Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Quang Duy. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Quang Duy. Afficher tous les articles

lundi 7 juin 2021

Nguyễn Quang Duy - Chủ nghĩa nào đã làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975 ?


Sau 46 năm chấm dứt chiến tranh, nhiều người, kể cả những học giả ngoại quốc, vẫn tin rằng cuộc chiến tại miền Nam là cuộc chiến giữa hai ý thức hệ quốc gia và cộng sản.

Nhưng ý thức hệ quốc gia hay chủ nghĩa quốc gia Việt Nam là gì, và lý do ý thức hệ cộng sản thắng thế vẫn chưa được tìm hiểu và phân tích cặn kẽ, để biết đâu là sự thật.

Chủ nghĩa quốc gia đến với Việt Nam

Trước thế kỷ thứ 20, nước là của vua, dân là con vua. Việc bảo vệ và mở mang bờ cõi là trách niệm của nhà vua, làm dân có bổn phận phải trung thành với vua và sẵn sàng chết theo lệnh của nhà vua.

vendredi 29 janvier 2021

Nguyễn Quang Duy - Quanh chuyện cờ Việt Nam Cộng Hòa trong bão tố chính trị Hoa Kỳ


Chuyện bầu cử ở Mỹ đã xong nhưng còn nhiều chuyện khác về chính trị nước Mỹ mà người Việt chúng ta cần suy nghĩ và bàn luận. Trong đó việc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa còn gọi là cờ Vàng đã xuất hiện trong cuộc biểu tình tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 6/1/2021 vừa qua.

Đây không phải là lần đầu tiên việc sử dụng lá cờ Vàng được mang ra tranh luận, mà ngay sau ngày 30/4/1975 một số người Việt ở Mỹ đã cho rằng thể chế Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, vì thế nên tìm một biểu tượng khác cho người Việt sống ở hải ngoại.

Sau cuộc tranh luận lá cờ Vàng bắt đầu được nhìn nhận như một biểu tượng cho tự do, cho miền Nam tự do, cho thuyền nhân vượt biển tìm tự do và cho hải ngoại tự do.

mardi 5 janvier 2021

Nguyễn Quang Duy - Tự do báo chí dưới thời Tổng thống Trump


Chúng ta thường nghe nói: “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”, nó có thể đúng ở nhiều nước nhưng không đúng ở Mỹ.

Tổng thống Mỹ có quyền ký sắc lệnh và Quốc Hội Mỹ có quyền ban hành đạo luật, nhưng người dân có quyền thách thức mọi sắc lệnh và đạo luật để luật pháp phải luôn trong vòng Hiến Pháp cho phép.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ nêu rõ: “Quốc hội không được quyền ra luật… ngăn cản tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc ngăn cản hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán người dân khiếu nại về việc làm của chính phủ.”

vendredi 25 décembre 2020

Nguyễn Quang Duy - "Hiểu chính trị Mỹ rồi hãy bàn": Chia sẻ kinh nghiệm với blogger Anh Ba Sàm


Trang BBC tiếng Việt ngày 12/12/2020 có đăng bài viết Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí của blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh góp ý giới trí thức đang đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Tác giả lấy cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 ra bàn thảo để đi đến kết luận: … Cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.”

Điều này từ thập niên 1990 tôi đã nhận ra nên nhân dịp xin chia sẻ kinh nghiệm về việc mở rộng và nâng cao kiến thức cá nhân, xây dựng cách nhìn và cách suy nghĩ về chính trị ở Mỹ.

lundi 3 août 2020

Nguyễn Quang Duy - Chiến lược Mỹ “thoát Trung” của đảng Cộng Hòa



“Muốn bảo vệ tự do cho nước Mỹ và tự do cho Thế giới, Trung Hoa phải có tự do” chính là tóm tắt chiến lược “thoát Trung” được giải thích qua bốn bài phát biểu của bốn vị lãnh đạo hành chánh Mỹ gần đây.

