Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thực phẩm. Afficher tous les articles

mercredi 13 mars 2024

Thái Vũ - Sầu riêng "tập kết" ra Hà Nội?

 

Sầu riêng là trái cây đặc sản miền Nam. Cũng giống như quả sấu, nhãn lồng, vải miền Bắc.

Khí hậu, đất trồng, ánh sáng... ba cái thứ này nó khiến chỗ này trồng được chỗ khác không trồng được.

500 thằng kỹ sư khoa Trồng Trọt hay khoa Lâm Sinh, bạn tôi, thằng lười nói nhất, ghét suy nghĩ nhất, cũng dư sức trả lời rằng, ngay cả khi hội đủ ba điều kiện trên, thì cũng chỉ một, hai loại sầu riêng có thể trồng trên đất Bắc.

mardi 6 février 2024

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (3)

 

Kỳ 3: NHỚ BÁNH TÉT XƯA...

Lúc còn nhỏ, tôi nhớ má tôi năm nào cũng gói bánh tét để ăn dần mấy ngày Tết, một thói quen mà bây giờ khó có thể tìm lại khi các anh chị em tôi mỗi người đều có một gia đình riêng.

Ngoài bánh tráng, bánh phồng, dưa hấu trong mấy ngày Tết, chỉ có bánh tét là giữ được khá lâu mà không bị hư.

*&*

Năm nào nhà tôi cũng chộn rộn vì lo gói bánh tét. Trước tiên là phải đi tìm cây lát ở bờ ao hay mé sông. Đó là loại lát có ba cạnh tròn trịa, bóng lưỡng. Còn có một loại lát cũng ba cạnh nhô ra, loại này không thể dùng để cột đồ vì nó dễ bị đứt.

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (2)

 

Kỳ 2: KHỔ QUA CÓ HẾT ĐẮNG ?

Gần Tết tôi thấy khổ qua rẻ nên mua mấy ký về làm món chay để ăn dần mấy ngày Tết ngán thịt cá. Món này được chế biến làm giảm bớt vị đắng của loại rau củ này.

*&*

Khổ qua còn có tên là mướp đắng. Ở Gò Công từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ nghe gọi là "ổ qua", tuy vậy để thống nhất cách gọi tôi nghĩ nên gọi nó là "khổ qua", chắc là ai cũng biết như từng thưởng thức cái vị đắng đặc biệt của nó mỗi khi Tết đến.

"Chừng nào ớt ngọt như đường

Khổ qua hết đắng, đạo cang thường hết thương"

Dương Kiều – Hương vị ngày Tết (1)

 

Kỳ 1: LẠI MỘT MÙA KIỆU TẾT

Mười mấy năm nay tôi hay làm kiệu tết cho người quen thay vì biếu xén bánh trái ngoài tiệm. Không biết ăn ra sao mà năm nào gần đến tết gặp tôi, mọi người hay hỏi: "Tết năm nay có làm kiệu không?"

Dù có năm tôi mệt mỏi vì đủ thứ chuyện trong nhà định ngưng làm kiệu tết, vậy mà sau đó tôi bị mấy bà bán kiệu dụ dỗ và tôi lại làm.

*&*

Làm kiệu có nhiều cách khác nhau nhưng khâu thành phẩm cuối cùng đều giống nhau, và tôi đã chọn cách làm riêng của mình.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

dimanche 31 décembre 2023

Mai Quang Hiền - Thực phẩm sạch và cái giá của niềm tin

 

Kinh doanh thực phẩm sạch không khác gì húc đầu vào đá tảng.

Nếu tư duy theo cách thông thường, rằng khi vấn đề an toàn thực phẩm rất đáng lo ngại, thì kinh doanh thực phẩm sạch sẽ là một cơ hội tốt.

Nhưng không, trong bối cảnh mà niềm tin đã trở nên đắt đỏ, thì kết quả sẽ trở thành ngược lại.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

samedi 18 novembre 2023

Phạm Công Luận - Cơm « lâm vố » một thời nghèo khó

 

Ngày còn nhỏ, trước năm 1975, tôi đã nghe từ “lâm vố”. Ý nghĩa của từ đó, suy theo cách dùng, là tạp nhạp, rẻ tiền… Một món đồ được xem là “đồ lâm vố”, là loại xoàng xĩnh, xài được nhưng chất lượng tàm tạm thôi. Còn đứa nào đó bị gọi là “thằng lâm vố”, là có ý coi khinh.

