Affichage des articles dont le libellé est The Vietnam War. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est The Vietnam War. Afficher tous les articles

dimanche 28 mars 2021

Đào Hiếu - Những thằng Tây đi tìm huyền thoại



*

Tụi Tây chúng làm việc rất bài bản. Trước khi khởi sự, chúng lên chương trình rất khoa học. Chẳng hạn như muốn sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu, chúng phải lên danh sách gặp những ai, phỏng vấn người này nội dung gì, người kia bao nhiêu phút, người nọ ghi hình ở trong phòng hay tại hiện trường v.v…

Khi đoàn làm phim The Vietnam War của Mỹ đến Việt Nam thì trong những người họ chọn phỏng vấn dứt khoát phải có nhà văn, nhà báo từng cầm súng. Thế là họ chọn Nguyên Ngọc, Bảo Ninh và Huy Đức.

Những người đó có đủ các tiêu chuẩn họ cần. Bố ai thay thế được! Nhưng họ quên một điều là: Chiến tranh Việt Nam chủ yếu xảy ra ở miền Nam, trong khi ba vị ấy thì hai người là cán bộ của chính quyền miền Bắc (Nguyên Ngọc, Bảo Ninh) còn vị thứ ba cũng sinh ra và lớn lên dưới chế độ miền Bắc, nhưng trong chiến tranh chống Mỹ chỉ là một học sinh mẫu giáo.

samedi 21 juillet 2018

Đào Hiếu - Những thằng Tây đi tìm huyền thoại



Một quân nhân VNCH và đồng đội bị thương nặng ở gần Saigon, 05/08/1963. Ảnh Horst Faas/AP

Tụi Tây chúng làm việc rất bài bản. Trước khi khởi sự, chúng lên chương trình rất khoa học. Chẳng hạn như muốn sang Việt Nam làm một bộ phim tài liệu, chúng phải lên danh sách gặp những ai, phỏng vấn người này nội dung gì, người kia bao nhiêu phút, người nọ ghi hình ở trong phòng hay tại hiện trường v.v…

Khi đoàn làm phim The Vietnam War của Mỹ đến Việt Nam thì trong những người họ chọn phỏng vấn dứt khoát phải có nhà văn, nhà báo từng cầm súng. Thế là họ chọn Nguyên Ngọc, Bảo Ninh và Huy Đức.

Những người đó có đủ các tiêu chuẩn họ cần. Bố ai thay thế được! Nhưng họ quên một điều là: Chiến tranh Việt Nam chủ yếu xảy ra ở miền Nam, trong khi ba vị ấy toàn là người miền Bắc mà trong đó hai vị là cán bộ (Nguyên Ngọc, Bảo Ninh) còn vị thứ ba thì trong chiến tranh chống Mỹ chỉ là đứa con nít “miệng còn hôi sữa”, chính vì thế mà họ phát biểu trật lất cả.

lundi 9 octobre 2017

Trần Trung Đạo - Tâm lý phản chiến



Một số nhân vật phản chiến biểu tình trước tòa đại sứ Mỹ ở Saigon ngày 25/01/1975. Ảnh AP

(FB Trần Trung Đạo 07/10/2017) Tôi không coi phim The Vietnam War của PBS. Vài người bạn rủ đi dự buổi chiếu giới thiệu ở một đài PBS địa phương, tôi suy nghĩ và cuối cùng không đi.

Nhưng điều đó không có nghĩa tôi chống lại việc coi phim Vietnam War. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến, nhất là các em ở trong nước có cơ hội nhìn vài góc cạnh mà đảng CS từng che giấu.

dimanche 8 octobre 2017

Mạnh Kim - Trung Quốc trong "Vietnam War"



Tác phẩm “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” của Qiang Zhai.

“Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến của “năm đời tổng thống Mỹ”. Nó còn là cuộc chiến của Mao Trạch Đông. Nó là cuộc chiến, bằng máu người Việt, của những kẻ hoạt đầu chính trị quốc tế.”

 

(FB Mạnh Kim 02/10/2017) Cuộc chiến Việt Nam không chỉ là cuộc chiến “ủy nhiệm” của Mỹ. Những lập luận và cách giải thích quen thuộc cùn mòn về cái gọi là “lý thuyết domino” là không đầy đủ khi nói đến bản chất cuộc chiến. Tìm hiểu quá trình can dự Trung Quốc, với sự cầu cạnh chủ động của Bắc Việt, mới có thể có thêm cái nhìn rõ hơn về cuộc xung đột này.

Hồ Phú Bông - Tản mạn về chuyện The Vietnam War


Saigon xưa
“Bộ phim có lẽ khá hấp dẫn với người ở phía Bắc vì ngày đó họ hoàn toàn mù tịt về mọi sinh hoạt xã hội miền Nam cho đến sau “giải phóng”! Nhưng với người miền Nam, là nạn nhân trực tiếp, và bị phe chiến thắng gán ghép vô số tội ác dù họ chỉ hoàn toàn tự vệ, tại sao không là trọng tâm phim? Khi đã gọi là “tài liệu” mà bỏ tiếng nói của nạn nhân chính thì đã hẳn chủ đích của phim nhắm vào đối tượng khác. Đối tượng đó là cho chính người Mỹ”.

