Affichage des articles dont le libellé est Đại học. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đại học. Afficher tous les articles

jeudi 28 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Chưa bao giờ thấy cách viết này trên văn bằng phương Tây

 

Một bạn đọc hỏi tôi rằng cái câu văn sau đây có đúng không:

“Royal Academy of Dramatic Art … in honorary recognition of her doctoral thesis awarded to …”

Tôi nghĩ câu văn đúng văn phạm. Nhưng nó cầu kỳ và nhập nhằng.

Vả lại, các đại học phương Tây không bao giờ dùng đại từ nhân xưng như his/her. Tôi chưa bao giờ thấy cách viết này trên văn bằng ở phương Tây.

mardi 19 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

lundi 4 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam xây dựng nền tự chủ đại học được không ?

Ý chính : Tự chủ Đại học rất có lợi cho việc phát triển quốc gia. Xây dựng Tự chủ Đại học cho Việt Nam khó nhưng khả thi. Vấn đề là: Việt Nam có quyết tâm xây dựng nền Tự chủ Đại học như thế giới không?

Từ Tự Chủ Đại Học gần đây được báo chí nhắc tới như cái đích mà các trường đại học Việt Nam hướng tới. Khái niệm này trước năm 1975 được Miền Nam gọi là Tự trị Đại học và được áp dụng một cách nghiêm túc. Bài viết về vấn đề chuyên môn này dài, xin lược lại. 

A- Khái niệm tự chủ đại học qua những thế kỷ (Lịch sử và triết lý Tự chủ Đại học)

mercredi 30 octobre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Cựu Bộ trưởng Tài chính nước Pháp dạy đại học tại Thụy Sĩ

Ông Bruno Le Maire, cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp dưới thời Tổng thống Macron được các trường Bách Khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Đại học Lausanne (UNIL) và trường International Institute for Management Development (IMD) mời làm giáo sư giảng dạy cho trung tâm Enterprise for Society (E4S).

Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế và tài chính và sinh viên tại hai trường EPFL và UNIL tỏ thái độ không hài lòng về việc ông Le Maire về giảng dạy tại đây. Sinh viên hai trường hoài nghi về năng lực cũng như khả năng dạy học ở trình độ đại học của ông. Nước Pháp mới phát hiện “một lỗ hổng”, không rõ nguyên nhân, gần 50 tỉ Euro khi ông làm Bộ trưởng. Đó là con số cực kỳ to lớn liên quan đến nợ ngân sách tài chính công.

Ông Le Maire đang ngồi trên ghế nóng tại Pháp và đang phải bị điều tra trách nhiệm về món nợ ấy.

lundi 28 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tầng suy thoái thứ mấy ?

Hiện tượng thượng tọa Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, có cho thấy sự suy thoái đạo đức, văn hóa xã hội tới mức cùng cực chưa?

Trước hết là những bài giảng nhảm nhí của “thượng tọa”. Nội dung thì mê tín nhảm nhí, hình thức thì dùng loại ngôn ngữ cơ thể rẻ tiền câu khách, trình độ thì thấp kém, nhưng thầy lại trụ trì một chùa lớn có hàng chục ngàn đệ tử con nhang tròn mắt ngưỡng mộ, sì sụp vái lạy... Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam biết không nhưng tất cả các việc trên đều xảy ra năm này qua năm nọ, trước mũi Giáo hội.

Nhiều việc khoe khoang lố bịch, mặc áo thụng tiến sĩ không đúng chỗ, đăng đàn tự ca ngợi cái khó và cao siêu của công trình làm luận án tiến sĩ của mình...Chỉ cần có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đại học một chút đều nghe rất chối tai vì biết “thượng tọa” chỉ có bịa chuyện, chẳng có kiến thức về điều mình đang nói. 

jeudi 24 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Fan u mê : “Bằng chỉ là tấm giấy, nhân cách sư phụ là mãi mãi”


Hiện thông tin về việc ông Vương Tấn Việt, tức Thích Chân Quang đang dừng lại ở: “thu hồi bằng tiến sĩ, bằng đại học không hợp pháp”.

Điều này không sai. Những bằng này “không hợp pháp” chứ chưa có kết luận nó giả. Không hợp pháp vì ông Việt chưa từng thi tốt nghiệp cấp 3, nên việc học lên cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ đương nhiên là “không hợp pháp”.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, dù bằng tiến sĩ và đại học của ông ta đang là “không hợp pháp”, nhưng bằng cấp 3 chắc chắn là giả. Mà sử dụng bằng giả trong trường hợp này chắc chắn là rất nghiêm trọng.

samedi 19 octobre 2024

Thanh Hằng - Quất chân tu, nghiệp quật luôn

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một văn bản phủ nhận thầy không phải "biên chế chùa". Lập tức làm dậy sóng dư luận, hàng loạt xàm tu bị chỉ mặt đặt tên dưới kính chiếu yêu là thầy Thích Minh Tuệ.

2. Anh Chân Quang "quất" thầy Thích Minh Tuệ bằng một câu "ba trợn", thì nghiệp quật nhanh không tưởng: Anh bị chính Tổng Công ty chùa kỷ luật, khóa a lô 2 năm.

