Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng bức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cưỡng bức. Afficher tous les articles

mercredi 24 avril 2024

Nguyễn Đình Bổn - Góc tối việc cưỡng ép hoặc trao đổi tình dục!

Vào ngày 17.03.2016, sau gần 18 tháng điều tra, trong một thông cáo của Không lực Hoa Kỳ, Trợ lý Phó Tổng Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, trung tướng John Hesterman đã bị cách chức vì quan hệ bất chính với nữ sĩ quan đã có chồng.

Dù cả hai phủ nhận rằng họ không có quan hê tình dục mà chỉ "sờ soạng" nhau!

Một đất nước tình dục tự do như Mỹ, nhưng họ rất nghiêm minh với giới quan chức, quân đội. Lý do như sau theo cơ quan điều tra: "Trong một email, ông Hesterman còn gạ gẫm nữ sĩ quan là sẽ “gây ảnh hưởng” với sếp của cô để cô được thăng chức, nhưng phải “trả công đầy đủ” cho ông.".

lundi 29 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Đề phòng rủi ro kinh tế vì Trung Quốc

 

Chữ “Decoupling” có thể dịch là “đoạn giao,” cắt đứt quan hệ. “De-risking” là “giảm bớt rủi ro.” Người đầu tiên dùng chữ “De-risking” là bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy hội Âu châu, khi bay sang Trung Quốc cùng với ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, ngày 30 tháng Ba vừa qua.

Bệnh dịch Covid-19 khiến cả thế giới thấy mối rủi ro khi các hải cảng bên Trung Quốc đóng cửa, giao thông đứt đoạn, nhiều món hàng không thể giao tới bến. Nhiều xí nghiệp ở Mỹ và Âu châu phải tạm ngưng sản xuất vì thiếu những phụ tùng rẻ tiền mà ở đó không ai muốn chế tạo. Nhà thương thiếu bông, băng, kim chỉ, găng tay bằng plastic, những thứ lặt vặt nhưng không ai sản xuất nữa. Các nước đều thấy cần đề phòng, không để chuyện đó tái diễn trong tương lai.

Hội nghị của bảy quốc gia kinh tế hàng đầu mới công bố một chính sách chung. Khối G-7 họp ở Hiroshima hồi đầu tháng Năm, đồng ý phải giảm bớt mối rủi ro khi tùy thuộc vào hệ thống cung cấp từ Trung Quốc, mặc dù không cắt đứt các quan hệ thương mại. Dùng tiếng Anh, người ta nói sẽ “de-risking,” không “decoupling.”

mercredi 9 février 2022

Litva cổ vũ « chống lại sự cưỡng bức » của Trung Quốc


Đăng ngày:

Bên cạnh đồng nhiệm Úc Marise Payne trong dịp khai trương đại sứ quán Litva, ngoại trưởng Gabrielius Landsbergis nhấn mạnh, những nước chia sẻ cùng ý tưởng cần phải sử dụng các « công cụ và quy định » để « chống lại sự cưỡng ép, không nhường bước trước áp lực chính trị và kinh tế ».

AFP nhắc lại, Litva, quốc gia thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU) có chưa đầy 3 triệu dân, tháng 11 năm ngoái đã cho phép Đài Bắc mở văn phòng đại diện chính thức tại thủ đô Vilnius với tên gọi Đài Loan. Quyết định này khiến Bắc Kinh vô cùng tức giận, do lâu nay vẫn gây áp lực lên khắp thế giới, không cho sử dụng tên Đài Loan vì coi đảo quốc này chỉ là một tỉnh của mình.

lundi 10 janvier 2022

Ngô Nhân Dụng - Bài học Lithuania với Trung Cộng


Dân Đài Loan sắp được uống rượu “Rum” nhập cảng. Công ty rượu của chính phủ Đài Bắc vừa mới đặt mua 20.400 chai rượu “rum mầu nâu” của nhà sản xuất MV, nước Lithuania.

Những thùng rượu này đang trên đường tới Trung Quốc, nhưng sẽ không được hải quan cho qua vì xung đột ngoại giao. Công ty TTL (Taiwan Tobacco and Liquor) ra tay mua giúp. Họ sẽ dán thêm nhãn hiệu bằng chữ Trung Quốc để dân Đài Loan mừng Tết Nhâm Dần.

