dimanche 31 juillet 2011

Người dân Hà Nội tạm ngưng biểu tình phản đối Trung Quốc


Hôm nay, 31/07/2011, là chủ nhật đầu tiên kể từ tám tuần qua, người dân Hà Nội không xuống đường phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau tám tuần lễ biểu tình liên tiếp, các nhân sĩ trí thức đã từng kêu gọi tham gia biểu tình, nay đề nghị tạm nghỉ chủ nhật này. Bên cạnh đó, trận bão số 3, tức bão Nock-ten, gây mưa lớn tại Hà Nội cũng là một nguyên nhân.

Trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nơi vẫn thường tường thuật trực tiếp các cuộc xuống đường, viết : «Cuộc biểu tình yêu nước và tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình vì Tổ Quốc diễn ra sáng chủ nhật 24/7 đã thành công. Để mọi người (trong đó có các lực lượng an ninh) cùng được nghỉ ngơi, thư giãn, chủ nhật tuần này (31/07), các nhân sĩ trí thức không tham gia biểu tình (trừ trường hợp Trung Quốc tiếp tục gây hấn)».
Thông báo còn mời những người dân đã tham gia các cuộc xuống đường trước đây cùng đến gặp gỡ tại một quán cà phê ở Hà Nội.

Cuộc biểu tình vào chủ nhật tuần trước tại Hà Nội đã thu hút ít nhất 300 người tham gia, và diễn ra một cách êm thấm. Trước đó, cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc ngày 17/07 đã bị đàn áp khá thô bạo. Hình ảnh một người biểu tình bị một nhân viên công an mặc thường phục đạp vào mặt trong lúc đang bị bốn công an khiêng lên xe buýt, đã gây phẫn nộ trong cộng đồng. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân khiến số người biểu tình ngày 24/07 đông hơn hẳn, và chính quyền đã có nới tay hơn.

Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc biểu tình chủ nhật 24/7, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ của Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện những biểu ngữ tưởng nhớ các binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sự kiện này đã gây xúc động cho nhiều người. Giáo sư chuyên ngành nguyên tử Phạm Duy Hiển tham gia biểu tình hôm đó, được phát một tờ giấy A3 ghi tên một binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 17/01/1974 tại Hoàng Sa, sau đó đã ghi lại tâm sự : « Anh là ai, đồng đội của anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ, một người Việt Nam có học như tôi mới biết ? ».

Qua điện thoại viễn liên, một sinh viên ở Hà Nội cho RFI biết vì sao anh không đi biểu tình ngày hôm nay:

- Sáng nay theo trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì mọi người hôm nay nghỉ, để cho các bác già yếu sau nhiều tuần liên tiếp được nghỉ ngơi. Với lại hôm nay mọi người tuy không đi nhưng họp mặt nhau ở quán cà phê 36b Điện Biên Phủ đấy ạ. Rất tiếc là em bận, em không đi được. Ở Việt Nam thì hôm nay bão về nên ở Hà Nội trời mưa rất là to, em nghĩ đấy cũng là một lý do khiến mọi người không đi biểu tình.

RFI: Nhưng hình như ở khu vực gần đại sứ quán Trung Quốc cũng vẫn tiếp tục giăng dây để bảng cấm ?

- Ở đấy thì Chủ nhật hàng tuần đều bị cấm, nên chắc việc giăng dây là có đấy ạ.

RFI: Tạm nghỉ tuần này thì tuần tới bạn có đi nữa không ?

- Dạ có chứ !

RFI: Vì sao bạn đi biểu tình?

- Đó là vì hành động gây hấn quá hỗn xược của Trung Quốc nên em muốn bày tỏ thái độ của mình, của người dân, muốn nói lên lòng yêu nước của mình, chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa của mình với toàn thể người dân trên thế giới để họ biết. Chứ những hành động ngoại giao của Việt Nam chỉ mang tính hình thức, không đủ sức nặng để nói với Trung Quốc. Theo em nghĩ, tiếng nói của người dân sẽ mạnh mẽ hơn tiếng nói của chính phủ.

RFI: Bạn có bao giờ bị bắt chưa ?

- Dạ, bị bắt một lần vào ngày 10/7. Hôm ấy khoảng tám giờ rưỡi, cuộc biểu tình diễn ra được một lúc, độ khoảng mươi, mười lăm phút, mươi phút thôi, vừa mới đi được vài bước chân thì công an nhảy vào bắt một anh. Thế là em cũng xông vào để giải cứu cho anh đấy. Nhưng một lúc sau thì có một chiếc xe buýt tới, thế là công an họ nhảy vào, họ bắt tất, tống lên buýt rồi đưa về trụ sở công an Mỹ Đình.

RFI: Như vậy mà bạn vẫn không ngại đi biểu tình những lần tới ?

- Theo em nghĩ, đấy là quyền của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dân, việc mình thực hiện quyền cơ bản của một con người thì chắc chắn điều đó là theo đúng Hiến pháp, mình không phải sợ gì cả !

RFI: Đối với nhà trường thì bạn có gặp rắc rối gì không khi tham gia các cuộc biểu tình như vậy ?

- Có một ít rắc rối, do công an đưa giấy về trường, nên nhà trường có gọi em lên một chút để nói chuyện. Nhà trường muốn yêu cầu em không đi biểu tình nữa, muốn em ký vào biên bản, trong đó ghi ý kiến của các thầy là đã bảo em không nên đi biểu tình. Còn em nói là em không đồng ý với ý kiến đó. Các thầy muốn em ký vào nhưng em không ký ! Các thầy quy vào điều 43 trong quy chế, nếu gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường thì trường có quyền buộc thôi học. Em có biết đâu, hôm ấy các thầy dọa thế thì em mới biết cái luật ấy chị ạ. Em đi biểu tình thể hiện lòng yêu nước, nhà trường nói đấy là gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường !

RFI: Rất cám ơn bạn.

Serbia cảnh cáo Kosovo không nên dùng vũ lực và kêu gọi đối thoại


Tối thứ Bảy rạng sáng Chủ nhật 31/7, Nghị viện Serbia đã thông qua một tuyên bố lên án chính quyền Kosovo đã sử dụng vũ lực để cấm vận thương mại các sản phẩm của Serbia, và kêu gọi đối thoại để tránh căng thẳng.

Bản tuyên bố đưa ra trong phiên họp bất thường do chính phủ Serbia yêu cầu, đã kết tội chính quyền Pristina là đã «cố gắng thay đổi tình hình tại chỗ bằng cách dùng đến vũ lực». Nghị viện Serbia cũng kêu gọi chính phủ «bảo vệ lợi ích của Serbia và người dân ở Kosovo cho đến khi tìm được một giải pháp», và giải pháp này phải «bằng con đường thương lượng giữa Belgrade và Pristina».

Tình hình căng thẳng hiện nay bắt đầu từ hôm thứ Hai, sau quyết định của chính quyền Pristina triển khai các đơn vị cảnh sát đặc biệt tại hai trạm kiểm soát biên giới ở miền bắc Kosovo. Động thái này nhằm bố trí các nhân viên hải quan và cảnh sát tại vùng biên, để kiểm tra việc áp dụng lệnh cấm vận thương mại các sản phẩm của Serbia, được ban hành kể từ ngày 20/07.

Đây là lần đầu tiên chính quyền Kosovo muốn chứng tỏ quyết tâm siết chặt kiểm soát vùng này kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 2008, khiến cho người dân gốc Serbia tại Kosovo bất bình. Dân chúng ở miền bắc Kosovo giáp ranh với miền nam Serbia hầu hết là người gốc Serbia, trong khi người Albania chiếm đa số trên toàn lãnh thổ Kosovo. Chính quyền Serbia chưa bao giờ công nhận độc lập của Kosovo, vốn là một tỉnh tự trị của Serbia từ sau Đệ nhị Thế chiến, và được đặt dưới quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 1999.

Trong các vụ xung đột trước đó, một cảnh sát Kosovo đã bị thiệt mạng và một trong hai đồn kiểm soát ở biên giới đã bị hàng trăm thanh niên phóng hỏa. Lực lượng NATO ở Kosovo (Kfor) hôm thứ Năm đã nắm quyền kiểm soát hai đồn này để ngăn ngừa bạo động gia tăng, và tạm thời cấm qua lại.

Tại cuộc thảo luận kéo dài mười tiếng đồng hồ ở Nghị viện, nhà thương thuyết của Serbia về vấn đề Kosovo, ông Borko Stefanovic, đã khẳng định tình hình là rất «bi kịch», mang tầm cỡ tình trạng khẩn cấp và gần như là một cuộc xung đột vũ trang. Tổng thống Serbia, ông Boris Tadic, đã lên án chính phủ Kosovo muốn «thay đổi cơ cấu dân tộc về lâu về dài» ở miền Bắc Kosovo. Tuy vậy tổng thống Serbia cũng nhấn mạnh là «không muốn tiến hành chiến tranh», vì cuộc chiến Nam Tư cũ đã từng làm cho hàng trăm ngàn người bị thiệt mạng.

tags: Châu Âu - Kosovo - Quốc tế - Serbia - Theo dòng thời sự
Bài đăng : Chủ nhật 31 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 31 Tháng Bẩy 2011

Nhật Bản: Động đất mạnh ở Fukushima, 7 người bị thương


Hôm nay (31/7) vào lúc gần 4 giờ sáng, tức gần 7 giờ tối thứ Bảy, theo giờ quốc tế, đã xảy ra một trận động đất mạnh 6,4 độ Richter, có tâm chấn ở ngoài khơi vùng Fukushima. Theo hãng AP thì có 7 người bị thương nhẹ.

Hãng tin Reuters trích thông báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng như các nhân chứng cho biết, trận động đất này gây ảnh hưởng đến vùng đông bắc nước Nhật cũng như ở thủ đô Tokyo.Tuy nhiên không có cảnh báo sóng thần, cũng như trước mắt chưa thấy có thiệt hại quan trọng nào được loan báo.

Vùng Fukushima vốn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận động đất và sóng thần ngày 11/3, làm cho trên 20.000 người chết và mất tích, gây ra thảm họa ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Lần này tập đoàn Tepco, đơn vị quản lý nhà máy điện nói trên cho biết là không ghi nhận thấy dấu hiệu bất thường nào.

