Affichage des articles dont le libellé est Di sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Di sản. Afficher tous les articles

mardi 10 décembre 2024

Phó Đức An - Paris, thành phố của tình yêu

Nhiều người hay hỏi tôi, anh đi nhiều, anh thích thành phố nào nhất ? Tôi nói, tôi thích New York, nơi rèn luyện tôi thành người. Thích Hong Kong, nơi thiên đường ẩm thực. Tôi yêu Hà Nội, nơi có kỷ niệm một mối tình đầu trong trắng như pha lê và mối tình cuối nồng nàn như men rượu.

Và tôi yêu Paris,  một thành phố lãng mạn mà sự thanh tao hiển hiện, văn hóa sống động hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây.

Nếu như đến Paris với một tâm trạng như đến với người tình, không phải đến để tham quan, thì bạn sẽ thu hoạch cho mình một trải nghiệm hiếm có. “Tình nhân trong mắt hóa Tây Thi “, đấy tức là trong mắt kẻ si tình, người tình luôn đẹp nhất. Bạn sẽ nhìn Paris bằng con mắt người tình, Paris sẽ không phụ bạn, sẽ ôm bạn vào lòng, thủ thỉ cùng bạn, chia sẻ với bạn những cảm xúc vui buồn, yêu ghét. Chắc chắn sẽ khiến bạn đê mê chìm đắm. Bởi thế, Paris được ví là "Thành phố của tình yêu".

jeudi 17 octobre 2024

Phó Đức An - Bảo tồn di sản văn hóa

 

Chính phủ Hồng Kông luôn tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa bản địa. Nên Hồng Kông xen lẫn trong những nhà cao tầng hiện đại, vẫn thấy những ngôi đền chùa, những điểm dân cư cổ kính và những dấu ấn năm tháng của một Hồng Kông đi lên từ nỗi cơ hàn ban đầu.

Hồng Kông khác với những thành phố văn minh khác chỉ phô trương bộ mặt mới với thành phố quy hoạch vuông thành sắc cạnh, văn minh, hiện đại, mà thiếu đi những đường nét mềm mại, nhân văn. Kể lại một thời kỳ sơ khởi vất vả vật lộn với cuộc sống của người dân di cư, mới có được Hồng Kông ngày hôm nay.

Đến phi trường Hồng Kông Chek Lap Kok lần này, sau khi bước ra sảnh đến. Các bạn sẽ thấy giữa cái văn minh hiện đại của sân bay, dựng lên một góc phố cũ kỹ liêu xiêu của Hồng Kông năm xưa.

vendredi 16 août 2024

Nguyễn Gia Việt - Phở Sài Gòn mới xứng đáng được vinh danh

 

Thông tin Bộ công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với phở Hà Nội và phở Nam Định làm nhiều người thấy "thú vị". Thậm chí các báo tuyên truyền còn ghi là gây "tranh cãi".

Trong khi đó, tạp chí du lịch nổi tiếng của Anh Time Out ngày 29/05/2024, công bố 20 thành phố có ẩm thực ngon nhứt thế giới. Trong đó, Sài Gòn là đại diện của Việt Nam được nhắc đến trong danh sách và xếp thứ 4.

Trong bảng sắp hạng của Time Out, đứng vị trí số 1 là Naples (Ý), là quê hương của pizza, tiếp theo gồm Johannesburg (Nam Phi), Lima (Peru) và Sài Gòn ở vị trí số 4 với món nhứt định phải ăn là phở (Olala!).

Hoàng Hải Vân - Về món mì Quảng "phi vật thể"

 

Nếu ba tôi còn sống, tôi mà thông báo cho ông biết món mì Quảng (tên đầy đủ là : Tri thức dân gian mì Quảng) vừa được công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, ba tôi sẽ trợn mắt : “Cái chi ? Núa tồ lô”.

Ba tôi từ Quảng Nam vào Sài Gòn ở nửa thế kỷ nhưng nấu mì Quảng ngon không đâu bằng, theo khẩu vị của tôi, tôi từng đề cập trong bài viết “Tưởng nhớ món mì Quảng” đăng trên Thanh Niên 10 năm trước.

