Affichage des articles dont le libellé est Thiên nhiên. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thiên nhiên. Afficher tous les articles

mercredi 31 janvier 2024

Nguyễn Gia Việt - Sao lại khoét núi làm tượng Phật ?

 

Nhìn Núi Sam Châu Đốc bị cắt một khúc làm tượng Phật thấy tiếc tiếc cảnh thiên nhiên. Ai cũng biết Núi Sam đâu có lớn gì đâu!

Thiệt ra sá gì tượng lớn hay nhỏ, Phật trong tâm! Mà đôi khi chúng sanh cứ thích những cái khổng lồ để chụp hình và chỉ vậy thôi.

"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền"

dimanche 14 janvier 2024

Hà Phan - Không phải dạng vừa !

 

Ai cũng hiểu chẳng phải tự nhiên mà tòa nhà không phép lù lù một đống mọc giữa Đồi Cù Đà Lạt, đến bây giờ mới bị phơi bày!

Nếu có kẻ "lơ" cho chuyện như thách thức dư luận này là ai chắc rồi sớm rõ, nhưng chủ đầu tư - công ty cổ phần (CTCP) Hoàng Gia Đà Lạt cũng hổng phải dạng vừa!

Theo báo Vietnamnet, cổ đông lớn nhất nắm đến 78 % vốn tại dự án của công ty trên là Dương Trương Thiên Lý, người từng đoạt Á hậu 2 của cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam năm 2008, còn được biết đến là vợ của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Quốc Toàn. Ông Toàn chính là con trai của cố doanh nhân Trần Thị Hường, tức Tư Hường, người sáng lập “đế chế” bất động sản Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á.

jeudi 11 janvier 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Phá Đà Lạt đến thế này, là tội ác chứ không chỉ là sai phạm!

Đồi Cù mượt, trải thảm xanh nhìn bất tận đến núi thiêng Langbiang, đã bị băm nát lỗ chỗ; cắm một tòa nhà sừng sững như cái thảm tận thế che khuất hẳn ngọn núi.

Xưa nay Đà Lạt bị hãm hại từng phần, cả thành phố nhìn từ trên chen chúc như cái nghĩa địa thị thành. Nay chơi một phát chí mạng bằng cái gọi là "công trình sân gôn", thì mới thấy cái sự phá hoại một cách khốn nạn của con người dành cho Đà Lạt thực sự đã tột đỉnh.

Ngang ngược thay, tòa nhà bốn tầng chắn núi thiêng ấy lại là nhà không phép (chứ không phải sai phép).

mercredi 3 janvier 2024

Trần Kiên Cường - Nước Úc không phải của tôi (2)

 

2. Rất tản mạn về Úc quốc

Đẹp, an toàn, phồn vinh, nhưng….chỉ có Phở Cừu là lạ !

Cậu em bảo: “Vietnam Airlines mới mở đường bay qua Perth, có khuyến mại, anh bay nhé!”. OK luôn. Gì chứ tiết kiệm để qua Úc cũng là phần nào thỏa ước mơ xưa mà! Ngày trước tiết kiệm mãi có được đi đâu.

Của đáng tội, cái tên Perth lần đầu tiên tôi nghe thấy (ha ha). Địa danh mảnh đất Viễn Tây nước Úc này không phải là phổ biến cho dân Việt bản xứ như mình. Tìm hiểu ra thì chỉ riêng cái bang Western Australia mà Perth là thủ phủ này có diện tích to gấp 8 lần đất Việt, mới thấy cái hiểu biết của mình với thế giới xung quanh còn nhỏ hơn hạt cát.

lundi 13 novembre 2023

Nguyễn Thông - Phân cục phân cục trưởng

Theo báo Tiền Phong hôm nay 13.11, tại hội nghị về di sản, "Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền chia sẻ liên quan đến dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề gây xôn xao dư luận gần đây.

Bà Lê Thị Thu Hiền nói rằng khu vực thực hiện dự án ở vùng đất đồi núi, đầm lầy, khu nuôi thả vịt, không có người dân, không có di sản, di tích, không có quy hoạch du lịch. Đây cũng là khu vực cuối vịnh Bái Tử Long đổ ra biển. Tuy nhiên việc triển khai vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật".

Như thế là quá rõ, bà cục trưởng cho rằng việc lấp biển quây đảo ở vịnh Bái Tử Long không phạm vào di sản, danh lam thắng cảnh gì, được pháp luật hiện hành cho phép.

dimanche 12 novembre 2023

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (3)

 

Không chỉ ông trời lấn biển mở đất, mà chính người cũng liên tục ăn biển.

