Tôi
quê gốc ở Tân Trụ nên thích bài thơ "Vàm Cỏ Đông" của Hoài Vũ, nó
được chuyển thể thành vọng cổ mà giọng Thanh Tuấn nhấn nhá nghe đã gì đâu!
Quê
tôi nằm cạnh Vàm Cỏ Đông, nhà của tôi nằm bên sông Phú Xuân, nơi mà tôi tắm
sông mỗi ngày từ 7 đến 15 tuổi, để lại cho tôi nhiều ký ức.
Nhưng
sáng nay, đạp xe qua cầu Phú Xuân thấy dòng sông trơ đáy, chỉ còn một lạch nhỏ
giữa sông - mà xuồng ba lá không đi được. Nhưng chính chỗ này, trước năm 1975
các tàu dầu 1.000 tấn - mangtên Trương
Hồng - neo chờ lấy dầu từ hãng Esso để chở về miền Tây.
Hôm
trước đi dạo qua cống Đõ ở đường Trích Sài (Thụy Khê, Bưởi) ven hồ Tây thấy
nước đổ ầm ầm. Hỏi ra mới biết họ bơm nước hồ Tây để làm sạch sông Tô Lịch
(sông Tô). Hình như sau vài tiếng phải ngừng vì nước hồ Tây cũng cạn.
Sau
đó UBND Hà Nội có dự án khẩn cấp làm ống thép dẫn nước từ sông Hồng, xuyên qua
Hồ Tây để bổ sung cho sông Tô Lịch, dự định hoàn thành dịp 2/9/2025.
Để
làm sạch sông Tô mà dùng nước hồ Tây thì không ổn, vì nước hồ Tây cũng thối gần
bằng nước sông Tô.
Tôi
không tham gia cuộc thi "Chuyện của những dòng sông" vì biết mình
không gắn với một con sông nào thật sâu sắc để viết một cách chân thật về nó.
Tôi cũng không đọc các bài thi vì trong mấy tháng qua tôi bận đến ngập đầu.
Nhưng
hôm nay đọc bài bọ Lập, tôi vội xem thông tin về giải thưởng và vào đọc một số
bài được giải. Tôi cảm thấy không ổn: có cái gì đó sai sai.
Viết
sẽ có người giận, nhưng không viết mình sẽ phải tội với các nhà văn trẻ tương
lai. Thôi chấp nhận bị giận, bị chửi, chỉ mong sao sau này các nhà văn trẻ, các
tấm lòng yêu văn thơ sẽ được chấm đúng, chấm công bằng trong các cuộc thi.
Lần
đầu trong đời được giải bét. Tui là một trong 12 người khác được giải bét có
cái tên an ủi là "giải ấn tượng" 3 triệu đồng Việt Nam.
Cũng
còn may hơn nhà báo Xuân Ba, nhận được giấy mời tưởng là được giải, bay vào Sài
Gòn ngay, lại còn làm thơ: "Thế là
ông được mời đi/ Mèo mù cá rán đôi khi cùng thành." Cuối cùng giải rút
cũng không. Không có 3 triệu mua kẹo cho ba cháu nội.
Đau
nhất là Nguyễn Hồng Lam, đinh ninh được giải nhất, đến phút cuối cùng thì trơ
mép. Anh chiêu đãi bạn bè tứ xứ về Sài Gòn một cuộc nhậu bằng số tiền giải nhất
vừa bị trượt.
Xem clip kinh hoàng khi dòng nước sông Hồng
kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính số 6, 7 của cầu Phong Châu vào sáng
nay (ngày 09/09), làm mình nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng 6 tháng.
Dịp đó, đang vào mùa nước cạn. Khi di
chuyển bằng phà, qua con sông Hồng, đoạn từ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
sang huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trong lúc qua sông, mình bắt chuyện với
bác lái phà vui tính, cởi mở, có tuổi nghề gần 40 năm, và được bác ấy chia sẻ
nhiều thông tin đáng suy nghĩ.