Còn hôm qua, lụt lội tại miền trung nước Nhật đã làm một người chết và bốn người mất tích. Chính quyền kêu gọi gần 300.000 người dân quanh vùng này sơ tán, vì mưa lớn khiến mực nước sông dâng cao, một số đê bị cuốn trôi và nhiều căn nhà bị ngập, bên cạnh đó là nguy cơ lũ bùn.

tags: Châu Á - Nhật Bản - Theo dòng thời sự - Thiên tai
Bài đăng : Chủ nhật 31 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 31 Tháng Bẩy 2011

jeudi 28 juillet 2011

Ông Nguyễn Tấn Dũng thực sự là nhân vật quyền lực số một Việt Nam


Theo Le Monde, «Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thắng được cuộc chiến trong nội bộ đảng. Nay ông cần phải chứng tỏ với bên ngoài về khả năng vượt qua được những thử thách do một nền kinh tế đang đứng trước khủng hoảng đặt ra».

Thông tín viên của nhật báo Le Monde phụ trách khu vực Đông Nam Á hôm nay có bài viết mang tựa đề : «Ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định thực sự là nhân vật quyền lực số một Việt Nam ». 

Tác giả mở đầu bài viết bằng câu « Hơn bao giờ hết, ông đúng là nhân vật số một Việt Nam ». Năm 2010, ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, đã bị nhiều chỉ trích ngay trong đảng và trong dư luận do các quyết định về kinh tế và trong lãnh vực công nghiệp. Nhưng cuối cùng ông đã thành công trong việc giữ lại chiếc ghế Thủ tướng. Hôm thứ Ba 26/7, ông đã được 500 đại biểu Quốc hội - một Quốc hội do đảng Cộng sản kiểm soát - « bầu lại » (chữ « bầu lại » trong ngoặc kép). Đây chỉ là vấn đề thủ tục, nhằm hợp thức hóa quyết định của Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi tháng Giêng tại Hà Nội.

Bài báo nhận định, việc Thủ tướng Việt Nam tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai vừa là một chiến thắng về chính trị, vừa là dấu ấn một sự tiến triển của hệ thống. Chuyên gia Benoît de Tréglodé chuyên về chính trị Việt Nam, giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á đương đại có trụ sở tại Bangkok, đã phân tích : « Việc ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng là bằng chứng của việc cá nhân hóa quyền lực, trong một đất nước mà các chính khách từ trước đến nay vẫn kín kẽ ». 

Theo ông Tréglodé, thì « Chiến thắng này cũng khẳng định việc củng cố quyền lực của Thủ tướng, cho thấy các cố vấn già nua đã bị mất ảnh hưởng. Ông Dũng là chính khách hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo cách hiểu của người châu Á. Ở ông có sự phối hợp giữa tính độc đoán theo kiểu ông Lý Quang Diệu của Singapore, nếu nói về sự hiện đại, và ông Hồ Chí Minh, về mặt lịch sử chính thống ».

Sinh ngày 17/11/1949 tại Cà Mau, vùng đất cực Nam của đất nước, người đứng đầu chính phủ đã tham gia chiến đấu từ khi còn rất trẻ, nhất là trong vai trò cứu thương. Sau khoảng hai chục năm trong quân đội, ông theo học luật và chính trị ở Hà Nội, và sau đó trở thành người được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cha đẻ của chính sách Đổi Mới đỡ đầu.

Bài báo cho rằng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nổi bật vừa bằng sự cởi mở đối với bên ngoài, vừa bằng chính sách nội trị cứng rắn. Về phương diện này ông bị chỉ trích rất nhiều, qua nhiều vụ bắt bớ những người viết blog, nhà báo, nhà ly khai, tu sĩ trong những tháng gần đây vì các hành động « thù địch » với chế độ. Theo chuyên gia Tréglodé, thì như vậy ông Dũng đã chứng tỏ « lập trường kiên định » trước các lãnh tụ lão thành của đảng.

Từ khi bắt đầu nhậm chức vào năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhân rộng quan hệ với bên ngoài đặc biệt là với châu Âu, và đóng vai trò trung tâm trong việc sưởi ấm lại quan hệ với Hoa Kỳ. Hà Nội đang trông cậy vào Washington, khi mà quan hệ với Trung Quốc đang xấu đi. Sự tiếp tục phát triển kinh tế của Việt Nam lệ thuộc một phần vào trao đổi thương mại với nước láng giềng phương Bắc, nhưng nay Hà Nội đang xung đột với Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông. Về mặt quân sự, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chọn lựa dựa vào Nga, được xem là cường quốc duy nhất có thể ngăn trở được tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.

Tác giả nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của ông Dũng bắt đầu trên một cái nền đầy dẫy những khó khăn kinh tế. Năm 2010, ông bị đả kích gay gắt vì đã phê duyệt dự án khai thác bauxite cho một tập đoàn Trung Quốc, nhất là do nguy cơ xâm hại môi trường, cũng như trong vụ tập đoàn Vinashin hầu như phá sản. Việc quản lý tồi của ông đã làm cho Nhà nước bị thiệt hại 4,4 tỉ đô la, tương đương 4,5% tổng sản phẩm nội địa.

Cho dù vẫn tiếp tục một tỉ lệ tăng trưởng cao (6,8% trong năm ngoái), và các thành công khó chối cãi của « con rồng nhỏ châu Á », Việt Nam vẫn bị khập khiễng về cơ cấu : hành chính quan liêu nặng nề, tham nhũng hoành hành, thâm hụt ngân sách khổng lồ. Việt Nam đang nằm trong số những nước có tỉ lệ lạm phát thuộc loại cao nhất hành tinh, chỉ trong tháng 7 giá cả đã tăng đến 22%. Theo nhà phân tích Vương Quân Hoàng, thì « Sức chịu đựng của người dân về lạm phát đã giảm xuống từng ngày. Về vấn đề này, thì áp lực lên tân Thủ tướng hết sức lớn ». 

Tác giả bài báo kết luận : « Nguyễn Tấn Dũng đã thắng được cuộc chiến trong nội bộ đảng. Nay ông cần phải chứng tỏ với bên ngoài về khả năng vượt qua được những thử thách do một nền kinh tế đang đứng trước khủng hoảng đặt ra ».

97% người dùng internet Trung Quốc không tin các tuyên bố về tai nạn tàu tốc hành

« Cư dân mạng Trung Quốc muốn biết sự thật về tai nạn tàu tốc hành chết người », đó là tựa đề bài báo của Le Figaro viết từ Thượng Hải. Tác giả cho biết, chính quyền Bắc Kinh với quyết tâm giấu kín thông tin, đã đưa ra các chỉ thị nghiêm ngặt cho các tòa báo.

Theo Le Figaro, thì sau tai nạn tàu tốc hành ở Chiết Giang vừa qua, Bộ Hỏa xa Trung Quốc đã đưa ra con số 39 người chết và 192 người bị thương, và cho biết nguyên nhân là vấn đề về đèn tín hiệu vì một cơn giông làm điện bị cúp. Nhưng rất nhiều người sử dụng internet nghi ngờ rằng đó là do sai lầm cá nhân trong việc quản lý một hệ thống đường sắt vốn có tiếng là tham nhũng.

Trước làn sóng chỉ trích, chính quyền đã tỏ ra cứng rắn trong việc công bố các thông tin liên quan đến tai nạn. Từ đầu tuần, các ban biên tập đã nhận được các chỉ thị hết sức nghiêm khắc của Ban Tuyên huấn Trung ương. Đó là : « Chỉ được đưa bản tổng kết chính thức của chính quyền. Không được nêu ra thường xuyên các con số, chỉ nên đăng những chủ đề gây xúc động như việc hiến máu, taxi miễn phí…Không được điều tra về các nguyên nhân gây tai nạn, và phải sử dụng các thông tin của chính quyền ».

Nhưng Nhà nước đã không tính đến mạng internet, vốn không ngừng đặt ra các dấu hỏi ngay sau tai nạn. Đặc biệt là đối với quyết định chôn luôn một số toa tàu bị nạn mà không cho tiến hành xét nghiệm. Theo một cuộc thăm dò dư luận được mạng xã hội Vi Bác - vốn được xem là Twitter của Trung Quốc - tiến hành, thì có đến 97% người sử dụng internet không tin một lời nào trong tuyên bố của Bộ Hỏa xa !

Còn báo chí chính thức thì tiếp tục đưa tin về các nỗ lực của đội ngũ cứu hộ, và số tiền hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình là 50.000 nhân dân tệ cho mỗi hộ, tương đương 15.000 euro, bằng tiền mặt. Chỉ riêng tờ Global Times nhận định : « Xã hội Trung Hoa thay đổi, và dân chủ bùng nổ trong thời đại internet, nhưng một số viên chức vẫn tỏ ra ngạo mạn ». Tờ báo cho rằng tính minh bạch có lợi cho hình ảnh của chính phủ vốn đang bị tổn thương.

Trên mạng hiện đang có những lời kêu gọi biểu tình mạnh mẽ. Chẳng hạn với cái tựa « Chúng ta muốn biết sự thật », khoảng hai chục người từ sáu tỉnh kêu gọi thành lập một « nhóm điều tra của công dân ». Nhưng lời kêu gọi này không được xuất hiện trên mạng Vi Bác.

Cuba : Đối lập sát cánh đòi cải tổ triệt để

Nhìn sang Cuba, Le Monde có bài viết « Phe đối lập đoàn kết lại để đòi hỏi phải cải cách ». Đặc phái viên của tờ báo tại La Habana cho biết, trước việc chính quyền tái cơ cấu lại nền kinh tế, các nhà ly khai đã đưa ra các yêu sách về dân chủ.

Le Monde cho biết từ giữa tháng 7, một bản kiến nghị do các phe phái đối lập đồng ký tên vào đã được phổ biến. Oswaldo Paya, một nhà ly khai nổi tiếng nói rằng : « Ông Raul Castro muốn duy trì một nhóm quyền lực đã tại vị suốt 52 năm qua. Anh em nhà Castro sau khi điều hành Cuba như điều khiển một trang trại tư nhân, đã bán tống bán tháo đi. Chúng tôi không muốn rằng chính sách tư nhân hóa cũng như đầu tư ngoại quốc không được sự đồng thuận của công dân ».

Bản tuyên bố đòi hỏi phải sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình và tự do đi lại trong nước cũng như nước ngoài, quyền được thông tin và truy cập internet, bầu cử tự do các cấp, và một Quốc hội lập hiến. Ông Paya nói thêm, các nhà đối lập ủng hộ giáo dục và y tế miễn phí, quyền có nhà ở ; nếu không, các biện pháp của chính phủ sẽ làm tăng thêm sự bất bình đẳng và nguy cơ xung đột xã hội.

Lời kêu gọi trên đây có được sự đồng thuận của tất cả các phe phái đối lập. Từ cánh hữu tự do, phe dân chủ xã hội, cho đến các cựu tù chính trị, nhóm Phụ nữ Áo Trắng, hay nhà hoạt động dân chủ Guillermo Farinas nổi tiếng qua các vụ tuyệt thực. Ông Manuel Cuesta Morua, thuộc phe dân chủ xã hội nhận định : « Cuba cần một sự thay đổi về chính trị, chứ không phải đơn giản là chỉnh đốn về kinh tế ».

