Affichage des articles dont le libellé est Đào Hiếu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đào Hiếu. Afficher tous les articles

lundi 6 mars 2023

Đào Hiếu - Xâu chìa khóa

 

Bà vợ tôi suốt ngày tìm chìa khóa. Mới năm giờ sáng tôi đã bị đánh thức bởi những tiếng lục đục trong phòng.

- Kỳ quá. Lộn đàng nào.

Sợ làm phiền giấc ngủ của tôi nên bà không dám bật đèn, cứ mò tìm trong tối, đụng phải cái ly, bể tan tành. Tôi thức dậy, lấy chìa khóa của mình đưa cho bà để bà mở cửa đi tập dưỡng sinh.

vendredi 28 octobre 2022

Đào Hiếu - Tôi nể phục chính phủ Hàn Quốc quá xá !

 

Mấy hôm nay rảnh, xem bộ phim Lãng Khách (Vagabond) của Hàn Quốc, thấy người Hàn Quốc họ tự do đáng nể. Nội dung phim là cuộc truy tìm thủ phạm khủng bố làm rớt chiếc máy bay chết 211 hành khách.

Kết quả:  Thủ phạm là cả chính phủ Hàn Quốc từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, các cục trưởng và một lô quan chức cao cấp... ăn tiến của nước ngoài để gây án, hòng ký hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu, kiếm 500 tỉ won tiền hối lộ chia nhau.

Một phim có nội dung như vậy mà chính phủ Hàn Quốc hiện tại vẫn cho sản xuất và chiếu trên truyền hình.

mercredi 23 février 2022

Đào Hiếu - Tụi Tây đứa nào cũng khờ như trẻ con

Tôi từng khen bài “Lỗ Thủng Lịch Sử” là độc đáo và hay. Đó là lời khen chân tình, nhưng chỉ khen trong nội bộ những người sáng tác văn học, vì họ hiểu chuyện và chịu chơi. Chứ còn bảo đem qua bên Đức mà đọc chung với thơ Tô Thùy Yên ở viện Goethe thì quả là quá khờ. Và nhảm. Và ngu nữa!

Tại sao ngu?

Vì ngay cả Nguyễn Hữu Hồng Minh, tác giả bài thơ, chắc chắn cũng không dám đọc bài ấy cho lũ con của mình nghe (nhất là con gái) thì đủ biết vấn đề tế nhị cỡ nào.

dimanche 9 mai 2021

Đào Hiếu -Giảng dạy hay cho ăn c*t gà ?


Có một thằng nhỏ du học bên Úc, khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam Cộng Hòa treo trên cột, nó bèn giựt xuống, xé nát rồi đạp dưới chân.

Có một ông bạn già của tôi khó chịu trước hành động ấy, bèn viết một bài “giảng dạy” rằng: Cháu không nên làm thế, cháu phải thế này, phải thế kia… Cuối cùng ông bạn già bèn “hy vọng dần dà nền giáo dục Úc sẽ giúp cháu trở thành người tốt”.

LỜI BÌNH CỦA KIM THÁNH THÁN:

mercredi 28 avril 2021

Đào Hiếu - Những đứa trẻ của ngày 30-4-75


Ngày 30/4/1975 tôi có 3 đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội. Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.

Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.

Bởi vì cũng có những đứa trẻ của ngày 30/4/75 đang sống khá đặc biệt. Đó là những người hiện nay thuộc lứa tuổi từ 50 trở xuống (tức là ở thời điểm 30/4/75 các vị ấy chỉ vừa mới cất tiếng khóc chào đời cho đến 12 tuổi). Chẳng những không hề tham gia cách mạng mà thậm chí không biết cách mạng là gì, chiến tranh là gì, nhưng hiện nay họ là những ông bà quan lớn cách mạng, giàu có và đầy quyền lực.

dimanche 28 mars 2021

Đào Hiếu - Những thằng Tây đi tìm huyền thoại



*

Tụi Tây chúng làm việc rất bài bản. Trước khi khởi sự, chúng lên chương trình rất khoa học. Chẳng hạn như muốn sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu, chúng phải lên danh sách gặp những ai, phỏng vấn người này nội dung gì, người kia bao nhiêu phút, người nọ ghi hình ở trong phòng hay tại hiện trường v.v…

Khi đoàn làm phim The Vietnam War của Mỹ đến Việt Nam thì trong những người họ chọn phỏng vấn dứt khoát phải có nhà văn, nhà báo từng cầm súng. Thế là họ chọn Nguyên Ngọc, Bảo Ninh và Huy Đức.

