Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Thị Hoàng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Thị Hoàng. Afficher tous les articles

vendredi 23 avril 2021

Nguyễn Đình Bổn - "Văn học đô thị miền Nam" là gì?


Sau khi chiếm miền Nam, người cộng sản đã rất quyết tâm tiêu diệt nền văn học nghệ thuật, học thuật của Việt Nam Cộng Hòa.

Đầu tiên họ gọi đó là nọc độc của văn hóa Mỹ ngụy. Sau này họ giảm bớt gọi là văn học vùng tạm chiếm, rồi Văn học đô thị miền Nam - cùng với ý nghĩa là các vùng đô thị bị tạm chiếm, bị Mỹ ngụy kìm kẹp hoặc tha hóa, không chính danh.

Là một nhà văn, bà Nguyễn Thị Hoàng tất nhiên hiểu rất rõ cụm từ này.

Thanh Hằng - Một thời sách cấm

 


Cuốn “Vòng tay học trò” của Nguyễn Thị Hoàng vừa chính thức ra mắt trở lại, làm mình chợt nhớ hồi nhỏ, từng lén lút đọc ngấu nghiến cuốn sách này.

Hồi ý, tức là sau khi thống nhất đất nước, bạn của bà chị gái có người thân trong Nam nên mỗi lần bố chị ấy vào Nam, lại mang ra một lô truyện. Mà sách của miền Nam khi đó bị coi là sách cấm.

Bà chị mượn về nên mình cũng được đọc ké. Lúc vui thì bà ý cho đọc, lúc tinh tướng thì bà ý bảo trẻ con biết gì mà đọc, nên mình phải đọc trộm. Thế mà đoạn nào hay còn chép lại cơ ý ! Trong số này, có “Vòng tay học trò” và cả mấy cuốn chưởng của Kim Dung.

Tuấn Khanh - "Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam"


Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì bà rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Rồi mới đây, thoáng thấy trên Facebook, báo điện tử... những lời chia sẻ với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng về cuốn sách Vòng tay học trò được tái bản, cùng sự hào hứng quen gọi tên là tác phẩm thuộc "dòng văn học đô thị miền Nam".

Nghe mà đột nhiên thấy chạnh lòng. Nghe "đô thị", có vẻ như co cụm và không thuộc về nhân dân. Nói như nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, nói văn chương "đô thị" miền Nam, thì không sai nhưng thừa. Bởi sự nhấn nhá riêng "đô thị" của miệng lưỡi tuyên truyền là thừa ác ý. Có nơi còn gọi là sự "trở lại"!