Affichage des articles dont le libellé est Lý lịch. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lý lịch. Afficher tous les articles

lundi 5 février 2024

Nguyễn Đông Thức - Những tấm hình kỷ niệm phim “Ngọc trong đá”

 

Truyện dài “Ngọc trong đá” được Nhà xuất bản Trẻ xuất bản Tháng 3-1986, kỷ niệm 10 năm thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong Thành phố. Đây cũng là truyện dài đầu tiên Nhà xuất bản này làm, khi được tách ra từ Nhà xuất bản Măng Non.

Truyện tạo được tiếng vang nên đã lọt vào tầm ngắm của vài hãng phim. Hãng phim Nguyễn Đinh Chiểu với đạo diễn Lê Mộng Hoàng tới đặt vấn đề đầu tiên. Dĩ nhiên là tôi rất hoan hỉ.

Lúc đó thủ tục làm phim rất khó khăn. Kịch bản phải được đưa ra Bộ Văn hóa duyệt. Ông Thứ trường Nguyễn Đình Quang (ông này học vị giáo sư tiến sĩ, học bên Tàu rồi bên Đông Đức về, từng là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu…). Đọc xong, trong đợt vào Nam công tác ông cho gọi tôi và ông đạo diễn tới Văn phòng 2 của Bộ:

samedi 29 avril 2023

Đỗ Trung Quân - Tháng tư, lời muộn phiền của người 68 tuổi

ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bốn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng

một năm chiến trường biên gii K máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan 

dù không nhà đa ch

samedi 4 mars 2023

Dương Quốc Chính - Ông Võ Văn Thưởng con ai ?

 

Hiện có tin đồn khá phổ biến là ông Võ Văn Thưởng là cháu ngoại của ông Võ Văn Kiệt và là con trai của ông Võ Trần Chí, nguyên bí thư thành ủy HCM. Mình tìm hiểu tiểu sử mấy người này thì thấy sai sai.

Con gái già nhất của ông Kiệt là bà Võ Hiếu Dân, sinh năm 1955, không thể sinh ra ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970. Về lý thuyết thì có thể, nhưng xác suất thấp. Năm 1970 cũng không tới mức lạc hậu đến nỗi sinh sớm vậy. Không rõ ông Kiệt còn con gái nào già hơn mà chưa công bố hay không?

Báo chí có nhắc tới một người con khác của ông (không chính thức) là Phan Thanh Nam, nhưng là con trai, sinh năm 1952 ở miền Bắc. Người con trai này đã được công bố công khai trên báo chí nên không có lý gì lại có người con gái khác không được công bố.

dimanche 12 février 2023

Dương Quốc Chính - Bê đỏ gen Z

 

Vụ các cháu gen Z Việt Nam tẩy chay cháu ca sĩ Hanni cho thấy sự nguy hiểm của giáo dục nhồi sọ lòng hận thù.

Chúng ta có thể thấy ngay fan K-pop phần nhiều là giới trẻ, học sinh sinh viên là chính, nhưng lại đi tẩy chay một ca sĩ đồng lứa tuổi chỉ với lý do là bố mẹ cô đó có gốc Việt Nam Cộng Hòa, chống cộng cực đoan.

Theo kinh nghiệm chăn bò của mình thì lứa tuổi đông bò đỏ nhất là học sinh cấp 3 và sinh viên. Sau khi đi làm vài năm thì các cháu mới quay xe tự diễn biến, do mới giác ngộ sự thật. Như vụ các cháu chuyên lịch sử và fan Đen Vâu vào húc mình.

dimanche 31 juillet 2022

Nguyễn Thông - Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (3)

 

Lại nói chuyện tờ khai sơ yếu lý lịch. Đúng là chỉ có thứ chủ nghĩa lý lịch man rợ mới có thể gây ra những chuyện dở khóc dở cười bởi những yêu cầu cực kỳ vô lý của nó.

Tháng 9 năm 1987, nhờ sự giới thiệu có trọng lượng của một vị phụ huynh, tôi tới trường mẫu giáo - trường Mầm non 26 xin cho cu con vào đó. Nhỏ vào nhà trẻ, nhớn lên mẫu giáo. Cu cậu đã hơn 3 tuổi, “tốt nghiệp” nhà trẻ hệ mầm chồi lá, giờ phải tiếp tục vào trường mẫu giáo. Trường Mầm non 26 là trường điểm của quận 5 (Sài Gòn), cơ ngơi rộng rãi bề thế trên đường Lý Thường Kiệt, bây giờ là Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương mở rộng.

Cô hiệu phó, xinh lắm, đón tôi và trấn an anh cứ yên tâm, cháu tuy khác tuyến nhưng chúng em đã đưa vào danh sách rồi, cảm phiền anh khai cho cháu cái sơ yếu lý lịch để chúng em làm hồ sơ.

Nguyễn Thông - Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (2)

 

Thôi, gác chuyện hộ chiếu lại, rồi đâu sẽ có đó. Chỉ biết hôm qua 29.07 các báo mậu dịch thông báo những ai xài hộ chiếu mới mà đến Đức, sẽ được Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cấp cho cái giấy xác nhận nơi sinh để kèm theo khi xin thị thực (visa), khi qua cửa khẩu.

Hình như họ nghĩ mảnh giấy ấy của tòa đại sứ có giá trị với nhân viên công lực kiểm tra xuất nhập cảnh xứ người lắm. Chưa nói nó có tác dụng thông tuyến không, chỉ riêng việc phải đi xin giấy, kèm mảnh giấy lòng thòng vào cuốn hộ chiếu là đã chẳng giống ai rồi. Đang yên đang lành, cải tiến hóa thành cải lùi.

Vậy mà, cũng báo quốc doanh hôm qua thông tin, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an vẫn tuyên bố tiếp tục mần hộ chiếu mẫu mới (xin nói cho chính xác, họ bán hộ chiếu cho dân chứ làm gì có chuyện cấp mà báo chí cứ nói thành cấp hộ chiếu).

dimanche 17 juillet 2022

Hữu Phú - Tôi đi thi đại học

Ông già tôi làm ngành y, tất nhiên là ông muốn mấy thằng con trai của ông nối gót cha anh, thi và học ngành y. Vừa danh giá, vừa có công việc ổn định, thu nhập tốt (nếu mở phòng mạch tư tại nhà).

Thế nhưng, đời không như là mơ. Từ sau năm 1975, gia đình tôi đến cái ăn hàng ngày còn không đủ cho mỗi người một bữa no, nói chi đến việc tập trung rèn luyện cho mấy thằng anh em chúng tôi học hành tới nơi tới chốn để  thi đại học.

Chúng tôi, như những gia đình khác, sau giờ học là lao vào làm thêm nhiều công việc khác nhau. Chỉ để cố đảm bảo cho mình và gia đình một bữa ăn đừng quá đói, tiếp tục nuôi hy vọng sống sót, không chết uổng.

samedi 25 décembre 2021

Lê Nguyễn - Hồi ức của một trí thức cũ trong xã hội mới sau 1975 (3)

 

III) MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP “ĐỘT PHÁ” VỀ CƠ CHẾ VÀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI SÀI GÒN-TPHCM

1) Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh

Ai cũng biết rằng vào ít nhất 10 năm đầu tiên sau 1975, cơ chế hoạt động của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được áp dụng trên cả nước. Hình thức bao cấp và ở không ít nơi, chủ nghĩa lý lịch, chi phối khá nhiều đời sống cộng đồng.

Vào những tháng năm đó, người xuất thân từ một chế độ đã tàn lụi sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn có rất ít cơ hội hòa nhập vào cuộc sống mới. Nhất là trong cơ quan công quyền, khi mà mọi ưu tiên được dành cho những ai có công góp phần trực tiếp hay gián tiếp vào thắng lợi sau cùng.

samedi 19 décembre 2020

Lê Học Lãnh Vân - Anh Bảy Trường và vị đại tá công an


Đầu thập niên 1980, phái đoàn trường đại học Paris-Sud (Pháp), còn gọi đại học Orsay, qua thăm và ký kết hợp tác với trường đại học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đây là chương trình hợp tác rất có ích, sau sáu bảy năm kể từ ngày thống nhất không tiếp xúc tài liệu nước ngoài, không có cơ hội nói tiếng Anh, tiếng Pháp với chuyên gia Phương Tây, tới lúc đó trường mới được tặng những tài liệu khoa học rất mới, những sách giáo khoa của các giáo sư danh tiếng, các nhà khoa học lãnh giải Nobel.

Những lớp học cấp tốc dài đôi ba tháng về kiến thức mới nhất trong sinh học được các đồng nghiệp Pháp tổ chức. Cuối khóa có buổi kiểm tra và cấp chứng nhận. Cùng lúc, các học bổng được phía Pháp để nghị. Học bổng có hai loại, một loại đi thực tập một năm và một loại làm luận án bốn năm.

samedi 31 octobre 2020

Lê Học Lãnh Vân – Ngày ra đi

Hôm đó là một ngày rất đặc biệt của gia đình: trong ba tiếng đồng hồ nữa Vương sẽ lên máy bay đi Pháp. Giữa thập niên 1980, một thập niên sau khi Việt Nam được thống nhất bởi chiến thắng quân sự của Miền Bắc, Sài Gòn được đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh, một người gốc Sài Gòn du học Pháp là chuyện rất rất hiếm, thậm chí khó tưởng tượng.

Chuyến đi được chờ đợi từ ba năm trước, khi phái đoàn của trường đại học Orsay điền tên Vương vào danh sách nhận học bổng bốn năm của Pháp, sang Paris làm một luận án về Phả Hệ Phát Sinh Các Loài Động Vật Có Xương Sống Bằng So Sánh Phân Tử ARN thông tin của Ribosome.

Tên luận án phức tạp, có lẽ không cần nói ra với những người không nằm trong chuyên môn, nhưng thật ngộ nghĩnh, Vương thấy cái tên của nó lại liên quan tới nhiều sự kiện trong cuộc sống. Phả Hệ Phát Sinh là môn học tìm hiểu các mối dây liên lạc bà con giữa Ngành, Lớp, Bộ… sinh vật trong tự nhiên. Trong xã hội Việt Nam, các mối dây phả hệ thật chằng chịt, ràng rịt, giằng níu phần lớn cấu trúc xã hội…

jeudi 8 octobre 2020

Nguyễn Thông - Nền giáo dục thụt lùi


 

Thỉnh thoảng dư luận xã hội lại rộ lên những chuyện về giáo dục, đủ mọi buồn vui, nhiều điều cười ra nước mắt.

Nào quan chức quản lý giáo dục chẳng khác chi bụt đất, lúng ta lúng túng trong chiếc áo cơ chế, không có cách nào đột phá, thay đổi được những trì trệ hủ bại đã tồn tại suốt mấy chục năm. Nào trường không ra trường, lớp chả ra lớp, thầy chẳng ra thầy, trò cũng không ra trò.

Nào thi cử lằng nhằng tốn công tốn của mà tiêu cực vẫn hoàn tiêu cực. Nào chương trình lạc hậu, sách giáo khoa độc quyền bòn rút túi tiền dân, giáo sư tiến sĩ giấy nhiều như lợn con vẫn chẳng nên cơm cháo gì… Bao nhiêu thứ xám xịt bôi lem bôi luốc bộ mặt giáo dục nước nhà, kéo dài hơn nửa thế kỷ.

jeudi 4 juin 2020

Dương Quốc Chính - Kỳ thị chính trị ở Việt Nam



Ở Việt Nam, nếu theo đạo Công giáo và/hoặc con cháu của công chức, binh lính, quan chức chế độ cũ, là không có cơ hội vào đảng và thăng tiến trong bộ máy công quyền. Thành phần trên giỏi lắm chỉ lên được chức trưởng phòng của một Sở, mà cũng cực khó. 

Người Chăm có vẻ như cũng rất ít được lên chức to trong bộ máy công quyền.

Nghề công an, là nghề thuộc loại hot nhất hiện nay cũng xét lý lịch rất chặt, các thành phần trên cũng coi như không có cơ hội.

vendredi 14 décembre 2018

Trung Quốc, cuộc đời tính theo điểm

Kiểm soát bằng caméra, giám sát trên mạng, cho điểm...người dân Trung Quốc khó thoát được vòng kiềm tỏa của Nhà nước. Ảnh minh họa: Caméra giám sát trên quảng trường Thiên An Môn.

Theo tờ Shunpo Montly ở Hồng Kông, Trung Quốc vốn ngày càng số hóa, đang triển khai hệ thống đánh giá điểm « tín nhiệm xã hội », giúp khen thưởng hay trừng phạt thái độ của mỗi công dân. Dự kiến biện pháp này sẽ được áp dụng trên toàn quốc vào năm 2020, và như vậy cuộc đời của người dân Hoa lục sẽ được tính theo điểm số.
200 triệu camera giám sát vẫn chưa đủ !

Mùa hè vừa qua, có một người cha ở quận Thương Nam (Cangnan), thị trấn Ôn Châu (Wenzhou), tỉnh Chiết Giang đã phải đưa ra một quyết định quan trọng. Người con trai vừa thi đậu vào một trường đại học danh giá ở Bắc Kinh, cả nhà hết sức vui mừng. Nhưng một cú điện thoại từ nhà trường đã sớm dập tắt niềm hoan hỉ của họ : vì người cha nằm trong danh sách « người không có điểm tín nhiệm », trường không thể nhận cậu con vào học. 

Trong 5 năm qua, tại Trung Quốc đã mọc lên 22.000 km đường tàu cao tốc, xuất hiện một xã hội không dùng tiền mặt lớn nhất thế giới, một mạng lưới « thiên la địa võng » 200 triệu camera giám sát. Chẳng có nơi nào trên trái đất an toàn hơn Trung Quốc, cho đến nỗi nghi phạm đành tự đến nộp mình cho công an, lực lượng an ninh khỏi cần can thiệp.