Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Hưng Quốc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Hưng Quốc. Afficher tous les articles

lundi 9 décembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Lịch sự

 

Năm 1979, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, tôi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy môn Văn học Việt Nam.

Một lần, giáo sư Mai Quốc Liên, thầy cũ của tôi, dẫn tôi đến thăm nhà phê bình Hoài Thanh (1909-82). Lúc ấy ông bà Hoài Thanh đã dọn vào sống ở Sài Gòn.

Nói chuyện một lát, không nhớ tại sao, cả Hoài Thanh lẫn thầy tôi (vốn từ Hà Nội vào) lại so sánh người miền Nam và người miền Bắc. Hoài Thanh nhận xét:

dimanche 29 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Văn học và văn hóa

 

Xin đừng lãnh đạo

Về phương diện văn hóa, nếu chính quyền Việt Nam thành tâm muốn làm điều gì có lợi cho đất nước, tôi chỉ có một lời khuyên: Đừng làm gì cả.

Văn hóa là lãnh vực càng ít lãnh đạo chừng nào càng tốt chừng ấy. Cai trị thì tuyệt đối không nên. Tất cả các văn nghệ sĩ và trí thức đều biết rõ những gì họ nên làm và cần làm. Điều duy nhất chính phủ có thể giúp họ là để cho họ được tự do. Vậy thôi.

samedi 28 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Giỗ nhà văn Võ Phiến

 

Hôm nay là ngày giỗ thứ chín của nhà văn Võ Phiến (1925-2015), một trong những nhà văn lớn nhất của Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20.

Trước hết, ông là một trong những cây bút tài hoa nhất ở miền Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, ông sang Mỹ sinh sống và tiếp tục viết lách. Cùng với Mai Thảo, ông được xem là một trong hai “trưởng thượng” của làng văn hải ngoại.

Trong khi Mai Thảo, ngoài viết truyện, chuyển sang làm thơ và khá thành công trong thơ, Võ Phiến, ngoài việc viết truyện và tùy bút, chuyển sang viết phê bình văn học. Cho đến nay, ông là người duy nhất viết phê bình về văn học miền Nam từ năm 1954 đến 1975 một cách toàn diện và có hệ thống. Và viết hay.

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Đáng lo

 

Trường đại học tôi dạy trước đây thường liên kết với các trường đại học ở ngoại quốc. Nhiều nhất là với Trung Quốc. Do sự liên kết ấy, các đồng nghiệp của tôi sang Trung Quốc khá thường xuyên.

Điều tôi ngạc nhiên: Hầu như tất cả đều thích người Trung Quốc. Họ kể người Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc liên kết. Họ tiếp đãi các đồng nghiệp của tôi một cách hết sức ân cần. Mỗi ngày đãi ăn cả ba, bốn lần. Lần nào cũng thịnh soạn.

Những đồng nghiệp ấy cũng từng đi Việt Nam. Tôi hỏi họ về cách tiếp đón của các cán bộ ở Việt Nam. Họ ngần ngừ. Rồi chuyển sang chuyện khác. Sự im lặng của họ rất có ý nghĩa.

samedi 8 juin 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Vượt biên

Hôm nay là đúng 39 năm ngày tôi rời Việt Nam. Lần ấy, tôi xuất phát từ Vũng Tàu.

Giữa khuya ngày 8 tháng Sáu, 1985 tôi và vài người bạn được âm thầm chở trên chiếc thúng nhỏ để ra tàu chính đậu ngoài xa. Sóng bồng bềnh. Tôi say sóng, ói thốc ói tháo, nằm bẹp dí cả hai ngày liền. Đến ngày thứ ba mới tỉnh táo, ăn uống lại được.

Đó là bữa ăn ngon nhất trong đời của tôi. Cá, người ta bắt từ dưới biển lên, cắt đầu và mổ ruột vất xuống biển, còn lại, người ta bỏ vào nồi kho. Tôi ăn ngon lành. Không biết ngon vì cá tươi hay vì quá đói bụng. Không biết. Nhưng ấn tượng về bữa ăn ấy cứ đọng lại mãi trong trí nhớ tôi.

jeudi 4 mai 2023

Nguyễn Hưng Quốc - Chiến tranh Việt Nam (1954-75) có thực sự cần thiết ?

 

Bộ máy tuyên truyền của miền Bắc trước năm 1975 cũng như trong cả nước sau năm 1975 nêu lên ba lý do chính tại sao miền Bắc phát động cuộc chiến tranh ấy:

Một, để giải phóng miền Nam; hai, để phát triển chủ nghĩa xã hội sang nửa phần lãnh thổ còn chịu khổ nạn dưới ách “áp bức” của Mỹ và “ngụy”; và ba, để đánh bại sự “xâm lược” của “đế quốc” Mỹ.

Xin nói về nguyên nhân thứ ba trước. Đó chỉ là một ngụy biện. Việc Mỹ đổ cả nửa triệu quân vào miền Nam chỉ là để giúp miền Nam chống lại sự xâm lấn của miền Bắc. Như vậy, nó chỉ là hậu quả chứ không phải là nguyên nhân. Nói cách khác, nếu miền Bắc không mưu toan đánh chiếm miền Nam, chả có lý do gì để Mỹ đổ quân vào miền Nam cả.

lundi 24 avril 2023

Nguyễn Hưng Quốc - Một lần gặp Dương Thu Hương

 

Mấy ngày vừa qua, trên Facebook, nhiều người xôn xao vì một tin vui: nhà văn Dương Thu Hương được giải Cino Del Duca trị giá 200.000 euro của Pháp.

