lundi 17 mars 2025

Trương Nhân Tuấn – « Tiết kiệm » theo kiểu Musk, nước Mỹ sẽ lâm vào suy thoái

Chuyện nội bộ nước Mỹ nào giờ tôi không bao giờ nói tới. Người dân Mỹ không nói thì ai có thẩm quyền để nói ? Tôi chỉ nói đến những chính sách của tổng thống Trump khi hệ quả chính sách này tác động đến đời sống của người dân ngoài nước Mỹ. 

Chuyện Musk hứa hẹn, và Trump đồng ý, là chấm dứt thâm thủng ngân sách (bằng cách tiết kiệm 2 ngàn tỉ đô la). Theo tôi sẽ có nhiều cách làm giảm thâm thủng ngân sách. Thông thường có hai : một là giảm chi, hai là tăng thuế.

Musk được tổng thống Trump ủng hộ, chủ trương "giảm chi" bằng cách sa thải hàng loạt công chức liên bang và đóng cửa nhiều định chế trực thuộc chính phủ mà ông Trump cho là "làm hại cho nước Mỹ".

Phạm Thanh Giao - Bước ngoặt

Hôm thứ Sáu 14 tháng 3, mười ông bà nghị viên và ông Chủ Tịch Thiểu Số, ông Chuck Schumer của đảng Dân Chủ đã tiếp tay cho chính quyền của Donald Trump thông qua cái gọi là “spending bill”. Để ông ta và đồng đảng rộng tay có 6 tháng tới, tiếp tục hành hạ dân Mỹ và đánh sập nước Mỹ.

Mặc dù tôi thực sự quan tâm đến những người nghèo khổ và những người bất hạnh, nhưng đồng thời, tôi lại muốn cứ để ông ta và Elon Musk toàn quyền tự tung tự tác thực hiện mưu đồ xây dựng độc tài:

- Sa thải hàng loạt, thất nghiệp gia tăng,

Hoàng Quốc Dũng - Syria và Việt Nam: Một sự đối lập đáng suy ngẫm

Trong thời gian qua, chúng ta đã dành nhiều sự quan tâm đến cuộc chiến ở Ukraine. Hôm nay, để thay đổi không khí, tôi xin gửi đến các bạn một bài viết về Syria, một quốc gia với những biến động chính trị có thể là một bài học đáng để Việt Nam suy ngẫm.

Trước đây, tôi đã từng đề cập đến một Syria dưới sự cai trị của gia tộc Al-Assad, một chế độ độc tài tàn bạo và là tay sai của Putin. Hafez Al-Assad lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1970 và giữ ghế tổng thống đến khi qua đời năm 2000.

Giống như nhiều chế độ độc tài khác, quyền lực được cha truyền con nối, và Bashar Al-Assad tiếp tục cai trị đất nước cho đến khi bị lật đổ vào ngày 08/12/2024. Như vậy, gia tộc Al-Assad đã kiểm soát Syria suốt 54 năm.

Trương Thanh Liêm - Người Pháp nghĩ gì về nước Mỹ


Trước hết phải hỏi rằng người Pháp ĐÃ NGHĨ GÌ về nước Mỹ.

Người Pháp đã từng rất ngưỡng mộ nước Mỹ. Cuộc Cách mạng giành độc lập của Mỹ năm 1776 là hồi chuông báo thức cho Nước Pháp về một hiện thực có thể làm được. Đó là lật đổ vương quyền, chống tập quyền, độc tài I để lập ra một nhà nước theo ý nguyện của người dân.

Nước Mỹ ra đời năm 1776. Lá quốc kỳ Mỹ với 13 vạch xen kẽ trắng đó tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên, và ô xanh dương tượng trưng cho khu vực những tiểu bang gia nhập nước Mỹ, ra đời năm 1777.

Nguyễn Đình Bổn - Ông Trump sẽ không thuyết phục được Putin và cuộc chiến còn kéo dài!


Thứ Ba này, theo dự định là sẽ có cuộc điện đàm trao đổi giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga, sau khi Mỹ- Ukraine đã đạt được sự đồng thuận về các điều khoản ngưng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine, để bắt đầu cho tiến trình hòa bình.

Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy rõ ràng Putin không muốn điều đó. Ông ta đánh tiếng đưa ra các điều kiện "không thể thực hiện" như không rút quân, Ukraine vĩnh viễn không tham gia NATO, không có bất kỳ một lực lượng gìn giữ hòa bình nào hiện diện...

Trong khi đó Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha đã nêu ba điều kiện cho các cuộc đàm phán trong tương lai nhằm chấm dứt chiến tranh. Đó là:

Nguyễn Ngọc Chính - Chuyện dài chiếc radio tại Việt Nam


Ngày còn bé tôi vẫn thầm tự hỏi tại sao con người có thể thu nhỏ để chui vào trong một chiếc hộp nhỏ xíu, để từ đó phát ra đủ thứ âm thanh mà mọi người (từ ông già bà cả cho đến trẻ ranh như tôi) phải nghe một cách chăm chú đến như vậy?

Không phải chỉ có một người mà có đến rất đông người chờ sẵn trong đó. Chỉ cần chờ một động tác là họ thay nhau thay đổi từ ca hát cho đến nói chuyện bao gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, một cách bí ẩn.

Lớn hơn chút nữa tôi mới khám phá cái hộp đó chính là chiếc “radio” chạy bằng đèn điện nhỏ có cái tên Philips. Nhỏ xíu nhưng lại rất huyền diệu, lúc nào cũng chờ người trong nhà bật lên để nghe những gì mình thích…Từ ca nhạc giải trí cho đến tin tức thời sự khắp mọi nơi!

Lâm Bình Duy Nhiên – Truyền thông : Quyền lực mềm và lương tâm

Người Mỹ cho ra đời RFA và VOA với sứ mệnh như thế nào, trong bối cảnh lịch sử ra sao? Thật không khó để có một câu trả lời trung thực.

Vai trò người Mỹ trong thế giới dân chủ nhất trong thời điểm Chiến tranh Lạnh ra sao cũng không khó để nhận thấy. Tất cả đều có mục đích và lý do cho sự ra đời của các đài phát thanh này.

Người Mỹ muốn giữ vai trò lãnh đạo thế giới, nhất sau Đệ nhị Thế chiến, và trong cuộc Chiến tranh Lạnh, nên việc họ tài trợ và cấp ngân sách hoạt động cho các đài này nhằm cổ suý cho các giá trị tự do và dân chủ tại các quốc gia độc tài là điều dễ hiểu!

Hoàng Linh - Khi bộ trưởng xài số điện thoại tiến lên


Ông Trương Minh Tuấn, cựu bộ trưởng bộ Thông Tin Truyền Thông vừa thoát án hình sự nhờ nguyên tắc « suy đoán vô tội ».

Ông Nguyễn Trọng Đường (cựu vụ phó, cựu giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT) thừa nhận đã ký quyết định phê duyệt Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng gói thầu số 8 cung cấp thiết bị, phần mềm, gây thiệt hại 17 tỉ đồng.

Tuy nhiên ông Đường trình bày « chịu áp lực » từ chỉ đạo của ông Trương Minh Tuấn (khi đó là bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo lời khai tại tòa, ông Đường nhận được "chỉ đạo miệng" từ ông Tuấn, và hiểu rằng bộ trưởng chỉ đạo cho AIC trúng thầu.

Lưu Nhi Dũ - Làm bộ trưởng nên nói thiệt


Cử tri tỉnh Vĩnh Long vừa phản ánh đến ngành y tế, đề nghị cần có sự điều chỉnh đối với hai loại hình khám dịch vụ và bảo hiểm y tế tại các bệnh viện công.

Cử tri cho rằng có tình trạng phân biệt giữa khám chữa bệnh dịch vụ và bảo hiểm y tế ở một số bệnh viện lớn. Theo đó, khám dịch vụ thủ tục nhanh, chất lượng cao, còn khám bảo hiểm y tế phải chờ đợi lâu và chất lượng không cao.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan không dám trả lời thẳng ý kiến của cử tri, mà chỉ dám nói là theo quy định của pháp luật hiện hành “không có sự phân biệt đối xử giữa người bệnh khám dịch vụ và người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế ".