Ngân sách, thuế khóa, thất nghiệp… : Tựa chính báo Pháp hôm nay

Tựa chính của các báo Paris hôm nay đề cập đến nhiều đề tài khác nhau. Về tình hình nước Pháp, Le Monde chạy tựa : «Ông Nicolas Sarkozy bị giằng co giữa kỷ luật ngân sách và các lời hứa tranh cử ». Tờ báo nhấn mạnh, trong khi Tổng thống Pháp muốn ghi vào Hiến pháp một « nguyên tắc vàng » về kỷ luật ngân sách, thì ông lại thông báo sẽ không xét lại mức thuế trị giá gia tăng đánh vào các nhà hàng đã được giảm còn 5,5%, trong khi biện pháp này làm cho ngân sách thất thu rất nhiều. Nhật báo thiên hữu Le Figaro cho rằng cần có thêm nhiều cố gắng trong năm tới để đạt được các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm 2012.

Với tựa đề « Nước Pháp đồng lõa », tờ báo cánh tả Libération bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Viện Kiểm sát cho ngưng điều tra các vụ đầu tư khả nghi nhất là trong địa ốc, từ các vị nguyên thủ quốc gia hết sức giàu có của các nước châu Phi nghèo khổ. Nhật báo công giáo La Croix thì cho biết « Cải cách hành chánh địa phương : Các thị trưởng phản đối ». Dự án quy hoạch lại 36.000 thị trấn nhỏ, nhiều nơi sẽ được sáp nhập với nhau, đã khiến những người đứng đầu các địa phương này lo ngại sẽ bị mất đi quyền lực.

Trên lãnh vực văn hóa, tờ báo cộng sản L’Humanité báo động « Thời tiết xấu cho các bảo tàng » : Trong khi người dân Pháp đang chuộng thăm viếng các công trình nghệ thuật, thì ngân sách lại bị siết chặt, trói tay những người làm công tác văn hóa. Còn về lãnh vực kinh tế, nhật báo Les Echos nhận định : « Thất nghiệp tăng bất ngờ trong tháng Sáu : Một gáo nước lạnh ! » khi trong tháng vừa qua, số người thất nghiệp hoàn toàn ở Pháp, nghĩa là không có cả một việc làm tạm bợ, đã lên đến con số 33.000 người.

tags: Chính trị - Dân chủ - Kinh tế - Việt Nam - Điểm báo
Bài đăng : Thứ năm 28 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 28 Tháng Bẩy 2011
 

Cần tuyên dương công trạng các liệt sỹ ở Hoàng Sa để góp phần hòa giải dân tộc


Hôm qua nhân ngày thương binh liệt sĩ 27/7 ở Việt Nam, một số thân hào nhân sĩ, trí thức và văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đã phối hợp với câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.


Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ sau buổi lễ, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở TPHCM đã cho biết :

Từ lâu rồi, tức là sau chiến tranh biên giới ở phía Bắc xảy ra, và trận chiến ở Trường Sa, Hoàng Sa thì tôi chưa thấy năm nào Nhà nước Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ ở biên giới phía Bắc cũng như Trường Sa, Hoàng Sa. Đây là một việc làm rất không đúng, bởi vì dù là quan hệ với Trung Quốc như thế nào đi nữa, nhưng mà lịch sử là lịch sử !

Năm 1979 bọn bành trướng Bắc Kinh đã tấn công, gây ra bao mất mát hy sinh cho đồng bào, chiến sĩ ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Thì phải tưởng niệm những người đã hy sinh, đã nằm xuống trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới của chúng ta, cũng như các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Lẽ ra là Nhà nước phải đứng ra làm. Nhưng ngay cả năm 2009, là dịp kỷ niệm 30 năm chiến tranh biên giới ở phía Bắc, thì cũng không có một buổi kỷ niệm nào để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đó. Tôi cho đây là một sự vô ơn đối với những người đã chết, đã nằm xuống vì toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam chúng ta.

Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi, một số nhân sĩ trí thức năm nay phối hợp với Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình phải làm buổi lễ để tưởng nhớ đến công ơn của những chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía Bắc cũng như ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Riêng ở Hoàng Sa thì việc mà 74 chiến sĩ của quân đội Sài Gòn trước đây đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, thì hiện nay nhiều dư luận trong nước cũng đang đặt vấn để có cách tuyên xưng công trạng của họ như thế nào. Bởi vì dù là chế độ có khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là bảo vệ hải đảo, vùng biển, vùng lãnh thổ của Việt Nam chúng ta. Do đó trong buổi sáng nay thì chúng tôi cũng đặt vấn đề đó ra.

Và như vậy có thể nói là lần đầu tiên nhân dân thành phố đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm này, trong khi đó thì Nhà nước lại không tổ chức.

Thưa ông, có thể coi đây là một dấu hiệu của hòa hợp hòa giải không ạ, vì có lẽ còn nhiều người dân ở phía Bắc vẫn chưa biết về cuộc chiến Hoàng Sa, và có những người đã ngã xuống năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa ?

Đúng là đây là một dấu hiệu cho việc hòa giải, hòa hợp dân tộc. Bởi vì những việc làm gì đúng của bất cứ chế độ nào thì chúng ta cũng phải thừa nhận. Đó mới là quan điểm lịch sử đúng đắn. Mà ngay cả cuộc biểu tình ngày 17/7 vừa rồi ở Hà Nội thì cũng nêu danh 74 anh em quân đội Sài Gòn đã tham gia vào trận đánh Hoàng Sa và đã hy sinh. Như vậy chứng tỏ là bây giờ ở miền Bắc người ta cũng hiểu được việc đó, và họ cũng đề nghị là phải công nhận việc này. Ngay tờ báo Đại Đoàn Kết là tờ báo của trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã đặt vấn đề này ra.

Thì tôi nghĩ đây là dịp để chúng ta thực hiện cái điều mà chúng ta đã cam kết, tức là hòa giải và hòa hợp dân tộc, để khép lại quá khứ, nhìn về tương lai, để cùng xây dựng đất nước. Bây giờ chuyện cũ đã qua rồi, cả hai bên không thể nào cứ vương vấn mãi chuyện đó, để chúng ta có được sức mạnh đoàn kết dân tộc, chống lại một kẻ thù mới hiện nay. Đó là các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang có nhiều âm mưu xâm lấn đất nước của chúng ta.

Sự có mặt của bà quả phụ Ngụy Văn Thà có lẽ là một sự ngạc nhiên cho nhiều người ?

Sự xuất hiện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà đúng là đã làm cho mọi người xúc động. Vì từ trước đến giờ trên các cơ quan thông tin báo chí không nêu là bà vẫn còn ở Sài Gòn, ai cũng nghĩ rằng chắc bà đã đi nước ngoài rồi. Nhưng mà sáng nay biết như vậy thì rất là xúc động. Nhiều anh em báo chí cũng đến phỏng vấn bà, và bà rất cảm động trước sự chăm sóc, sự chú ý của mọi người đối với bà. Trong tương lai chúng tôi đang nắm lại tình hình xem hoàn cảnh gia đình của bà như thế nào, nếu có khó khăn thì chúng tôi sẽ vận động để có thể giúp bà. Bởi vì dù sao anh Ngụy Văn Thà cũng hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa thì chúng ta, những người còn sống phải có nghĩa vụ chăm sóc gia đình của anh. Dù trước kia anh trong một chế độ đối lập, nhưng rõ ràng là hành động yêu nước của anh để bảo vệ Hoàng Sa là rất có ý nghĩa.

Buổi lễ có mặt đông người không thưa ông ?

Buổi lễ sáng nay rất đông, khoảng một trăm người. Tiếc là hội trường hơi nhỏ, nếu không sẽ còn nhiều người nữa. Đặc biệt là có nhiều nhà trí thức lớn như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai, các văn nghệ sĩ như nhà thơ Nguyến Duy, Đỗ Trung Quân, rồi nhiều anh em sinh viên học sinh trong phong trào trước đây như anh Huỳnh Tấn Mẫm, Trần Quang Long rồi nhiều anh em khác, hay là các nhà văn hóa như anh Lữ Phương, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn v.v…Nói chung là cũng có đầy đủ những nhân vật ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng đặc biệt trong buổi này, chúng tôi không chỉ đặt vấn đề tưởng niệm các chiến sĩ ở biên giới phía Bắc, cũng như ở Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng tôi cũng lên tiếng phản đối những hành động đàn áp các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa của nhân dân hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt là ở Hà Nội vừa qua, với hình ảnh tên đại úy Minh đã đạp vào mặt một người biểu tình. Chúng tôi kịch liệt lên án việc này, và đề nghị chính quyền Việt Nam phải tôn trọng một quyền của nhân dân. Đó là quyền được biểu tình, để bày tỏ thái độ của mình đối với tình hình đất nước, hay đối với hành động ngang ngược của Trung Quốc đang ngày đêm lấn chiếm các vùng lãnh hải của Việt Nam.

Chúng tôi phản đối kịch liệt việc đàn áp và cũng khuyến cáo là trong trường hợp nếu tiếp tục đàn áp, thì chúng tôi sẽ có những hành động phản đối trở lại. Rất mừng là hôm Chủ nhật vừa rồi ở Hà Nội thì cuộc biểu tình đã diễn ra một cách êm thắm, tốt đẹp.

Và chúng tôi cũng xác định rằng cuộc biểu tình của nhân dân Hà Nội là một hành động yêu nước. Riêng cá nhân tôi thì chúng tôi cũng rất hoan nghênh và ủng hộ các cuộc biểu tình đó. Nhất là có một số nhân sĩ trí thức như anh Nguyễn Quang A, mặc dầu bị công an bao vây rồi đến đe dọa nhưng mà vẫn vượt thoát ra để mà tham gia biểu tình. Tôi cho đây là một thái độ hết sức dũng cảm !

Ở Thành phố Hồ chí Minh thì chúng tôi cũng phản đối việc công an cứ bao vây nhà anh Huỳnh Tấn Mẫm, anh Cao Lập, hay là một số anh em trong phong trào sinh viên cũ trước đây. Mỗi Chủ nhật hễ đi ra đều có công an theo dõi, rồi gây sức ép thế này thế kia. Tôi cho rằng việc đó là không được, vì vi phạm một cách nghiêm trọng quyền tự do của công dân.

