"Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người… Cô hiểu không?
Chúng tôi có một quyết định…
Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa. Nó đã chết. Và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và về bất cứ người nào trong chúng tôi…"
Có một câu chuyện tương tự xảy ra trong Chiến tranh Việt Nam và từng được người trong cuộc kể lại.
Chiến tranh không có khuôn mặt con người.
"Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ", Nobel văn chương 2015. Tôi không biết có phải là lần đầu tiên Nobel trao giải cho thể loại phi hư cấu, tác giả là Svetlana Alexievich. Bản dịch không bị cắt gọt, không kiểm duyệt, của Nguyên Ngọc, một nhà văn đã từng đi qua hai cuộc chiến tranh.
“Chúng tôi bị bao vây… Chúng tôi quyết định: rạng sáng, sẽ cố chọc thủng trận tuyến địch. Đằng nào chúng tôi cũng chết, thà chết trong chiến đấu. Ở chỗ chúng tôi có ba cô gái. Đêm, họ đi với tất cả những ai có thể…. Bởi, dĩ nhiên, hông phải ai cũng có thể. Vấn đề ở chỗ thần kinh, cô biết đấy. Chúng tôi chuẩn bị chết. Một số người đã lựa chọn giữa tình yêu và cái chết, vì họ không đủ sức mạnh cho cả hai…”
“Đàn ông náu mình đằng sau các sự kiện… trong khi phụ nữ cảm nhận chiến tranh qua các xúc cảm”.
Bạn nhất định phải đọc dù những người có thần kinh yếu như tôi không bao giờ có thể đọc một mạch hơn 5 trang. “Không có anh hùng, không có chiến công, chỉ có những cá nhân bị cuốn vào những công việc phi nhân của nhân loại”.
HUY ĐỨC 29.05.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.