Affichage des articles dont le libellé est Lê Hiếu Đằng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lê Hiếu Đằng. Afficher tous les articles

vendredi 15 décembre 2023

Mạc Văn Trang - Thương mấy cháu công an

 

Ông Lê Thân hẹn anh chị em sáng nay đến chùa Diệu Pháp họp mặt Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng.

Mình bảo sao lại họp mặt ở chùa? Bà xã giải thích chắc là giỗ anh Lê Hiếu Đằng, nhớ là vào dịp này, khi anh Đằng mất, gia đình làm lễ Cầu siêu ở đây. Nhân dịp này đến thắp hương cho ảnh.

Bà xã bảo, vào chùa nên em mặc áo dài, anh cũng nên mặc sơ mi cho đàng hoàng.

dimanche 9 juillet 2023

Bùi Chí Vinh - Nén nhang nhớ Hạ Đình Nguyên

 

Đầu thập niên 80 sau khi ở quân lao H39 ra, tôi lang thang cùng Sáu Nhiệm, Ba Minh, Tư Thuyết thì gặp Tám Lam tại quán cà phê vỉa hè trên đường Duy Tân (tức Phạm Ngọc Thạch bây giờ).

Cũng cần nói Tám Lam là bí danh của Hạ Đình Nguyên, một ông anh thời hoạt động phong trào của tôi. Tuy mang tiếng “ông anh” nhưng cả Tám Lam, Sáu Nhiệm, Ba Minh và Tư Thuyết đều coi tôi như bạn.

Cũng cần nói tiếp trước 75 tôi tham gia cách mạng với bí danh là Hai Long và chuyện tham gia này thì “hồn ai nấy giữ, mạnh ai nấy biết”. Mấy ông anh chỉ cần biết tôi là Bùi Chí Vinh, thi sĩ của Tổng Đoàn Học Sinh Sài Gòn, Biên Tập Viên trang Văn Nghệ đầu tiên của báo Tuổi Trẻ, tình nguyện đi bộ đội năm 1978, chống lại bọn chỉ huy đặc công thủy D3 E 10 Rừng Sát, bị chụp mũ “mưu sát cán bộ, cướp đoạt chính quyền” và bị biệt giam ở quân lao Bộ Tư Lệnh Thành.

dimanche 28 avril 2019

Ngô Nhân Dụng - Miền Nam còn giúp miền Bắc



Sài Gòn thanh bình, tự do, dân chủ và nhân quyền trước năm 1975. (Hình: Flickr manhhai)
(Người Việt 26/04/2019) Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, nhiều đồng bào miền Bắc thương họ hàng ruột thịt trong Nam đói khổ, đã đem cả thúng gạo cùng mấy cái bát, đĩa vào cứu giúp. Đến nơi mới thấy dân miền Nam, khá giả giàu có hơn mình nhiều. Có người, như nhà văn Dương Thu Hương, thì ngạc nhiên thấy đời sống trí thức ở miền Nam quá tự do. Trong tiệm bày bán cả những sách về chủ nghĩa Marx! Đó là chưa kể trong đại học Văn Khoa có những lớp dạy triết học cũng giảng tư tưởng của Karl Marx!

Từ năm 1975 đến nay, cuộc sống của đồng bào miền Nam và miền Bắc ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn. Chế độ cai trị từ Hà Nội đè lên trên Sài Gòn hết cục cựa; nhưng quần áo, thức ăn, ca nhạc, cho đến cách cư xử của người miền Nam có cơ hội Bắc tiến.

Trên báo chí, lớp ký giả miền Bắc vào tràn ngập trong Nam đem theo những ngôn ngữ và lối viết của báo Nhân Dân, nhưng trong dân gian thì tiếng nói miền Nam cũng lan ra Bắc. Có người đã nhận xét dân miền Nam được học miền Bắc những tiếng như “thu phí,” “bao cấp,” “trấn lột;” còn người Bắc bây giờ cũng thích nói những tiếng đặc miền Nam như “hổng sao!” “hổng biết!” và “dễ thương!”

Nhưng đồng bào miền Bắc chỉ nhìn thấy đời sống của người miền Nam bây giờ, chớ không biết trước năm 1975 nó như thế nào.

lundi 27 janvier 2014

Bức ảnh tái hợp và dấu hỏi mặc niệm

Bức ảnh này là một khoảnh khắc gặp mặt ngẫu nhiên và thú vị trong đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn vào những ngày se lạnh cuối tháng Giêng năm 2014.

Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nhớ lại:

“Tôi không nghĩ rằng ông Nguyễn Minh Triết, dù không còn là Chủ tịch nước, lại đến viếng một người vừa tuyên bố công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Chiều hôm đó, khi nhận ra ông Sáu Phong (bí danh của ông Nguyễn Minh Triết) trong dòng người trước linh cữu luật gia Lê Hiếu Đằng, một tình cảm bất thần, cảm động và ngập tràn hoài niệm ùa vào trong tôi. Tôi vội bước đến ôm lấy hai vai ông. Tôi cũng không ngờ là ai đó đã có nhã ý và thiện cảm dành cho chúng tôi một tấm ảnh thật khó quên vào đúng khoảnh khắc đó.

vendredi 24 janvier 2014

Việt Nam : « Côn đồ » phá rối đám tang luật gia Lê Hiếu Đằng ở Saigon

Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn.(blog Huỳnh Ngọc Chênh)
Bài đăng : Thứ sáu 24 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 24 Tháng Giêng 2014 
Hôm nay 24/01/2014, một số côn đồ không rõ từ đâu đã thô bạo phá rối đám tang của luật gia nổi tiếng Lê Hiếu Đằng tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, gây phẫn nộ cho những người mến mộ đến viếng vị luật gia đã từng bền bỉ đấu tranh vì dân chủ.

Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người đầu tiên công khai đề nghị thành lập một đảng Dân chủ Xã hội để làm đối trọng với đảng Cộng sản, cũng như gây xôn xao với quyết định từ bỏ đảng, đã từ trần ngày 22/01/2014, thọ 70 tuổi. Đông đảo người thuộc nhiều thành phần đã đến viếng linh cữu ông tại chùa Xá Lợi, và tại Hà Nội, các nhân sĩ trí thức đã tổ chức lễ tưởng niệm ông. Lễ động quan sẽ diễn ra ngày Chủ nhật 26/01.

Nhưng một số băng-rôn trên vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng đã bị những bàn tay bí mật gỡ mất hôm qua, và khi ban tổ chức đặt những băng-rôn khác thay thế thì đã bị cướp giật thô bạo ngay tại chỗ, khiến người ta phải liên tưởng đến đám tang ông Trần Độ trước đây.

Nhà báo Phạm Chí Dũng có mặt tại chỗ đã lên tiếng phản đối :

mercredi 22 janvier 2014

Luật gia Lê Hiếu Đằng, khuôn mặt đấu tranh cho dân chủ và Biển Đông, đã từ trần

Bài đăng : Thứ tư 22 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 22 Tháng Giêng 2014 
Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay 22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.

Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon. Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.

Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.

jeudi 5 décembre 2013

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Bỏ đảng Cộng sản để trở thành công dân tự do đấu tranh

Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013 
Hôm nay 05/12/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản.

Người đảng viên hơn 40 tuổi đảng đã từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử vì những hoạt động đấu tranh trong thời chiến đầy gian khổ trước đây. Nay khi đảng Cộng sản đang trên đỉnh cao quyền lực lại quyết định rời bỏ vì theo ông, đảng bây giờ thực chất là của các tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản và đi ngược lại quyền lợi của lợi ích dân tộc.

Cũng như lời đề nghị thành lập đảng Dân chủ Xã hội trước đây, tuyên bố rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam của luật gia Lê Hiếu Đằng một lần nữa đã gây bão dư luận. Hôm nay trên các mạng xã hội đã có rất nhiều lời bàn tán về sự kiện này.

Từ giường bệnh tại bệnh viện 115 ở Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng dù đang phải chống chọi với căn bệnh nan y, vẫn cố gắng trả lời RFI Việt ngữ. Xin quý thính giả vui lòng thông cảm về chất lượng âm thanh của cuộc phỏng vấn.
Luật gia Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh
(05:08)

RFI : Thưa anh, vì sao anh quyết định rời bỏ đảng Cộng sản Việt Nam ?

mercredi 21 août 2013

Chuyên gia Thái Văn Cầu: Đảng Cộng sản VN nên chấp nhận cạnh tranh chính trị

Bài đăng : Thứ ba 20 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 20 Tháng Tám 2013 
Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh », cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề « Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam » đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.

Từ Hoa Kỳ, chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu đã có nhã ý góp thêm tiếng nói của trí thức Việt Nam ở nước ngoài, trên làn sóng của đài RFI.
Chuyên gia Thái Văn Cầu - Hoa Kỳ
(11:39)

RFI : Kính chào ông Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, rất cám ơn ông đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay. Được biết ông cũng có một số suy nghĩ về ý kiến gần đây của luật gia Lê Hiếu Đằng ?

Chuyên gia Thái Văn Cầu: Xin chào chị Thụy My. Sau khi đọc bài viết và bài phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng về cuộc chiến tranh Việt Nam, về tình hình hiện nay và về con đường đi tới cho dân tộc, tôi trân trọng ý kiến ông đưa ra và xin chia sẻ vài suy nghĩ cá nhân.

lundi 12 août 2013

Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam

Bài đăng : Thứ hai 12 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ hai 12 Tháng Tám 2013 
Trong bài viết mang tựa đề đơn sơ là « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đăng trên mạng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói lên những trăn trở của mình về vấn đề đa nguyên đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do dân chủ và hạnh phúc …

Bài viết trong những ngày thập tử nhất sinh tại bệnh viện của vị luật gia nguyên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lại mang đầy chất lửa, đầy tính chiến đấu. Đặc biệt ông đã mạnh dạn đặt vấn đề thành lập các đảng đối lập, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì đảng Cộng sản độc quyền như hiện nay. Ông thách thức bất kỳ lãnh đạo nào trong bộ máy của đảng Cộng sản trả lời ông một cách công khai về vấn đề trên. 

RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng hôm nay.
Luật gia Lê Hiếu Đằng - TP Hồ Chí Minh
(13:28)