Thành ra chúng tôi cũng đặt vấn đề với các nhà cầm quyền là phải tạo điều kiện để cho người ta đi biểu tình một cách ôn hòa. Vì chúng tôi quan niệm đi biểu tình như vậy là ủng hộ chính phủ Việt Nam. Để chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng dân Việt Nam là như thế đó. Để Trung Quốc không thể nào cứ tiếp tục có những hành động khiêu khích, làm cho ngư dân Việt Nam bị bách hại, và những tàu nghiên cứu khai thác dầu hỏa của Việt Nam bị ngừng trệ công việc được.

Đồng thời trong cuộc họp sáng nay, chúng tôi cũng khẳng định sự ủng hộ của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với kiến nghị ngày 10/07/2011 của 20 nhân sĩ trí thức gởi cho Quốc hội và Bộ Chính trị. Bởi vì có thể nói đây là một kiến nghị rất là toàn diện, đặt ra vấn đề một nguy cơ rất lớn. Đó là việc Trung Quốc đã có thể thọc sâu bàn tay của mình vào can thiệp ở Biển Đông, và trong các lãnh vực của nền kinh tế Việt Nam, kể cả lũng đoạn về chính trị.
Thì đây là một việc rất là nguy hiểm, và có thể nói là phải cấp báo để chúng ta có những biện pháp có hiệu quả để ngăn chận âm mưu của một số nhà lãnh đạo cầm quyền Trung Quốc hiện nay.

Xin phép được hỏi thêm, có nhiều người thắc mắc vì sao các nhân sĩ trí thức Sài Gòn chỉ xuất hiện trong cuộc biểu tình đầu tiên ngày 5/6 ?

Chúng tôi quan niệm là khi cần thiết thì mới phải tổ chức biểu tình. Chứ nếu Chủ nhật nào cũng biểu tình thì sợ rằng mất sức, và khi có một sự việc trọng đại nào xảy ra cần tập trung biểu tình thì lại yếu đi. Chúng tôi thì điều kiện không phải như ở Hà Nội được. Mỗi lần tập hợp lực lượng, rồi anh em cũng phân tán đi làm ăn, đi đây đi đó…thành ra cũng khó tập trung hơn Hà Nội. Do đó mà một số nhân sĩ trí thức bây giờ, ví dụ như cụ Nguyễn Đình Đầu mà tuần nào cũng đi biểu tình thì làm sao bằng anh Nguyễn Quang A, anh Chu Hảo…ở Hà Nội được. Thành ra cũng có những điều kiện không thuận lợi bằng ở Hà Nội. Do đó mà chúng tôi cũng phải lượng sức mình để làm.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi không ủng hộ các cuộc biểu tình của nhân dân thành phố Hà Nội. Và thật ra chúng tôi cũng chờ đợi, nếu Chủ nhật vừa rồi mà có đàn áp nữa thì chúng tôi sẽ tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh những cuộc biểu tình để phản đối việc đàn áp đó.

Thành ra chúng tôi nghĩ rằng Nhà nước Việt Nam nên khôn ngoan. Nhân dân Việt Nam đang biểu tình chống sự bành trướng của Trung Quốc, thì không nên có những hành động để nhân dân buộc lòng phải đứng lên tố cáo những cuộc đàn áp như vậy, sẽ rất bất lợi về mặt chính trị và sẽ làm cho hình ảnh của Việt Nam trên thế giới xấu đi. Chúng tôi rất mong là các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy vấn đề này để mà ngăn chận sự việc đáng tiếc như đã xảy ra ở Hà Nội vào ngày 17/7 vừa qua, cũng như trong cuộc biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/6 trước đây.

Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng.

tags: Châu Á - Chủ quyền - Hoàng Sa - Phỏng vấn - Việt Nam
Bài đăng : Thứ năm 28 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 28 Tháng Bẩy 2011



Cần tuyên dương công trạng các liệt sỹ ở Hoàng Sa để góp phần hòa giải dân tộc

mercredi 27 juillet 2011

Nhân sĩ Sài Gòn tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ biên giới và hải đảo


Hôm nay 27/7 nhân ngày kỷ niệm thương binh liệt sĩ ở Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới và hải đảo. Đó là những người đã hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như trong hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam.

Về hai cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17/02/1979 quân Trung Quốc đã tràn vào xâm lược toàn bộ các tỉnh của Việt Nam nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Trận chiến này kéo dài đúng một tháng, gây nhiều thiệt hại cho cả hai bên. Trước đó quân Khmer Đỏ, được Trung Quốc trang bị và hậu thuẫn, cũng đã tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam vào ngày 12/12/1978, sau nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và thảm sát rất nhiều thường dân Việt.

Về hải đảo, đây là lần đầu tiên những chiến sĩ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước đây, đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tràn lên xâm chiếm quần đảo này của Việt Nam, đã được vinh danh cùng với các liệt sĩ phía Bắc đã ngã xuống trong trận hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm một số đảo tại Trường Sa năm 1988.

Đến dự buổi lễ tưởng niệm có nhiều nhà trí thức nổi tiếng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, giáo sư Tương Lai, Nguyễn Phương Tùng, các văn nghệ sĩ như nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nguyễn Duy, các khuôn mặt trong phong trào sinh viên Sài Gòn trước đây như các ông Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm…Đặc biệt có sự hiện diện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiếc Nhật Tảo, tức HQ-10, đã tuẫn tiết theo tàu trong trận hải chiến ngày 18/01/1974, nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa bị quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Cũng trong buổi lễ tưởng niệm này, những người tham gia đã giơ cao các khẩu hiệu « Ủng hộ kiến nghị 10/07/2011 của nhân sĩ, trí thức gởi Quốc hội và Bộ Chính trị », « Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm phạm biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam », « Hòa bình và công lý cho Biển Đông », « Yêu cầu nhà cầm quyền không đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân ».

Sau đây là tâm sự của bà Huỳnh Thị Sinh, vợ góa cố Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng tàu Nhật Tảo, khi lần đầu tiên được mời tham dự một buổi lễ trong đó tên của người chồng quá cố đã 35 năm qua và các đồng đội trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974, được nhắc đến cùng với các liệt sĩ Trường Sa 1988.


Tôi cũng rất cảm động vì tự nhiên bao nhiêu năm rồi không ai nhắc nhở tới, mà ngày hôm nay tôi được hân hạnh mời đi dự buổi lễ thương binh liệt sĩ. Thành ra tôi thấy cảm động lắm !

Bao nhiêu năm qua, sau ngày giải phóng thì tôi cũng có đi làm. Tôi xin vô làm ở hợp tác xã của phường. Rồi sau một thời gian, hợp tác xã giải tỏa thì tôi coi như bị thất nghiệp ở nhà không làm gì hết. Cũng sống nhờ mấy cháu, đứa cho chút đỉnh vậy thôi, chứ đâu làm được gì. Thì lúc đó mình cũng bán cái này cái kia ở trong nhà để sinh sống qua ngày, với lại nuôi các cháu ăn học tới lớn rồi gả chồng thôi, chứ đâu có đi làm gì cô.

Lúc đó con tôi cũng còn nhỏ quá, con gái lớn mới có 9 tuổi, con gái giữa 6 tuổi còn con gái út ba tuổi. Lớn lên thì mới nói, các cháu mới hiểu biết, chứ còn lúc nhỏ đâu nói được. Nó chỉ ngồi buồn sao không thấy ba về thôi.

Mà hiện giờ tôi đang ở tạm nhà của mấy chị em, chứ không phải nhà của tôi. Tại vì tôi phải chờ tái định cư mới có nhà, mà chờ cũng khoảng năm năm nữa mới có.

Lần đó bà có biết là ông Thà đi Hoàng Sa chiến đấu với quân Trung Quốc không ?

Tôi cũng không biết nữa ! Trong chuyến đi cuối cùng, ông Thà nói với tôi là đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi thấy sao ông cứ xách va-li về hoài – lúc đó nhà tôi đang ở chung cư – ông đứng dưới đất kêu tôi, nói là không đi được vì tàu bị hư chờ sửa chữa. Thì sửa chữa tàu xong rồi, chuyến công tác đó ông đi ra Hoàng Sa là đụng nhau với Trung Quốc luôn.

Còn những đồng đội của ông Thà sau đó bà có gặp ai  không ?

Dạ không có, ít có gặp ai lắm. Tại vì mấy người đó chắc họ cũng chết hết rồi hay sao đó, theo tôi nghĩ vậy đó.  Ở trên tàu đó có ông Nguyễn Thành Trí là Hạm phó. Nghe mấy anh kể lại là ổng đào thoát xuống bè, nhưng mà ra máu nhiều quá nên cũng chết luôn. Cũng giống như ông Thà của tôi, chết theo tàu luôn không có xác.

Khi ông Thà mất đi, ở Bộ Tư lệnh Hải quân người ta có tới làm lễ truy điệu tại nhà tôi. Tôi chỉ biết ông Thà làm Hạm trưởng chiếc tàu Nhật Tảo số 10 hình như cũng được hai năm hay hơn. Mà thường thường ổng đi tàu không à, khoảng hai tháng, ba tháng mới về. Mà về thì ổng ở chừng mười ngày, nửa tháng lại đi nữa. Ông đi vòng vòng ra Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu…Sau chuyến công tác cuối cùng là ổng mất luôn, thành ra tôi đâu có biết ! Ổng chỉ nói là ổng đi công tác ở ngoài Đà Nẵng thôi. Nhưng mà qua ngày sau thì có tin báo về là các tàu đang đánh nhau với Trung Quốc, thì tàu của ổng bị bắn chìm và ổng chết ở trên tàu luôn. Thì chỉ biết vậy thôi. Mà tôi cứ trông đợi hoài, đợi hoài, coi có tin tức gì của ổng không. Đến buổi chiều hôm sau thì có người báo tin là ổng đã chết theo tàu rồi, mà tàu cũng chìm luôn rồi.

Hổng có mộ cô à ! Hàng năm mình nhớ ngày mất là bao nhiêu thì mình làm giỗ thôi. Chứ còn đâu có mộ gì đâu mà đi ra ngoài đó cô !

Tôi cũng không ngờ ngày hôm nay tôi lại được quan tâm thì tôi cũng rất là mang ơn.
  
Xin rất cảm ơn bà Huỳnh Thị Sinh, tức bà quả phụ Ngụy Văn Thà.
 
tags: Biển Đông - Việt Nam 
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011

Dân Na Uy vẫn còn bàng hoàng sau hai vụ thảm sát


Người dân Na Uy vẫn còn bị sốc sau hai vụ tấn công khủng bố ngày 22/7 đã làm cho 76 người chết, mà Anders Breivik đã nhìn nhận là thủ phạm. Hôm nay (27/7), nhà ga trung tâm Oslo đã được sơ tán một phần do một chiếc va-li bị nghi là có chất nổ trên một xe buýt đang đậu, và một va-li khác trên đường tàu số 19.