Phạm Thành Nhân - Tiếng Việt chưa rành lại còn chêm tiếng Anh


Lâu nay người ta hay gọi dầu mỏ là vàng đen, nay thì cụm từ "vàng đen" bị cưỡng chiếm để gọi hạt tiêu. Ai ví tiêu là "vàng đen"?

Mà tại sao dầu mỏ không gọi là dầu mỏ, tiêu không gọi là tiêu mà lại là vàng đen? Xí dụ độc giả bấm/gây khó hiểu cho độc giả để làm gì? Báo chí chẳng phải là càng rõ ràng, đơn nghĩa, dễ hiểu cho mọi người càng tốt hay sao!

Lại sẵn nói nói nữa.

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.03.2025


 

dimanche 16 mars 2025

Mạnh Kim - Phủ bức màn đen lên truyền thông tự do là hành động phi dân chủ tồi tệ

 

Ngày 11-10-2024, tôi dự một chương trình thảo luận về vấn đề hòa hợp-hòa giải sau 50 năm chiến tranh Việt Nam tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace).

Chương trình có cả sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tôi gặp các đồng nghiệp VOA và RFA tại đó. Bây giờ, cả Institute of Peace lẫn VOA và RFA đều đối mặt nguy cơ bị đóng cửa.

Từng suýt làm việc trong RFA (hợp đồng làm nhân viên dài hạn cho RFA đã ký duyệt), tôi không lạ cách thức vận hành của bộ máy nghiệp vụ RFA. Tôi không thích. Có nhiều điều không ổn.

Bông Lau - Đài Á Châu Tự Do đóng cửa

 

Chính quyền Donald Trump vừa ra lịnh đóng cửa đài VOA và RFA (đài Á Châu Tự Do). Đài VOA thì mình hầu như không nghe, vì hiện đang ở Mỹ nên các tin tức đều có thể truy cập từ các hãng thông quốc tế đáng tin cậy.

Tuy nhiên đài RFA thì xạ thủ thường theo dõi online, vì đài này cung cấp các nguồn tin đáng tin cậy về đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam và ở Châu Á nói chung. Đặc biệt mình rất thích các bài phỏng vấn các tù nhân chánh trị vừa mới được thả ra từ nhà tù Việt Nam. Một vài tù nhân mình có quen khá thân.

Lý do đóng cửa các đài này thì mọi người biết rồi. Để “tiết kiệm ngân sách” và theo chủ thuyết MAGA co cụm, thì các vi phạm nhân quyền của thế giới không còn là trách nhiệm của nước Mỹ nữa. Ai chết mặc ai. 

Dương Quốc Chính - Thỏ đã hết, chó săn để làm gì ?

 

Có mấy đài địch là VOA, RFA, BBC, RFI.

Thằng BBC thì tự tinh gọn hơn một năm rồi. VOA và RFA bị đồng chí Đô la Chum vừa tinh gọn. Thằng RFI cơ bản cũng ngoan sẵn, không phản động gì lắm. Tóm lại là các nguồn phát tán các luận điệu thù địch đã gần như bị tinh gọn hết.

Thế nên tự nhiên các chuồng bò trở nên thừa thãi, vì đâu cần đấu tranh chống luận điệu thù địch nữa.

Lê Diễn Đức - Đài "phản động" ít dần

 

Từ những năm 2000, khi làm tổng biên tập của tờ Đàn Chim Việt ở Ba Lan, tôi thường xuyên cộng tác với các cơ quan truyền thông Việt ngữ như BBC (Anh quốc), RFI (Pháp), RFA, VOA (Mỹ). 

Đây là những cơ quan truyền thông mà nhà nước Việt Nam không ưa thích, thậm chí nhiều người còn gọi là những cơ quan ‘’phản động’’.

Vì có cuộc sống đầy đủ nên tôi không mấy quan tậm đến tiền nhuận bút, nhưng với tôi, có tiếng nói hoặc bài viết cho các cơ quan này là một vinh dự vì uy tín và mức độ truyền tải đến bạn đọc Việt Nam rộng lớn. Tôi từng tới thăm trụ sở các cơ quan này và có nhiều người trở thành bạn thân, từng đến nhà nhau chơi.