Dưới gầm trời này, không có món ăn nào được mấy cha nội Quảng Nôm cãi nhau bất tận như món mì “phi vật thể” này. Cha nào cũng nói mì Quảng mẹ tau nấu, mì Quảng bà nội tau nấu là ngon nhứt, không cha nào chịu cha nào.

jeudi 15 août 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Trường Lưu, Làng Văn Hiến 102

Núi Hồng Lĩnh, biểu tượng của Hà Tĩnh, có chùa Hương Tích, khởi dựng từ đầu thế kỷ XIII và hai làng nổi tiếng.

Phía Tây có họ Nguyễn làng Tiên Điền, phía Đông có họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu ; tạo thành “Hồng Sơn văn phái” với ba tuyệt tác Truyện Kiều (Nguyễn Du 1766 – 1820), Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự 1743 -1790), Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ 1783 - 1841) cùng nhiều tác phẩm bất hủ, nâng lục bát dân gian thành văn chương bác học.

Trường Lưu xưa, thuộc tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, Nghệ An; nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh; hình thành cuối thế kỷ XV.

mardi 6 août 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Toàn quyền Paul Doumer nhận xét về quan chức Việt

 

Một trong những nhân vật thực dân nổi tiếng ở Việt Nam là ông Paul Doumer (1857 - 1932). Ông được bổ nhiệm làm Toàn Quyền Đông Dương vào năm 1897. Tại chức được 5 năm, đến năm 1902 thì về Pháp và được đón tiếp như là một người hùng.

Trong thời gian ngắn ngủi 5 năm đó, ông đã làm rất nhiều để hiện đại hóa Việt Nam. Ông tiến hành xây dựng hàng loạt tòa nhà, cầu, đường trên khắp nước Việt Nam.

Nhiều công trình nổi tiếng có dấu ấn của ông. Chẳng hạn như cầu Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn) là những di sản của ông Paul Doumer. Các thiết chế giáo dục và khoa học như Viện Pasteur, Đại học Y Đông Dương, Nha Khí Tượng, Viện Viễn Đông Bác Cổ, vv... cũng được xây dựng dưới thời ông ấy. Điều kinh ngạc là ông ấy làm được những công trình đó chỉ trong 5 năm!

lundi 22 juillet 2024

Dương Quốc Chính - Luật Đất đai và di sản của ông Trọng


Mấy hôm nay nhiều người chửi ông Trọng về vụ Đồng Tâm, quy trách nhiệm cho ông. Mình thấy oan cho ông ấy. Thậm chí ngược lại, kể từ vụ đó, ông ấy đã để thêm được một di sản có giá trị.

Lưu ý là mình không có thói quen bưng bô ai, cũng không e ngại nhiều thứ, nói đúng thì thôi. Tất cả phải dựa trên phân tích lý tính.

Mình lười tra lại, nhưng nhớ mang máng là cỡ 80-90 % các vụ dân oan, khiếu kiện dài ngày là liên quan tới đất đai, cụ thể là đền bù đất với giá không hợp lý, dẫn đến người dân ấm ức, thậm chí dẫn tới manh động. Như vụ anh Vươn, vụ gì ở Tây Nguyên, Dương Nội, hay Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm là dẫn tới hậu quả đau thương nhất cho cả bên chính quyền và người dân. Sau đó lại thêm nhiều người bị tù tội, mà nguyên nhân sâu xa đều từ đất đai cả.

Mạnh Kim - 70 năm sự kiện di cư 1954


Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ cuộc thiên di vĩ đại nhất Việt Nam đương đại. Gia đình ông nội tôi là một trong những gia đình có mặt trong cuộc di cư lịch sử. Khi mẹ mang bầu tôi thì ông nội tôi mất. Bố tôi mất sớm nên tôi cũng không có cơ hội hỏi ông về những gì xảy ra vào năm 1954.

Tôi chỉ biết rằng, khi vào Nam, một trong những nơi đầu tiên mà ông nội tôi lập nghiệp, cùng bà vợ trẻ và đàn con nheo nhóc gần 10 người, là Tây Ninh. Sau đó ông đưa cả nhà về Phú Nhuận. Đến khi tôi trưởng thành, căn nhà gỗ một tầng mà ông dựng lên vẫn còn và đó vẫn là nơi mà con cháu luôn tề tựu mỗi năm vài lần, vào dịp Tết nhất và dịp giỗ ông.