Tối thứ ba rạng sáng thứ tư (27/7/2011, cảnh sát đã phát hiện và tiêu hủy các chất nổ được nghi phạm dự trữ trong một trang trại ở phía Bắc Oslo. Chính phủ Na Uy hôm qua đã biện hộ cho ngành cảnh sát trước những lời chỉ trích là đã không nhanh chóng hành động, và không quan tâm đến các thông tin là nghi phạm đã mua từ Ba Lan các chất hóa học dùng làm chất nổ từ hồi tháng Ba.

Thị trưởng Oslo kêu gọi hãy « khoan dung, hào hiệp và dân chủ » nhiều hơn nữa. Theo luật sư của Anders Breivik, thì nghi phạm là người có vấn đề về tâm thần. Thông tín viên của RFI tại Oslo, Grégory Tervel, cho biết thêm chi tiết :

"Luật sư của Anders Breivik đã nêu ra vấn đề tình trạng tâm thần không ổn định, khi nói về các hành động thảm sát đã được thân chủ của mình chuẩn bị từ 9 năm qua, và thực hiện hôm thứ Sáu tuần trước. Nhưng luật sư cũng nói rõ là ông không biết Breivik có phải chịu trách nhiệm trước luật pháp về các hành động của anh ta hay không. Một đội ngũ các chuyên gia về tâm thần sẽ chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi trên.

Vấn đề ở đây rất quan trọng : Nếu Anders Breivik được nhận định là phải chịu trách nhiệm hình sự, thì khi ra tòa anh ta có thể phải lãnh bản án từ 21 năm tù, thậm chí lên đến 30 năm tù, nếu bị truy tố về tội ác chống nhân loại. Còn trong trường hợp ngược lại, thì thủ phạm sẽ thoát được án tù, nhưng lại bị nhốt vào bệnh viện tâm thần.

Như vậy vấn đề hãy còn được để ngỏ, nhưng với tất cả những gì đã diến ra, có thể tin là chính bản thân Anders Breivik không có khuynh hướng đóng vai người bị bệnh thần kinh. Trong bản tuyên ngôn dài 1.500 trang của anh ta, Breivik đã nhiều lần đề cập đến cơ hội "ngàn năm một thuở" được ra trước tòa, để phổ biến các ý tưởng của mình.

Trong khi đó, các cuộc tìm kiếm những người mất tích vẫn tiếp tục tiến hành xung quanh đảo Utoya, và tại khu vực các tòa nhà chính phủ ở Oslo. Cảnh sát đã công bố tên những nạn nhân đầu tiên, và dự kiến sẽ cập nhật danh sách này mỗi 24 tiếng đồng hồ".

tags: Na Uy - Quốc tế - Theo dòng thời sự
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011

Bắc Triều Tiên hy vọng cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ


Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Triều Tiên, ông Kim Kae Gwan, đang viếng thăm Washington, hôm nay (27/7) đã bày tỏ hy vọng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện, và cho biết là ông « lạc quan về sự tiến triển của các cuộc thảo luận sáu bên trên hồ sơ nguyên tử ». Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đã cho biết như trên.

Ông Kim Kae Gwan tuyên bố : « Tôi cho rằng quan hệ Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ sẽ được cải thiện, vì đây là lúc mà tất cả các quốc gia cần phải hòa giải với nhau ». Ông Kim dự kiến sẽ gặp gỡ đặc sứ Mỹ về hồ sơ Bắc Triều Tiên, ông Stephen Bosworth, vào ngày mai, nhưng không cho biểt thêm chi tiết.

Được biết Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một thông báo đã cho biết, ông Kim sẽ gặp một ê-kíp liên bộ của Mỹ để thảo luận về các biện pháp cần thiết trong tương lai nhằm tái lập cuộc đối thoại sáu bên về vấn đề giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trước đó, đặc sứ Hàn Quốc Ri Yong Ho hôm thứ Sáu 22/7 sau cuộc gặp gỡ với người đồng nhiệm Bắc Triều Tiên bên lề hội nghị an ninh khu vực ở Bali, đã tuyên bố, hai nước Triều Tiên sẵn sàng có những nỗ lực chung để tái lập cuộc thương lượng sáu bên càng sớm càng tốt.

Hôm nay hãng thông tấn Bắc Triều Tiên nói rằng một hiệp định hòa bình với Hoa Kỳ nhằm chính thức chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên (1950 – 1953) sẽ là « một bước tiến sơ khởi nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên, nhất là việc giải trừ nguyên tử ».

Được biết hôm nay cũng là kỷ niệm 58 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến giữa hai nước Triều Tiên. Nhưng nếu không có một hiệp ước hòa bình, thì trên lý thuyết, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.

tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hoa Kỳ (Mỹ)
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011

Tổng thống Hàn Quốc cảnh báo các dân biểu Nhật không nên đến gần quần đảo tranh chấp

Hôm nay (27/7/2011), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã lên tiếng cảnh báo các dân biểu Nhật Bản dự tính đến gần các hòn đảo đang có tranh chấp Dokdo / Takeshima. Ông Lee Muyng Bak cho biết vấn đề an ninh của họ sẽ không được bảo đảm.

Bất đồng giữa Tokyo và Séoul lại trỗi dậy sau vụ chiếc Airbus A380 hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc bay ngang qua quần đảo tranh chấp giữa hai nước nằm tại biển Nhật Bản, mà Hàn Quốc gọi là Dokdo còn phía Nhật gọi là Takeshima, ngày 16/6. Đây là chuyến bay biểu diễn với các khách mời là chủ doanh nghiệp và nhà báo.

Để đáp trả, Tokyo đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao Nhật không sử dụng máy bay của Korean Air trong vòng một tháng. Bốn dân biểu Nhật thuộc đảng Dân chủ Tự do (PLD) đối lập đã loan báo sẽ đến đảo Ulleung, lãnh thổ Hàn Quốc ở gần quần đảo Dokdo/ Takeshima nhất. Hành động này đã khiến cho phía Séoul giận dữ.

Trong cuộc họp chính phủ hôm qua, Tổng thống Lee Myung Bak đã yêu cầu thông báo cho Tokyo là Séoul không thể bảo đảm an ninh cho các dân biểu trên, và yêu cầu họ hủy bỏ chuyến đi.

Xin nói thêm, Hàn Quốc vốn là thuộc địa của Nhật từ năm 1910 đến 1945, đang muốn nhấn mạnh dấu ấn trên quần đảo Dokdo/ Takeshima đang được Séoul kiểm soát. Căng thẳng giữa hai nước đã tăng lên từ khi Tokyo cho phép xuất bản các sách giáo khoa, trong đó khẳng định đòi hỏi chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo trên.

tags: Châu Á - Hàn Quốc - Nhật Bản
Bài đăng : Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 27 Tháng Bẩy 2011

dimanche 24 juillet 2011

Biển Đông: Hàng trăm người tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội


Ngày 24/07/2011, ít nhất 300 người đã biểu tình tại Hà Nội chống lại các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là cuộc xuống đường lần thứ 8 phản đối Trung Quốc, đặc biệt là sau vụ nhân viên công an có hành động thô bạo với người biểu tình vào tuần trước.

Hãng thông tấn Pháp AFP nhắc lại, hai cuộc biểu tình trước đó đã bị chính quyền Hà Nội đã giải tán bằng vũ lực, do đã có thỏa thuận với Bắc Kinh là sẽ “định hướng dư luận”.

Lần này đoàn biểu tình không tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc như những lần trước, mà tuần hành dọc theo hồ Hoàn Kiếm ở ngay trung tâm thành phố, nơi có đông đảo người qua lại cũng như nhiều du khách ngoại quốc. Nhiều người mặc áo thun có in biểu tượng đường lưỡi bò bị gạch chéo, để phản đối đường yêu sách 9 đoạn hình chữ U do nhà cầm quyền Trung Quốc tự ý vạch ra, đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông.

Điểm đặc biệt nữa là, những người biểu tình mang các biểu ngữ đề tên những người lính đã hy sinh trong các trận đánh chống lại quân Trung Quốc tấn công vào các đảo do Việt Nam đang chiếm giữ trên Biển Đông. Có biểu ngữ ghi rõ: “ Đời đời tưởng nhớ những liệt sĩ Việt Nam: 74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974, 64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988”.

Theo hãng tin Pháp, tình hình Biển Đông bắt đầu căng thẳng kể từ tháng 5, khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, đã khiến người dân Việt Nam cay đắng nhớ lại lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc và gần đây nhất là trận chiến tranh biên giới năm 1979.

Hãng AFP ghi nhận, trong số các biểu ngữ có cả tấm ảnh chụp lại cảnh một nhân viên công an đạp vào mặt một người biểu tình đang bị khiêng lên xe buýt vào tuần trước. Đoạn video ngắn này đã nhanh chóng được phổ biến trên internet, gây nên một làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng.

Nhà văn Nguyên Ngọc trên blog Nguyễn Xuân Diện đã viết: “Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị.” Blog này vốn là nơi tường thuật trực tiếp các cuộc biểu tình, và quy tụ được nhiều nhân sĩ, trí thức.

Những người xuống đường cũng dự định sẽ kêu gọi Quốc hội thông qua các luật lệ cho phép người dân biểu tình vốn được ghi trong Hiến pháp, nếu lần này lại bị đàn áp. Nhưng theo blog Ba Sàm, thì tuy công an tiếp tục chặn lối vào Đại sứ quán Trung Quốc và gọi loa yêu cầu giải tán, nhưng không có những hành động thô bạo như tuần trước. Cũng theo blog này, thì có đến 5 – 600 người tham dự tuần hành một cách hòa bình, thu hút nhiều người đi đường tham gia.

Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại viễn liên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã kể lại những trở lực đã gặp phải trong cuộc biểu tình sáng nay tại Hà Nội. Ông đã không dằn được cảm xúc khi nói về việc những người biểu tình đã vinh danh các liệt sĩ đã hy sinh tại Hoàng Sa và Trường Sa với các biểu ngữ ghi tên các chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trước họng súng của quân Trung Quốc.

Chuyện của tôi thì tóm gọn lại như thế này. Chắc là người ta muốn ngăn tôi không đến nơi biểu tình được. Chúng tôi đi xe máy ra thì có hai người an ninh bám theo sau. Và chắc là họ liên hệ với nhau, nên đi đến khoảng giữa đường thì có hai cảnh sát giao thông xuất hiện và ra hiệu cho chúng tôi dừng xe. Họ kiểm tra giấy tờ và họ bảo là giấy đăng ký xe hơi mờ, có nghi vấn nên mời con trai tôi và tôi về công an phường để giải quyết.

