Affichage des articles dont le libellé est Bất bình đẳng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bất bình đẳng. Afficher tous les articles

mercredi 25 octobre 2023

Dương Quốc Chính - Luật ngầm

 

Việc bắt những người nổi tiếng có hành vi "lệch chuẩn" như Khá bảnh, Hằng Đại Nam hay Ngọc Trinh, Tịnh thất Bồng Lai và có thể còn nữa ; cho thấy rằng công an đang áp dụng một luật ngầm cho những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.

Tất nhiên ảnh hưởng có thể là tích cực hay tiêu cực, hoặc lẫn lộn cả hai.

Những người/nhóm nói trên có đặc điểm chung là có những hành động, phát ngôn, bị coi là "lệch chuẩn" với chính quyền hoặc với tổ chức, cá nhân, xã hội. Cái ngầm ở đây chính là việc tạo nên sự bất bình đẳng trước pháp luật, giữa người nổi tiếng và không nổi tiếng.

vendredi 11 août 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Ai 'nuôi' trường đại học?

 

Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.

Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.

Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.

vendredi 3 juin 2022

Thái Hạo - Loạn trường chuyên

Vì sao loạn? Thử lấy vài ví dụ:

Trường hợp thứ nhất, Bình Phước: Tổng số học sinh trung học phổ thông (THPT) của Bình Phước là khoảng 35 nghìn em, nhưng có tới 2 trường THPT chuyên với số lượng khoảng 2 nghìn. Như vậy, nghĩa là cứ khoảng trên dưới 20 học sinh (cấp 3) thì có 1 em học trường chuyên!

Trường hợp thứ hai, Hà Nội: Có chưa tới 400 nghìn học sinh THPT và có tới 6 trường chuyên, hai trường có lớp chuyên, và một trường “chất lượng cao” – tổng là 9 trường. Nếu mỗi trường có số lượng 1 nghìn học sinh thì tỉ lệ sẽ là cứ khoảng 40 học sinh đại trà thì có 1 em là học trường chuyên.

vendredi 14 janvier 2022

Lê Kiên Thành - « Người Việt mới »


Sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mà tôi và nhiều thế hệ người Việt Nam hằng yêu mến, kính trọng trở nên nghèo khổ, điêu tàn. Rồi cũng chính từ trong cái nghèo khổ và điêu tàn ấy, một thời gian sau nữa, xuất hiện một tầng lớp mà người ta gọi là “Novue russkie”- Người Nga mới.

Tức là họ vẫn là người Nga nhưng họ cũng chẳng là người Nga. Là người Nga vì họ nói tiếng Nga. Nhưng họ ăn, mặc, ở…nói chung là sống (và cả chết nữa) hoàn toàn không giống đa phần người Nga còn lại. Vì đa phần họ là người có nhiều tiền. Số ít còn lại là có rất, rất nhiều tiền.

Tình hình ở Việt Nam chúng ta lại hơi khác. Một lớp “Người Việt mới” đã dần xuất hiện khi chưa có một sự sụp đổ nào, cả trong quan chức lẫn trong doanh nhân, và ngày càng rõ nét.

lundi 22 novembre 2021

Nguyễn Thông - Những kẻ mù dẫn đường (4)

 

Lại nói, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố hồi tháng Năm năm nay, ông tổng bí thư khẳng định/cảnh báo/nhắc nhở rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vĩ đại, khó khăn, không thể nóng vội.

Sực nhớ ông anh họ tôi, một thầy giáo làng nhưng kiến thức thì không phải dạng vừa. Hồi còn sống có lần bảo mấy ông cộng sản chỉ thích làm những thứ vĩ đại, làm đếch gì cũng gắn mác vĩ đại. Đem bao nhiêu sức lực, của cải, thời gian ném vào đó, không cần biết nó sẽ đem lại gì cho dân chúng, đất nước.

Ngẫm nhời của ông anh, thấy đúng thật. Thứ chủ nghĩa xã hội bánh vẽ vĩ đại mà các ông bà ấy theo đuổi tới nay đã hai phần ba thế kỷ, rốt cục chỉ đem lại nghèo đói, lạc hậu, nội chiến, chiến tranh, xâu xé đất đai. Tan rã rường mối xã hội, dân chúng bất hạnh, kìm hãm đất nước chậm tiến hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm so với cả rất nhiều quốc gia khác…

mercredi 11 août 2021

WHO muốn 20 nhân vật quyền lực giúp chấm dứt bất bình đẳng vaccin


Đăng ngày:

Ông Bruce Aylward, viên chức WHO phụ trách về phương tiện chống đại dịch, trong một cuộc trao đổi trực tuyến trên mạng xã hội, tuyên bố : « Có khoảng 20 nhân vật trên thế giới rất quan trọng để giải quyết vấn đề công bằng. Họ đứng đầu các công ty lớn phụ trách việc này, họ lãnh đạo các nước mua hầu hết vaccin trên thế giới, lãnh đạo các nước sản xuất vaccin. Chúng ta cần 20 nhân vật này nói rằng : ‘Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề từ nay đến cuối tháng Chín, làm thế nào để 10% dân số mỗi nước được tiêm chủng’ ».