Lúc còn sống, bà nội kể với tôi, khi ông bà dọn về đây – trước 1975 gọi là đường Nguyễn Huệ và sau 1975 đổi thành Thích Quảng Đức – khu vực này vẫn còn hoang vắng. Chung quanh đều là rừng. Cỏ lau ngập đầu người. Thú hoang vẫn còn đầy khắp. Tối ngủ có khi còn nghe cọp rống. Lưa thưa mới có vài căn nhà. Hầu hết là dân Bắc di cư 54 cả. Nhắc đến bà, tôi nhớ như in hình ảnh một bà nông dân Bắc Bộ truyền thống. Răng nhuộm đen, nhai trầu bỏm bẻm, chít khăn mỏ quạ, thỉnh thoảng “nhạt mồm” hát ư ử vài câu Quan họ.

samedi 20 juillet 2024

Nguyễn Gia Việt - Di sản của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


Cố tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng là người có những cái nhứt mà người trung dung sẽ nhìn nhận.

Thứ nhứt đây là ông TBT xuất thân từ trường đại học tổng hợp Hà Nội, ông là Cử nhân Văn Chương. Tức là dân chánh quy, học hành đàng hoàng.

Cùng với cố TBT Lê Duẩn, cố TBT Nguyễn Phú Trọng ngồi ba nhiệm kỳ và mất khi đang tại chức.

Dương Quốc Chính - Di sản của ông Trọng

Nhiều người bất đồng chính kiến có xu hướng phủ định sạch trơn về ông Trọng. Mình thì nghĩ khác.

Mình cho là di sản lớn nhất của ông Trọng chính là việc lột trần mặt trái của chế độ, điều này giới bất đồng chính kiến không thể làm được bằng ông, dù đó không hề là ý muốn của ông Trọng.

Thời thủ tướng 3X còn tại nhiệm, rất ít quan chức bị bắt vì tham nhũng. Ông 3X còn nói đại ý là chưa từng kỷ luật đồng chí nào! Khi đó, dân chỉ đoán già đoán non là quan chức tham nhũng, nén bạc đâm toạc tờ giấy, nhưng muốn chửi quan thì liệu hồn. Vì làm gì có bằng chứng.

vendredi 19 juillet 2024

Thanh Hằng - Lịch sử sẽ ghi tên cụ, một người cộng sản chân chính


Thầy giáo cũ của mình, giáo sư (GS) Nguyễn Minh Thuyết kể, khi ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cụ Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Quốc hội.

Một hôm, Văn phòng đưa cho GS tấm thiếp của cụ Trọng báo hỉ cưới con. GS Thuyết ngạc nhiên vì ngày cưới đã qua rồi, nên hỏi lại sao lại đưa thiếp muộn thế, thì được trả lời là cụ Trọng cố tình làm vậy, không chỉ với mỗi GS Thuyết.

Tức là cụ thừa hiểu, nếu mời, ai đến dự cũng sẽ mừng cưới, mà ở vị trí của cụ, đương nhiên sẽ có người nhân tiện trả ơn, hoặc biếu xén nhằm mục đích khác. Thế nên, báo hỉ sau khi đám cưới đã diễn ra là thượng sách.

Mạnh Kim - Ông Trọng

Di sản lịch sử của ông Nguyễn Phú Trọng là cuộc chiến đốt lò. Tính đến giữa năm 2024, toàn bộ 1/3 trong 18 quan chức đảng từng là ủy viên Bộ Chính trị vào thời điểm diễn ra Đại hội Đảng 2021 đã bị thanh trừng.

Trong đó có hai chủ tịch nước, một phó thủ tướng, một chủ tịch Quốc hội và một thành viên thường trực Quốc hội. Một số nhân vật từng hét ra lửa trong Ban Bí thư cũng bị cách chức khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tuy nhiên, di sản khổng lồ và đầy tính lịch sử này là một di sản hai mặt. Thành công để lại dấu ấn lớn nhất của nó là triệt hạ đế chế Nguyễn Tấn Dũng. Dù vậy, di sản này có nhiều thất bại và thất bại lớn nhất là ông Trọng đã không tạo ra được sự kế thừa để cuộc chiến chống tham nhũng không bị hổng chân một khi ông buông tay. Còn nữa, thất bại cay đắng nhất là ông Trọng không đánh từ gốc.

