Affichage des articles dont le libellé est Adolf Hitler. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Adolf Hitler. Afficher tous les articles

vendredi 29 novembre 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/11/2024

 

1. Bom bay V2 của Putox

“Bom bay” – nhẽ ra phải gọi là tên lửa mới đúng – V-2 còn được gọi là “Vergeltungswaffe” nghĩa là “Vũ khí báo thù,” được phát-xít Đức sử dụng để tấn công London trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

V-2 là tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh, có khối lượng 12.500 kg, dài 14 m, đầu đạn nặng 1.000 kg với lượng thuốc nổ 910 kg. Cơ chế kích nổ của nó do va chạm, khi chạm vào đâu đó thì nó sẽ nổ tức thời.

Tháng 9 năm 1944, những quả tên lửa V-2 đầu tiên được phóng vào Anh quốc. Ngày 5 tháng 11 năm 1944, một tên lửa V-2 được phóng từ Hague, Hà Lan đã phát nổ ở Islington, London, khiến 35 người thiệt mạng. Ngày 27 tháng 3 năm 1945 quả tên lửa V-2 cuối cùng được phóng tại Orpington ở Kent.

mardi 29 octobre 2024

Trần Trung Đạo - BRICS và viễn ảnh đầy đe dọa của Thế chiến Thứ Ba

Jamie Dimon, MBA từ đại học Harvard, Tổng Giám Đốc Điều Hành (CEO) công ty tài chánh và ngân hàng lớn nhất thế giới JPMorgan Chase là người được cho có triển vọng trở thành Bộ trưởng Tài Chánh dưới thời tổng thống Mỹ 2024-2028, dù là cựu Tổng thống (TT) Donald Trump hay Phó Tổng thống Kamala Harris.

Mặc dù là nhà tài chánh nổi tiếng thế giới, quan tâm trước mắt của Tổng Giám Đốc Jamie Dimon hiện nay là Thế chiến Thứ Ba.

Thứ Năm tuần trước, 24 tháng 10, 2024, tại hội nghị hàng năm của Viện Tài Chánh Quốc Tế, Jamie Dimon cho rằng các đối thủ của Mỹ trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Hàn, đang tìm cách tháo dỡ hệ thống kinh tế tài chính của Mỹ và Tây Phương đã được thiết lập từ sau Thế chiến Thứ Hai. Ông cảnh cáo “Thế chiến Thứ Ba đã bắt đầu” “chúng ta đang phải đối phó với nhiều mặt trận được phối hợp bởi nhiều quốc gia”.

samedi 20 juillet 2024

Thọ Nguyễn - Vụ mưu sát Hitler bất thành cách đây 80 năm

Người Việt chỉ biết hôm nay 20.07 là ngày ký kết hiệp định Geneve 70 năm trước. Hiệp định này chấm dứt cuộc chiến tranh 9 năm với Pháp, nhưng lại chia đôi nước Việt Nam thành hai chế độ và khởi đầu cho một cuộc chiến tranh khác, đẫm máu hơn.

Người Đức thì hàng năm kỷ niệm ngày 20.07.1944 là ngày vụ mưu sát Hitler bất thành của nhóm kháng chiến tập hợp xung quanh đại tá, bá tước Claus Schenk von Stauffenberg. Năm nay là đúng 80 năm.

Vụ mưu sát và đảo chính bất thành, von Stauffenberg và khoảng 200 sĩ quan, tướng tá và quan chức của chế độ quốc xã bị hành quyết. Những người nổi tiếng như thống chế Rommel thì bị bức tử.

mercredi 10 juillet 2024

Mạc Văn Trang - Chết cười !

Đôi lời : VKontakte là mạng xã hội của Nga tương đương Facebook, đứng thứ 25 trong số trang được xem nhiều nhất thế giới. Người sáng lập là Pavel Dourov do từ chối hợp tác với FSB, năm 2014 đã bị ép phải bán lại cho hai nhà tài phiệt thân Putin (TM).

Một người Nga đã đăng 18 bài thơ ca ngợi nước Nga và Putin trên trang VKontakte (chắc là trang điện tử của Quốc hội Nga).

Vậy là 130 dân biểu và thượng nghị sĩ like, share và ngâm nga để nịnh bợ, tâng bốc Putin bạo chúa.

samedi 30 mars 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chiến tranh thế giới thứ III ?