Chưa hết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi lên Quốc hội kiến nghị của cử tri về việc "nhiều vị tu sĩ thuyết pháp mang tính mê tín dị đoan, chê bai nghề nghiệp của người dân và đi ngược giáo lý nhà Phật, gây phản cảm và bức xúc trong cộng đồng", "có thể xảy ra xung đột giữa các tôn giáo và các tín đồ".

dimanche 29 septembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - “Nếu ông học lớp sử của tôi thì ông hẳn được điểm A cộng"

 

"Ông" ở đây là ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Ông còn là một giáo sư, tiến sĩ ở Việt Nam.

"Tôi" ở đây là chị Nguyễn Thị Liên Hằng. Chị ấy là một "refugee"/người tị nạn, là một associate professor/phó giáo sư. Chị làm "moderator"/điều phối trong buổi tiếp kiến ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước tại Đại học Columbia hôm 23/09/2024.

Chị Nguyễn Thị Liên Hằng là người lớn lên ở Mỹ. Năm 1975, chị theo gia đình sang Mỹ định cư. Lúc đó chị mới 5 tuổi.

samedi 21 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Đại học made in Vietnam !


Cái vụ con dấu bị chiếm đoạt nó...bình thường thôi. Tếu nhứt là diễn biến câu chuyện như sau:

Trường Đại học Kinh Bắc (Bắc Ninh) có một ông chủ tịch Hội đồng Trường và một bà làm phó chủ tịch.

Bữa nọ đẹp trời, bà phó chủ tịch tố cáo ông chủ tịch sử dụng bằng Đại học giả. Trường Đại học Mỏ Địa chất xác nhận: Ông chủ tịch không theo học và cũng không có tên trong sổ cấp bằng như thông tin trên bằng...giả.

samedi 31 août 2024

Lê Học Lãnh Vân - La Belle et la Bête hay tiến sĩ và xàm tăng


Cô hoa hậu nói về đọc sách, vì câu nói đó mà không ít người chê bai cô. Đọc sách có cả trăm đường đọc, phần tôi, tôi không dám có ý kiến!

Buổi sáng thứ Bảy, dưới vòm cây, đọc báo thuật lại lời cô hoa hậu nói, nhìn hình cô rất duyên dáng và ăn ảnh, tôi mỉm cười lâng lâng, nâng chiếc tách màu sáng ngà sánh nước da với cà-phê đen so màu tóc…

Rồi lại nhớ tới cờ-líp của thầy tiến-sĩ-hai-năm mà mảnh bằng tốt nghiệp cấp phổ thông của thầy đang như bóng chim tăm cá, thiên hạ không biết đâu mà tìm.

Thư ngỏ từ Trường Đại học Fulbright Việt Nam


Những ngày gần đây, Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright) đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công ác ý trên mạng xã hội.

Các cuộc tấn công này thường sử dụng ngôn ngữ xúc phạm - thậm chí có lời lẽ đe dọa đối với sinh viên, giảng viên, nhân viên, người thân và bạn bè của Fulbright - xoay quanh cáo buộc rằng: chúng tôi tham gia vào những hoạt động ươm mầm cho một cuộc "cách mạng màu" ở Việt Nam.

Những cáo buộc này không chỉ vô căn cứ mà còn hoàn toàn phi lý. Là Hiệu trưởng của Trường, tôi cần phải làm rõ sự thật về chúng tôi là ai và những giá trị mà chúng tôi đại diện.

vendredi 30 août 2024

Mai Bá Kiếm – « Khóa học không sợ hãi » và « khóa học không sợ nghèo », cái nào đáng sợ ?


Năm 2020, trong một lớp dạy làm giàu, thằng diễn giả xưng mày tao, dùng thậm từ chửi học viên, giống con mẹ bán "bún mắng" sỉ nhục thực khách.

Đứa học viên nhu nhược xin lỗi thằng thầy, (cũng giống các lớp dạy làm giàu bằng hô khẩu hiệu, hay lớp dạy bán hàng đa cấp) nhưng không thấy "dư luận viên" (DLV) bảo vệ chế độ lên tiếng?

Nhưng khi ông chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam nhắn nhủ sinh viên tốt nghiệp "giữ vững tinh thần không sợ hãi", và trên phông buổi lễ có câu "Class of the fearless" thì DLV bỗng lo cho an nguy quốc gia.

Lưu Nhi Dũ - Đại học Fulbright, John Kerry, Bob Kerrey và…lá cờ « không sợ hãi »

1. Ngày 21/08, kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam đăng một video về Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) với tít : "Không để cách mạng màu đổi màu giáo dục", nhưng sau đó video này đã bị gỡ bỏ.

Video này cho thấy lễ tốt nghiệp của các sinh viên không diễu hành với quốc kỳ Việt Nam, thay vào đó là cờ Fearless (không sợ hãi) và một số hoạt động khác của trường. Qua đó cho rằng Đại học FUV là mầm mống của "cách mạng màu".

