Có
rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.
Khi
Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn.Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa
có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.
Trước
đó là lần cả Sài Gòn và các nơiđổ về
đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sauđó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc
tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi
xa khi còn trẻ.
Nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.
Lúc
đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ.
Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam,
Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà
quay chụp gì.
Tui
nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một
nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.
Trump bắt tay với Mike Pence, Al Gore
nhưng Karen Pence làm lơ cả Trump và Melania.
Bush con lơ Trump nhưng chọt Obama một
cái kiểu thân thiết, chắc ý trách sao không dẫn Michelle tới cho vui, vì Bush
con với Michelle rất quý nhau. Bush con cũng bắt tay với Al Gore, người mà ông
đánh bại trong cuộc tranh cử năm 2000.
Bốn ông Clinton, Bush, Obama và Trump
không ông nào bắt tay nhau, có khả năng là họ đã gặp nhau trong tiệc trà trước
đó nên đã bắt tay rồi.
Đọc báo thấy nhiều mặt bằng "vị trí
vàng" ở trung tâm quận 1 không cho thuê được, thì ai cũng hiểu nguyên do
kinh tế suy thoái.
Nhưng đọc bài "Nhà tang lễ đầu tư hơn
10 tỉ chỉ vài lần tổ chức tang lễ rồi đóng cửa im ỉm" tôi thấy nó không là
"sự kiện báo chí", tại sao Tuổi Trẻ đặt vấn đề?
Nhà tang lễ ế có thể do: "tỉ
suất tử" ở Tam Kỳ thấp; hoặc hầu hết nhà dân rộng (quàn tại nhà). Đây là
tin mừng cho dân Tam Kỳ, nó ế không là chỉ dấu xáo trộn về kinh tế, xã hội,
trật tự, an ninh. Hơn 10 tỉ để xây nhà tang lễ có công suất 3 đám/ lượt không
lãng phí như cổng chào, tượng đài.
Đó là bà Ngô Thị Mận, sinh 1948, được
đông đảo người dân rất yêu quý, kính trọng, đáng nêu tấm gương tốt cho tất cả vợ
các quan chức và các quan bà.
Theo Wikipedia: Bà là phu nhân của ông
Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam trong nhiệm kỳ của ông từ năm 2011 đến ngày 19 tháng 7 năm 2024. Bà còn là
Phu nhân Chủ tịch nước Việt Nam trong nhiệm kỳ chủ tịch nước từ năm 2018 đến
năm 2021, và bà cũng là phu nhân của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khi chồng bà đảm
nhiệm chức vụ này từ năm 2006 cho đến năm 2011.
Như vậy, 13 năm bà là Đệ nhất phu nhân Việt
Nam và trước đó là Phu nhân của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong 5 năm
(2006 - 2011).
Đám tang nghèo mà vui và ấm áp. Sao là
“đám tang nghĩa" ?
Tôi học được từ “nghĩa” sau mấy tuần qua,
đọc các bài cụ Đồ Chiểu viết về hào khí của nông dân Nam Bộ. Cụ gọi các trận
đánh hào hùng của dân Nam Bộ tay không vũ khí, chỉ có tấm lòng nghĩa khí chống
Pháp là những “trận nghĩa”. Nên khi ngồi dưới cơn mưa thật to, giữa những người
nghèo và bạn bè anh Vân, tôi bỗng muốn gọi, đây là một đám tang nghĩa.
Sao đám tang mà vui? Đám tang mà nhiều nụ
cười và đầy ắp tiếng hòa ca. Một nhóm “ca sĩ” cộng đồng đang hát các bài du ca
thời cũ. Tôi thắp nhang mà bỗng nhép theo bài ca quen thuộc. Anh Hiệp, anh sinh
đôi của anh Vân nói nhỏ, chị thắp nhang xong vô hát luôn với tụi tôi. Tôi quay
ra, lúng túng không biết ngồi đâu vì các bạn ngồi kín cầu thang hẹp rồi. Tiếng
hát thật thân tình, ấm áp. Quen thuộc lắm những bài ca cộng đồng này hồi tôi đi
sinh hoạt hướng đạo trước đây.
Hôm 8 tháng 6 năm 2024, tôi và anh Lê
Đình Thành, một người bạn của nhà văn Trần Hoài Thư, lái xe từ Boston xuống New
Jersey để tiễn đưa nhà văn. Anh nằm trong quan tài trắng đơn giản, màu da nám
đen sau cơn bệnh cuối cùng.
Anh ra đi để lại hai bộ sách Văn Miền
Nam Trong Thời Chiến, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, nhiều tác phẩm của các
nhà văn, nhà thơ Việt Nam Cộng Hòa anh đã sưu tập được trong suốt gần 20 năm, và
nhiều tác phẩm văn thơ khác của riêng anh.
Từ nhà anh lên đại học Cornell chỉ đi và
về thôi đã mất 10 tiếng đồng hồ. Vào mùa đông còn xa thăm thẳm nhưng anh đã đo
đoạn đường này không biết bao nhiêu lần. Ngoài đại học Cornell, anh còn đến đại
học Yale, cách nhà ba tiếng lái xe. Anh kể với nhà văn Trần Doãn Nho “Thư viện
[đại học Yale] là một ngôi lầu rất cao. Có lần tôi đang ở tầng cao nhất thì
chuông cứu hỏa báo động. Thang máy ngừng chạy. Chỉ một mình tôi chạy bộ xuống lầu.
Và khi xuất hiện, bà xã tôi đứng đợi ở đó, khóc vì quá mừng!”
1. Đúng như dự đoán trước đây của Viện
Nghiên cứu Chiến tranh ISW, sau khi quân Ukraina bắt buộc phải rút khỏi thành
phố Avdiivka và hai làng lân cận, quân Nga cũng không có đủ sức để tiếp tục cuộc
tấn công. Và cũng đã không xảy ra « sự tan vỡ phòng tuyến của phía Ukraina »
nào như các kênh truyền thông Nga rao giảng suốt thời gian qua. Trận địa mới lại
được thiết lập, tương tự như những gì xảy ra tại Bakhmut.
Here's why Russia found trouble pushing out of Avdiivka and is doing so at tremendous losses.
On the approaches to Avdiivka (blue) there's a series of buildings, reservoirs, spoil heaps, tunnels, bridges and roads that offer at least some form of cover to reach the city. Once pic.twitter.com/K7MQMyaZ59
Người Việt có nhiều cách nhìn khác nhau về
nước Nga, về người Nga. Nhiều người gắn bó với Liên Xô khi xưa vẫn hay nói về « Tâm
hồn Nga ». Họ kể cho tôi nghe những kỷ niệm thật của họ với các gia đình,
bạn bè, với các bà mẹ Nga. Tôi rất tâm đắc với những kỷ niệm đó.
Họ tự hào, ngưỡng mộ một cách chính đáng
về « Văn hóa Nga ». Những đóng góp của âm nhạc, văn học, nghệ thuật,
điện ảnh v.v… và cả kỹ nghệ Nga vào kho tri thức nhân loại là điều không thể phủ
nhận.
Ngược lại có những người coi « Nga
ngố » là một lũ cục súc, nát rượu, vô văn hóa. Họ lôi các thói xấu của người
Nga khi sang du lịch ở Nha Trang, Vũng Tàu để chứng minh điều đó. Người Việt sống
bằng nghề chợ ở Nga thường kể vễ nỗi kinh hoàng mỗi khi gặp cảnh sát OMOH hoặc
bọn đầu trọc. Đối với đám này, người Việt hay người Trung Á không đáng là người.
(Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của
Putox ở Ukraine – 02/03/2024)
Ngày hôm qua, sau khi theo dõi những hình
ảnh về đám tang của Navalny trên mạng, tôi có bình với một số anh chị: Đám tang
rất đông (không dám dùng từ CỰC ĐÔNG, vì chỉ vài vạn chứ mấy). Đây là vài tấm
tôi chụp màn hình từ một phóng sự của Kênh 13 xin gửi lên đây để quý vị cùng “đếm”
thử xem có đông hay không.
Quay lại với bình luận của tôi hôm qua: Tôi
chỉ nói sơ sơ rằng đám tang diễn ra trong trật tự, thể hiện một sự nguy hiểm
cho Putox. Đến hôm nay bài báo của Politico hay quá, phải dịch để dẫn về đây mà
bình tiếp.
Có thể nói, cho đến giờ phút này, tình thế
của người dân Nga là vô vọng, hay tuyệt vọng… gì cũng được. Đầu tiên, Putox cho
bắt Navalny với tội danh đâu như… bao cao su đã qua sử dụng hay gì đó. Gần đây
là trò mèo loại “đồng chí” Nadezhdin ra khỏi cuộc đua mặc dù nếu có tham gia
tranh cử thì ông này cũng chẳng thắng được.
Đám tang của thủ lãnh đối lập Nga Alexei
Navalny hôm qua quy tụ hàng ngàn người tham dự trong thời tiết băng giá ở Mạc
Tư Khoa. Khắp nơi quần chúng tụ tập tưởng nhớ một người trẻ tuổi can đảm dám đứng
lên chống lại một bạo quyền sắt máu Vladimir Putin và chống cuộc chiến phi
nghĩa ở Ukraine. Có hàng trăm người bị bắt vì bày tỏ lòng thương tiếc.
Cách đây mấy năm Alexei Navalny bị đầu độc
nhưng được chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức giúp di tản qua Đức chữa trị và cứu
sống. Sau khi bình phục Alexei Navalny quay trở lại Liên Bang Nga để đấu tranh
cho nền tự do dân chủ, nhưng anh bị bắt vào tù ngay và thọ án 19 năm.
Hơn một tuần trước Alexei Navalny bỗng đột
ngột qua đời trong nhà tù Kharp ở vùng hoang vu cực bắc lạnh giá. Cả thế giới
phẫn nộ và cho rằng Vladimir Putin đã giết Alexei Navalny trước cuộc bầu cử, để
triệt hạ một mối đe dọa.
Một
thanh niên người Nga bán bánh mì dạo ở Nha Trang. Cảm thấy thu nhập quá thấp,
hôm ấy đi qua một đám ma, thấy đội thổi kèn rất sôi nổi, anh bèn lại gần ngỏ ý
với các thành viên thổi kèn xin việc làm.
Đội
kèn cho thử việc. Anh ấy thổi rất khỏe, nhịp rất đúng, hình như tốt nghiệp nhạc
viện Tchaikovsky.
Nghệ
sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những
giọt nước mắt, cũng đã khép lại trong cái giới hạn tạo hóa không thể khác.
Đám
tang ông, cũng như bao đám tang các nghệ sĩ, có tình nghệ sĩ, có nghĩa nghệ sĩ.
Tuy nhiên, có những ê hề những màn kịch đời mà người đời vẫn diễn. Cộng với đám
ăn hôi mang tên “Youtuber” lồng lộn, lóe chóe, minh chứng cho văn hóa ứng xử
cộng đồng ngày một tệ hại.
Có
lẽ anh nghệ sĩ Vũ Luân không nên ngồi giữa đám tang mà kể lể với báo chí về
việc con rơi hay con không rơi gì đó, xung quanh các ống kính với micro quay tá
lả, thì hình ảnh anh Luân sẽ được nhìn nhận tốt hơn.
Hôm
05.01, cộng đồng Thiên chúa giáo thế giới nói chung, và Tòa thánh Vatican (đất
nước của Chúa) nói riêng, tổ chức tang lễ cho đức cựu Giáo hoàng Benedict 16.
Tang lễ trọng thể, người từ khắp nơi trên thế giới đến viếng ngài.
Giáo
hoàng là đấng bậc như thế nào, quyền năng thế nào, được cả tỉ giáo dân trên địa
cầu kính trọng thế nào, có nhẽ không cần phải giải thích gì thêm.
Nhưng
hãy nhìn chiếc quan tài dành cho ngài, thực giản dị, chỉ là gỗ bình thường,
không kiểu cách, không trang trí, chẳng chạm trổ cầu kỳ. Đó là chiếc áo quan
của mọi người dân bình thường. Nó cũng chỉ được đặt trên chiếc cáng đơn giản có
mấy người khiêng, không cần xe này xe nọ.
Một
thánh lễ an tángvới 100 Hồng y, 420
giám mục, gần 4.000 linh mục đồng tế và khoảng50.000tín hữu tham dự... Tưởng
là long trọng, nhưng lạithiếu quá nhiều
thứ.
-
Đầu thánh lễ lại đi ê a lần hạt Mân côi. Ở Tây mà chẳng có lấy một đội kèn Tây
nào tấu nhạc cho long trời lở đất. Thật buồn tẻ!
-
Đức Giáo hoàng Francis mở đầu thánh lễ quá đơn giản, y hệt mấy thánh lễ ngày
thường ở các xứ đạo: Làm dấu thánh giá, sám hối, Kinh thương xót... Không có
bài mở lễ hoành tráng của vị chủ tế như thường thấy ở Việt Nam.
Hôm
23 tháng chạp vừa rồi, xem VTV1 có chương trình nói về nguy cơ hỏa hoạn do tục
đốt vàng mã gây ra. Trong đó VTV khẳng định đốt vàng mã là "không thể thiếu" và chỉ khuyến cáo người dân cẩn thận.
Cuối chương trình một sĩ quan cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hướng dẫn cách đốt
vàng mã sao cho không gây hậu quả.
Theo
mình, thì không hẳn như vậy.
Lần
xem trong sách vở thì đốt vàng mã có nguồn gốc từ xa xưa ở Trung Quốc, sau đó
lan đến các nước, nhất là các nước Đông Á.
Ngắm
nhìn chiếc quan tài của Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (CHXHCNVN) và chiếc
quan tài của Tổng Giám Mục Desmond Tutu (CH Nam Phi) ai là người có não đều
phải suy nghĩ.
Hai
vị đều Đạo cao, Đức trọng, giữ vị trí cao trong Giáo hội. Nhưng sao Lễ tang và
hai chiếc quan tài lại khác nhau đến thế? Do đâu?
1.
Theo NLĐO- « Đại lão Hòa thượng
Thích Phổ Tuệ cả đời sống cuộc sống giản dị, tụng kinh viết sách, tu tập. Đại
lão Hòa thượng không chỉ là một vị cao tăng đức trí vẹn toàn mà còn là một nông
dân thực sự.
Tôi
không bao giờ muốn nói gì về những người chết mà mình không ưa. Trường hợp Đại
tướng Phùng Quang Thanh (PQT) cũng vậy. Chết là cho qua, rồi lịch sử sẽ phán
xét.
Nhưng
việc tổ chức tang lễ ông PQT như bậc “khai quốc công thần" và khu “lăng
mộ” của ông chiếm mấy ngàn mét vuông ruộng đất ở quê, khiến đành nói vài lời.
1.
Tang lễ của ông giữa lúc giãn cách vì dịch bệnh nhưng được tổ chức tập trung
rất đông người; điếu văn và những lời lẽ ca ngợi ông trên các phương tiện
truyền thông... có cái gì đó “Ý Đảng trái với Lòng Dân”; nó che lấp đi điều gì
đó trước con mắt của Nhân Dân.
Trong một bài viết trên Le Figaro, nhà nghiên cứu Frédéric
Rouvillois, giảng viên đại học đồng thời là nhà văn, nhận định : cuộc
đời của hoàng thân Philip mà tang lễ được cử hành hôm nay 17/04/2021 ở
lâu đài Windsor, là mẫu mực cho truyền thống « Old England », ngược với sự hợm hĩnh thích phô trương của cô dâu hoàng gia Meghan Markle.
Từ ngày 07/03 đến 09/04/2021, chỉ cách nhau năm tuần lễ, hoàng gia
Anh chịu đựng hai cú sốc lớn, được tất cả báo chí thế giới chú ý, xung
quanh hai nhân vật : Meghan Markle, người vợ Mỹ của hoàng tử Harry và
hoàng thân Philip - công tước Edimbourg, phu quân của nữ hoàng Elizabeth
II.
Nhưng đó là điểm chung duy nhất. Sự kiện thứ nhất phơi bày
trước các camera đang tìm kiếm những vụ giựt gân, khoe mẽ ; còn sự kiện
thứ hai, cho thấy những gì mà « Old England », truyền thống
Ăng-lê cùng những giá trị kín đáo mà một nền quân chủ còn có thể mang
lại cho thế giới hiện đại. Hoàng thân Philip chính là hình ảnh ngược lại
của Meghan Markle.