Hai nước này vẫn thân thiện; năm ngoái Đài Loan đã tặng Lithuania mạng che miệng ngừa Covid-19, và tháng Bảy vừa qua Đài Loan lại tặng 20.000 liều vaccin do AstraZeneca sản xuất Lithuania đang cần. Đài Loan vẫn mở một văn phòng đại diện ở Vilnius, thủ đô Lithuania.

vendredi 22 octobre 2021

Trung Quốc bị « luận tội » tại Tổ chức Thương mại Thế giới


Đăng ngày:

 

Nhật báo kinh tế Pháp ví von, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) phải chịu đựng cả một bản luận tội. Bắc Kinh nhận được trên 1.600 câu hỏi từ khoảng 40 nước thành viên WTO, và làn sóng giận dữ không chỉ từ các quốc gia phát triển. Ông Vương không thuyết phục được ai khi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết lúc gia nhập, không làm hại đến lợi ích của nước khác.

Bắt chẹt, trợ giá ngầm, lấy cớ virus để chận hàng nhập…

mercredi 29 septembre 2021

Huỳnh Ngọc Chênh - Hoan hô báo Tuổi Trẻ đã đề cập đến nhân quyền


Về vụ việc xâm phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật nghiêm trọng ở Bình Dương, trong các bài viết của tui hầu như không dám mang vấn đề nhân quyền ra để nói. Trong nhiều bài viết khác gần đây của tuy cũng thế, luôn tránh nói đến nhân quyền.

Để nói lý lẽ, để tranh luận, tui luôn viện dẫn đến pháp luật. Nhiều người đã chế giễu tui, lại tin vào pháp luật này sao.

Tui không e sợ gì về việc công khai đấu tranh cho nhân quyền, nhưng tui biết sẽ làm nhiều người e sợ khi đề cập đến nhân quyền. Những bài viết của tui có nhắc đến nhân quyền đều có lượng tương tác khá thấp so với các bài viết khác.

jeudi 17 juin 2021

Nga: Dịch bệnh gia tăng, Matxcơva buộc chủng ngừa Covid-19


Đăng ngày:

Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot cho biết thêm chi tiết :

« Đô trưởng Matxcơva trong những tuần lễ gần đây không giấu diếm nỗi lo trước sự bùng nổ các trường hợp lây nhiễm trong cư dân thủ đô. Và một tuần lễ nghỉ làm được tuyên bố cách đây vài ngày có vẻ chưa đủ để ngăn chặn dịch bệnh.

vendredi 5 mars 2021

Nguyễn Đức Hiển - Chia tay đòi vợ trả tiền cơm, không khéo ở tù


Anh chồng ở Thái Bình mới cưới vợ được một năm, khi vợ đòi ly hôn đã yêu cầu vợ trả lại :

12 triệu đồng tiền ăn (1 triệu/ tháng); 5 triệu học phí; tiền 1 chỉ vàng mẹ chồng cho; tiền trả nợ (7 triệu); tiền khám chữa bệnh về sức khoẻ sinh sản; bình điện trong xe đạp điện mà anh ta lắp cho vợ anh cũng gỡ ra để cô ấy phải dắt bộ về nhà mẹ.

Tổng cộng cô vợ phải trả 42 triệu đồng thì anh ta mới ký đơn ly hôn.

vendredi 15 janvier 2021

Quốc hội Mỹ : Trung Quốc có thể đã phạm tội « diệt chủng » người Duy Ngô Nhĩ


Đăng ngày:

Ủy ban về Trung Quốc (CECC), một ủy ban độc lập có nhiệm vụ giám sát nhân quyền và phát triển pháp trị ở Trung Quốc, trực thuộc Quốc hội Hoa Kỳ cho biết đã có những bằng chứng mới trong năm 2020 về các « tội ác chống nhân loại, và có thể là tội diệt chủng » đã diễn ra tại Tân Cương. Ủy ban cũng tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Mỹ. Báo cáo kêu gọi Hoa Kỳ ra nghị quyết về vấn đề này.

Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những ngày cuối còn tại vị tỏ ra kiên quyết trong hồ sơ trên, nhưng bối cảnh lộn xộn tại Washington khiến khả năng loan báo một nghị quyết đã bị dời lại. Dân biểu Dân Chủ Jim McGovern, đồng chủ tịch CECC coi các hành động chà đạp nhân quyền của Trung Quốc là « gây sốc, chưa từng thấy », cổ vũ Quốc hội và chính quyền sắp tới của Joe Biden buộc Bắc Kinh phải trả giá.

jeudi 10 décembre 2020

Âu - Mỹ cần nói không với « ngoại giao chiến lang » Trung Quốc

jeudi 1 octobre 2020

Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước cưỡng bức lao động


Đăng ngày:

Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố danh sách được cập nhật hai năm một lần, về các loại hàng hóa được cho là do trẻ em bị cưỡng bức lao động làm ra. Trong danh mục này có 17 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ găng tay cho đến các đồ vật trang trí mùa Giáng Sinh.