(Dân Luận 28/09/2017) Khi bộ phim tài liệu dài 10 tập, The Vietnam War, mà toán làm phim do đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra cả 10 năm để thực hiện chỉ mới chiếu trailer quảng cáo thì dư luận đã bàn tán, bình luận xôn xao về nhiều mặt.

Nguyễn Tiến Hưng – “The Vietnam War” và khi Hoa Kỳ vào VN


“Phim muốn "kể câu chuyện từ nhiều phía…rất nhiều trải nghiệm của người Việt Nam trong cuộc chiến" nhưng đã phỏng vấn rất ít người từ phía VNCH, mà cuộc chiến xảy ra căn bản là ở Miền Nam Việt Nam.”
(BBC 25/09/2017) Năm 1958, từ Đại học Virginia ở Charlottesville, chúng tôi đã theo dõi cuộc chiến Việt Nam từ lúc khởi sự thời Eisenhower tới lúc Mỹ đưa quân vào thời Kennedy, rồi leo thang thật nhanh, thời Johnson.
Chúng tôi cũng đã xem và tham gia phim Cuộc Chiến Mười Ngàn Ngày (The Ten Thousand Day War) của Michael Maclear được chiếu năm 1980.
Bộ phim 26 giờ đó còn dài hơn phim 18 giờ của Ken Burns và Lynn Novick.

lundi 25 septembre 2017

Bùi Quang Vơm -The Vietnam War, nghịch lý lịch sử?



Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc từ 42 năm, nhưng người ta vẫn tiếp tục tranh cãi.


Một trong những lý do tranh cãi không bao giờ kết thúc chính là việc xác định người thắng và kẻ thua. Bên nào cũng cho mình là người thắng, hoặc ít nhất là không thua. Người nghe cả hai phía thì cuối cùng kết luận là không có ai là người thắng và không có ai là người thua, sau đó đúc kết thành một triết lý: Chiến tranh không có người thắng, chỉ có sự tan nát là còn lại, tất cả những ai tham chiến đều thất bại.

Nói như vậy không sai, thậm chí nó lung linh một chủ nghĩa nhân bản. Nhưng trên thực tế, người ta chỉ đón nhận nó như một sự nhân nhượng, rộng lượng của kẻ thắng, và sự vỗ về, xoa dịu cho người chiến bại. Bởi vì, xét về mặt logic, khi một cuộc đấu kết thúc, không thể không có bên thắng hoặc thua, ngay cả khi trọng tài phán quyết là hòa. Bao giờ cũng tồn tại sự nhân nhượng từ một phía và sự an ủi của phía khác. Chỉ đơn giản là nếu chưa phân thắng bại, thì cuộc chiến chưa thể kết thúc.

lundi 18 septembre 2017

Huy Đức – American War trong The Vietnam War



(FB Huy Đức 17/09/2017) Tối Chủ nhật Mỹ, tức là 8 giờ sáng thứ Hai, 18-09-2017, PBS sẽ khởi chiếu bộ phim tài liệu 10 tập: The Vietnam War. Tôi không thể viết về bộ phim này hay như Lê Hồng Lâm, Mạnh Kim, Nguyễn Quang Lập...và đặc biệt là Hồng Ánh. Với tư cách là người Việt Nam đầu tiên được coi trọn bộ 10 tập, bản nháp, và sau khi coi lại vài lần bản hoàn chỉnh, tôi chỉ xin "gạch vài đầu dòng" nhận xét cá nhân. 

Năm 1983, qua màn hình 17 inch, đen trắng, của trường sĩ quan Hóa Học, chúng tôi được coi bộ phim "Vietnam: A Television History". Có thể nói, những thước phim tư liệu lúc đó đã ám ảnh những người lính sắp đeo quân hàm trung úy và sắp được gửi đi chiến trường Campuchia hoặc Biên giới phía Bắc (dù phần lớn trong chúng tôi đã trải nghiệm hai chiến trường đó trước khi về trường).

Mạnh Kim - Những gì được kể trong “The Vietnam War”?



(FB Mạnh Kim 16/09/2017) “The Vietnam War” không phải là bộ phim “one size fits all”. Khó có thể đề cập một chủ đề phức tạp liên quan không chỉ chiến tranh và súng đạn như “cuộc chiến Việt Nam” mà không “đụng chạm” bên này hoặc bên kia. Trong một tập này, người phe VNCH sẽ không thể không có cảm giác khó chịu; nhưng trong một tập khác, người phía Bắc Việt chắc chắn sẽ không thoải mái khi thất bại của họ bị phơi bày và giấu giếm của họ bị lôi ra. 

Nếu trận Ấp Bắc được miêu tả là tổn thất nặng nề của VNCH thì trận An Lộc cũng được thuật là một thất bại nghiêm trọng của Bắc Việt với số thiệt mạng khoảng 10.000 người. Khi nói về ý chí của quân đội Bắc Việt, bộ phim cũng nói về tinh thần dũng cảm của lính VNCH (“kiên cường” là từ được sử dụng). Khi nói về tình trạng tham nhũng trong quân đội VNCH trong đó có việc hối lộ để tránh đi quân dịch thì phim cũng nhắc đến câu chuyện luôn được Hà Nội giấu kín: “Một số cán bộ đảng viên gửi con ra nước ngoài để tránh nhập ngũ” “ai có tiền thì đút lót để ban tuyển quân tha cho con họ”…