Mạnh Kim - Make America Weak Again!

 

Hàng trăm phóng viên và nhân viên Voice of America (VOA), Đài Á châu Tự do (RFA), Đài Châu Âu Tự do và một số kênh truyền thông trực thuộc đã nhận được email vào ngày 14-3-2025, thông báo họ sẽ bị cấm vào văn phòng và phải nộp lại thẻ báo chí.

Tương lai VOA cũng như RFA chưa thật sự rõ ràng nếu căn cứ vào nội dung sắc lệnh mà Trump ký ngày 14-3-2025, nhưng với một người từng nhiều lần nói rằng “báo chí là kẻ thù của nhân dân” như Trump thì việc đóng cửa VOA lẫn RFA là điều có thể xảy ra.

Các chế độ độc tài như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga… đang đón nhận tin này với sự phấn khích khôn tả. Điều mỉa mai nhất là các tổ chức truyền thông vốn quảng bá quyền lực mềm Mỹ như VOA/RFA không chỉ là cái gai của các chế độ độc tài, mà cũng là cái gai trong mắt một tổng thống Mỹ!

Lê Thanh Tùng - Tiếng nói của tự do bị bóp nghẹt

Thật đáng tiếc khi Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Á Châu Tự Do (RFA) – những ngọn hải đăng soi sáng cho sự thật và tự do – nay đã bị dập tắt.

Đây không chỉ là sự mất mát của những cơ quan truyền thông mà còn là đòn giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận, một trong những giá trị cốt lõi của nền dân chủ.

VOA và RFA từ lâu đã là tiếng nói của những người bị áp bức, là nguồn tin khách quan cho những ai khao khát sự thật trong bóng tối của kiểm duyệt và tuyên truyền.

Lê Quốc Quân - "Thế lực thù địch" đã tắt tiếng

 

Thật là một tin buồn cho tất cả những ai yêu mến và quen thuộc với hai ban Việt ngữ của Đài Á Châu Tự do (RFA) và Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA). Đây cũng là một tin vui cho chính quyền Việt Nam và Trung Quốc.

Hôm qua, ngày 14/03, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp cắt giảm sâu 7 cơ quan liên bang, trong đó có cơ quan chủ quản của cả Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và RFA (USAGM).

Theo AP và Reuters thì các nhân viên VOA đã được thông báo sẽ nghỉ việc kể từ ngày 21/03. Bạn bè tôi ở hai cơ quan này cũng đã xác nhận.

Hiệu Minh - Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ngừng phát sóng?

 

CNN và nhiều hãng thông tấn đưa tin, đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA-Voice of America) đã ngừng hoạt động theo lệnh của tổng thống Trump ký ngày 14/03.

Ngay sau khi sắc lệnh được ký, hàng trăm nhân viên VOA, gồm cả các phóng viên và quản lý cấp cao, đã nhận được thông báo nghỉ việc hành chính, với yêu cầu giao nộp thẻ nhân viên, thẻ báo chí, và các tài sản chính phủ khác như thiết bị điện tử và tài liệu.

Tại Việt Nam muốn nghe/xem VOA phải vượt tường lửa, giờ thì có thể nghe nhạc du dương.

Hồng Hải - Cuộc đời sẽ dịu dàng biết mấy!

 

Nhiều khi tui thấy mình hồ đồ. Hồ đồ từ trong suy nghĩ.

Nhập cảnh Việt Nam, đang đứng đợi ở quầy trình passport, thấy trước mặt là một chàng trai cầm điện thoại nói chuyện bằng loa ngoài, khó chịu quá chừng. Sao mà ý thức kỳ quá, sao anh an ninh cửa khẩu dễ dãi quá. Phải tôi, tôi bắt tắt phone rồi mới đóng dấu cho vào. Quanh đó, bảng quy định treo đầy mà.

Nhưng chỉ chưa đến năm giây sau, tui ước mình đã chưa từng nhìn thấy cảnh này để không nổi sân trong lòng. Để không hối hận khi nghe cái câu mình đã từng thấy đất trời sụp đổ khi phải nghe bốn năm trước: Ba chết rồi.