Affichage des articles dont le libellé est Hạn hán. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hạn hán. Afficher tous les articles

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

dimanche 21 avril 2024

Võ Đắc Danh - Ký ức mùa hạn

 

Năm 2010, khi làm xong ngôi nhà vườn ở Nhà Bè, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện đi tìm mua những cái lu cũ về để một hàng bên mái hiên.

Đó là hình ảnh ghi đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Hồi ấy ở quê tôi, nhà nào cũng có một hàng lu nước, lu lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. Nghèo thì năm mười cái lu sành, khá giả thì vài chục cái lu xi măng, gọi là máy đầm, giàu thì xây hồ chứa, gọi là "si-tẹc nước".

Ngoài lượng nước mưa dự trữ trong lu, trong si-tẹc để uống, để nấu ăn, mỗi nhà còn đào ao đào đìa để chứa nước  sinh hoạt như tắm giặt, chăn nuôi, trồng rau...trong mùa khô hạn.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

samedi 13 avril 2024

Lê Thiếu Nhơn - Tiến sĩ nhảm!

Khô hạn đang đe đọa các tỉnh Nam bộ.

Thay vì nghiên cứu tìm giải pháp khoa học mang tính bền vững để hỗ trợ bà con, thì tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ, lại giới thiệu thầy phù thủy Lê Minh Hoàng "có khả năng cầu mưa" cho Chi cục Thủy lợi TP.HCM.

Nhảm nhí hơn, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp cũng không biết chuyện cầu mưa của đối tượng Lê Minh Hoàng có thật hay không. Tức là cứ tùy tiện giới thiệu, cứ lấy cái học vị và con dấu ra mà làm trò môi giới một cách lố bịch.

mercredi 10 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Nhìn thấy tương lai

 

Có hai quyển sách mà người Việt nên tìm đọc vì chính tương lai của bản thân và con em mình.

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” của nhà báo Ngô Thế Vinh, và “Nhìn lại thấy xa hơn” của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam. Họ nhìn được tương lai, theo đúng nghĩa đen, khi tương lai chưa diễn ra.

Dù đã cảnh báo về một châu thổ xác xơ, nhưng đã 24 năm từ khi xuất bản, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang “đúng quy trình” cạn dòng. Biển Đông thì Tàu vẫn biết bao lần quấy rối, xâm phạm thềm lục địa lẫn lãnh hải nước ta.

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Bùi Chí Vinh - Khát nước ở miền Tây

 

Em k v min Tây anh nghe

Tri có mây, dưới nước có ghe

Khiến cho anh biến thành con cá

Mc lưới, làm sao nh li v

         Em k v min Tây hôm qua

         Còn hôm nay châu th xót xa

         Kinh rch sông h trơ cn đáy

         Hn hán lòng em hết đm đà

Nguyễn Gia Việt - Mùa gánh nước ở Miền Nam

 

Tới mùa khô hạn thì Nam Kỳ lục tỉnh chộn rộn lên vụ thiếu nước. Khi mà nước sông đã chè chè lợ lợ, kinh rạch trơ đáy, đất đai nứt nẻ.

Miền Nam không phải là toàn vẹn, đất phèn phần nhiều, những xứ gần biển thì quanh năm nước chè mặn pha ngọt, qua mùa nắng thiếu nước ngọt dữ dằn.

Ngày xưa nhà Miền Nam nào cũng có một hàng lu mái đầm, mái dú, da bò, vài cái khạp để đựng nước mưa. Nhà giàu xưa có những hàng lu rất bự ở sau hè.

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

lundi 2 mars 2020

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (2)


Nam kỳ "lục tỉnh" không hẳn chỉ có hệ thống sông "Cửu Long" bị "cạn dòng" (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các "học giả dân tộc chủ nghĩa". Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v...) hiện thời cũng "tơi tả" vì hạn, mặn. Nhứt là lưu vực sông Vàm Cỏ.

Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là "miệt vườn", nơi ruộng lúa phì nhiêu nhứt miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.

Báo Long An "báo cáo" tình hình hạn mặn đất "miệt vườn" như sau:

Trương Nhân Tuấn - Đồng bằng sông Cửu Long (1)


Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải "cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì trên những cánh đồng này.

Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở thượng nguồn sống Cửu Long (Mêkông) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ Trung Quốc qua Lào và Campuchia...) ?

Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự "hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân Việt Nam sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà "Đồng bằng sông Cửu Long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên ngói...

samedi 22 février 2020

Lưu Trọng Văn - Ngửa cổ kêu giời, giời có thấu?


Thế lực thù địch là đây, thưa ngài chủ tịch Trọng!

Chỉ còn hai tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10.2019 – 4.2020) cho dự án thủy điện Luang Prabang. Nếu chính phủ và người Dân Việt Nam không có phản ứng quyết liệt nào trong hai tháng tới để ngăn chặn dự án ngăn dòng Mêkông này, thì lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4.2020.

Theo các chuyên gia về sông Mêkông, thì cùng 11 con đập ở Trung Quốc ngăn nước Mêkông với đập tại cố đô Lào này sẽ càng tạo nên thảm họa cho đồng bằng Cửu Long của Việt Nam. Hàng triệu hecta lúa, cây trái cùng kế sinh nhai của 20 triệu đồng bào chúng ta sẽ bị hủy diệt vì cạn nguồn nước ngọt và nguồn phù sa.

mardi 18 février 2020

Mạnh Kim - Mêkông đang chết, Việt Nam chọn gì ?


Bức không ảnh chụp ngày 28-10-2019 cho thấy dòng Mêkông cách đập Xayaburi hơn 185 dặm (297 km) trong tình trạng khô nước nghiêm trọng (National Geographic).
Tình trạng hạn hán hạ lưu Mêkông ngày càng nghiêm trọng. Việc chặn dòng Mêkông với vô số con đập đã được cảnh báo liên tục nhưng sự bức tử Mêkông không ngừng diễn ra. Trong năm nay, đập Luang Prabang tại Lào sẽ được khởi công, với sự tham gia của… Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang rền rĩ câu vọng cổ thoi thóp chắc chắn trở nên bi thảm hơn một khi đập Luang Prabang ra đời…

Những ngày cuối cùng của dòng Mêkông hùng mãnh

New York Times (15-2-2020) cho biết, với khoảng hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ lưu Mêkông cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu, đường sống của 60 triệu người đang bị bóp nghẹn. Không chỉ đối với nông dân, ngư phủ mà cả người giàu và những kẻ quyền thế thu lợi từ thủy điện. Sự cạn kiệt phù sa và tình trạng dòng chảy bất thường khiến nông dân dùng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hơn càng gây nên vô số nguy hại cho môi trường lẫn con người.