Tổ chức Y tế Thế giới ngày càng bất bình trước tình trạng được coi là « xì-căng-đan về đạo đức ». Các nước giàu thâu tóm lượng vaccin hiện có, trong khi các quốc gia đang phát triển khó có thể tiêm chủng cho những người dễ tổn thương.

dimanche 4 juillet 2021

Mai Quốc Ấn - Giải phóng

Chi viện cho Sài Gòn 300 người là chủ trương của ai?

Đây là câu hỏi cần trả lời, để biết bản chất vấn đề của sự xào xáo mấy hôm nay. Tôi tìm hiểu thì ra kết quả sơ bộ như vầy:

Y Bộ lệnh chi viện. Chi phí đưa đón hai đầu cho hơn 300 người do một tập đoàn bất động sản tài trợ, chi phí bay vô Sài Gòn do hãng bay bỏ ra, chi phí ăn ở khách sạn do một hãng du lịch đài thọ.

Tôi chú ý thấy câu hỏi: “Sài Gòn có thực sự cần chi viện người chưa?” Ở đây có hai vấn đề:

mardi 15 juin 2021

Mai Bá Kiếm - Nghĩa vụ nộp đủ, quyền lợi đi xin


Đến 7/6/2021, TPHCM đóng góp vào quỹ vaccin phòng chống Covid-19 hơn 2.190 tỉ đồng, so với cả nước là hơn 3.500 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 62,6%.

Trưa ngày 15/6/2021, cả nước có 118 ca mắc Covid-19 mới, trong đó TPHCM có 29 người, vượt qua Bắc Ninh (15 người) lên hạng nhì, sau Băc Giang (69 người) còn Hà Nội chỉ có 1 người. Thiếu “công cụ hỗ trợ”, TPHCM làm tờ trình xin Thủ tướng được chủ động tìm nguồn vaccin…

Để tăng tính van nài, Người Lao Động đặt tựa có chữ “Tha thiết xin Thủ tướng”, sau đó có ai đó bị “chạm nọc”, NLĐ đục bỏ trạng từ “tha thiết”.

jeudi 29 avril 2021

TT Mỹ Biden khẳng định chủ trương chống bất bình đẳng xã hội


Đăng ngày:

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

"Có hai người phụ nữ ở phía sau Joe Biden khi ông đọc bài diễn văn trước Quốc hội, đó là bà Kamala Harris và Nancy Pelosi. « Thưa bà phó tổng thống, thưa bà chủ tịch Hạ viện… ». Chưa có tổng thống nào nói những lời này, nhưng theo Joe Biden thì đã đến lúc.

dimanche 7 juin 2020

Vũ Thị Phương Anh - Chuyện ông Trump



Dùng ngựa chở thực phẩm tặng người dân ở West Baltimore, Maryland trong mùa dịch. Ảnh Reuters ngày 12/05/2020.
Chuyện ông Trump là chuyện của nước Mỹ, người Việt sống ở Việt Nam có bàn bạc tranh luận gì thì cũng để cho vui thôi chứ không có ích lợi gì. Trừ phi chúng ta có thể rút ra được một điều gì đó cho mình.

Riêng tôi, qua những tranh luận giữa hai phe ủng hộ và chống Trump, tôi nhận thấy vài điều thế này: 

1. Nhiều người Việt, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, khi không cùng quan điểm thì rất hay rơi vào tình trạng "chia phe đánh nhau", vì bên nào cũng thấy mình đúng 100% nên làm gì còn chỗ để chấp nhận bên kia.

vendredi 21 février 2020

Đoàn Bảo Châu - Thế hệ trẻ sẽ nghĩ gì khi biết tội ác của nhân vật được dựng tượng ?


Gia đình Sa hoàng Nicholas II chụp năm 1914.

Kính gửi UBND tỉnh Nghệ An

Được biết UBND thành phố Vinh quyết định xây dựng khu vực tượng đài Lê Nin, vườn hoa và công trình đài phun nước nhân việc chính quyền tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga sẽ trao tặng tỉnh Nghệ An bức tượng Lê Nin được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét.

