Affichage des articles dont le libellé est Trần Văn Thọ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Văn Thọ. Afficher tous les articles

mardi 26 novembre 2024

Trần Văn Thọ - Thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng Nhật Bản phải công khai tài sản

 

Từ gần 25 năm nay, Nhật Bản có chế độ buộc các thành viên nội các (thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng) phải công khai tài sản lúc nhậm chức và lúc mãn nhiệm.

Thủ tướng và bộ trưởng phải khai chi tiết từng loại tài sản như bất động sản, cổ phiếu đang sở hữu, các tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, v.v... và tài sản của cả vợ và con (trừ trường hợp con đã độc lập). Khai chi tiết cả từng loại bất động sản, các doanh nghiệp mình sở hữu cổ phiếu (và số lượng cổ phiếu của từng doanh nghiệp).

Khi mãn nhiệm cũng khai như vậy để người dân biết được trong thời gian nhậm chức tài sản đã thay đổi ra sao. Các báo đăng chi tiết nội dung nầy. 

dimanche 23 juin 2024

Trần Văn Thọ - Tại sao cần đi bộ và nên đi bộ như thế nào?

 

Ai cũng biết đi bộ (walking) là cách tập thể dục nhẹ nhàng, dễ thực hiện và rất tốt cho sức khỏe.

Riêng tôi thì rất ngạc nhiên khi xem một chương trình trên TV gần đây (ở Tokyo) về đề tài này vì không thể tưởng tượng được tác dụng của đi bộ lại nhiều đến như thế. Chương trình cũng cung cấp nhiều lời khuyên hữu ích liên quan đến đi bộ.

Hai chuyên gia về vận động cơ thể (một người nghiên cứu lý luận và một người nghiên cứu, giảng dạy thực hành) được mời đến giải thích và nêu ra các căn cứ khoa học, giới thiệu các kết quả thực nghiệm. Tôi tóm tắt những điểm chính để các bạn tham khảo (lược phần giải thích căn cứ khoa học vì viết ra hết thì rất dài).

vendredi 22 septembre 2023

Trần Văn Thọ - Tại sao quan hệ ngoại giao Việt Nam Nhật Bản chưa là Đối tác chiến lược toàn diện?

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ J. Biden (10-11/09/2023), hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Đối tác chiến lược toàn diện là cấp quan hệ song phương cao nhất của ngoại giao Việt Nam. Nhân sự kiện này, báo chí cũng nói thêm về những nước đã được Việt Nam thiết lập quan hệ song phương cao nhất nầy, gồm 4 nước là Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022).

Trên Facebook và tại nhiều hội thảo liên quan Việt-Nhật mà tôi tham dự gần đây (tháng Bảy ở Đà Nẵng, tuần trước ở Hà Nội, v. v...) nhiều người nêu thắc mắc là tại sao quan hệ Nhật Bản và Việt Nam chưa được như bốn nước nêu trên, mặc dầu trên thực chất ít có hai nước nào có quan hệ rất mật thiết và tin cậy lẫn nhau như Việt Nam và Nhật Bản.

mardi 4 avril 2023

Trần Văn Thọ - Những mẩu chuyện cảm động giữa hai thủ tướng Nhật Abe Shinzo và Noda Yoshihiko

 

Ở chính trường Nhật Bản, Abe Shinzo và Noda Yoshihiko là lãnh đạo của hai đảng đối địch nhau. Nhưng hai người đã đối xử với nhau rất đẹp, và người ta chỉ biết như vậy sau khi Abe bị ám sát (tháng 7/2022), theo sau đó là cuộc tranh cãi trong dư luận và trên chính trường về quyết định chính phủ tổ chức quốc tang cho Abe.

Đảng Tự do Dân chủ (LDP) liên tục cầm quyền tại Nhật suốt từ năm 1955 đến nay, trừ vài giai đoạn ngắn. Giai đoạn gần đây nhất là 3 năm từ 2009 đến 2012 khi Đảng Dân chủ thắng áp đảo ở Hạ viện vào cuối năm 2009.

Noda là chủ tịch Đảng Dân chủ và là thủ tướng từ cuối năm 2011. Nhưng trong đợt tổng tuyển cử cuối năm 2012, LDP mà Abe làm Chủ tịch từ tháng Chín năm đó phản công thắng lợi và giành lại chính quyền. Noda xem như là tướng bại trận, chỉ làm thủ tướng có một năm và Abe lên thay.

vendredi 17 mars 2023

Trần Văn Thọ - Nghĩ về Gạc Ma trong lúc đọc Hồi ký Shinzo Abe

 

Mọi người Việt Nam yêu nước đang tưởng nhớ và ghi ơn 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong lúc chống lại quân xâm lược Trung Quốc tại đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988.

Tôi vừa đọc xong cuốn Hồi ký của cố thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Trong sách nầy có đoạn kể những nỗ lực của ông trong việc thương lượng với Nga để đòi lại 4 đảo phía Bắc mà Liên Xô đã bất ngờ chiếm ngày 09/08/1945, một hành động mà Nhật cho là chiếm đoạt phi pháp vì trước đó Nhật đã chấp nhận đầu hàng qua Tuyên ngôn Posdam (ngày 26/7/1945).

Từ giữa thập niên 1950 Nhật đã thương lượng với Liên Xô rồi Nga đề nghị trả lại cho họ nhưng không thành công.

dimanche 4 décembre 2022

Lưu Trọng Văn - Linh tinh chuyện cùng giáo sư Trần Văn Thọ

 

Gã choàng chiếc mũ bảo hiểm lên đầu quá trời tóc đen mượt của giáo sư Trần Văn Thọ. Hình như lần đầu tiên ông giáo sư danh giá của Nhật luôn được xe đưa đón lại “bị” gã rước bằng xe Wave đời cụ.

Thoát ra khỏi đường Nguyễn Huệ cặp đường Hàm Nghi thì gặp lốc. Gió từ sông Sài Gòn cùng mưa ào ào. Giáo sư Thọ co ro núp mái hiên, phát hiện có hai em khá xinh váy đen cũng đang trốn gió và mưa, thì tủm tỉm cười. Gã cà khịa, có bao mối tình nhờ đụp mưa này đấy. Thế là Giáo sư liền bảo: ngày xưa thích thật, các cụ nhà mình đua nhau làm thơ tình lãng mạn. Gã bảo do “cái tôi”được giải phóng. Giáo sư ở tuổi 73 ngơ ngẩn…gật đầu.

Hết mưa. Con đường Pasteur kìn kịt xe hơi xe máy. Giáo sư bảo, trước chỉ đứng trên hè phố nhìn cảnh này, giờ ngồi trên xe máy chen chúc thấy khác hẳn. Gã nghĩ khoái trong bụng, giữa chen chúc này chả ai có thể nhận ra ông giáo sư kinh tế danh tiếng, cố vấn cho nhiều đời thủ tướng Nhật, Việt Nam, tác giả những cuốn sách kinh tế lừng danh này, vì ông đội chiếc mũ bảo hiểm “rổm” ngồi sau một gã bụi đời, trên chiếc xe rẻ tiền, trông không khác một công chức quèn.

dimanche 10 juillet 2022

Trần Văn Thọ - Thương tiếc nguyên thủ tướng Abe Shinzo

 

Hôm qua một ngày làm cả thế giới bàng hoàng. Một nước tương đối an ninh, có luật lệ nghiêm cấm cá nhân sử dụng súng, mà một chính khách kiệt xuất phải chết oan uổng, gây tiếc thương cho bao người.

Theo điều tra sơ bộ, phạm nhân không thù oán, không bất bình gì với lập trường chính trị của ông Abe, chỉ bất mãn là ông có quan hệ với một đoàn thể mà hắn ta ghét. Cơ quan điều tra chưa tiết lộ đó là đoàn thể nào. Hung thủ dùng súng tự chế, chính khách Nhật thì muốn gần gũi với quần chúng, nhất là khi diễn thuyết trong mùa bầu cử, nên việc phòng vệ thiếu nghiêm ngặt. Đó là những nguyên nhân gây ra bi kịch.

Abe Shinzo là thủ tướng cầm quyền lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản. Trong thời kỳ làm thủ tướng lần thứ hai, gần 8 năm, Abe để lại dấu ấn lớn cả đối nội và đối ngoại.

vendredi 8 avril 2022

Trần Văn Thọ - Có hai nước Nga

 

Có hai nước Nga: Một nước Nga của Putin và một nước Nga chính hiệu.

Đó là ý kiến của Boris Akunin, nhà văn người Nga đang sống tại London.

Quân đội đi xâm lược, gieo đau thương cho người dân Ukraine, phá hoại đất nước Ukraine và bị cả thế giới lên án là quân đội của nước Nga Putin, không liên quan gì đến nước Nga chính hiệu.

dimanche 20 mars 2022

Trần Văn Thọ - Vây hãm thành thì dân phải chết : Putin cần ôn lại lịch sử

 

Đã hơn 3 tuần từ khi Putin mở cuộc tiến công xâm lược Ukraine. Số thường dân chết và đi tị nạn đến các nước chung quanh tăng lên hằng ngày.