Dương Quốc Chính - Triệu người vui, triệu người buồn

Mình đánh giá ông Trọng đã để lại một di sản lớn với vị thế không kém gì tổng bí thư Lê Duẩn, thậm chí còn có phần nổi bật hơn.

Dưới triều đại này, đã có những sự kiện kinh thiên động địa mà chưa từng có kể từ khi lập quốc. Như việc thay chủ tịch nước như thay áo.

Khi ông Duẩn chết, lịch sử Việt Nam đã lật sang một trang mới, có lẽ là tốt đẹp hơn về mặt tổng thể, nhưng cũng có phần xấu đi về đạo đức xã hội. Vì nền kinh tế con la (lừa lai ngựa) đã có đủ tật xấu của cả hai loài. Ông Trọng chính là người có tham vọng xóa đi những khuyết tật đó của thể chế, nhưng có lẽ đã không thành công. Sự nghiệp đó vẫn mãi dở dang, nhưng cũng làm không ít người nể phục và kính trọng.

jeudi 11 avril 2024

Thái Hạo - Địa danh, một di sản văn hóa

Có lẽ không ai xa lạ gì với đồ cổ, bởi mức độ nổi tiếng về sự đắt đỏ, nhất là những món có niên đại lâu đời và có tính thẩm mỹ cao.

Mà thực ra cái gọi là “thẩm mỹ” ấy cũng chỉ có thể định tính một cách tương đối, cốt yếu nhất vẫn là giá trị thời gian – càng nhiều tuổi, đồ cổ càng đắt đỏ, có thể lên tới hàng triệu đô la. Có những món đã trở thành bảo vật quốc gia, được thiết lập chế độ an ninh đặc biệt để bảo vệ.

Nói đồ cổ vì xét ở những khía cạnh nào đó, nó rất gần với địa danh. Khi dù là vật thể hay phi vật thể, thì chúng đều mang trong mình các giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần... của quá khứ. Và xét rộng hơn, địa danh còn mang những thuộc tính mà cổ vật không có được, đó là tính đồng sở hữu của tập thể và sự sinh động hiện diện trong đời sống hiện tại của con người.

mardi 9 avril 2024

Trần Trung Đạo - Người bản địa Navajo và nhật thực toàn phần 2024

 

Hai tuần trước lái xe qua Monument Valley, là một trong những di sản quan trọng của người Mỹ bản địa thuộc bộ tộc Navajo.

Dù đất đai là của chính phủ liên bang dành riêng cho người Navajo định cư, gọi là Navajo Indian Reservation chứ không phải là một quốc gia độc lập, bộ tộc Navajo có nhiều quyền hành trong một khu đất rộng 71 ngàn cây số vuông với dân số gần 400 ngàn người. Họ có các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp nhưng dĩ nhiên các đề án lớn đều phải đệ trình lên Bộ Nội Vụ của chính phủ liên bang duyệt xét.

Chức năng của Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ là "quản trị tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của Quốc gia. Cũng như tôn trọng trách nhiệm tuân thủ các cam kết đặc biệt của Mỹ đối với người Mỹ bản địa, người bản địa Alaska, người Hawaii bản địa và các Cộng đồng đảo trực thuộc."

Nguyễn Xuân Văn - Ối trời ơi !

 

Ông Nguyễn Hữu Đán, Giám đốc Công ty Cổ phần bảo tồn di sản văn hóa kiến trúc Việt (Công ty Kiến trúc Việt), nhà thầu trúng nhiều công trình lớn bảo tồn di tích mà lại cung tiến kiểu phi văn hóa này sao? Tôi không tin nổi!

Công ty Kiến Trúc Việt đã làm vỡ bia đá cổ trên 300 năm tuổi tại di tích chùa Thổ Hà, tỉnh Bắc Giang.