Những người đó có đủ các tiêu chuẩn họ cần. Bố ai thay thế được! Nhưng họ quên một điều là: Chiến tranh Việt Nam chủ yếu xảy ra ở miền Nam, trong khi ba vị ấy thì hai người là cán bộ của chính quyền miền Bắc (Nguyên Ngọc, Bảo Ninh) còn vị thứ ba cũng sinh ra và lớn lên dưới chế độ miền Bắc, nhưng trong chiến tranh chống Mỹ chỉ là một học sinh mẫu giáo.

jeudi 4 février 2021

Đào Hiếu - Kẻ địch trong nhà bếp


Có những người đàn ông rất hào phóng, thấy bạn bè nghèo không có chỗ ở liền mời về nhà ở chung. Vô quán nhậu nhớ bạn hiền cũng bấm phone rủ đến lai rai ba sợi. Có cái xe hơi, bạn muốn mượn, cứ lấy đi thoải mái. Loại đàn ông ấy trên đời này không phải là hiếm.

Nhưng có một thứ mà người đàn ông không bao giờ chịu chia sẻ với ai, đó là vợ mình. Chỉ cần một câu nói, một cái liếc mắt là anh chồng đã “xù lông” lên, sẵn sàng chiến đấu.

Vậy mà có một gã từ nhiều năm nay đã phải chia sẻ bà vợ duy nhất của mình cho một người đàn ông khác mà không hề than thở. Gã này là một quan chức nhà trời, có quyền gặp trực tiếp Ngọc Hoàng để báo cáo tình hình dưới trần gian mỗi năm.

jeudi 17 septembre 2020

Đào Hiếu - Cần gì cho những người chân đất ?

*
Thời chiến tranh, tôi có người bạn, học nhạc giao hưởng ở nhạc viện. Hắn nói:

Nhạc là một nghệ thuật của âm thanh chứ không phải của lời nói. Đưa ca từ vào âm nhạc là tầm thường hoá nó.”

Hắn kênh kiệu, hắn coi thường cả Trịnh Công Sơn lẫn Phạm Duy, nói gì tới dòng nhạc “sến” toàn những giai điệu mùi mẫn và ca từ sướt mướt.

dimanche 13 septembre 2020

Đào Hiếu - Móc túi phụ huynh, ăn hiếp trẻ con


*
Thế hệ chúng tôi, thế hệ trước chúng tôi và cả những thế hệ sau chúng tôi đều rất ít quan tâm đến chuyện học đánh vần. 

Càng không nghĩ tới những khả năng “kích thích trí tưởng tượng sáng tạo” hay “khả năng tư duy độc lập”… mà một cuốn sách dạy đánh vần có thể mang lại cho một đứa trẻ 6 tuổi học lớp Một.

Những Văn Cao, Phạm Duy, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân, Hàn Mặc Tử, Sơn Nam, Tô Thùy Yên, Võ Phiến… chắc là cũng đã học đánh vần từ bố mẹ, từ cô giáo làng, từ người hàng xóm hay thậm chí học từ người giúp việc trong nhà.

dimanche 23 août 2020

Đào Hiếu - Những trận cầu gian lận



Tình hình thời sự và chính trị ở Việt Nam hiện nay đang có những xung đột, những mâu thuẫn đối kháng rất quyết liệt. 

Mà không phải chỉ có hai phe đối kháng. Có nhiều phe, chia ra làm nhiều “bảng”, giống như các đội bóng tranh giải World Cub. 

-Bảng A gồm có đội Dân Tộc đấu với đội Mười Sáu Chữ Vàng.
-Bảng B gồm có đội “Thế Lực Thù Địch” đấu với đội Toàn Trị.
-Bảng C là đội Dân Đen đấu với đội Tư Sản Đỏ. 

samedi 7 décembre 2019

Đào Hiếu - Màu sắc của thời trang



Mùa Ðông năm 1997 khi lang thang qua các đường phố tại những thủ đô nổi tiếng châu Âu như Bruxelles, Paris, Berlin… tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy gần như mọi người đều mặc đồ đen. Thỉnh thoảng người ta cũng có mặc màu sáng nhưng thường là những màu đơn giản như trắng, xám nhạt… ít ai ăn mặc lòe loẹt.

Trái lại, nếu bạn đến một bản làng người dân tộc ở những miền thượng du phía Bắc hoặc Tây Nguyên, bạn sẽ bắt gặp những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng… với những hoa văn rằn ri vui mắt.