Với dân số chỉ độ 50 triệu mà số người phải đi tị nạn tính đến ngày 18/3/2022 đã lên tới 10 triệu (trong đó hơn 3,5 triệu đi tị nạn ở nước ngoài). Ngoài ra hơn 12 triệu người khác cần đi tị nạn nhưng bị quân Nga pháo kích, không có đường thoát.

Không ngờ bị quân dân Ukraine chống trả mãnh liệt, Putin thấy khó đạt mục đích xâm lươc đã chuyển sang “chiến tranh tiêu hao” nhằm làm tiêu hao sinh lực của một dân tộc, bắn phá bừa bãi vào bệnh viện, trường học, các cơ sở văn hóa, di tích lịch sử. Thật tàn bạo không bút mực nào tả hết được.

vendredi 18 février 2022

Trần Văn Thọ - « Chiều mưa biên giới » ở hai đầu Tổ quốc


(NĐT 01/02/2021) Có lẽ không tác phẩm nghệ thuật nào có một cuộc đời, một số mệnh hi hữu như nhạc phẩm "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông (1932-2018).

Tác phẩm được sáng tác năm 1956 khi nhạc sĩ là trung úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô Đình Diệm, đang đóng quân tại biên giới Việt - Miên.

Ít ai biết rằng qua bao thăng trầm của cả nhạc phẩm và nhạc sĩ, Chiều mưa biên giới ra đời ở miền Tây Nam của đất nước đã làm ấm lòng người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến hào lạnh lẽo miền cực Bắc, đang anh dũng chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2.1979.

lundi 14 février 2022

GS Trần Văn Thọ - An ninh kinh tế cho Việt Nam


(TheLeader 02/02/2022) Vài năm gần đây, vấn đề an ninh kinh tế của nước ta đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của tôi. Cuối năm cũ, trực tiếp chứng kiến hai sự kiện thúc đẩy tôi viết ngay bài này.

Thứ nhất, ở Nhật, ông Kishida Fumio vừa nhậm chức Thủ tướng (ngày 4/10/2021) đã lập ngay Bản bộ An ninh kinh tế do một bộ trưởng phụ trách. Vấn đề an ninh kinh tế đã được Nhật quan tâm từ nhiều năm trước, lần này Thủ tướng mới đã thấy phải có riêng một cơ quan chuyên trách.

Không riêng gì Nhật, nhiều nước khác như Mỹ, Úc… cũng có những đối sách cụ thể để bảo vệ an ninh kinh tế trước tình hình thế giới ngày càng phức tạp, nhất là trong thời đại kỹ thuật số và trước những thay đổi lớn về đối ngoại ở Trung Quốc.

jeudi 20 janvier 2022

48 năm ngày mất Hoàng Sa, và những lời tâm huyết của GS Trần Văn Thọ


Nguyễn Khắc Nhượng : Hôm nay 19/1/2022, đúng 48 năm ngày Hoàng Sa của ta bị mất vào tay quân xâm lược Trung Quốc. Tôi xin post lại bài viết của Gs Trần Văn Thọ (Giáo sư danh dự Đại học Waseda, Tokyo) đăng trên báo Thanh Niên một năm trước đây với tựa đề:

47năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thếnào?

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

samedi 27 novembre 2021

Trần Văn Thọ - Chữ Lễ của hai thủ tướng Nhật Bản

 

Mấy hôm nay ở Việt Nam bàn nhiều về câu “Tiên học lễ hậu học văn”, một phương châm góp phần rèn luyện nhân cách của học sinh. Câu này rất hay, sao phải bàn tán nhiều.

Thời tôi học tiểu học và trung học ở miền Nam trước năm 1975 cũng có câu ấy viết trên tường, phía trên bảng đen để học sinh ngày nào cũng nhìn thấy. Đối với học sinh cấp thấp như ở bậc tiểu học thì Lễ chỉ là lễ phép với người trên, nhưng dần dần học lên các bậc trên thì Lễ đượ hiểu rộng hơn, bao gồm cả lễ độ, lịch sự, có văn hóa trong giao tiếp.