Mỹ thụ động và ngây thơ 

Ngày 24/6/2020, Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien nêu lên một sự thật phũ phàng : gần nửa thế kỷ qua các chính trị gia cả hai đảng, các nhà khoa bảng, nhà giáo dục, nhà báo, nhà kinh doanh Mỹ đều thụ động và ngây thơ (passivity and naivety) trước Trung cộng.

Người Mỹ không biết sự khác biệt giữa người dân Trung Hoa và đảng Cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Marxist-Leninist, mà Tập Cận Bình là hiện thân của Joseph Stalin.

mardi 25 février 2020

Nguyễn Quang Duy - Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976


Nguyễn Quang Duy : Bạn đọc thân mến, đây là bài thứ hai trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua, chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Chúng tôi cũng tìm kiếm hình ảnh sinh hoạt Cộng Đồng nếu quý vị ở Úc Châu có xin chụp lại chuyển cho chúng tôi để đăng trên Đặc San và trên Báo Nhân Quyền. Hết sức cám ơn. Thân mến.


Theo phần mở đầu Bản Nội Quy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã được hình thành vào những năm cuối của thập niên 1970, nhưng Bản Nội Quy không cho biết ngày thành lập. Theo thông tin về Liên Hội Ái Hữu người Việt Tự Do Úc châu tiền thân Cộng Đồng Úc châu đã được thành lập vào ngày 26/12/1977, tại thủ đô Canberra.

dimanche 16 février 2020

Nguyễn Quang Duy – Bài 1 : Những người Việt đầu tiên tại Úc


Cộng đồng người Việt tị nạn biểu lộ lòng tri ân trong tang lễ cố thủ tướng Úc Malcolm Fraser. Ảnh aihuubienhoa.com

Nguyễn Quang Duy: Bạn đọc thân mến, Đây là bài đầu tiên trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Chúng tôi có lược dịch qua Anh ngữ nếu quý vị muốn có xin liên lạc qua email này. Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết. Thân mến.
 
Ở thời điểm 30/4/1975 chỉ có trên 1,000 người Việt tại Úc, gồm những phụ nữ lập gia đình với người Úc, sinh viên du học ở lại Úc, sinh viên đang du học, viên chức đang làm việc hay tu nghiệp, tu sĩ Công giáo tu học và trẻ mồ côi sang Úc vào tháng 4/1975.

Trừ các trẻ mồ côi chưa hiểu biết, đa số đều lo lắng cho gia đình bị kẹt lại ở Việt Nam. Các sinh viên đang theo học và viên chức miền Nam còn nhận được thư của Chính phủ Lao Động Gough Whitlam yêu cầu thu xếp hồi hương.

Những người đến Úc đầu tiên

lundi 2 décembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Bằng cách nào Trung cộng cài gián điệp vào Quốc hội Úc?


Ông Nick Zhao đã chết một cách bí ẩn.

Chương trình 60 Minutes đài số 9 vào Chủ nhật 24/11/2019 phát hình phóng sự điều tra việc gián điệp Trung cộng ngỏ lời tài trợ 1 triệu Úc kim cho Nick Zhao, một đảng viên đảng Tự Do để đưa ông ra tranh cử Quốc hội Liên bang Úc.

Khi ông Zhao báo cho Cơ Quan Tình báo An ninh Úc (ASIO) biết thì đột nhiên qua đời tại một phòng trọ ở Melbourne vào tháng 3/2019, chỉ hai tháng trước cuộc bầu cử quốc hội liên bang vừa qua.

Sau phóng sự điều tra của 60 Minutes vào thứ ba 26/11, cảnh sát cho biết ông Zhao chết vì sử dụng ma túy quá liều nhưng chưa rõ vì vô tình hay bị ám hại. Hiện cảnh sát vẫn tiếp tục điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Zhao.

dimanche 24 novembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Nhạc vàng, kho tàng âm nhạc Việt Nam


Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.

Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Từ ngữ nhạc vàng xuất phát từ miền Bắc đã nhanh chóng được người miền Nam chấp nhận để phân biệt với nhạc đỏ là loại nhạc cộng sản. Trong tâm tư người miền Nam màu vàng là màu da, màu dân tộc, màu mai vàng phương Nam, màu tươi trẻ, màu của kim loại quý hiếm vào bậc nhất. Bởi thế cờ vàng và nhạc vàng nhanh chóng được xem là báu vật của Việt Nam Cộng Hòa.

samedi 2 novembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Nhân tài Việt Nam nay ở đâu?



Dòng chữ của thủ tướng Anh Boris Johnson ghi trên bó hoa dành cho 39 nạn nhân người Việt: "Để tưởng niệm những người đã mất đi mạng sống, trong một thảm kịch gây sốc cho toàn quốc".
Quốc Hội cộng sản tuần qua bàn cãi về Dự luật quy định “thế người nào là nhân tài?”. Theo Báo Dân Trí ngày 24/10/2019, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, đưa ý kiến:

“Có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài hay không? Xin thưa là không!”

Tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nước ngoài chứng tỏ người tốt nghiệp có khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập, về nước lại không có việc làm chuyên môn là vấn nạn mang tầm vóc quốc gia.

dimanche 27 octobre 2019

Nguyễn Quang Duy - Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa là gì?


Cổ động bầu cử thời Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Nam Cộng Hòa thành lập ngày 26/10/1955, đang lúc chiến tranh nên quốc sách bảo vệ tự do được ưu tiên, nhưng không phải vì thế mà quên lãng mục đích xây dựng một xã hội dựa trên triết lý nhân bản, khai phóng và dân tộc.

Lời mở đầu Hiến pháp 1956 ghi rõ: “…dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành sứ mạng trước đấng Tạo hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.”

Còn Điều 11 của Hiến pháp 1967 ghi “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.”

Con người làm gốc

dimanche 20 octobre 2019

Nguyễn Quang Duy - Vì sao chính trị Mỹ tiến bộ nhất thế giới?


Các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ tham gia cuộc tranh luận lần thứ tư tại Ohio ngày 15/10/2019.

Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, là đặc tính nổi bật trong sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ. Vậy tại sao nhiều người vẫn tin tưởng vào thể chế tự do và xem nền dân chủ Mỹ như một mẫu mực chính trị tiến bộ nhất thế giới?

Chủ quyền thuộc về toàn dân

Nước Mỹ thành lập từ 13 thuộc địa Anh Quốc, nên ngay từ thời lập quốc người Mỹ đã lo ngại quyền lực chính trị bị tóm thâu vào tay một cá nhân, một nhóm chính trị gia, một tiểu bang lớn đông dân hay một đa số quá bán ủng hộ độc tài. Vì thế Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ nêu rõ mọi người phải được bình đẳng và có quyền được sống, được tự do và được hạnh phúc.

Các nhà lập quốc Mỹ xây dựng một Hiến pháp với nguyên tắc chủ quyền thuộc về toàn dân, chính phủ chỉ được làm những điều người dân cho phép. Tổng thống đại diện cho quốc gia, Thượng viện đại diện cho tiểu bang và Hạ viện đại diện cho cử tri quận hạt.

samedi 21 septembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Cách mạng Việt Nam: Cấp tiến chống Bảo thủ


Bạn đọc nhận xét “biết người, biết ta” nên không thể hy vọng vào thay đổi chính trị tại Việt Nam. Quả đúng nếu xem “ta” chỉ gồm vài tổ chức đấu tranh èo uột, chia năm xẻ bảy, chẳng ai phục ai, còn cộng sản nắm quân đội, công an, nhân lực, tài lực đất nước.

Nhưng nếu biết “ta” gồm những người cấp tiến muốn thay đổi chính trị, muốn hướng đến tự do, còn “người” là thành phần bảo thủ kềm hãm thay đổi thì rõ ràng một cuộc cách mạng cấp tiến đang diễn ra tại Việt Nam.