Cách nay cũng chưa xa, gần nửa thế kỷ chứ bao nhiêu, những năm 80 trở về trước, người ta ít quan tâm tới đất ven biển. Từ Móng Cái Quảng Ninh lần theo bờ biển qua Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa vào tít tận Vĩnh Linh, rồi sau 1975 kéo tới tận Cà Mau, Rạch Giá, đất ven biển rất hoang sơ, chả mấy ai để ý. Không bị những khu du lịch, rì sọt, khách sạn chia năm xẻ bảy, xâm chiếm như sau này.

Ông bạn tôi bảo, đến ngay cả Hoàng Sa, Trường Sa còn không được vào bản đồ, vào sách giáo khoa thì mấy vùng rừng ngập mặn, nước lợ, cửa sông, bãi bồi ai mà thèm để ý. Nhắc vậy để thấy rằng con cháu rất có lỗi với tiền nhân, tổ tiên, những người khai sơn phá thạch lấn biển mở mang và bảo vệ bờ cõi, như cụ Nguyễn Công Trứ chẳng hạn.

samedi 11 novembre 2023

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (2)

 

Dù vùng bảo vệ 1 hay bảo vệ 2 thì cũng phải bảo vệ nghiêm ngặt, đúng như khái niệm, tên gọi “bảo vệ”.

Theo quy định của chính phủ, vịnh Hạ Long là vùng cốt lõi, bảo vệ 1; còn những chỗ bên ngoài, nhất là khu vực tiếp giáp, gọi là vùng đệm, bảo vệ 2. Chỗ biển đảo lô nhô thuộc phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả bị đổ đất đá làm cho nham nhở biến dạng chính là vùng đệm, bảo vệ 2.

Muốn thay đổi nó phải có ý kiến từ chính phủ, được duyệt từ cấp trung ương, chứ chính quyền tỉnh Quảng Ninh không có quyền. Nếu đám Quảng Ninh tự ý cho phép, là xé rào, làm bậy, cần bị xử lý nghiêm khắc, thậm chí khởi tố, truy tố.

jeudi 9 novembre 2023

Nguyễn Thông - Di sản thế giới hay ao làng? (1)

 

Những ồn ào về việc lấp biển ở tỉnh Quảng Ninh những ngày qua cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che. Cách nào kiểu nào cũng không tốt.

Trước hết, cần thừa nhận nơi bị lấp không nằm hẳn trong vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới, thậm chí được công nhận, “cấp bằng” những hai lần. Cũng cần nói thêm, thứ danh hiệu do UNESCO cấp này cũng không đến mức hãnh diện lắm đâu. “Nó” ban phát tràn lan, dĩ nhiên phải nộp tiền kẹp vào hồ sơ, cũng như Đại học Đông Đô bán bằng vậy. Liên Hiệp Quốc xôi thịt còn chả ăn ai, huống hồ đám trực thuộc như U nét, WHO, ủy ban nhân quyền… Họp xài tiền đóng góp là chính, chứ nên cơm cháo gì.

Di sản hay không là do mình, chứ chẳng phụ thuộc vào u nét u niếc. Sản là tài sản (vật chất hoặc tinh thần), di là truyền lại, để lại. Di sản là thứ do cha ông, tiền nhân để lại cho con cháu. Vịnh Hạ Long cũng như cả cõi đất Việt này là di sản truyền đời, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Nghiêm cấm việc dâng hiến cho ngoại bang, bán, cắt bỏ, tàn phá.

mercredi 8 novembre 2023

Phó Đức An - Ngứa mắt kinh khủng

Người Hồng Kông hay nói câu 畫蛇添足 đọc là “Vạc xề thím chúc” tức vẽ rắn thêm chân, áp dụng vào vụ này là rất chuẩn. Một sự lố bịch, vô văn hóa, vô kiến thức đến không còn từ nào để tả.

Một cảnh đẹp thần thánh, một hòn non bộ do Thượng đế tạo nên kỳ vĩ như vậy bị một bọn người tham lam ngu xuẩn biến nó thành nàng tiên bị bao quanh bởi bãi c*t chó ghê tởm đến rợn người.

Khách du lịch nước ngoài đến đây chắc chắn sẽ cười thầm: Ghê tởm quá, nước Nam sao lại vì hút tiền mà biến thành tầm thường vậy?

Hoàng Nguyên Vũ - Việc hãm hại cảnh quan thiên nhiên này cần dừng lại!

 

Một dự án khinh khỉnh mọc lên ngay vùng đệm Vịnh Hạ Long, biến những hòn núi duyên dáng trên biển thành những hòn non bộ sân nhà.

Tại 3,88 hecta vùng đệm, ngay cửa ngõ của Vịnh, sẽ mọc lên nào nhà nào người. Người có tiền được sống giữa biển với những hòn núi đá vôi rất Hạ Long. Thiên nhiên bị xâm hại thô bạo – có vẻ như đây là một lựa chọn của người có tiền xứ ta thì phải?

Ảnh chụp từ báo chí, những con đường đất đá đã lấp biển, vàng chuệch, như cái thòng lọng thắt vào cổ thiên nhiên.

Dương Quốc Chính – Dự đoán về một quy trình

 

Vụ non bộ quy trình đánh đập sẽ thế này nhé:

Vụ kia là phát súng khởi động thôi. Sau đó báo chí sẽ "hé lộ" ông chủ thật đứng sau doanh nghiệp đầu tư, chứ cu gì 84 là đứng tên làm thuê thôi.

Bới ra ông chủ thật, rồi mới móc ra sai phạm chỗ nọ chỗ kia, rồi liên quan tới bác nọ bác kia quan chức. Xong bác quan chức bên dưới lại liên quan đến bác quan chức bên trên. Đó mới là mục đích cuối cùng.

lundi 6 novembre 2023

Lê Thanh Phong - Chuyện vịnh Hạ Long

 

Chủ đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất để làm dự án khu đô thị với giá 1.192 tỉ đồng.

Tổng diện tích của dự án này khoảng 31,8 hecta, trong đó có 3,88 hecta thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã góp ý kiến thỏa thuận về Dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả tại văn bản số 207/BVHTTDL-KHTC ngày 20.2.2023.

Dương Quốc Chính - Đào núi và lấp biển

 

Cái vụ hòn non bộ ở Cẩm Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần thiết, là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó!

Cứ Google "lấp biển Cẩm Phả" là ra một đống báo đánh đồng loạt. Vụ này anh em quan lại Quảng Ninh lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng doanh nghiệp đầu tư đâu. Nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp họ xin được đầu tư, đấu giá này kia...là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công (dù cái này hầu như là làm màu).

vendredi 8 septembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Giá trị sinh môi học của khu rừng sáu trăm héc-ta

 

Ngành Ecology, tiếng Việt gọi là Sinh môi học, nghiên cứu mối quan hệ giữa Sinh vật với Môi trường, bao gồm sinh vật với sinh vật và với môi trường sống trên một vùng địa lý nhất định.

Trong Sinh Môi học người ta chia ra năm cấp độ nghiên cứu, gồm có Sinh vật (Organism), Dân cư (Population), Quần thể (Community), Hệ sinh thái (Ecosystem) và Sinh quyển (Biosphere). Tương ứng với từng cấp độ, các nhà sinh môi học có các nhánh nghiên cứu Sinh môi học Sinh vật, Sinh môi học Dân cư, Sinh môi học Quần thể, Sinh môi học Hệ Sinh thái, Sinh môi học Sinh quyển.

Sinh môi học dùng kiến thức của nhiều ngành khác nhau, ít nhất gồm các ngành sinh lý học, sinh hóa học, động vật học, thực vật học, vi sinh học, sinh học tập tính, tiến hóa học, thổ nhưỡng, hóa học, vật lý học…

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ hồ Ka Pét, Bình Thuận còn muốn phá rừng làm một hồ khác hoành tráng hơn

 

(Phải công nhận là địa phương này rất khoái hồ thủy lợi, mà lại nhấn chìm rừng để làm mới chịu).

Đó là hồ thủy lợi La Ngà 3, với tổng diện tích 6.600 hecta đang trong giai đoạn triển khai lập dự án, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ dự án.

Theo tạp chí Môi trường, dự án hồ La Ngà 3 nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh (một huyện báo động đỏ nạn phá rừng), thuộc nhóm A, đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước với tổng chi phí đầu tư là 10 ngàn tỉ đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là đơn vị chủ quản.

Dương Quốc Chính - Minh bạch để đồng thuận

 

Về cái hồ Ka Pét, để tránh đánh giá cảm tính, thì bên chủ đầu tư cần minh bạch Báo cáo nghiên cứu khả thi. Bên phản đối cần cử ra một nhóm chuyên gia thủy lợi, có thể góp tiền cộng đồng để thuê một đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định, chất vấn chủ đầu tư.

Chứ còn chửi suông cảm tính thì vô ích. Dân bảo không được phá rừng để bảo vệ môi trường, chủ đầu tư bảo cần làm để cứu nông nghiệp khỏi hạn hán, chả ai nghe ai. Dư luận viên của hai bên thì tung tin giả để định hướng.