Từ thời đi học đã thấm nhập vào máu thịt chữ lễ như vậy thì khi lớn lên, ra ngoài xã hội, chữ Lễ sẽ xuất hiện một cách tự nhiên khi giao tiếp với người khác.

vendredi 22 octobre 2021

Trần Văn Thọ - Thế giới không phải chỉ có Trung Quốc

 

( 21/10/2021) Trung Quốc là một nước rất lớn và do các điều kiện về địa lý, lịch sử, văn hóa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng nhiều từ lân bang phương Bắc này. Có cả ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu.

Nếu Việt Nam chủ động, không chỉ biết có Trung Quốc mà nhìn thế giới rộng hơn để so sánh, chọn lựa đường lối cải cách và nguồn lực phát triển thì tránh được những ảnh hưởng xấu từ nước này. Vua quan triều Nguyễn thế kỷ 19 thấy thế giới chỉ có Trung Quốc nên không thoát Á như Nhật để hiện đại hóa đất nước.

Chỉ xem 60 năm trở lại đây ta thấy Việt Nam toàn chịu ảnh hưởng xấu từ Trung Quốc, trong đó có thảm họa như cải cách ruộng đất. Gần đây hơn, từ thập niên 1990, quan hệ kinh tế theo phương châm “hợp tác toàn diện” làm cho Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc một cách rất bất lợi, bất ổn định.

dimanche 26 septembre 2021

Trần Văn Thọ - Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Ngày 16/9/2021 Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, và 6 ngày sau Đài Loan cũng xin gia nhập. Để được chấp nhận là thành viên mới phải được tất cả 11 nước thành viên hiện tại đồng ý. Vấn đề cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập TPP đang được dư luận các nước quan tâm.

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Đài Loan xin gia nhập, lấy lý do là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật và cả 4 ứng cử viên Đảng trưởng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Nhật đều tỏ thái độ hoan nghênh Đài Loan (ngày 29/9 sắp tới một trong bốn người sẽ đắc cử và trở thành thủ tướng từ ngày 4 tháng 10).

mardi 19 janvier 2021

Trần Văn Thọ - 47 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Kẻ xâm lược ngụy tạo ký ức như thế nào?


(TNO 19/01/2021) Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Chúng ta đều biết cuộc tấn công xâm lược vào lãnh thổ của ta năm 1979 được Trung Quốc tuyên truyền với dân chúng của họ đó là cuộc chiến “tự vệ”. Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974 ta cũng có thể tưởng tượng họ có cùng giọng điệu như thế. 

Nhưng có dịp đọc những gì họ phổ biến, tuyên truyền về sự kiện Hoàng Sa, tôi không khỏi ngạc nhiên về sự bịa đặt rất trắng trợn.

mercredi 21 octobre 2020

GS Trần Văn Thọ - Một Đông Du mới


(VnExpress 21/10/2020) Một sáng sớm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe mấy câu tiếng Việt phát ra từ văn phòng của ban quản lý ga tàu điện ở Tokyo.

Đó là khoảng 5, 6 năm trước, khi tôi bước từ khoang khách xuống sân ga tàu điện để đi bộ đến Đại học Waseda. Buổi sáng giờ cao điểm tại một ga rất đông hành khách nên ban quản lý lưu ý và đưa ra các hướng dẫn để tránh xáo trộn. Trước đây, họ chỉ phát thanh bằng tiếng Nhật. Độ 20 năm trước, nhà ga thêm tiếng Trung Quốc, bây giờ thêm tiếng Việt.

Đi trên đường phố Tokyo những ngày này tôi cũng thường bắt gặp nhiều người, chủ yếu là giới trẻ, vừa đi vừa trò chuyện bằng tiếng Việt. Người Việt Nam ở Nhật đã lên tới 410.000 - thống kê cuối năm 2019 - chiếm 14% trong tổng số người nước ngoài tại đây, đông thứ ba sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

jeudi 3 septembre 2020

Hoàng Hải Vân - Câu chuyện quốc tịch



Hơn 50 năm sống, học tập và làm việc ở Nhật Bản, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Nhật. Là thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho nhiều đời Thủ tướng Nhật. 

Không có chút khó khăn nào để trở thành người có quốc tịch Nhật, nhưng giáo sư tiến sĩ Trần Văn Thọ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho đến bây giờ.

Ngay cả lúc đất nước khó khăn khốn đốn nhất và bị cấm vận, cái hộ chiếu Việt Nam bị thế giới phương Tây coi chẳng ra gì, giáo sư Trần Văn Thọ vẫn không có ý định nhập quốc tịch Nhật Bản hay bất kỳ nước nào. 

dimanche 7 juin 2020

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện.