Affichage des articles dont le libellé est Thích Quảng Độ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thích Quảng Độ. Afficher tous les articles

mardi 28 novembre 2023

Tư liệu : Quý Thầy Quảng Độ, Tuệ Sỹ Không Tiếp Thầy Nhất Hạnh

(Bài đăng trên trang Việt Báo ngày 26/01/2005)

SAIGON -- Dưới đây là bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế gửi từ Paris ngày 25-1-2005, nội dung về việc phái đoàn Làng Mai ghé thăm trụ xứ của một số chư tôn túc GHPGVNTN.

Sư Ông Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đến Thanh Minh Thiền viện và Tu viện Quảng Hương Già Lam nhưng không được Hòa thượng Thích Quảng Độ và Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ tiếp.

Chiều thứ ba hôm nay, tin từ Saigon chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cho biết một số sự việc mấy ngày qua, liên quan đến chuyến đi của Sư Ông Nhất Hạnh và chư Đại tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

dimanche 1 mars 2020

Nguyễn Huệ Chi – Nhắc lại một kỷ niệm để tưởng nhớ đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ



Năm 1992, bấy giờ tôi đang là cán bộ của Viện Văn học, hơn nữa lại đang giữ một chức về khoa học cũng có thể gọi là to: Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện. Nhân đang được Viện giao Chủ biên công trình "Thơ văn Lý-Trần", tôi đề nghị với Viện trưởng kiêm Tổng biên tập tờ "Tạp chí Văn học" cho mình chịu trách nhiệm ra một số đặc san về văn học Phật giáo, được Viện trưởng chấp nhận. 

Trong khi chuẩn bị cho số báo này, tôi nghe phong thanh ở Thái Bình có một nhà sư tài giỏi từ miền Nam bị Nhà nước lưu đày ra đây đã hơn mười năm, vì tội không thừa nhận Hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước cai quản mà chủ trương một tổ chức Phật giáo độc lập lấy tên là Hội Phật giáo Thống nhất, có Ban lãnh đạo do toàn thể hội viên bầu lấy, và có đường lối tu tập riêng của mình. 

Tiếng tăm vị sư lan tỏa rất xa, từ Thái Bình bay lên đến Hà Nội, với những lời đồn thổi khiến người nghe hết sức tò mò, rằng đây là một nhà Phật học thông thái phi thường, khác xa lớp sư trụ trì ở các chùa miền Bắc trước nay.

mardi 25 février 2020

Trần Trung Đạo - Đọc hai bài thơ « Chiều đông » và « Con có một Tổ quốc »


Một lần trong nhiều năm trước, tôi được ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ mời đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ nhất, được tổ chức tại đại học Emerson, thành phố Boston.

Vì khẩu hiệu chính của đại hội là "Tôi là người Việt Nam" nên buổi tâm tình của tôi cũng tập trung chung quanh ý nghĩa của câu khẩu hiệu này. Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp chia sẻ với các em niềm vui khi biết các em đã trưởng thành.

Đối với các em du học sinh, những người sinh sau cuộc chiến Việt Nam, có được cơ hội ra nước ngoài học hỏi, không phải em nào cũng là cộng sản.

Nguyễn Văn Tuấn - Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 - 2020): Chân tu và trí thức


Phải dành một ngày quên đi chuyện Covid-19 để tưởng nhớ đến một người rất quan trọng: Hòa thượng Thích Quảng Độ (*). Thầy mới qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong hai chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.

Hai hòa thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lý do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hòa thượng rất ư khác nhau.

dimanche 23 février 2020

Dương Quốc Chính - Thích Quảng Độ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất



Cụ Thích Quảng Độ thuộc thành phần phản động đời đầu, kể từ khi nước Việt Nam thống nhất. Nên anh em phản động mầm chồi bây giờ có thể không rõ về cụ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cũng ít người biết, do hiện nay nó là bất hợp pháp.

Mình biết đến hai cái tên này từ hồi bé bé, còn nghe đài địch (chưa có internet). Hồi đó, 199x, còn có chuyện Phật giáo ở Huế biểu tình to lắm, đốt cả ô tô của công an. Những chuyện kiểu này sử sách không có chép lại, nên anh em phản động bây giờ ít biết.

GHPGVNTN thành lập từ năm 1964, sau biến cố Phật giáo khiến Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Giáo hội này thống nhất các tổ chức Phật giáo miền Nam lại, chủ yếu là thống nhất hai nhánh Phật giáo Bắc Tông (du nhập từ miền Bắc, từ Trung Quốc sang) và Nam Tông (Phật giáo nguyên thủy, từ Ấn Độ sang). 

Chỉ có một tờ báo Việt Nam đưa tin hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch



Nhạc sĩ TuấnKhanh :


Theo các dòng tin tức, báo Tuổi Trẻ ở Saigon là tờ báo thời sự duy nhất của nhà nước Việt Nam, đã xé rào, bất thường đưa tin một cách đàng hoàng về việc hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời, trên trang điện tử.

Nhưng chỉ vài giờ đồng hồ, bài đã bị gỡ xuống. Trang tin báo lỗi tin học 404, như loại lỗi biểu trưng của cả hệ thống tuyên truyền.

Không ai ngạc nhiên cả. Ngàn năm sau, người cộng sản vẫn vậy mà thôi. Nhưng dẫu sao, cảm ơn những người làm báo đã bàn bạc, tranh cãi và quyết đưa lên trang tin, dù chỉ vài giờ.

Trần Trung Đạo - Chiều đông



(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa. 

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông. 

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.

Mạnh Kim - Thích Quảng Độ 1928-2020, những ngày tháng biến động



Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975…

Ngay sau 30-4-1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị “đi cải tạo”. Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22-11-1975. 

Trong bản tuyên bố để lại, Đại đức Thích Tuệ Hiền viết: Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…”.

samedi 22 février 2020

Tuấn Khanh - Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch, mất mát lớn của Phật giáo Việt Nam


Hòa thượng Thích Quảng Độ năm 2007.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi.

Hòa thượng Thích Quảng Độ là người đứng đầu Giáo hội PGVNTN, một giáo hội không được nhà nước Việt Nam thừa nhận vì luôn khẳng định sự độc lập trong tinh thần tín ngưỡng và từ chối mọi sự thỏa hiệp với nhà nước vô thần. Ngài đã bị chính quyền Việt Nam sau 1975 bỏ tù nhiều năm, bị lưu giam ở Thái Bình trong giai đoạn 1970 - 1980.

Vào năm 1995 hòa thượng bị Công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giam và bị phạt tù 5 năm và 5 năm quản chế với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước”. Ngài cũng từng bị bắt giam trở lại sau khi phát động các hoạt động nhân đạo cứu trợ cho đồng bào sông Cửu Long bị bão lụt vài năm 2007.