Lớn lên, đọc sách của nhà văn Sơn Nam, tôi hiểu rõ hơn nguồn gốc của từ này. Trong cuốn Người Sài Gòn xuất bản năm 1992, ông viết:

"Cơm bình dân, thời trước 1945 mãi ghi dấu ấn trong lứa già 70 tuổi, còn gọi cơm ‘thất nghiệp’ hoặc cơm ‘lâm vố’ (rabiot) tiếng lóng của nhà binh Pháp, chỉ phần ăn bổ sung nếu người lính ăn hết phần tiêu chuẩn mà chưa no. Cũng có nghĩa ‘cơm thừa cá cặn’ do giới đấu thầu mua lại pha chế, thêm gia vị, nấu sôi để sát trùng, rồi bán, chất lượng còn khá cao, từng cục thịt bò. Cơm ‘lâm vố’ bày bán bên đường, ngang hông Đông Dương ngân hàng, người thất nghiệp thường hài hước: "Dạo này tôi ăn cơm lâm vố, làm việc Băng Anh-đô-sin".

dimanche 12 novembre 2023

Võ Khánh Tuyên - Còn không, tiếng gõ ?


Nhân vụ có Công ty tài trợ và triển khai 5.000 xe hủ tiếu (hay hủ tíu?) gõ cho người nghèo khởi nghiệp, lại thấy bâng  khuâng về...tiếng gõ.

Hồi thời còn xa vắng, những xe hủ tiếu gõ khắp hang cùng ngõ hẻm, như một bữa ăn chính của dân lao động sau buổi làm việc mệt nhoài, là bữa ăn xế lót bụng, hoặc đơn giản chỉ là ăn chơi.

Những "quán ăn di động" này nhằm chủ yếu vào dân chúng tại nhà, nên mỗi xe nuôi thêm 1-2 người để tìm khách và bưng bê, thu hồi hô chén trong khắp hang cùng ngõ hẻm.Thường là những đứa bé còm nhom, tay cầm mẩu thanh tre, tay kia cầm cái muỗng hoặc thanh ngắn để gõ lốc ca lốc cốc.

Phạm Đăng Quỳnh - Nói thêm một chút về hủ tíu gõ

 

Sát nhà tôi có một xe hủ tíu gõ, đã bán mấy chục năm rồi. Thập niên 1990 người ta bán 2.000 đồng /tô. Nay là 20.000/tô. Tôi thì thường ăn 30.000 đồng mới no.

Lúc mới dọn đến ở đây, tôi thường xuyên ăn mỗi tối. Đến khi tô hủ tíu lên 10.000 đồng thì báo chí đăng người nấu hủ tíu gõ nấu nước lèo bằng thịt chuột cống. Tôi sợ không dám ăn nữa. Nhưng khi tâm sự với họ, họ nói không bao giờ có chuyện đó, vì chuột cống mua đâu mà nhiều vậy. Họ cho tôi xem số lượng xương heo kha khá bỏ đi mỗi đêm.

Tôi vẫn cứ ngờ ngợ. Nhưng khi biết cả nhà người ta đều ăn uống chính hủ tíu của họ thì tôi an tâm.

Mai Bá Kiếm - 5.000 xe hủ tíu gõ Sài Gòn : Nền kinh tế vi mô trong thành phố vĩ mô ?

 

Đọc tin trên vietnambusinessinsider.vn: "TP HCM triển khai 5.000 xe Hủ Tíu Gõ Sài Gòn với thịt heo sạch 3F theo tiêu chuẩn VietGap".

Tôi không hiểu đây có phải là động thái chào mừng TP HCM - địa phương duy nhất được thành lập "Sở An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm"?

Nhưng lại băn khoăn về xuất xứ thịt heo sạch và lượng nước sạch đủ để rửa tô, muỗng, đũa, rồi nguồn nước thải (nước lèo và hủ tíu dư) đổ lai láng ra vỉa hè! 5.000 xe hủ tíu gõ có làm đẹp thêm bộ mặt vỉa hè vốn đã sầm uất các xe đẩy, thúng gánh, rổ bưng?

vendredi 7 juillet 2023

Lưu Trọng Văn - Học trò nghiện ma túy bắt đầu từ cái bẫy này

 

MỖI GIA ĐÌNH HÃY THẬT CẢNH GIÁC!

Công an Thanh Hóa cho biết:

“Theo điều tra, xác minh của Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, trên địa bàn Thanh Hóa xuất hiện loại ma túy thường được đựng trong các gói trà giảm cân, đông trùng hạ thảo, gói bột nước trái cây có in dòng chữ dễ nhầm lẫn như: "Crispy fruit", "Crispy fruit grape", hoặc "nước dâu", "nước vui", cà phê "White coffe"…

Công an Thanh Hóa khẳng định:

“Đây là sản phẩm nhìn bề ngoài giống một loại nước giải khát, trong đó có dạng gói hương dâu, hương nho, hương xoài. Theo kết quả giám định của cơ quan công an, số ma túy trên là một loại ma túy mới xuất hiện, được pha trộn từ nhiều chất ma túy tổng hợp như: MDMA, ketamine, diazepam.

mardi 23 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (6)

 

Hồi ấy, một ký gạo được quy thành 3 ký đại mạch (bo bo), nhập từ Liên Xô. Người và lợn tranh nhau thứ đặc sản này.

Nó nhỏ hơn hạt đỗ đen, màu nâu nhạt, lõm giữa, cứng như đá. Đã không có điện đun nấu, thiếu cả than củi (đến nỗi thầy Võ Thanh Long dạy lý trong chuyến đi chơi thăm công trình thủy điện Trị An chả thiết ngắm nghía gì, cứ nhăm nhăm tìm mua củi, đem về chất đầy hành lang ký túc xá, còn nhà chú Thăng chỉ chẻ củi mà nát cả nền gạch phòng xép trên lầu 4).

Vậy mà thứ của khỉ này đổ vào nồi nhôm đặt lên bếp than tổ ong hầm đến lụi bếp mới chịu nở mềm. Nhai nó nhạt nhẽo, như trâu trệu trạo nhai rơm trong chuồng.

vendredi 19 mai 2023

Cù Mai Công - Đâu chỉ măng cụt xanh !

 

Gỏi gà xé phay trộn me, xoài, cóc, ổi...non gì cũng ngon mà. Thịt gà luộc coi bộ như một cô thôn nữ đẹp nền nã mà lại khá thoải mái, có vẻ bất kỳ anh chị, cô dì chú bác, con nít con nôi… rau củ quả gì đi với cổ cũng vinh dự “mồm miệng”.

Đơn giản nhất là món thịt gà luộc xé phay, chỉ cần trộn với ớt sừng, rau răm, lá chanh cũng đủ ngon. Buồn tình thì thêm giá, hành tây, dưa leo, cà rốt, rau càng cua…Hoặc mang ra trộn gỏi với ngó sen, bắp cải, bắp chuối, rau muống, chôm chôm, mãng cầu, bưởi, me – xoài – cóc -ổi… để lên bàn nhậu, bàn ăn cũng sạch ráo trọi, chẳng ai chê - dù ăn uống vốn tùy miệng.

Vậy mà bỗng dưng “mùa hè năm nay, ai đã đưa em rời phố chợ đôi ngày” về Bình Dương săn lùng măng cụt xanh trộn gỏi gà. Ai chưa đi được thì tự tìm mua măng cụt xanh về kỳ công chế biến, thưởng thức cho “bằng chị bằng anh”, rồi lên Facebook khen nức nở: “Vị ngọt thanh, mềm của thịt gà hòa quyện vị hơi chua, ngọt nhẹ của măng cụt”.

lundi 9 janvier 2023

Thọ Nguyễn - Cảm nhận quê nhà (1)

 

Trong hai năm vừa qua, tôi về Việt Nam nhiều lần và lần nào cũng ở lại khá lâu. Má tôi già, yếu nên tôi phải thường xuyên về Sài Gòn chăm bà. Có ông bạn già hay cùng tập thể dục buổi sáng, khi gặp lại cứ tưởng là tôi mới vắng mặt mấy tuần vì dính Covid.

Chỉ nhìn xe cộ chạy trên đường, bất kể giờ cao điểm hay không, nhìn cách người ta mua sắm, cường độ ăn uống, người nước ngoài đến Việt Nam luôn bị ấn tượng bởi một xã hội sống động. Ấn tượng này sẽ còn mạnh nhiều, nếu họ biết về vòng quay chóng mặt của đồng tiền.

Từ mờ sáng đến nửa đêm, thành phố luôn chìm trong nền tiếng động gồm tiếng còi xe máy, tiếng búa đập của các công trường, giọng loa karaoke, tiếng rao bán hàng… Cháu gái tôi 7 tuổi từ Đức về thăm quê mẹ, rất thích thú nghe các loại tiếng rao, từ của cô bán rau, đến cái kèn xe kem hay cái loa của ông già mua đồ cũ. Cứ mỗi lần như vậy, nó chạy ra nghe, vẫy chào thân thiện rồi quay vào hỏi mẹ: Họ bán cái gì vậy?

jeudi 9 juin 2022

Liên Hiệp Quốc: Chiến tranh Ukraina ảnh hưởng đến 1,6 tỉ người


Đăng ngày:

Trong báo cáo thứ nhì về tác động của cuộc chiến Ukraina, ông Guterres cho biết hậu quả đối với an ninh lương thực, năng lượng, tài chính đang ngày càng nặng nề thêm. Chiến tranh Ukraina có thể gây ra một làn sóng nghèo đói chưa từng thấy, dẫn đến tình trạng hỗn loạn về xã hội và kinh tế.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, phương cách duy nhất để tránh được cơn bão lớn sắp đến là Nga phải ngưng xâm lược Ukraina. Ông nêu ra các cuộc thương lượng hiện nay về « một thỏa thuận chung giúp xuất khẩu các sản phẩm Ukraina một cách an toàn từ Hắc Hải, và đưa thực phẩm, phân bón của Nga vào thị trường thế giới ».

mercredi 4 mai 2022

Phạm Công Luận - Trăm năm gặm ổ bánh mì

 

Bánh mì đến xứ Đông Dương theo chân người Pháp khi tiến chiếm thuộc điạ. Họ ăn bánh mì hằng ngày như người Việt ăn cơm. Giả thuyết cho là bánh mì đã xuất hiện theo chân các cha cố truyền đạo chưa đủ thuyết phục.

Người Việt ghét Tây xâm lược nên cũng không ưa những phong tục do Tây mang đến, dễ thấy nhất là đồ ăn thức uống. “Chia rượu lạt, gặm bánh mì”, thích ăn uống kiểu Tây là nhục, đáng xấu hổ. Chí sĩ Phan Bội Châu viết hẳn một bài thơ về “Chiếc bánh mì”:

Mi kia có phải giống mình không

Nghe tiếng mi rao luống chạnh lòng

mardi 3 mai 2022

Nguyễn Hưng Quốc - Đất nước sẽ về đâu ?

 

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già.

Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người giúp việc. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác.

Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn.

lundi 7 février 2022

Cuba tiếp tục khốn đốn với cấm vận của Mỹ sau 60 năm


Đăng ngày:

Lệnh cấm vận được đưa ra ngày 07/02/1962 trong bối cảnh đối đầu giữa hai nước, và đến tháng 10 cùng năm xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa. La Habana chưa bao giờ nhượng bộ, quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa cộng sản « ngay trước mũi đế quốc Mỹ » - như Fidel Castro đã nói.

Và cho dù thời thế đã thay đổi, cuộc điện đàm mới đây giữa chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel và tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm củng cố « hợp tác chiến lược », nhắc nhở lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Serguei Riabkov không loại trừ việc đưa quân sang Cuba, nếu xung đột tăng cao với Washington trong hồ sơ Ukraina.

jeudi 3 février 2022

Cuba dùng thực phẩm giá Nhà nước để nhử người dân đói khổ, né biểu tình


Đăng ngày:

 

Alberto, một nhạc công đại vĩ cầm (contrebasse) thất nghiệp do đại dịch than thở, người dân bây giờ phải xếp hàng, xô xát nhau vì một mẩu thịt gà « mậu dịch », giá cả thị trường tăng đến chóng mặt. Sổ mua hàng phân phối không đủ cho nhu cầu, nhưng ít ai còn sức để chống đối, sau các cuộc biểu tình quy mô ngày 11/07/2021 (được mệnh danh là sự kiện « 11 J »), cuộc tuần hành công dân hụt ngày 15/11/2021 (« 15 N ») và nạn trấn áp sau đó.

Mua báo Đảng thay cho giấy vệ sinh !