 

Nhân loại đã chìm đắm trong chiến tranh trong suốt quá trình phát triển. Để tồn tại, súc vật phải giết nhau, phải ăn thịt nhau để tồn tại. Con người cũng chỉ là một loại động vật nên cũng không thể tránh khỏi quy luật sinh tồn.

Nhưng rồi tính súc vật của con người càng ngày càng ít đi vì con người càng ngày càng văn minh hơn qua thời gian tiến triển. Tiếc rằng trên thế gian có các dân tộc không chịu tiến hóa, không chịu phát triển.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, phần lớn biên giới các quốc gia đã định hình. Liên hợp quốc được thành lập với sự tham gia của hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Đại chiến đã nuốt đi hơn 50 triệu sinh mạng, tưởng rằng nhân loại đã quá tởn với chiến tranh. Đúng thế, tởn thật luôn. Nhưng cũng chẳng được bao lâu.

mardi 12 mars 2024

Trần Trung Đạo - Nhân dịp tưởng niệm Gạc Ma, so sánh « chiến thuật xúc xích » của Hitler và Tập Cận Bình

 

Salami là một loại xúc xích làm bằng thịt bò hay heo được cắt thành những lát mỏng để ăn. Khi dùng trong chính trị học, “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) là một chiến thuật nhằm chẻ mỏng đối phương để dễ bề lần lượt tiêu diệt toàn bộ.

Chiến thuật này được các đảng cộng sản áp dụng trong các giai đoạn tranh chấp chính trị tại Ba Lan và Hungary sau Thế Chiến Thứ Hai. Trong đó các đảng cộng sản Đông Âu dưới sự ủng hộ tích cực của Liên Xô, đã từng bước loại các thành phần không cộng sản ra khỏi guồng máy lãnh đạo quốc gia.

Thuật ngữ chính trị “Chiến Thuật Xúc Xích” (Salami Tactics) đầu tiên được lãnh tụ cộng sản Hungary Mátyás Rákosi dùng để mô tả cách ông ta loại bỏ các thành phần không cộng sản cuối thập niên 1940.

mardi 5 mars 2024

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

 

Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù".

Sai!

Điều quyết định cho một xã hội văn minh không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.

dimanche 8 mai 2022

Lê Hồng Anh - Diễn văn 9 tháng Năm và logic của Putin

 

Ngày mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.

Tò mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành động phi logic trong suốt 75 ngày qua!

Nhưng tại sao tổng thống Putin chọn thời điểm cuộc chiến này là năm 2022? Và có phải ngày đó Phát xít Đức là kẻ thù của Nga-Liên Xô ?

dimanche 20 mars 2022

Lê Huyền Ái Mỹ - Chết trước hồi kết !

 

Ngày 1.9.1939, tuyên bố gây chiến với Ba Lan, Hitler nói: “Từ nay trở đi tôi chính là người lính đầu tiên của Đế chế. Một lần nữa tôi khoác lên người bộ quân phục thiêng liêng nhất và thân yêu nhất đối với tôi. Tôi sẽ không cởi nó ra chừng nào còn chưa nắm chắc chiến thắng trong tay, hoặc tôi sẽ chết trước khi đến hồi kết cục”.

Và hồi kết của kẻ độc tài là đã “chết trước khi đến hồi kết cục”.

Sáu năm rưỡi sau, Hitler tự sát trong căn hầm giữa mưa bom phe đồng minh đang đổ xuống Berlin.

mardi 8 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nga hay Ukraine mới giống phát xít ?


Mấy hôm nay phía Nga và anh em cuồng Nga người Việt cứ ra rả là Nga giải trừ chủ nghĩa phát xít ở Ukraine. Đảm bảo đa số anh em bò đỏ, bò Nga cũng chả biết chủ nghĩa phát xít nó cụ thể thế nào đâu. Chẳng qua thấy giống phát xít Đức là ghét rồi.

Đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa phát xít là tinh thần dân tộc cực đoan, cái này hay gặp ở anh em cực hữu, nhưng nó không chỉ có ở phe cực hữu mà cực tả là cộng sản cũng có luôn. Ví dụ Trung Quốc, tinh thần Đại Hán, muốn đồng hóa các dân tộc khác, muốn bành trướng bá quyền. Tinh thần Đại Nga cũng không kém tí nào. Còn tinh thần Đại Việt chắc chỉ kém hai anh nửa tí!

Dân tộc cực đoan của chủ nghĩa phát xít phải kèm thêm tình thần phân biệt chủng tộc, có xu hướng bài ngoại, muốn tiêu diệt một hay một số dân tộc, hoặc một nhóm người khác. Như Đức quốc xã tiêu diệt người Do Thái.

vendredi 20 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - So sánh ông Trump với Hitler : Định luật Godwin


Bạn đã nghe đến Định luật Godwin (Godwin's Law) chưa? Trong thời gian gần đây, người ta hay so sánh giữa ông Trump với Hitler, và đó chỉ là một biểu hiện của Định luật Godwin.

Định luật này phát biểu rằng trong các diễn đàn internet khi một chủ đề được đem ra thảo luận, và theo thời gian, sẽ có người so sánh với Hitler hay Chủ nghĩa Quốc Xã (Nazism) [1].

Định luật này do Luật sư Mike Godwin phát hiện. Qua tham gia vào các diễn đàn internet, ông đi đến nhận xét rằng Hitler thuờng hay được đem ra so sánh khi thời gian thảo luận kéo dài. Thời gian càng dài, xác suất đề cập đến Hitler càng cao.

jeudi 4 juin 2020

Ngôi nhà ấu thời của Hiller ở Áo trở thành đồn cảnh sát


Bản vẽ chỉnh trang tòa nhà cũ nơi nhà độc tài Adolf Hitler sinh ra, được giới thiệu trong cuôc họp báo ngày 02/06/2020 tại Vienna (Áo). © REUTERS/Leonhard Foege
Đăng ngày:


Chính phủ Áo đã tiến hành cuộc chiến pháp lý kéo dài nhằm nắm giữ chủ quyền ngôi nhà ở miền bắc nước này, với mục đích tránh cho địa điểm mà Adolf Hitler đã sinh ra ngày 20/04/1889 không trở thành nơi « hành hương » của phe tân quốc xã.  

Tòa nhà có diện tích 800 mét vuông nằm ở số 15, đường Salzburger Vorstadt , trung tâm Braunau am Inn, gần biên giới với nước Đức, sẽ được nâng cao lên với mái mới, và được cơi nới rộng thêm. Ông Hermann Feiner, người chịu trách nhiệm về dự án của chính phủ nhận định, giao tòa nhà này cho cảnh sát là cách tốt nhất để bình thường hóa.

mercredi 12 décembre 2018

Trần Trung Đạo - Bài học « láng giềng »



Các nhà lãnh đạo quốc gia phân tích tương lai của một quốc gia dựa trên các điều kiện kinh tế chính trị quân sự đang diễn ra. Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, khi quyết định, phần lớn các lãnh đạo đều nhìn về quá khứ. Lý do, quá khứ đã được chứng nghiệm giúp cho họ yên tâm và xem đó như là nguồn bảo đảm cho quyết định của mình. 

Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.

Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa Đức và Ba Lan: “Chúng tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm thiết của những người Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức quốc gia. Quốc Xã Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn nào hơn là sống trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.”

mardi 7 novembre 2017

Giải Goncourt 2017 : Hitler và bi kịch châu Âu thế kỷ 20

Nhà văn Pháp Eric Vuillard giới thiệu tác phẩm sau khi đoạt giải Goncourt, ngày 06/11/2017.

Tác phẩm « L’ordre du jour » của nhà văn Eric Vuillard vừa đoạt giải văn chương danh giá Goncourt 2017 của Pháp công bố hôm nay 06/11/2017, là câu chuyện kể đặc sắc về việc nhà độc tài Hitler lên nắm quyền, vụ Đức xâm chiếm nước Áo và sự ủng hộ cỗ máy chiến tranh của giới kỹ nghệ nước Đức.
Nhà văn 49 tuổi có lối kể chuyện độc đáo bằng cách ẩn mình trong hậu trường lịch sử, để thuật lại những sự kiện đã được biết rõ. Sau các tác phẩm nói về sự sụp đổ của đế quốc Inca (trong « Conquistadors », 2009), chinh phục thuộc địa (« Congo », 2012) và Cách mạng Pháp (« 14 tháng Bảy », 2016), nay « L’ordre du jour » là cơ hội để nhìn lại sự kiện Đức quốc xã lên nắm quyền.