Thế thì tôi hỏi họ, trao đổi với họ một cách rất là thân mật, xem là họ có những quyền gì, họ được kiểm tra những gì. Sau đó thì tôi xuất trình tất cả những giấy tờ tùy thân của tôi. Tôi bảo thế thì bây giờ là xong rồi, tôi phải đi. Thì họ nói rằng, không, tôi là người có liên quan đến cái xe này, ngồi trên xe, thì phải về công an phường để giải quyết, như là một người làm chứng.

Tôi mới bật máy điện thoại của tôi lên ở chế độ ghi hình, và tôi hỏi tên anh đó. Tôi nói rằng nếu anh làm không đúng chức trách thì tôi sẽ kiện. Bởi vì theo tôi biết là tôi đã hỏi anh, anh nói là anh có những quyền như thế để kiểm tra, tôi đã xuất trình đầy đủ. Tôi không bàn cãi với anh về chuyện anh có thực có quyền hay không. Nếu mà anh làm quá cái quyền của anh được luật cho phép thì tôi sẽ kiện! Kiện anh và kiện cấp trên của anh ra trước tòa! 

Thế thì anh ta không nói gì cả, và tôi bắt đầu đi bộ trên vỉa hè. Tôi bắt xe ô tô buýt để ra gia nhập vào đoàn biểu tình. Như thế là tôi có chậm năm, mười phút gì đó, khi đó thì đoàn biểu tình đã rời khỏi khu tượng đài Lý Thái Tổ và bắt đầu xuống Hồ Gươm. Tôi tham gia đi suốt với an hem hơn hai giờ rưỡi đồng hồ. 

Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 11 giờ 15 phút. Mọi người ra về vui vẻ. Hôm nay không có một sự cố gì đáng tiếc xảy ra, nói chung là diễn ra rất là ôn hòa. Rất là đông so với những lần trước, ít ra là phải gấp năm sáu, bảy lần.

Có một chuyện rất là cảm động, nhiều người theo dõi cuộc biểu tình không thể kìm được nước mắt. Đó là nêu tên của tất cả các liệt sĩ ở Hoàng Sa và Trường Sa.

(Nói đến đây vì Tiến sĩ Nguyễn Quang A  quá xúc động, chúng tôi đã dừng lại đôi chút trước khi hỏi tiếp):

Được biết hôm qua tiến sĩ cũng đã có gặp một vài trở ngại…

Dạ không. Tức là những người nói là thuộc lực lượng an ninh Việt Nam họ đến nhà tôi mà không có báo trước, và tôi cũng không mời họ đến. Họ nói là để khuyên tôi hôm sau không đi biểu tình. Tôi nói với họ rằng nhà tôi chưa ăn cơm, và hôm nay tôi không tiếp khách. Các anh không được mời đến, các anh cũng không hẹn, nên tôi mời các anh đi về!

Nhưng sau đó một tiếng đồng hồ tôi quay lại thì các anh ấy vẫn còn ngồi ở đó, và có thêm một cảnh sát hộ khẩu ở khu vực là người mà tôi biết, và ba bác tổ dân phố ở trong làng Gia Thụy này. Thì đấy là những người trong làng, chúng tôi cũng đều biết, thì tôi ngồi nói chuyện với ba bác đó và anh công an hộ khẩu. Sau độ khoảng một tiếng thì họ ra về.

Chuyện chỉ có như thế thôi, không có gì đặc biệt. Nhưng mà theo ý tôi, họ cũng chỉ muốn khuyên tôi đừng tham gia biểu tình. Tôi cũng giải thích lại với họ rất là kỹ, và mời ba bác đó và anh công an hộ khẩu hôm sau cùng với tôi đi biểu tình. Không hiểu là có ai trong bốn người đó đi ngày hôm nay không thì tôi không rõ. 

Thưa, nhiều người vẫn nghĩ là lần này sẽ bị đàn áp vì Quốc hội đang họp, nhưng có lẽ do tác động của vụ xử sự thô bạo với người biểu tình lần trước nên kỳ này có được nới tay hơn…

Lần này thì mọi người không biểu tình trước sứ quán Trung Quốc. Mọi người cũng rất là tôn trọng lực lượng công an họ bảo vệ các cơ sở ngoại giao, và một mặt nữa là chỗ đó ở gần chỗ Quốc hội đang họp. Chính vì thế cho nên ngày hôm nay cuộc biểu tình đã diễn ra ở nơi linh thiêng nhất của thủ đô Hà Nội, đấy là chung quanh Hồ Gươm. Và ở chỗ đó muốn rào chắn thì cũng khó vì nó rộng hơn chỗ trước rất là nhiều.

Và chắc chắn là sự phẫn nộ hết sức là gay gắt của dư luận đối với sự đàn áp rất là dã man của tuần trước cũng có một ảnh hưởng là lực lượng cảnh sát, công an họ cũng phải suy nghĩ lại việc làm của họ. Tôi nghĩ rằng nếu đúng như thế thì cũng là một việc tốt.

Xin cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

tags: Biển Đông - Biểu tình - Châu Á - Lãnh hải - Trung Quốc - Việt Nam
Bài đăng : Chủ nhật 24 Tháng Bẩy 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 24 Tháng Bẩy 2011
 

vendredi 22 juillet 2011

Đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc là vi phạm pháp luật


Trong thời gian vừa qua, dư luận Việt Nam đã rất bất bình trước việc những người biểu tình chống các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông bị bắt bớ, hăm dọa, thậm chí có trường hợp bị đánh đập.

Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Đình Triển đã đưa ra những nhận xét trên khía cạnh pháp luật.

RFI: Kính chào luật sư Trần Đình Triển. Thưa ông, về mặt luật pháp thì ông nhận xét như thế nào về việc người dân xuống đường chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua ?

Việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đang tạo nên một làn sóng dư luận rất bất bình của nhân dân Việt Nam. Sự bất bình đó có thể được thể hiện qua nhiều ý kiến khác nhau, bằng hành động khác nhau, với mong muốn bảo vệ độc lập chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Người thì viết báo, một số đồng chí lão thành cách mạng thì làm văn bản kiến nghị đến các cấp. Có những người gửi tiền, quyên góp tiền để ủng hộ những anh em chiến sĩ ở Trường Sa, Hoàng Sa hay làm công tác trên biển. Và có những người thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách tụ tập để phản đối lại những hành động gây hấn của Trung Quốc.

Việc tụ tập đó tôi cho rằng cũng chưa hẳn đã là biểu tình, và cũng chưa hẳn đấy là hội họp. Mà đấy là việc thể hiện tấm lòng, một cách hoàn toàn tự phát. Nếu gọi là biểu tình hay hội họp thì phải có một cái tổ chức. Nhưng ở đây, với tấm lòng yêu nước của họ, họ tập trung ở Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự Trung Quốc một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Đây coi như là thể hiện một hành động mang tính cá nhân, nhưng vì nhiều người có tấm lòng giống nhau, cho nên gặp nhau tại một điểm. Và việc họ đi như vậy để họ thể hiện tấm lòng của mình, không một tổ chức nào, hay một ai đứng ra tổ chức cả. Cái quyền tự do đi lại, và quyền đưa ra chính kiến của công dân không có luật pháp nào cấm cả ! 

Và tất cả những điều đó, nếu cho rằng đó là hội họp hay biểu tình, thì cũng không có một điều gì là vi phạm pháp luật. Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nói rất rõ. Đó là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, và từ đó đến nay, từ năm 1992 đến bây giờ chưa có một cái luật cụ thể hóa vể biểu tình. Vì vậy người ta căn cứ vào Hiến pháp. Giả sử họ có biểu tình thì cái quyền đó của công dân đã được Hiến pháp, là đạo luật cơ bản, ghi nhận. Vậy thì họ đang làm một việc theo đúng pháp luật.

Động cơ, mục đích của họ ở đây là chống lại sự gây hấn của Trung Quốc, để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Điều đó được ghi nhận rất mạnh mẽ ở điều 77 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó nói rất rõ : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân.

RFI: Thưa luật sư, đã có những trường hợp người biểu tình bị đối xử thô bạo, và theo chúng tôi được biết đã có trường hợp sinh viên bị đuổi học, thì như vậy có hợp pháp không ?

Đây là một việc mà chúng tôi cho rằng cần phải tôn vinh công lao của họ, cái ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những người trong thời gian qua vừa qua phản đối cái việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, để bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Cái việc họ đang làm được Hiến pháp cho rằng đấy là một nghĩa vụ thiêng liêng. 

Vậy thì tại sao, trong những vụ vừa qua – tôi cũng rất đau lòng – một số người ở Thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội, tập trung ở trước cổng của sứ quán, hay khu vực lân cận của Đại sứ quán Trung Quốc, hay Tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thì sau đó họ bị một số nhà chức trách gọi lên trụ sở A trụ sở B, tôi không muốn nói cụ thể là cơ quan nào, bắt họ kê khai, rồi thậm chí kê khai cả vấn đề lý lịch. Có một số người thì bị đe dọa, thậm chí như một số thông tin đã đưa, họ còn bị đánh đập, bị bê, vác hoặc đẩy lên xe, đưa đi nơi khác. Và thậm chí có những sinh viên người ta thể hiện tấm lòng yêu nước của mình thì cũng đang bị đe dọa đuổi học. 

Tôi cho rằng tất cả những việc làm đó là đang chống lại Hiến pháp ! Tổ quốc này rất cần, nhân dân rất cần những tấm lòng của họ. Tại sao lại hành xử với họ như vậy ?

Nếu Tổ quốc bị xâm lược thì ai sẽ tham gia vào lực lượng để mà chống lại kẻ thù ? Tôi nghĩ rằng kiểu hành xử đó, không những không đúng pháp luật, mà còn hết sức ấu trĩ ! Nó gây nên một phản ứng trong người dân, hoàn toàn bất lợi cho ý thức bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

RFI: Ngoài cảnh sát mặc sắc phục còn có nhiều người mặc thường phục, mà theo dư luận thì chính những người này thường có thái độ thô bạo với người biểu tình. Thưa luật sư, theo quy định thì những người mặc thường phục có quyền bắt bớ, đánh đập người biểu tình không ?

Trước hết, theo quy định của pháp luật, những người thi hành công vụ phải có được cái quyết định, và cần phải được công bố trước mọi người là họ đang thi hành công vụ. Ví dụ những anh cảnh sát mặc quân phục của nhà nước trang bị cho họ, cái sắc phục đó chính là sự thể hiện rất rõ là họ đang làm nhiệm vụ.

Còn những người khác mặc thường phục mà không công bố với dân, mà đánh đập dân hay có những hành vi khác, thì về mặt pháp luật cần phải xử lý họ về cái tội gây rối trật tự công cộng. Hoặc nếu gây thương tích cho người khác thì phải xử lý bằng tội cố ý gây thương tích. 


Còn nếu anh đã làm công vụ thì phải được công khai hóa là anh đang thực hiện công vụ, chứ không thể mạo danh. Mai đây những phần tử tội phạm khác cũng có thể lợi dụng như vậy. Nó cũng mặc áo quần thường phục, bảo rằng cũng đang làm nhiệm vụ, để gây nên tai họa cho dân, thì tính sao ? Cái việc những người mặc thường phục để thực hiện nhiệm vụ không công bố với dân mình là ai, mà gây trở ngại, gây rối trật tự, hoặc gây thương tích cho những người khác, thì những người đó cần phải bị truy tố !

RFI: Chủ nhật 17/7 vừa rồi có trường hợp một người mặc thường phục đã đạp vào miệng một người biểu tình đang bị nắm tay chân khiêng lên xe, không tự vệ được. Theo luật sư thì những trường hợp như thế là phạm pháp ?

Cái điều đó tôi đã nói rất rõ. Tức là nếu họ làm công vụ, thì họ phải công bố họ là ai, cơ quan nào, và thi hành nhiệm vụ gì. Còn bây giờ họ mặc áo quần thường phục, để họ đánh một người đang làm những việc được Hiến pháp bảo vệ, thì những người đó cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật. 

Do đó người nào bị - tôi thì không biết cụ thể - nhưng người nào bị đánh đập như vậy, bị đạp vào miệng như vậy, họ có quyền làm đơn lên các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nhà nước, để yêu cầu xử lý những kẻ đang mạo danh, hoặc là thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình, gây tổn hại cho dân và gây nên những bất bình cho dân, thì cần phải xử lý nghiêm minh. 

Nếu ở trong trường hợp đó, người nào bị hại đến với văn phòng tôi, tôi sẵn sàng làm miễn phí trong những sự việc như vậy.

RFI: Còn trường hợp sinh viên tham gia biểu tình bị đuổi học, được biết có một số trường đại học, cao đẳng đã gởi thông báo đến từng lớp yêu cầu không được đi biểu tình. Như vậy theo luật sư việc làm của các ban giám hiệu đó là không hợp pháp ?

Đó là điều đương nhiên. Đối với việc biểu tình thì tôi nhắc lại là, đã được quy định trong Hiến pháp ở điều 69. Cái thứ hai ở đây là động cơ, mục đích của họ. Họ đang thực hiện cái nghĩa vụ mà Hiến pháp cho là một nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân, đó là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 

Họ phản đối việc Trung Quốc đang cắt cáp biển của tàu Việt Nam, đang đánh đập công dân Việt Nam, đang xâm phạm từng tấc đất, thềm lục địa, rồi vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải vân vân… ở vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những việc họ đang làm đó là đất nước này rất cần họ, cần những tấm lòng như vậy.

Cớ gì những nhà trường, nơi phải giáo dục tình yêu Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ tương lai, lại làm những văn bản để cấm việc đó ? Vậy thì họ đang cấm lòng yêu nước !

Những học sinh nếu bị như vậy, họ có thể đến chỗ chúng tôi. Tôi sẵn sàng làm miễn phí cho những học sinh đó. Và tôi sẽ làm văn bản hỏi những cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước : Họ đang làm nghĩa vụ công dân, tại sao lại hành xử thế này ? 

Và tôi đề nghị xử lý ngược lại. Đó là những người nào làm ra những văn bản đó để đuổi học sinh đang vì đất nước này, tôi đề nghị phải giải thích. Và nếu trái với Hiến pháp, thì cần phải xử lý những người ra những thông báo đó, và những người đang áp đảo những học sinh đó.

RFI: Khi làm công việc này luật sư có ngại gặp những khó khăn cho bản thân mình không ?

Tôi hoàn toàn không ngại bất cứ một việc gì. Trước hết, trong tấm lòng tôi và việc làm của tôi, vì thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam, vì nhà nước Việt Nam mà tôi đang làm theo những lý tưởng, những đường lối của Đảng, thì tôi không có sợ bất cứ một thế lực nào cả !

RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Đình Triển ở Hà Nội đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.

tags: Biển Đông - Biểu tình - Châu Á - Pháp luật - Phỏng vấn - Trung Quốc - Việt Nam
Article publié le : vendredi 22 juillet 2011 - Dernière modification le : vendredi 22 juillet 2011


 
 

Euro : Không có quyền thất bại !


Trong cuộc họp thượng đỉnh các nước khu vực đồng euro lần này, không chỉ có vấn đề mua lại trái phiếu của chính phủ Hy Lạp, mà ở đây các giá trị châu Âu được xây dựng từ 60 năm qua đang bị thách thức. Và chính châu Âu đang đứng chênh vênh bên bờ vực thẳm.

Cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro với hai nguyên thủ quốc gia Pháp và Đức đang tìm cách cứu vãn, là đề tài chiếm trang nhất hầu hết các nhật báo xuất bản tại Paris hôm nay. Le Monde chạy tựa « Sarkozy – Merkel : Cuộc hẹn của đồng euro ». Nhật báo công giáo La Croix đặt vấn đề: « Làm thế nào đưa được châu Âu ra khỏi khủng hoảng ? ». Câu hỏi này được đưa ra cho nhiều nhân vật tên tuổi, để nghe giải pháp mà họ đề nghị. Tờ báo cánh tả Libération cảm thấy là « Châu Âu phẫn nộ » : dưới mắt các công dân của châu lục này, châu Âu đã trở thành biểu tượng của sự khắc khổ. Nhật báo cộng sản L’Humanité mỉa mai « Hoảng sợ trong hội nghị thượng đỉnh châu Âu », và cho rằng « Thắt lưng buộc bụng là kim chỉ nam dẫn đường, trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục xuống dốc ». Riêng nhật báo kinh tế Les Echos khẳng định « Euro : Không có quyền thất bại ! ».

Trong bài xã luận mang tựa đề « Bên bờ vực thẳm », Les Echos ray rứt với câu hỏi « Liệu châu Âu có còn là mục tiêu cần đạt đến hay không ? ». 

Theo tác giả, trong cuộc họp thượng đỉnh lần này, không chỉ có vấn đề mua lại trái phiếu của chính phủ Hy Lạp, mà ở đây các giá trị châu Âu được xây dựng từ 60 năm qua đang bị thách thức. Và chính châu Âu đang đứng bên bờ vực thẳm. Bài viết nhìn nhận là vấn đề tài chánh thực sự là khổng lồ, tuy nhiên nhấn mạnh là, sự trường tồn của châu Âu hiện đang gặp nguy khốn, và cuộc khủng hoảng tài chánh hiện nay khiến châu Âu bị đe dọa lâm vào tình trạng suy thoái lịch sử.

Tác giả viết : « Chúng ta hãy nhớ lại đi, lục địa này đã nhiều lần rung chuyển trong những đêm dài của thế kỷ qua, nhưng lại tái thiết trước lịch sử đầy bi kịch. Hãy nhớ lại rằng châu Âu đã trỗi dậy được từ số không, và hòa giải với nhau được, nhờ có những người con xuất sắc ở Pháp, Đức, Ý, mà đối với họ thì việc các dân tộc châu Âu phải sát cánh với nhau để xây dựng là chuyện đương nhiên, vượt ra khỏi việc tranh đua giữa các quốc gia. Di sản này đã buộc chúng ta phải làm điều đó. Thế mà chúng ta đã lãng phí, khi để cho cuộc khủng hoảng kéo dài ». 

Cú sốc thế hệ 

Bài báo cho rằng phía sau các cuộc biểu tình mang tính ích kỷ dân tộc, những gì đang diễn ra cho thấy có vẻ như là lịch sử mang tầm vóc lớn lao của việc hình thành nên châu Âu, của quá trình hòa giải do các cha đẻ của Liên hiệp châu Âu xây dựng nên kể từ tuyên bố Schuman năm 1950, đã bị đứt đoạn với các thế hệ tiếp nối. Giống như là châu Âu đã bị khựng lại từ một thế hệ qua.

Thêm vào sự thiếu nhiệt tình này, còn là sự chia rẽ ngày càng rõ rệt giữa các thế hệ. Nếu thế hệ baby-boom trước đây được nuông chiều, muốn tiếp tục thụ hưởng sự hào phóng của một Nhà nước phúc lợi, thì thế hệ kế tiếp chỉ thấy thừa hưởng được nợ nần. Nếu ngay trong nội tình một quốc gia, các thế hệ đã không thông cảm được cho nhau, thì làm sao có thể mơ tới việc các nước này tương trợ cho quốc gia láng giềng đang gặp khó khăn ? Theo tác giả, thì châu Âu đang phải chịu một cú sốc lớn lao hậu chiến tranh lạnh, đó là cú sốc thế hệ.

Les Echos kết luận, nếu việc thoát ra khỏi chiếc bẫy nợ nần là cấp bách, thì các kế hoạch của châu Âu không thể chỉ đơn thuần là một kế hoạch chỉnh đốn tài chánh, và các thế hệ châu Âu tương lai chỉ thấy viễn cảnh oằn trên vai gánh nặng nợ nần do những người đi trước để lại. Châu Âu có khả năng vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính này, nhưng nếu không tái xây dựng lại tham vọng chính trị, thì cựu lục địa sẽ đứng chênh vênh bên bờ vực thẳm.

Tham nhũng : Vấn nạn của Trung Quốc

Nhìn sang châu Á, nhật báo công giáo La Croix nhận định : «Nạn tham nhũng lan tràn khắp xã hội Trung Quốc ». Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang là ưu tiên hàng đầu của chế độ Bắc Kinh, nhưng theo tờ báo, thì ung nhọt này đã bắt rễ quá sâu.

Nhắc lại việc hôm thứ Ba 19/7, hai Phó chủ tịch các thành phố Hàng Châu và Hoài Bắc đã bị xử tử vì tội tham nhũng, tờ báo cho rằng Bắc Kinh một lần nữa muốn xử nặng để răn đe. Viên Phó chủ tịch của thành phố Hàng Châu giàu có, vốn được mệnh danh là « Thiên đường trên trái đất » nhờ lạm dụng quyền lực đã kiếm chác được đến gần 200 triệu nhân dân tệ, tương đương 22 triệu euro. Còn ông Phó chủ tịch Hoài Bắc, địa phương thường được gọi là « Venise của Trung Quốc », thì nhận được khoảng 12 triệu euro hoa hồng từ các hợp đồng địa ốc.

Tuy chính quyền Bắc Kinh không ngừng có các biện pháp chống tham nhũng từ sau cải cách kinh tế cách đây 30 năm, nhưng đã hoài công vì nạn dịch này đã cắm rễ trong toàn xã hội Trung Quốc. Từ những người buôn bán nhỏ cho đến giám đốc các công ty lớn quốc doanh cũng như tư nhân, từ giáo viên, bác sĩ đến nhân viên văn phòng, ai cũng sẵn sàng tham nhũng, hối lộ. Cho đến nỗi trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phải nhìn nhận rằng nạn dịch này là một « vấn đề sinh tử của Đảng ». 