Tôi cũng vui.

Tôi gặp Dương Thu Hương một lần ở Hà Nội vào cuối năm 1996. Tối đó có cả nhà thơ Lê Đạt. Chúng tôi ăn tối trong một nhà hàng, thú thực, đến nay, tôi hoàn toàn không nhớ tên. Cũng không nhớ đã ăn món gì. Chỉ nhớ những lời Dương Thu Hương kể về cuộc đời của chị, về công việc viết lách của chị.

mercredi 6 juillet 2022

Nguyễn Hưng Quốc - Một tiếng nói nữa bị bắt

Tin tức trong nước cho biết nhà hoạt động xã hội dân sự Nguyễn Lân Thắng đã bị bắt.

Tôi gặp anh ở Philippines năm 2013. Tính tình điềm đạm, ăn nói nhỏ nhẹ và khôn khéo, Thắng mang sau lưng một dòng họ khoa bảng nổi tiếng với nhiều tiến sĩ và giáo sư ở Hà Nội. Bình thường, có thể coi anh là người hưởng nhiều bổng lộc.

Nói chuyện, tôi không nghĩ anh chống chế độ. Mà trên Facebook của anh, anh cũng không thể hiện sự chống đối nào có thể bị xem là phi pháp.

mardi 3 mai 2022

Nguyễn Hưng Quốc - Đất nước sẽ về đâu ?

 

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già.

Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một cuộc sống rất phong lưu ở Việt Nam. Có thể thuê người giúp việc. Có thể đi đây đi đó. Có thể ăn hết món lạ này đến món lạ khác.

Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được lâu dài. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn.

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Hưng Quốc - Những nhà văn khác chiến tuyến

 

Trong hai năm 1979 và 1980, tôi có dịp gặp Chế Lan Viên (1920-1989) vài lần tại Sài Gòn. Có lần, tôi nghe ông kể chuyện Võ Phiến từ Mỹ viết thư về cho con, trích hai câu Kiều: “Thôi thôi còn nói chi con / Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người” và khen tùy bút, và đặc biệt phiếm luận, của Võ Phiến xuất sắc, “nhất Việt Nam”, hiếm có người địch lại được.

Năm 1985, vượt biên thoát và sang Pháp định cư, trong một bài viết đăng trên Quê Mẹ, tôi có nhắc lại chuyện ấy. Võ Phiến thích và dùng ngay lời khen ấy để quảng cáo cho các tập Tùy bútTạp luận mới được nhà Văn Nghệ tái bản tại Mỹ.

Sau này, giao thiệp với Võ Phiến nhiều, tôi biết ông thích không phải chỉ vì nội dung của lời khen mà vì lời khen ấy xuất phát từ một người có nhiều ân nghĩa với ông từ trước năm 1945.

mardi 23 mars 2021

Nguyễn Hưng Quốc - Nguyễn Huy Thiệp, bi kịch của một nhà văn nhược tiểu


Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2008, Nguyễn Huy Thiệp gửi tôi email như sau:

“Anh Tuấn quý mến,

“Tôi là Nguyễn Huy Thiệp. Vẫn còn nhớ lần nào anh về, ta cùng đi chơi chùa Bút Tháp, đi Bát Tràng, thế mà thoắt đã gần chục năm trời. Tôi ở Hà Nội, thỉnh thoảng có đọc anh vì Nguyên Hưng đôi khi ghé qua chơi cho sách, thâm tâm cũng có nhiều điều tâm đắc quý trọng.

Tết năm nay tôi đi châu Âu, qua Ý để nhận giải thưởng văn học Nonino, gặp gỡ được nhiều người trong giới xuất bản và viết lách mới mở mắt học được nhiều điều. Hóa ra trong 20 năm cầm bút viết văn, mình như gà mù chẳng biết gì đường đi lối lại, một phần vì dốt, vì nghèo, vì nhiều thứ nữa…

lundi 1 février 2021

Nguyễn Hưng Quốc - Tuyệt mật


Từ khoảng hai tháng nay, trên báo chí Tây phương và các bản tin lưu hành trên mạng xã hội bằng tiếng Việt, người ta đã nói đến chuyện Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc, dù quá tuổi quy định, vẫn được bầu vào Bộ Chính trị.

Hơn nữa, người ta còn khẳng định, trong nhiệm kỳ mới, ông Trọng sẽ là Tổng bí thư còn ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước.

Cũng chưa hết. Người ta còn nói đến một số người khác, với những chức vụ cụ thể, trong đó, nổi bật nhất là, ông Phạm Minh Chính sẽ là Thủ tướng và ông Vương Đình Huệ sẽ là Chủ tịch Quốc hội. Vân vân.

samedi 7 novembre 2020

Nguyễn Hưng Quốc - Kẻ thua cuộc


Cuộc bầu cử ở Mỹ đã kết thúc nhưng kết quả vẫn chưa được phân định. Chưa biết chắc ai sẽ thắng. Chỉ biết ít nhất hai kẻ thua cuộc.

Thứ nhất là các cuộc thăm dò dư luận (poll). Trước, người ta rất tin tưởng vào các cuộc thăm dò ấy. Khen là nó rất khoa học và khả tín. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nó khác hẳn.

Năm 2016, hầu hết các poll đều cho Hillary Clinton thắng. Kết cuộc: Donald Trump thắng. Năm nay cũng vậy. Cũng đầy nghi vấn. Trong cả năm, hầu hết các poll đều cho Joe Biden thắng, hơn nữa, thắng lớn.