Hiện tại thông tin đang bất đối xứng, dân có thông tin hạn chế, thậm chí có thể fake. Còn chủ đầu tư đương nhiên có đủ số liệu dự án, nhưng không biết liệu có cố tình fake hay không.

Nguyễn Ngọc Chu - Có hồ La Ngà thì không cần hồ Ka Pét

Người nào đến nhiệm kỳ của mình cũng muốn để lại dấu ấn. Tất cả các dấu ấn họ để lại không ngoài các dự án. Dự án nào cũng liên quan đến cắt đất, đốn cây. Ai cũng hô hào “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”. Chỉ có hậu thế mới thực sự thấm thía thế nào là môi trường sống “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” mà tiền nhân để lại.

CÓ HỒ LA NGÀ 3 THÌ KHÔNG CẦN HỒ KA PÉT

I. HỒ CHỨA NƯỚC LA NGÀ 3

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã có các công văn gửi Chính Phủ xin thu hồi hoặc di dời thủy điện La Ngâu về sau hồ chứa nước La Ngà 3. Xác định La Ngà 3 là “công trình chiến lược đa mục tiêu”. Được ưutiên trong quy hoạch quốc gia, và mong muốn được đưa vào xây dựng càng sớm càngtốt.

Về dung tích và kỳ vọng :

jeudi 7 septembre 2023

Hoàng Dũng - Ngay từ năm 2019 đã có đại biểu Quốc hội phản đối làm hồ Ka Pét

 

Trong phiên thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, đại biểu Quốc hội Phan Thái Bình- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho biết :

“Qua kết quả khảo sát 11 ô tiêu chuẩn, thì đã có tới 332 cây gỗ trong khu vực hồ chứa Ka Pet thuộc 43 loài thực vật thân gỗ, 36 chi và 23 họ thực vật khác nhau. Trong đó có 2 loài trong danh mục các loài thực vật quý hiếm của sách đỏ Việt Nam; 8 loài thuộc danh mục thực vật quý hiếm theo sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Đặc biệt có những loài thuộc nhóm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nếu không được quản lý chặt chẽ.”

mercredi 6 septembre 2023

Phó Đức An - Có ai nghe được tiếng thở dài của rừng thiêng?

Đó là tiếng thở dài não nề của một khu rừng nguyên sinh sắp bị hủy diệt bởi những lý do nhẹ tênh, mà bên cạnh đó vẫn có những phương án khác thay thế!

Mấy bữa nay cộng đồng mạng và xã hội rộ lên sự phản đối, phẫn nộ về hồ chứa nước Ka Pét. Bởi dự án này sẽ phải phá hủy đi 600 hecta rừng tự nhiên ở xã Mỹ Thạnh có 137 ha rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, có rất nhiều loại gỗ quý, như: lim, cẩm, hương, trắc, căm xe, mun, bằng lăng. Người dân địa phương cho biết họ từng gặp nhiều loài động vật trong rừng như rùa, nai đỏ, khỉ, voọc, heo rừng, chồn hương, nhím, kỳ đà.

Phá một khoảng rừng quý giá ngàn năm để chỉ vì một số nhu cầu không xứng tầm như cung cấp nước cho nông nghiệp, khu công nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường và điều tiết nước vùng hạ du Hàm Thuận Nam.

Nguyễn Ngọc Chu - Giải pháp cho rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh và hồ chứa nước Ka Pét

 

Xem bản đồ của Google, rừng nguyên sinh Mỹ Thạnh có màu xanh đậm nhất trên toàn bộ giải đất phía Nam Tây Nguyên và Bình Thuận, kéo dài từ Gia Nghĩa, qua Bảo Lộc đến Phan Thiết. Mở rộng lên toàn bộ đất nước thì Mỹ Thạnh là một trong số rất ít các vùng có màu đậm nhất.

Nhìn bản đồ rừng Việt Nam từ năm 1945 qua các thời kỳ mà trong lòng như có muối xát. Chúng ta không chỉ làm ngắn tuổi thọ chính mình, mà đang cắt từng phần tuổi thọ của các đời con cháu.

1. VÀI NÉT VỀ DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC KA PÉT

Nghĩ rằng, trước khi quyết định triệt phá 680,41 ha rừng tự nhiên, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhiệm kỳ 2010-2015 đã phải “nhắc lên, đặt xuống” nhiều lần. Và dự đoán rằng, trước khi bấm nút thông quyết định biến 680,41 ha rừng nguyên sinh thành lòng hồ Ka Pét, 500 vị đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng đã “rất trăn trở.”