóng". Từ đó, tự do học thuật được tôn trọng, tức nhà nước không thọc quá sâu vào giáo dục. Chính nhờ vậy, giáo dục không hề bị nhồi sọ bởi thế lực chính trị nào cả như thế học sinh được vun đắp để làm làm người, để biết yêu dân tộc, và biết lĩnh những điều giá trị thuộc về văn minh tiến bộ chứ không làm công cụ cho một tổ chức chính trị nào cả.

Đỗ Duy Ngọc - Một nền giáo dục bế tắc



Liên tiếp những chuyện xảy ra trong nhà trường nổ ra trong thời gian gần đây đã cho thấy ung nhọt của một nền giáo dục đã đến thời kỳ vỡ nát. Một nền giáo dục đưa đến hố thẳm, bế tắc không lối ra. 

Hậu quả này không do một người mà nó khởi đầu từ thời của bà Bình, ông Hiển, ông Luận, ông Nhân và đến đỉnh điểm của thối nát thời ông Nhạ hôm nay. Nó xuất phát từ một cơ chế lỗi thời và một xã hội chỉ chấp nhận cái láo. Ông Nhạ là người nhận lấy hậu quả vì bên cạnh sự xuống dốc của giáo dục lại thêm sự bất tài, vô trách nhiệm, vô cảm và sự dốt nát, ngu xuẩn của ông. 

Giáo dục Việt Nam qua nhiều thời kỳ đã đến bên bờ vực và ông Nhạ là người cuối cùng xô nó xuống hố sâu. Không thể có một nền giáo dục đúng đắn khi bộ trưởng giáo dục trả lời giữa diễn đàn Quốc hội Triết lý giáo dục của Việt Nam là nghị quyết của Đảng. Trả lời như thế thì đầu hàng thôi.

dimanche 25 novembre 2018

Ngọc Vinh - Những Giave nhí trong nhà trường



Trước 1975, chúng tôi học tiểu học và trung học mà ko hề thấy bóng của bất kỳ một loại Cờ đỏ Cờ xanh nào. Chỉ có giám thị mà thôi, và các ông ấy chính là hung thần của học sinh. Tóc dài hả? Lên phòng giám thị. Mặc quần đen hả (thay vì xanh)? Lên phòng giám thị. Các thầy giám thị là người canh giữ kỷ cương trong trường trung học của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Sau năm 1975, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) miền Bắc được mang vào miền Nam. Kể từ ngày ấy, chúng tôi, lúc này học lớp 11, được trải nghiệm một mô hình giáo dục mới, giáo trình mới. Chúng tôi được dạy là Nguyễn Huệ - Tây Sơn có công thống nhất đất nước chứ ko phải là Gia Long như được dạy trước 1975 trong nền giáo dục VNCH. 

Cùng với đó là những ngày giỗ của danh nhân lịch sử nước nhà không còn được nghỉ học, khiến chúng tôi tiếc hùi hụi. Nhất là ngày giỗ 21 Lê Lai 22 Lê Lợi - mất mẹ nó nghỉ học đúp hai ngày. Cũng vì chuyện bãi bỏ này mà ngày hôm nay, rất nhiều học sinh hiểu biết rất lơ mơ về danh nhân nước Việt.