Tổng cộng danh sách năm nay có 155 mặt hàng từ 77 nước, trong có có hơn 20 mặt hàng mới được thêm vào như lá Khát của Ethiopia được dùng như chất kích thích, và cá do các đội tàu Đài Loan đánh bắt xa bờ khai thác.

dimanche 22 décembre 2019

Truyền hình Trung Quốc bị kiện vì tái diễn màn kịch tự thú



Ảnh chup màn hình CGTN màn kịch tự thú của Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng) ngày 24/11/2019.

(Laurence Defranoux, Libération 23/12/2019) Đài CGTN phát trên toàn thế giới, cuối tháng 11 lại chiếu màn tự thú của một người Hồng Kông bị Bắc Kinh bắt giam hồi tháng Tám. Các tổ chức phi chính phủ kiện kênh truyền hình Trung Quốc tại các nước phương Tây.

« Khi anh bị bắt, công an đã thông báo rằng anh có thể báo tin cho gia đình và luật sư, tại sao anh từ chối ? ». Một giọng nói tiếng Hoa hướng đến người tù đang được ống kính nhắm vào. « Tôi rất ngại ngùng khi phải báo cho gia đình ».

Trong màn tự thú dài hai phút có phụ đề tiếng Anh, các hình ảnh từ camera giám sát sau đó cho thấy Trịnh Văn Kiệt (Simon Cheng), cựu nhân viên tổng lãnh sự Anh ở Hồng Kông, đi vào một cơ sở và theo sau một phụ nữ vào trong một căn phòng. « Tôi xấu hổ » - anh ta nhắc lại. Màn tự thú này mang tựa đề « Trịnh Văn Kiệt, thật là nhục nhã ».

vendredi 2 août 2019

Pompeo chỉ trích Trung Quốc, cổ vũ ASEAN xích gần lại với Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đứng cạnh ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và các đồng nhiệm khác tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Bangkok, ngày 02/08/2019.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay 02/08/2019 tại Bangkok chỉ trích các hành vi  của Trung Quốc, đồng thời cổ vũ các nước ASEAN đặt lòng tin vào Hoa Kỳ.

Ông Mike Pompeo tuyên bố với các ngoại trưởng ASEAN : « Hoa Kỳ nay là nền kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới, và tiêu thụ của Mỹ làm tăng nhu cầu các sản phẩm Đông Nam Á. Ngược lại, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất (…). Đầu tư của Mỹ không phục vụ cho một chính phủ hay một đảng chính trị nào ». 

Ông nói thêm, Hoa Kỳ không tài trợ xây cầu để đòi hỏi lòng trung thành, đầu tư để đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ chứ không tạo ra bẫy nợ. Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích các nước ASEAN xích lại gần với Washington thay vì Bắc Kinh, trong bối cảnh tổng thống Donald Trump tái thúc đẩy cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

mercredi 24 juillet 2019

Tư Chính : Bắc Kinh sẽ còn quấy nhiễu nếu quốc tế không lên tiếng

Hai khu trục hạm Mỹ USS Higgins và USS Antietam "đi qua vô hại" trên Biển Đông.

Cho đến hôm nay 24/07/2019, các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục hiện diện gần giàn khoan ở phía tây bãi Tư Chính của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Swee Lean Collin Koh, Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng thuộc trường đại học Nanyang, Singapore nhận định, sự đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính dường như không có hồi kết. 

Với việc yêu cầu Bắc Kinh rút hết các tàu, trong đó có Hải Dương Địa Chất 8, ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình, lần này Việt Nam tỏ ra cứng rắn. Thêm vào đó, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra thông cáo báo chí chỉ trích việc Trung Quốc cưỡng bức, gây phương hại đến hoạt động khai thác dầu khí của các nước khác.

Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á (ADMM) mới đây không hề đề cập đến việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa Biển Đông. Có vẻ như Trung Quốc đã thành công trong việc khẳng định lập luận của mình là đang có hòa bình và ổn định tại Biển Đông, không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài. 

Phải chăng cuộc đối đầu ở bãi Tư Chính đã đập tan luận điệu của Bắc Kinh ?

jeudi 29 novembre 2018

Hàn Quốc buộc Mitsubishi bồi thường cho lao động cưỡng bức thời chiến


Tối cao Pháp viện Hàn Quốc ngày 29/11/2018 buộc tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries phải bồi thường cho 28 người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Tokyo lập tức phản đối bản án.

Tòa án Tối cao đồng ý với phán quyết của Tòa Phúc thẩm năm 2013, buộc Mitsubishi bồi thường 80 triệu won (62.800 euro) cho từng người trong nhóm 23 nguyên đơn khiếu kiện. Ngoài ra, tập đoàn Nhật còn phải bồi thường 150 triệu won (117.750 euro) cho mỗi thành viên của một nhóm 5 nguyên đơn khác.