Bài viết này giúp trả lời hai câu hỏi của bạn đọc J. Trần:

(1) Ai là người đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

(2) Vũ khí nào tốt nhất để đi tiên phuông (tiên phong cách mạng)?

samedi 7 septembre 2019

Nguyễn Quang Duy - Việt Nam cần một cuộc cách mạng?



Bài viết trước Thoát Trung mà thoát cái gì? nêu ý kiến các tổ chức đấu tranh hải ngoại nên chuyển đổi cách đấu tranh sang cạnh tranh chính trị. Một số bạn đọc hỏi tôi, vậy Việt Nam có cần một cuộc cách mạng khác không?

Cách mạng là thay đổi thể chế chính trị cũ bằng một thể chế chính trị mới tốt đẹp hơn. Việc thay đổi có thể xảy ra qua nhiều giai đoạn, và như thế theo tôi có thể có một cuộc cách mạng đang diễn ra tại Việt Nam.

Năm cuộc cách mạng trước đây

Trong lịch sử cận đại đã có bốn cuộc cách mạng ở tầm vóc quốc gia:

vendredi 30 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Thoát Trung mà thoát cái gì?


Ý kiến về cách tổ chức đấu tranh cách mạng

Thứ Sáu tuần rồi 23/08/2019, một người bạn của tôi là từ Hoa Kỳ sang thăm có kêu gọi tôi ủng hộ phong trào thoát Trung, do tổ chức anh đang vận động.

Tổ chức của anh là một tổ chức đấu tranh cách mạng, theo chủ thuyết nhân bản, thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 1992. Xin nêu rõ điều này để tránh hiểu lầm với các tổ chức khác, vì những điều tôi góp ý là nhìn chung cho các tổ chức đấu tranh cách mạng. Cảm thấy cuộc trò chuyện khá thú vị, tôi xin viết lại, cũng vừa để ghi nhớ vừa để chia sẻ cùng bạn đọc.

Nhân bản kiểu cách mạng

Chữ nhân bản có hai nghĩa và khá thú vị hai nghĩa lại có phần đối nghịch. Nghĩa thứ nhất là sinh sản hay sao chép. Thí dụ con giống cha không thể giống ông hàng xóm hay nhân bản tế bào gốc con trừu thì thành con trừu dolly, không thể thành con bò hay con heo.

jeudi 22 août 2019

Nguyễn Quang Duy - Chúng tôi không muốn Thiên An Môn xảy ra ở Hồng Kông


Tối thứ Sáu 16/8/2019, tại hai thành phố Melbourne và Sydney, Úc, những người ủng hộ Bắc Kinh đã tấn công người ủng hộ tự do cho Hồng Kông. Những hình ảnh bạo động được nhanh chóng thông tin, giúp dư luận Úc nhận rõ bản chất của cộng sản Bắc Kinh, tạo sự quan tâm đến tình hình đấu tranh tại Hồng Kông. 

Cảnh sát Melbourne cho biết hai người ủng hộ Bắc Kinh đã bị lập biên bản vì bạo hành người biểu tình, cả hai sẽ bị truy tố vì vi phạm luật Úc.

Sáng hôm sau, thứ Bảy 17/8/2019, tại Melbourne hằng trăm người người Hoa, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và Úc tập họp trước Thư viện tiểu bang và sau đó tuần hành quanh thành phố Melbourne, vừa lên án hành vi bạo hành của phía ủng hộ Bắc Kinh, vừa lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông (We love Hong Kong).

dimanche 28 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - Đến lúc Việt Nam cần thay đổi chiến lược phát triển quốc gia


Một chuyền may tại Nhà máy Dệt may Thành Công ở Saigon, 09/07/2019.

Ngày 10/06/2019 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phổ biến Bạch Thư (Sách Trắng) doanh nghiệp Việt Nam, nhờ đó chúng ta thấy rõ hơn thực trạng kinh tế và sự cần thiết phải thay đổi toàn bộ chiến lược phát triển quốc gia.

Tư nhân nhiều nhưng nhỏ

Theo Bạch Thư vào thời điểm 31/12/2017, Nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động, với 1.204 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đều lớn hay rất lớn, cả về nguồn vốn lẫn quy mô hoạt động. Có 16.178 doanh nghiệp trong khu vực vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cũng đều lớn hay rất lớn, với nhiều công ty đa quốc gia sản xuất phục vụ xuất cảng. Trong khi khu vực tư nhân có 541.753 doanh nghiệp, thì đa số đều nhỏ hay rất nhỏ. Chỉ trên 1% doanh nghiệp đủ lớn. 

Tư nhân chịu thua thiệt

Đến 31/12/2017, khu vực nhà nước đạt 9,5 triệu tỉ đồng vốn, với tổng doanh thu 3,1 triệu tỉ đồng, 200.900 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 1,2 triệu công việc. Khu vực tư nhân có 17,5 triệu tỉ đồng vốn, 11,7 triệu tỉ đồng doanh thu, 291.600 tỉ đồng lợi nhuận, tạo 8,8 triệu công việc. Tính trung bình nhà nước cần hơn 3 đồng vốn mới tạo được 1 đồng doanh thu, tư nhân chỉ cần một nửa, nghĩa là 1,5 đồng vốn đã tạo được 1 đồng doanh thu. Cứ 2 tỉ vốn tư nhân lại tạo được 1 công ăn việc làm, nhưng phải cần bốn lần, tức 8 tỉ vốn đầu tư nhà nước mới tạo ra 1 công việc. 

dimanche 14 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là “kẻ lợi dụng tồi tệ nhất”?



Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi dụng Mỹ tồi tệ nhất và đe dọa trừng phạt, giới chức Hà Nội vẫn im hơi lặng tiếng.

Im lặng là đồng ý là chấp nhận. Nhưng vì sao ông Trump chỉ trích là điều rất cần được xem xét, phân tích và học hỏi.

Thao túng tiền tệ

Đồng tiền Việt Nam là đồng tiền yếu nhất thế giới và liên tục bị mất giá. Tiền Việt yếu hơn cả tiền Lào, tiền Campuchia, chỉ mạnh hơn đồng tiền vài quốc gia đang bị Mỹ phong tỏa kinh tế như Iran và Venezuela, nhưng vẫn yếu hơn tiền Bắc Hàn. Tiền đồng Việt yếu đến độ ngay chính người Việt chỉ muốn giữ vàng và Mỹ kim. Hà Nội biết thế nên tìm mọi cách để kiểm soát nhưng thất bại.

mardi 9 juillet 2019

Nguyễn Quang Duy - “Made in Vietnam” trong thương chiến Mỹ-Trung



Ông Phạm Văn Tam, chủ nhân Asanzo và cú lừa hàng Tàu hóa hàng Việt.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường: 

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung QuốcChúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng.”

Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung. 

Thượng bất chính…

Vào ngày 14/3/2018, phát biểu tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe: “Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”

jeudi 27 juin 2019

Nguyễn Quang Duy - Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc



Hai thủ tướng Hun Sen và Lý Hiển Long tại Singapore ngày 26/07/2010.

Gần đây có hai sự kiện đáng để chúng ta suy ngẫm:

(1)      Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố Hà Nội “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia; và

(2)       Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được vinh thăng Phó Đề đốc, trở thành vị tướng thứ 4 của Quân lực Hoa Kỳ, cho biết gia đình ông gồm 7 người, nhỏ nhất chỉ 2 tuổi, bị Cộng sản xử tử trong biến cố Mậu Thân 1968.

Phép thử lòng tin chiến lược

Ngày 15/11/2018, bế mạc Thượng đỉnh ASEAN thường niên tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ đã đến lúc ASEAN phải chọn giữa Mỹ-Trung. ASEAN hình thành với 5 nước nhỏ vào năm 1967 nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản, Hà Nội chính là nỗi đe dọa của các nước này.