Trước đó, một công trình nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết, chỉ riêng các cán bộ chính phủ hoặc công ty quốc doanh, trong vòng chưa đến 20 năm qua đã tham nhũng đến 87 tỉ euro. Tờ Quốc tế Tiên khu Đạo báo nhận xét, trong một xã hội kẻ nào mạnh thì thắng, việc làm giàu bằng mọi giá hiện là mục tiêu chung của toàn dân. Tờ tuần báo này cho rằng, đây là một sự mất mát giá trị đạo đức, khi mà mọi người đều trở thành những kẻ phá hoại vì ngu dốt.

Tân Cương : Ngọn lửa xung đột chưa hề tắt

Liên quan đến vụ nổi dậy mới đây tại Tân Cương, Trung Quốc, nhật báo cánh tả Libération nhận xét : « Tại Tân Cương, một cuộc nối dậy làm sống lại các vết thương của người Duy Ngô Nhĩ ». Còn thông tín viên của nhật báo cánh hữu Le Figaro tại Bắc Kinh khi viết về làn sóng bạo động mới tại đây đã nhấn mạnh đến tình trạng nền văn hóa của dân tộc này đang bị bóp nghẹt.

Libération cho biết, ban đầu Tân Hoa Xã nói rằng đây là một vụ tấn công vào đồn công an, còn tổ chức lưu vong của người Duy Ngô Nhĩ cho biết cuộc nổi dậy này do đất đai của người dân bị tịch thu bất hợp pháp. Nhưng sau đó Tân Hoa Xã lại tuyên bố, một « nhóm khủng bố » đã tấn công bằng lựu đạn và bom xăng tự chế, rải truyền đơn và treo cờ - rõ ràng Bắc Kinh muốn quy rằng đây là « khủng bố Hồi giáo ». Còn phía người Duy Ngô Nhĩ thì nói là công an đã bắn vào những người đang biểu tình hòa bình.

Tờ báo nói thêm, khác với thủ đô Urumqi, nơi mà các cuộc nổi dậy năm 2009 đã làm cho 200 người chết, tại thành phố Hotan nơi xảy ra sự kiện vừa rồi, người Duy Ngô Nhĩ chiếm đến 95%, và cũng là địa phương thuộc loại nghèo nhất ở Tân Cương. Cuộc nổi dậy vừa qua cho thấy, ngọn lửa xung đột xã hội cũng như chính trị tại Tân Cương chưa hề tắt.

Pháp giúp tái tạo ngôi đền Baphuon của Angkor

Cũng về châu Á nhưng trên lãnh vực văn hóa, Le Figaro trong bài viết mang tựa đề « Đền Angkor tìm lại được tác phẩm bậc thầy của mình », đã đề cập đến việc một trong ba ngôi đền đẹp nhất của cụm di tích này – đền Baphuon – vừa được trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp phục hồi.

Ngôi đền có từ thế kỷ 11, dưới thời vua Udayadityava vốn là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ của Cam Bốt. Nhưng do một số tính toán sai lầm, tường và nền đã bị nứt theo với thời gian, bị nước mưa làm hư hại, và đến năm 1943 lũ bùn đã lấp đi đến một phần ba di tích.

Nhà Đông phương học danh tiếng người Pháp Bernard-Philippe Groslier đã đề nghị biện pháp triệt để : tháo dỡ toàn bộ để lắp lại ngôi đền. Suốt mười năm công nhân đã tháo được ba phần tư của của ngôi tháp cao ba tầng này. Nhưng sau đó Shihanouk bị Lon Nol lật đổ, rồi Khmer Đỏ tràn vào, khiến công trình bị dang dở suốt 24 năm.

Khi trường Viễn Đông Bác Cổ tái khởi công, hồ sơ lưu trữ đã biến mất. Họ phải lần mò tìm cách sắp xếp lại từng viên đá ở đúng vị trí nguyên thủy, như trong trò chơi puzzle, và sự kiên nhẫn cuối cùng đã được đền đáp. Chỉ huy công trường Dominique Thollon nhận xét : « Trong mỗi viên đá có một giá trị nội tại riêng, và người ta giữ mãi kỷ niệm về sự kỳ vĩ này ».

DSK : Công tố viên New York muốn nối kết với vụ Tristane Banon

Liên quan đến vụ xì-căng-đan cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dominique Strauss-Kahn, Le Figaro cho rằng Công tố viên trưởng New York Cyrus Vance có nhiều lợi lộc khi tìm cách liên hệ với luật sư của cô Tristane Banon, nhà báo Pháp đang kiện ông DSK về tội mưu toan cưỡng hiếp.

Le Figaro trích lời ông David Koubbi, luật sư của cô Banon cho biết, ông này đã từ chối đề nghị của ông Cyrus Vance muốn được tham khảo hồ sơ. Thông tín viên của tờ báo tại Washington nhận định, nếu ai đó cho rằng hồ sơ Dominique Strauss-Kahn sẽ được đóng lại trong những ngày tới, thì họ đã lầm. Công tố viên trưởng New York còn lâu mới chịu buông tay trong vụ này. Theo Alan Dershowitz, giáo sư dạy luật ở đại học Havard, thì « Lời chứng của cô Banon sẽ là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ. Nhưng theo luật Mỹ, để lời yêu cầu cô Banon ra làm chứng được tòa chấp nhận, thì ông Vance phải chứng minh rằng có sự giống nhau trong thái độ cũng như trạng huống, rằng hai vụ này rất giống nhau, nhưng điều này rất khó ! Nếu đây là vụ tai tiếng với một phụ nữ dọn phòng tại Pháp thì khác ! ».

Chuyên gia trên nhận xét, áp lực của giới đấu tranh cho nữ quyền và cộng đồng người da đen rất mạnh. Ông Cyrus Vance không có gì để mất, ông phải dấn tới thôi, cho dù cuối cùng có thất bại đi nữa. Theo ông Dershowitz, nếu xét xử thì ông DSK sẽ được trắng án vì chứng cớ quá yếu. Nhưng một nhà báo Mỹ chuyên theo dõi các phiên tòa, lại cho rằng bồi thẩm đoàn New York thường gồm giới bình dân, do ác cảm với ông DSK – một người ngoại quốc giàu có, quyền thế, cao ngạo – có thể kết tội ông này.

Nạn đói đe dọa vùng Sừng châu Phi

Nhìn rộng ra thế giới, Le Monde báo động về nạn đói ở vùng Sừng châu Phi, đang đe dọa 12 triệu con người tại đây.

Nếu trước đây, chỉ mới là « tình trạng khẩn cấp », thì từ nay các cơ quan Liên Hiệp Quốc đã phải dùng từ chính thức là « nạn đói », trước tình hình lương thực đang thiếu thốn trầm trọng tại Somalie, Ethiopie, Kenya, Ouganda… nói chung là vùng Sừng châu Phi. Nạn hạn hán trầm trọng nhất từ 60 năm qua đã khiến mùa vụ bị thất bát. Nặng nề nhất là ở Somalie vốn đang bị nội chiến : giá thực phẩm đã tăng lên đến 270% khiến người nghèo không thể mua nổi. Đại diện tổ chức Hành động chống nạn đói cho biết, tại vùng Bakool, nơi bị hạn nặng nhất, có đến 80% trong số trẻ em được cha mẹ đưa đến xin thực phẩm cứu trợ là bị suy dinh dưỡng. Còn tại Dollo Ado thuộc Ethiopie, nơi mỗi ngày có hàng ngàn người Somalie đói khát kéo đến tị nạn, tỉ lệ tử vong hiện cao gấp 15 lần tỉ lệ bình thường, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Le Monde đăng tấm ảnh một ông lão đang dùng một sợi dây thừng siết quanh bụng cho đỡ cảm thấy đói. Hành động « thắt lưng buộc bụng » theo nghĩa đen này đang phổ biến khắp vùng Makina ở Kenya. Trong phần tranh luận, bài viết của ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp đã cho rằng để xảy ra nạn đói là không thể chấp nhận được trong thời đại của chúng ta. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp. Bên cạnh đó cần có một chiến lược phát triển nông nghiệp hợp lý cho các quốc gia nghèo nhất. Theo ông, Paris – hiện là chủ tịch G20 – đã có quan điểm đúng đắn, khi thúc giục toàn khối đưa ra các biện pháp tăng sản lượng nông phẩm, bảo đảm an ninh lương thực và chống đầu cơ.

tags: Cam Bốt - Châu Âu - Châu Phi - Kinh tế - Quốc tế - Tài chính - Tiền tệ - Điểm báo
Article publié le : jeudi 21 juillet 2011 - Dernière modification le : jeudi 21 juillet 2011

Thủ tướng Anh tự biện hộ trong vụ Murdoch


Ra điều trần trước Hạ viện Anh hôm nay (20/7/2011), Thủ tướng David Cameron đã khẳng định với các dân biểu là nếu ông biết đến vụ nghe lén của tờ News of The World, thì ông không đời nào tuyển dụng cựu Tổng biên tập của tờ này.

Ông Andy Coulson đã từ chức Tổng biên tập tờ báo bị cho là "báo lá cải" sau khi vụ nghe lén thông tin về Hoàng gia Anh bị phát hiện. Vài tháng sau đó, ông David Cameron đã nhận ông Andy Coulson về làm giám đốc thông tin của đảng Bảo thủ, lúc đó đang là đảng đối lập.

Phía đảng Lao động cho rằng giải thích của Thủ tướng Anh là chưa đầy đủ, lẽ ra ông David Cameron phải đứng ra xin lỗi vì đã tuyển dụng nhân vật tai tiếng này.

Cũng hôm nay, cảnh sát cho biết Jonathan May-Bowles, 26 tuổi, người đàn ông ném bọt kem cạo râu vào ông Rupert Murdoch trong phiên chất vấn hôm qua đã bị kết tội gây rối trật tự công cộng.

Tuy chỉ diễn ra có vài giây, nhưng vụ này đã chiếm trang nhất báo chí Anh hôm nay. Các nhật báo đã cho đăng tải hàng loạt ảnh, từ vụ tấn công bất ngờ của thanh niên trên, đến cú đấm móc của bà vợ Wendy Deng (Đặng Văn Địch) của ông trùm nhắm vào người hành hung ông.

tags: Anh - Quốc tế - Theo dòng thời sự - Truyền thông - Tư pháp
Article publié le : mercredi 20 juillet 2011 - Dernière modification le : mercredi 20 juillet 2011