Kênh Phù Nam Techo rút bớt lưu lượng nước
sông Mêkông không quá nhiều như nhiều người đồn đoán. Nếu tính một cách tương đối
về diện tích mặt cắt dòng sông, thì kênh Phù Nam có độ rộng trung bình khoảng
80-100 mét ở trên và khoảng 50 mét ở dưới (mặt cắt hình thang), độ sâu nước
trung bình 4,5-5 mét.
Trong khi sông Hậu (kéo dài của sông
Bassac mà kênh Phù Nam đấu vào), có độ rộng nhỏ nhất tầm 450 mét, độ sâu khoảng
15 mét. Vì mặt cắt sông tự nhiên biến đổi rất nhiều (chỗ rộng nhất có thể tới
4,5 kilomet, sâu 50 mét ở hạ lưu), nên mình tạm tính chỗ nhỏ nhất.
Như vậy suy ra lưu lượng nước của Phù Nam
chỉ tối đa 1/10 của sông Hậu, chưa tính sông Tiền là nhánh trên. Lưu ý là kênh
Phù Nam đấu cả vào hai nhánh sông của Campuchia (xem bản đồ).
Hai mươi năm trước tôi mơ Sài Gòn có con đường
đi bộ ven sông! Sáng đạp xe chạy
bộ hay rảo bước ngắm mỹ nhân, nhìn nước trôi lững lờ, chim hót véo von, cây
reo...
Con đường ấy sẽ làm dịu đi những đua chen phố thị, hút thêm
du khách và làm Sài Gòn thơ mộng hơn!
Giờ đây, sau bao nhiêu lần hô hào, quyết tâm có lẽ 20 năm nữa
tôi sẽ được chống gậy trên con đường ấy nếu dân thành phố này may mắn hơn. Năm
2020, chỉ một đoạn phía Bình An, Thảo Điền người ta cũng quyết liệt lắm nhưng rồi
mọi thứ chỉ trên báo.
Một
đêm mùa hè cách đây nhiều năm, ở nhà một mình, tâm trạng rối bời, không ngủ
được tôi lang thang khắp Sài Gòn. Gần mười hai giờ đêm, tôi chạy xe lên cầu Thủ
Thiêm, hai bên thành cầu vẫn còn khá nhiều những cặp đôi tình tứ bên nhau.
Thấy
mấy chàng trai đang buông câu, tôi ghé lại gần, rồi tựa vào thành cầu, nhìn
xuống dòng sông, đốt thuốc. Phía dưới, chắc cũng chừng vài chục mét, nước đang
trôi bình lặng.
Thực
ra sông Sài Gòn hiền lành nhưng dưới những trụ cầu bao nhiêu là nước xoáy. Trong
giây phút ấy chợt nghĩ, nếu mình nhảy xuống đó, điều gì sẽ xảy ra? Đớn đau hay
êm ái?
Bài viết mô tả khung cảnh những xà lan, máy xúc cát lớn ngang dọc khu
vực quanh quần đảo Mã Tổ (Matsu) do Đài Loan kiểm soát nhưng nằm trong
tầm ngắm của Trung Quốc, chỉ cách Phúc Kiến hơn một chục cây số. Những
xà lan quy mô này hút đi nhiều tấn cát biển, cả ở quần đảo Kim Môn
(Kinmen) và Bành Hồ (Penghu), nhưng trầm trọng nhất là Mã Tổ.
Từ
một năm qua, Trung Quốc liên tục xâm nhập đôi khi vào cả trong lãnh hải
Đài Loan. Từ tháng 6 đến tháng 12/2020, tuần duyên Đài Loan - thường
xuyên trong tình trạng báo động và thiếu trang bị - đã trục xuất 240 xà
lan Trung Quốc trộm cát, có khi là những con quái vật nặng nhiều ngàn
tấn. Đây là loại vũ khí mới của Bắc Kinh, vừa có được nguyên liệu rất
cần cho xây dựng, lại vừa dọa nạt Đài Bắc mà không tốn kém. Bên cạnh
« chiến tranh cân não », việc hút cát bất hợp pháp còn gây lo sợ cho cư
dân, đe dọa đến du lịch và ngư nghiệp, gây thiệt hại cho môi trường và
mạng cáp ngầm thông tin.