Tôi muốn nêu ra một câu hỏi để các vị cân nhắc thêm: Tại sao nhiều nơi trên thế giới như các nước Đông Âu, 14 nước thuộc liên bang Xô Viết, Mông Cổ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đều đập bỏ tượng Lê Nin và nhân dân Nga nhiều lần kiến nghị đưa Lê Nin ra khỏi lăng?

Bởi thế hệ sau đã có cái nhìn xuyên suốt về lịch sử và đã xem Lê Nin như là một tội đồ của dân tộc Nga. Việc này theo tôi, càng về sau thì sự phán xét sẽ càng quyết liệt và thẳng thắn hơn nữa.

lundi 20 janvier 2020

Oxfam tố cáo bất bình đẳng giàu nghèo tăng cao, phụ nữ thiệt thòi nhất

Một cơ sở của Oxfam tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 11/02/2018.
Đăng ngày:


Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới lớn hơn gấp đôi so với 92% dân số của cả hành tinh và nhìn chung, 2.153 tỉ phú nắm trong tay nhiều tiền của hơn 60% dân số toàn thế giới.

Người giàu ngày càng giàu hơn, hàng năm tài sản của họ tăng trung bình 7,4% do việc giảm thuế cho những người siêu giàu, và các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách tránh né nghĩa vụ thuế. Phụ nữ là nạn nhân chính của nạn bất bình đẳng, họ thường phải làm những công việc bấp bênh, có thu nhập thấp. Phụ nữ phụ trách 3/4 công việc nội trợ không có thù lao nhưng nếu quy thành tiền có thể lên đến 10.800 tỉ đô la mỗi năm.

mercredi 18 décembre 2019

Nguyễn Tiến Tường - Biển xe & Nhân cách


Không cần biết chiếc xe Mercedes là của ông bà nào, Nghị định 24 của Chính phủ quy định chỉ có "tứ trụ" mới được dùng xe công sau khi thôi việc. Biểu mục giá xe cũng chỉ 1,1 tỉ đồng trở xuống.

Chiếc xe Mercedes E250 này tầm giá của nó là vài tỉ. Nếu được cấp nguyên chiếc xe, thì vi phạm một loạt nguyên tắc. Nếu chủ nhân "thuổng" cái biển xanh, nghĩa là hành vi hình sự. Xin nhường lời cho người làm luật, ở đây xin bàn đến tư duy.

Tư duy đó là "một miếng giữa làng", tham lam vô độ. Tham lam đến mức một cái biển xanh cũng cố vơ vén cho mình. Cái thời mang phích nước nồi cơm lên cơ quan xin tí điện tưởng đã qua lâu. Nay đến một người đi xe Mercedes cũng vặt vãnh, không bước qua được cái phèn trong tâm thức.

samedi 14 septembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Một thứ đẳng cấp rỗng tuếch



Tôi nghe nói khu mộ của cố chủ tịch nước Trần Đại Quang có diện tích hơn 60.000 mét vuông. Đây là một diện tích rất lớn với một nước có mật độ dân số như ở Việt Nam. 

Tôi không hiểu não trạng của những người thích có lăng mộ to để làm gì? Nếu họ là anh hùng dân tộc, được dân chúng tôn thờ thì điều ấy có thể chấp nhận được, nhưng nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Trần Đại Quang không có đóng góp gì đáng kể cho sự thịnh vượng của đất nước hay có công khai sáng gì cho người dân cả. 

Nếu các bạn biết về công trạng của ông ấy thì có thể chia sẻ ở đây để mọi người được biết. 

jeudi 12 septembre 2019

Đặng Chương Ngạn - Giận Võ tướng !


Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo SGGP.

Sau khi đọc bài của Tạ Duy Anh, Đỗ Ngọc Thống về lăng mộ ông nguyên chủ tịch nước, suy nghĩ vẩn vơ và bỗng thấy giận cụ Võ tướng.

Từ khi nhà nước công nông ra đời, tất cả các vị lãnh đạo cao cấp lúc về thế giới bên kia thì đều quần tụ bên nhau ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ở đấy, với tiêu chuẩn đặc biệt các vị cũng chỉ chiếm một không gian 10-20 mét vuông đất ở.

Rồi Võ tướng mất. Cụ muốn về với quê hương Quảng Bình. Dân chúng đau buồn tiễn đưa Võ tướng, mừng vui khi cụ được yên nghỉ tại một địa danh đẹp bên sườn núi nhìn ra hướng biển.