Riêng tôi, tôi không biết FUV có muốn làm điều đó hay không. Và nên nhớ rằng đến nay có hàng ngàn cán bộ Việt Nam (trong có đó cán bộ cấp cao) được học bổng Fulbright, thì sao? Ngoài ra hơn 100.000 sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đủ các ngành, thì sao?

mardi 20 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

Võ Khánh Tuyên - Đâu đến nỗi kinh hoàng ?

Các báo đồng loạt giật tít « kinh hoàng, sốc, không ngờ được » khi các Trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển vượt quá 9 điểm/1 môn thi. Cá biệt có Trường lên đến 9,7 điểm/1 môn.

Thực sự có đến mức « vô lý » đến kinh hoàng như thế không? Tôi nghĩ là hoàn toàn không. Bởi các lẽ sau:

- Tuyển sinh vào các trường theo chỉ tiêu là chủ yếu, gần như không xét đến điểm số. Theo tiêu chí lấy từ cao xuống thấp.

Hà Phan - Tuyển sinh đại học có công bằng cho thí sinh nghèo ở quê ?


Bất chấp quá nhiều phản đối thì việc xét tuyển vào đại học bằng học bạ vẫn được nhiều trường ưa chuộng, vì dễ "vét" thí sinh và tiện lợi cho họ.

Trong khi đó, vì tương lai con em và cả "chúng ta", không ít nơi đã hào phóng với điểm cấp 3 để đẹp lòng các bên và vẹn toàn nhiều thứ. Nếu không sớm bỏ hình thức xét tuyển nhiều lỗ hổng này, thì bất công và tiềm ẩn tiêu cực còn tranh cãi dài dài.

Riêng việc tuyển thẳng qua chứng chỉ SAT, IELTS có lẽ chỉ phù hợp với thí sinh ở nhiều thành phố lớn, gia đình có điều kiện. Từng đó thời gian và tiền bạc để học rồi luyện thi, học sinh dưới quê lấy đâu ra để cạnh tranh sòng phẳng với học sinh thành thị?

lundi 19 août 2024

Hà Phan - Con cháu chúng ta đã thành siêu nhân ?


Tuổi Trẻ chạy tít "Điểm chuẩn đại học 2024: Kinh hoàng mỗi môn 9 điểm vẫn trượt".

Còn chúng ta kinh khiếp với những điểm chuẩn gần ngưỡng tuyệt đối !

Nhưng kinh khủng hơn khi các ngành tuyển tổ hợp văn - sử - địa điểm chuẩn cao chót vót, bỏ xa các ngành xét tuyển toán - lý - hóa. Riêng ngành báo chí, có khi mỗi môn 9 điểm vẫn không vào được đại học, chứ đừng chế giễu 3 môn 9 điểm như lâu nay.

jeudi 15 août 2024

Võ Khánh Tuyên - Pha xử lý cồng kềnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo


Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy lý do rằng mình là đơn vị quản lý nhà nước nên phải cẩn trọng. Nhưng có phải cẩn trọng đến mức quá chậm chạp và xử lý cồng kềnh thế này không?

Gần hai tháng kể từ ngày Bộ ra công văn hỏa tốc, nhưng vẫn không có thông tin gì cho dư luận. Chỉ đến khi Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận yêu cầu từ Ban Tôn giáo Chính phủ-Bộ Nội vụ và có kết quả xác minh ngay sau 5 ngày làm việc, thì Bộ mới lên tiếng rằng cũng có xác minh và có cơ sở là "bằng giả".

Vậy mà nay Bộ thành lập cái Hội đồng thẩm định Luận Án Tiến sĩ để làm gì?

lundi 15 juillet 2024

Nguyễn Xuân Diện - Bảy lần bẻ ghi của Đại học Luật Hà Nội trong vụ Vương Tấn Việt


Việc tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019, có dấu hiệu Đại học Luật Hà Nội (ĐHLHN) liên tục “bẻ ghi” nhằm mục đích tạo điều kiện để ông Vương Tấn Việt (VTV) được công nhận nghiên cứu sinh đợt này.

Trong đó có những vi phạm của chính quy định 261/QĐ-ĐHLHN ngày 24/1/2019 của ĐHLHN (“QĐ 261”).

1. “Bẻ ghi” lần thứ nhất

samedi 13 juillet 2024

Nguyễn Tiến Tường - Những giáo sư Đại học Luật Hà Nội!


Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi dành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.

Để được làm cử nhân là nhiều năm dùi mài đèn sách, có cả sự hy sinh của mẹ cha gia đình. Để có tấm bằng đỏ, nhiều người phải hy sinh cả quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp. Để có tấm bằng tiến sĩ luật, có khi phải hy sinh hơn nửa cuộc đời.

Các giáo sư trao hàng loạt tấm bằng đỏ cho những kẻ chuyên tụng kinh gõ mõ trong chùa ra, trong một khóa học bì bõm ngắn hạn giữa dịch cô vít. Đó là một hành động chà đạp khát vọng của bao thế hệ sinh viên, phỉ báng cả ngôi trường cho các vị danh vọng bao năm qua, phỉ báng cả niềm tin của xã hội vào ngành luật và hệ thống giáo dục.