Chính công ty này, mặc dù người dân và các nhân sĩ, trí thức đã phản đối nhưng vẫn thi công phá giếng cổ hơn 1.000 năm tuổi tại đền thờ Lê Văn Hưu. Tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định dừng dự án để yên lòng dân, sau này giếng được khôi phục lại nhưng đường kính giếng vẫn nhỏ hơn giếng cổ gần 3 mét. Về mỹ thuật thì “xấu thô bạo”.

jeudi 7 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Xá lợi Phật thật

 

Từ quê hương Phật, gã trở lại New Delhi viếng Xá lợi Phật tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi.

Đây là xá lợi xương của Phật…thật, và là di sản quốc gia được chính phủ Ấn Độ bảo vệ cẩn mật.

Năm 1898 nhà khảo cổ học Anh William Claxton Peppe đã phát hiện ra xá lợi Phật ở Ca Tì La Vệ do dòng họ Thích Ca lưu giữ, và tổ chức khai quật được 15 viên xá lợi xương Phật đem về Anh.

vendredi 1 mars 2024

Phan Xuân Trung - Cái bến ở Sài Gòn

Xưa kia Sài Gòn có nhiều sông rạch, giao thông đường thủy nhiều ; do đó có nhiều bến bãi cho ghe, tàu neo đậu. Các bến đó là Bến Thành, Bến Nghé.

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm thành lập, các tên đường phố Sài Gòn được chuyển đổi từ tên Tây sang tên Ta. Ông Ngô Văn Phát, nhà văn – bút hiệu Thuần Phong được giao nhiệm vụ đặt lại tên đường cho Sài Gòn.

Tất cả các tên đường được sắp xếp rất khoa học, có liên quan với nhau. Ví dụ đường Hai Bà Trưng và đường Thi Sách ở bên nhau, đường Hai Bà Trưng thì dài còn Thi Sách thì ngắn, nhỏ do công trạng trong lịch sử. Cô Giang, Cô Bắc, Nguyễn Thái Học được đặt gần nhau. Võ Tánh, Gia Long, Ngô Tùng Châu... ở gần nhau. Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ được đặt cho các con đường lớn nhất...

mercredi 28 février 2024

Mai Quốc Việt - Một status buồn

 

Chẳng cần xem, bằng trải nghiệm của một nhà hoạt động nghệ thuật tại Việt Nam tôi biết chính xác phim Đào, Phở và Piano nói gì? Đào & Phở là của Hà Nội, còn Piano là của người Pháp... Phim đánh nhau phải rõ ai ta ai địch.

Một kỷ niệm buồn. Năm 1998 thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày thành lập.

Ai cũng thừa biết người Pháp đã xây Sài Gòn. Liệt kê nhé, nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Sài Gòn, qui hoạch phố cổ Catinat, Nhà hát thành phố, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, ga xe lửa Sài Gòn, cầu Đỏ, Thảo Cầm Viên, khách sạn năm sao Continental, khách sạn năm sao Majestic, cảng Ba Son, cảng Sài Gòn, công viên Tao Đàn, các trường học…

jeudi 21 décembre 2023

Nguyễn Trường Trung Huy - Bộ sưu tập trọn vẹn 12 năm tạp chí Văn từ số ra mắt cho đến số cuối cùng (01/01/1964 - 26/03/1975)

 

Đúng một lục thập hoa giáp tính từ số ra mắt 01/01/1964 và đúng hai thập kỷ từ ngày tôi sưu tầm những số đầu tiên tạp chí ( và giai phẩm) Văn, để có được đầy đủ 210 số bán nguyệt san Văn và tiếp theo sau là các số Giai Phẩm (*).

Một thời gian - ngắn không phải là ngắn mà nói dài không phải là dài - để có được “công trình” này.

Có những hiện vật khó/ không thể quy đổi thành tiền, vì nhiều khi có tiền cũng không kiếm được. Nào có thể mua được định mệnh, mua được những hạnh ngộ hãn hữu, những tình cờ…được sắp đặt. Những gom góp chắp vá qua tơi bời của điêu linh, của tàn nhẫn thời gian…mà mỗi tờ báo đã như là một sinh mệnh.