Đỗ Ngọc Thống - Nói thêm về chuyến đi xem mộ Trần Đại Quang !


Như đã viết, hôm chủ nhật vừa rồi (8-09-2019) tôi đã cùng nhà văn Tạ Duy Anh, nhà thơ Dương Thuấn và thêm hai bạn lính nữa đi xem mộ Trần Đại Quang. Cuộc đi ấy Tạ Duy Anh đã kể lại khá đầy đủ, tôi chỉ nói thêm vài chi tiết:

Mọi người có thể thắc mắc, ai cho đo mà biết chiều dài và chiều rộng khu mộ ấy. Tôi hỏi thử hai người ở đây cùng một câu hỏi: Khu mộ này dài rộng bao nhiêu mét? Chú công an gác mộ nói: Cái đó cháu không được phép nói. Hỏi tiếp một ông bán hương hoa gần đấy cũng nhận được câu trả lời: Tôi không biết, và có biết cũng không được nói. 

Hỏi thế để xác minh thêm thôi, chứ tôi đã phải chạy xe dọc và ngang khu ấy và đo bằng công-tơ-mét của ô tô. Tạ Duy Anh đã bắt tôi chạy đi chạy lại ba lần để đo cho chính xác.

Vương Toàn - Chưa to


Nhà văn Tạ Duy Anh, tác giả của cuốn tiểu thuyết " Mối Chúa", cùng mấy người nữa, đã về Ninh Bình để xem một ngôi mộ của ông Trần Đại Quang xem nó có đúng là to như lời đồn không.

Sau khi cẩn thận, đo đi đo lại bằng đồng hồ công-tơ-mét ô tô, thì ông khẳng định là: Chiều dài là 550 mét, chiều rộng là 100 mét. Diện tích là 55.000 mét vuông, tức là 5,5 hecta (đằng sau còn lưu không 50 mét nữa) bên trong, giữa khu đất có cái hình tròn kiểu như cái bánh dầy, đường kính 10 mét.

Mình chưa đến nên cũng chưa biết 5,5 hecta thì nó là tầm thế nào, chỉ liên tưởng đến ba công trình đại diện cho ba miền, cả cổ lẫn kim :

Nguyễn Ngọc Chu - Đất của tổ tiên không phải là vỏ hến !


1. Gần đây quan sát thấy xu hướng rời Mai Dịch và không vào Mai Dịch. Trong nhiều nguyên nhân, có hai điểm chốt: Không muốn nằm ở Mai Dịch vì không chung chí hướng; Và sợ hãi nằm ở Mai Dịch.

Không bàn sâu vào nguyên nhân, mà chỉ nói đến hệ quả. Hệ quả là nhân dân mất quá nhiều đất và phải chi quá nhiều tiền của.

2. Nhớ đến ba đám tang của ông Trần Đại Quang đưa về Ninh Bình, ông Đỗ Mười đưa về Thường Tín, ông Lê Đức Anh đưa về TP HCM mà sợ hãi. Tang lễ ở Hà Nội đã tốn kém, đưa về nơi chôn cất lại càng tốn kém hơn. Tốn kém về tiền bạc, tốn kém về phương tiện, tốn kém về nhân lực, tốn kém về thời gian. Tính tổng lại về tiền bạc, mỗi đám tang tốn hết bao nhiêu tỉ đồng?

mercredi 11 septembre 2019

Tạ Duy Anh - Đi xem mộ Trần Đại Quang


Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.

Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. 

jeudi 5 septembre 2019

Hoàng Linh - “Dạy làm người”


Tôi sinh ra vào thời chiến tranh, bàn chân đen xì chẳng có mụn ruồi di chuyển nào nhưng cứ tản cư suốt. Cái sự “học làm người” của tôi vì thế nó cũng chìm nổi.

Chưa biết chữ nào, tôi được ba má gửi vào lớp học của bà Lang trọc, ngay sau rạp hát Phương Lạc, Lái Thiêu. Bà này, cạo trọc, ăn chay trường, vừa dạy đám con nít đọc chữ đánh vần vừa bán xây xập dì và thuốc kích dục cho dân chơi bời. Bữa nào mấy phòng trọ, động gái đông khách, bà Lang trọc lấy chỗ ngủ của mình cho dân chơi bời thuê luôn.

Nhưng bà dạy đọc chữ, đánh vần quá hay nên bà con gửi con học khá đông. Đóng tiền cũng được, hay đem gạo mắm đưa tượng trưng, bà Lang trọc cũng không chấp. Dạy con nít là niềm vui của bà.