Xuôi xuống đồng bằng, len lỏi trong các miền nông thôn, gặp lúc có hội hè đình đám chúng ta cũng sẽ bắt gặp những màu sắc tương tự trên những chiếc áo dài màu lá chuối non rực rỡ. Những chiếc sơ mi đỏ chói chang, những đôi dép nhựa màu vàng, những “đề can“ xanh đỏ tím vàng dán trên xe đạp, xe gắn máy, những khung cửa sổ sơn xanh dương với các bông sắt đỏ trắng xen kẽ nhau. Bàn thờ, tủ áo, tường vôi thì dán đấy hình ảnh diễn viên điện ảnh lẫn lộn với tranh Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi.

dimanche 26 mai 2019

Đào Hiếu -Tô Thùy Yên, người tôi chưa từng gặp



Sau năm 1980, lúc đó anh Tô Thùy Yên đã đi "học tập cải tạo" về, chắc là đời sống khó khăn, anh có gởi cho nhà xuất bản Trẻ bản dich cuốn L'Amant (Người Tình) của Marguerite Duras và tôi là người biên tập bản dịch đó.

Sách in ra trong thời buổi nhà xuất bản mới thành lập, nhuận bút quá bèo nhưng tôi không biết làm gì để giúp anh.

Trước 1975, tôi có đọc anh nhiều và rất ngưỡng mộ thơ anh. Tuy vậy cho đến khi bản dịch Người Tình phát hành, tôi vẫn chưa được gặp anh có lẽ ví anh muốn "ở ẩn" sau 13 năm lao tù ác nghiệt.

samedi 21 juillet 2018

Đào Hiếu - Những thằng Tây đi tìm huyền thoại



Một quân nhân VNCH và đồng đội bị thương nặng ở gần Saigon, 05/08/1963. Ảnh Horst Faas/AP

Tụi Tây chúng làm việc rất bài bản. Trước khi khởi sự, chúng lên chương trình rất khoa học. Chẳng hạn như muốn sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu, chúng phải lên danh sách gặp những ai, phỏng vấn người này nội dung gì, người kia bao nhiêu phút, người nọ ghi hình ở trong phòng hay tại hiện trường v.v…

Khi đoàn làm phim The Vietnam War của Mỹ đến Việt Nam thì trong những người họ chọn phỏng vấn dứt khoát phải có nhà văn, nhà báo từng cầm súng. Thế là họ chọn Nguyên Ngọc, Bảo Ninh và Huy Đức.

Những người đó có đủ các tiêu chuẩn họ cần. Bố ai thay thế được! Nhưng họ quên một điều là: Chiến tranh Việt Nam chủ yếu xảy ra ở miền Nam, trong khi ba vị ấy toàn là người miền Bắc mà trong đó hai vị là cán bộ (Nguyên Ngọc, Bảo Ninh) còn vị thứ ba thì trong chiến tranh chống Mỹ chỉ là đứa con nít “miệng còn hôi sữa”, chính vì thế mà họ phát biểu trật lất cả.

mercredi 7 février 2018

Đào Hiếu - Chó phản biện



Chó Hachiko, suốt 9 năm trời ra ga đón chủ, được tạc tượng và nhồi rơm trưng bày trong bảo tàng.

Khi giận ai, hoặc để tỏ lòng khinh bỉ, quý vị thường chửi: “Đồ chó!” hoặc văn vẻ hơn thì nói: “Tư cách anh ta không hơn một con chó”. Tội nghiệp, loài khuyển chúng tôi cứ bị đem gán cho những gì xấu xa, hạ tiện, suốt cả ngàn năm nay mà không có cơ hội “phản biện”.

Thời xưa, không có Facebook đã đành. Thời nay mạng Internet phủ sóng toàn cầu, thế mà chúng tôi vẫn không làm gì được, vẫn phải im lặng.

Có lẽ vì loài khuyển không có tiền mua laptop, nếu không, ít ra chúng tôi cũng phải gửi cho quý vị vài cái comment chẳng hạn như: “Tại sao cái gì xấu cũng đổ cho chó?” Sao không ai nói: “Đồ con mèo!” hay: “Đồ con gà!”. 

vendredi 22 décembre 2017

Đào Hiếu -Thư gửi anh Nguyễn Phú Trọng



Anh Trọng đẹp giai ơi! 


Cho dù anh có bắt chước Tập tiên sinh mà đả hổ diệt ruồi đi nữa. Cho dù anh có chậm như rùa (mười năm mới nhốt được Đinh La Thăng). Cho dù anh có diệt ruồi xong sẽ có ruồi khác nổi lên và ăn bạo hơn nữa (thực ra bọn ruồi trâu của 3X nó ăn gần hết rồi, còn cái mả mẹ gì để ăn nữa!)… Cho dù anh có trở thành “người thực hiện thắng lợi hội nghị Thành Đô” đi nữa thì tôi vẫn ủng hộ anh vì những lý do sau đây: