Affichage des articles dont le libellé est Điều trị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Điều trị. Afficher tous les articles

jeudi 25 novembre 2021

Võ Xuân Sơn - Thuốc không phải là kẹo


Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, có câu chuyện anh chàng kia trúng độc, thấy mình không sống được, nên quyết định tự tử. Anh ta ăn một loại lá cực độc, không ngờ, đó lại chính là thuốc giải cho cái thuốc độc mà anh ấy bị trúng. Thế là anh ấy không những không chết, mà còn hết bệnh.

Có thể nói, đa phần các loại thuốc của chúng ta đều là thuốc độc. Nó có thể tốt ở liều lượng này, tốt khi dùng cách này, nhưng lại có thể là rất độc, thậm chí gây chết người, khi dùng theo cách khác, hoặc dùng với liều lượng khác, hoặc kể cả thời điểm dùng thuốc cũng vậy.

Thuốc không phải là kẹo, nó là con dao hai lưỡi. Nếu dùng đúng cách thì nó cứu giúp chúng ta, nếu dùng sai cách, thì nó gây hại cho chúng ta.

mercredi 24 novembre 2021

Trần Phi Tuấn - Thích ứng trong sợ hãi

 

Đã hơn một tháng Việt Nam chuyển sang giai đoạn “thích ứng”, nhưng có vẻ như nỗi sợ hãi về các ca nhiễm vẫn chưa thể biến mất.

Sài Gòn hiện có hơn 77.000 ca nhiễm, trong đó hơn 56.000 ca ở nhà tự điều trị, gần 14.000 ca phải vào viện, và số còn lại cách ly ở các cơ sở tập trung. Điểm giới hạn mà hệ thống y tế của thành phố có thể chịu đựng cùng một lúc: 120.000 ca.

Cách ứng phó đã thích ứng hơn: ai nhiễm thì tự điều trị ở nhà, có tư vấn và giám sát của các bác sĩ, thuộc cấp độ trạm y tế của các phường xã.

samedi 18 septembre 2021

Nguyễn Lân Hiếu - Phong tỏa vô tội vạ

 

(VnExpress 18/09/2021) Cảm xúc khi thấy những rào chắn đầu tiên bị gỡ bỏ sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.

Hình ảnh rào chắn, dây chăng cũng đã gắn với giai đoạn đặc biệt của nhiều người. Trên khắp đất nước, chúng ta đã có quá nhiều khu cách ly tập trung, vùng cách ly trong cộng đồng.

Nhưng cho đến lúc này, việc khoanh vùng phong tỏa, cách ly vô tội vạ những khu vực dân cư chỉ vì có một hay vài ca F0 đã không còn hợp lý. Chúng ta đã chứng kiến sự khốn cùng của người dân khi bị phong tỏa cứng nhiều ngày để tin rằng, phương thức chống dịch đó hoàn toàn không nên lặp lại.

mercredi 15 septembre 2021

Cù Mai Công - Sợ thì đã sợ đủ rồi, mong bình tĩnh và thôi kỳ thị các F

 

Tối 15.9, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hồng Chương, giám đốc Sở Y tế Bình Dương xác nhận có nhiều trường hợp F0 không chịu xuất viện. Cụ thể ở một số bệnh viện dã chiến ở Bình Dương, hàng chục F0 đã đủ điều kiện nhưng không chịu xuất viện khi bệnh viện yêu cầu.

Giải thích về vấn đề này, ông Chương cho rằng thực tế một số trường hợp F0 xuất viện khi về địa phương hoặc khu nhà trọ bị kỳ thị nên… không muốn về. Trong khi đó, F0 ở trong bệnh viện được cung cấp đầy đủ các chế độ ăn uống, điều kiện sinh hoạt được đảm bảo hơn ở các khu nhà trọ hay ở nhà.

Nhìn từ toàn cảnh, đó là một ví dụ con Covid không quá đáng sợ, là án… tử hình như suy nghĩ mặc định của không it người. Những người không chịu về sợ kỳ thị, sợ đói hơn sợ Covid – sau khi họ đã là người trong cuộc, sống chung với Covid.

Hà Phan – Địa phương phải mạo hiểm, trách nhiệm ngành y tế ở đâu ?

 

Bí thư quận 6 Lê Thị Hờ Rin và Chủ tịch Củ Chi Phạm Thị Thanh Hiền đang nhận rất nhiều lời khen vì dám "xé rào" cứu dân, kiểm soát dịch thành công.

Chị Hờ Rin mạo hiểm do "Không thể có cách cứu dân mà không làm", khi chỉ đạo cấp dưới là "Quận đầu tiên phát thuốc kháng viêm, kháng đông cho F0 tự điều trị tại nhà dù chưa có hướng dẫn của Sở Y tế".

Còn Chủ tịch Thanh Hiền cho áp dụng tại huyện nhà "Phương pháp "không coi F0 là người bệnh", đưa thuốc Đông y vào sử dụng từ rất sớm đã giúp Củ Chi điều trị khỏi nhiều ca bệnh rất nhanh, và đặc biệt không có trường hợp tử vong".

mardi 31 août 2021

BS Quan Thế Dân - Trong bệnh viện 'tầng ba'


(VnExpress 30/08/2021) Bảy giờ sáng, giao ban, không khí căng thẳng. Trưởng khoa nhăn nhó: “Sao ca này để mất, hôm qua đã diễn biến tốt lên rồi mà?”.

Kíp trực mệt mỏi: "Bệnh nhân suy hô hấp nặng lên từ chiều, bọn em cố gắng kéo không được, đến đêm thì ngừng tim".

Không ai nói gì thêm nữa. Căn bệnh quái ác. Chợt có tiếng bộ đàm léo nhéo từ buồng bệnh: "Cấp cứu, bệnh nhân giường số bảy ngừng tim". Tất cả cùng quay phắt nhìn lên màn hình. Qua camera, nhân viên y tế đang hì hục ép tim. Mấy nhân viên đang giao ban đứng vụt dậy, đi mặc đồ bảo hộ để vào hỗ trợ.

vendredi 20 août 2021

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ 42

 

Đêm qua Sài Gòn lại mưa, mưa kéo dài khoảng hai tiếng đồng hồ. Lại nghĩ đến những người đang nằm ở vỉa hè, những bệnh nhân đang nằm tạm bợ ở sân bệnh viện.

Người ở vỉa hè càng ngày càng nhiều, đó là những người vốn là kẻ vô gia cư trước đây, lấy hè phố làm nơi trú ngụ. Bây giờ, sau thời gian dài giãn cách, phong tỏa, số người thất nghiệp nhiều hơn, không việc làm, không có thu nhập để trả tiền trọ, họ đành trở thành kẻ không nhà. Cũng có nhiều người lỡ đường, không về quê được vì chỉ thị của chính phủ, vì không có phương tiện và điều kiện để về, họ trở thành kẻ lang thang, sống lây lất chờ ngày bớt dịch.

Đối với người Việt từ xưa nay, người sống vô gia cư, thác vô địa táng là nỗi đau nhất của một đời người. Nhưng thời đại dịch, họ đành chấp nhận đau thương, hàng ngày sống bằng chén cơm từ thiện.

samedi 14 août 2021

Lưu Trọng Văn - Túi thuốc điều trị F0 và huy động 4.000 nhà thuốc ở Sài Gòn vào cuộc

 


Ông Lương Ngọc Khuê cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế nói:

"Để quản lý ca nhiễm tại nhà, vấn đề sử dụng thuốc ở gia đình cũng rất quan trọng. Hiện Bộ Y tế có chiến lược cấp các túi thuốc an sinh cho các gia đình”.

Gã cho rằng việc Bộ Y tế cấp túi thuốc an sinh có thể hiểu là túi thuốc cùng chỉ dẫn của nó điều trị F0 tại nhà cho các gia đình.

vendredi 13 août 2021

Lê Công Trứ - Bão Cytokine : Hiểu biết & Điều trị


Lê Công Trứ
: Với bài viết này, tôi xin phép trình bày các kiến thức căn bản, phổ thông về Bão cytokine, với mong muốn giúp người đọc có thêm hiểu biết để không phải lo âu, sợ hãi khi biết mình hoặc người thân bị bệnh.
Mặt khác, khi chia sẻ các thông tin này tôi hy vọng các đồng nghiệp tham khảo, gợi nhớ những điều căn bản để tự tin, bình tĩnh, sáng suốt, linh hoạt, chọn đúng thời điểm trong việc thực hiện các liệu pháp điều trị.

BÃO CYTOKINE: HIỂU BIẾT & ĐIỀU TRỊ

CYTOKINE

Cytokine là sự kết hợp của hai từ Hy Lạp: Cyto, có nghĩa là Tế bào; Kinos có nghĩa là Chuyển động.

Cytokine là những phân tử protein tín hiệu có trọng lượng thấp (low-weight- signalling molecular proteins) có chức năng hỗ trợ sự giao tiếp giữa các tế bào với nhau trong phản ứng miễn dịch, và kích thích sự di chuyển của các tế bào đến các vị trí viêm nhiễm và bị tổn thương trong cơ thể.

Mai Quốc Ấn - Âm thanh tiếng ho F0

 

18 giờ hôm qua tôi nhập viện cấp cứu ở Quân y 175 (bệnh viện chữa F0). Không thấy vì có vách ngăn và bác sĩ cũng không cho bước qua nơi có bệnh nhân khác, nhưng vẫn ám ảnh về tiếng ho "níu hơi" của bệnh nhân Covid và tiếng nườm nượp đẩy xe để cứu bệnh nhân F0 trở nặng. Thấy còn sống thôi đã là đại hạnh.

Ba giờ nằm ở phòng cấp cứu trước khi chuyển đi, đã ghi nhận hơn 10 ca nặng và 1 ca tử vong.

15 giờ 15 hôm qua, Đại tá N.X.G ở TC CT gọi khẩn: "Ấn ơi bệnh viện dã chiến của quân y tại Bình Dương thiếu lắm..." Chỉ vài ngày trước, tôi xuất hàng khẩu trang N96+ và dung dịch nano bạc SafeLife Vietnam gửi tặng ngay bệnh viện dã chiến 5B của quân y vừa mới lập, mà giờ chắc hết rồi.

dimanche 18 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Thuốc nào được khuyến cáo cho điều trị Covid-19


Một số ít người bị nhiễm virus Vũ Hán sẽ nhập viện và cần điều trị. Câu hỏi là thuốc nào được khuyến cáo hay phê chuẩn cho điều trị?

Cái note này là một 'đọc báo giùm bạn' và tóm tắt một số thuốc được dùng cho điều trị bệnh nhân Covid-19 theo AGCC khuyến cáo. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp cho các bác sĩ ở Việt Nam đang vật vã với Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đặt ra hai vấn đề cấp cộng đồng và cấp cá nhân.

samedi 17 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Phải thay đổi cách thức chống dịch


Đọc báo, thấy ông Chủ tịch UBND TPHCM nhắc đến việc lãnh đạo quận 7 “nhờ giúp vì một ca F0 đang rất nguy cấp mà gọi không có bệnh viện nào tiếp nhận. Sau đó, tôi phải gọi cho anh Bỉnh là giải quyết xong”.

Hôm qua có đọc một bản tin, nói rằng TPHCM đã có hơn 100 trường hợp tử vong do dịch, nhưng do báo cáo sao đó mà Bộ Y tế mới đưa lên có hơn 40 ca. Cũng không biết trục trặc ở đâu. Nghe nói Bộ Y tế đổ lỗi cho TPHCM báo cáo không đầy đủ các mục nên họ không công bố được.

Thế rồi lại nghe người ta nói, rằng Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chuyển mục tiêu chống dịch sang giảm số tử vong, thay vì giảm số nhiễm như hiện nay. Không biết thực hư ra sao, nhưng hai ngày liên tiếp, Bộ Y tế đã bỏ bản tin trưa, dù vẫn chưa tập trung vào số tử vong.

lundi 12 juillet 2021

BS Phạm Ngọc Thắng - Tâm thư gửi ông Nguyễn Văn Nên


Tôi là bác sĩ quân y Phạm Ngọc Thắng. Trước khi nghỉ hưu để làm công việc khác thì từng là giáo viên của Bộ môn Ngoại dã chiến, bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Viện Quân y 103, Học viện quân y; nguyên là Nghiên cứu sinh chuyên ngành Truyền nhiễm. Xin được hiến kế cùng ông mấy vấn đề.

1- Thay đổi ngay quan điểm về dịch bệnh Coronavirus, về người nhiễm Coronavirus (Sau đây gọi là Covid-19) và cách chống dịch. Cụ thể:

- Thay đổi về Đánh giá mức độ dịch bệnh: Chỉ là dịch bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh nhưng không phải dịch bệnh tối nguy hiểm. Lý do:  Số người nhiễm thì từ 94% đến 96,6% là không phát bệnh và chỉ có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý nhẹ, thoáng qua như các báo cáo đăng kèm theo ngày 27/6/2021 và 4/7/2021.