Affichage des articles dont le libellé est Lương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lương. Afficher tous les articles

vendredi 12 janvier 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Pháp luật nghiêm minh khác với cai trị hà khắc

Hầu hết các nước ở châu Âu như Pháp, Đức, Ý… đều không phạt lái xe ở mức dưới 0,5 phần nghìn (cồn trong máu), tương đương với 0,25 miligam/1 lít khí hơi thở. Séc, Rumania, Slovakia, Hungary yêu cầu mức 0,0. Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan là 0,2. Và Anh quốc có giới hạn cao đến 0,8 [1].

Như vậy, Việt Nam cùng nhóm 0,0 với Séc, Rumania, Slovakia và Hungary. Nhưng đó là nói về mức độ cồn trong máu. Còn xét về hình phạt thực chất thì Việt Nam nặng hơn nhiều.

Có ba điều KHÁC BIỆT CĂN BẢN giữa hình phạt của Việt Nam với các nước châu Âu.

1. Hình phạt Việt Nam hà khắc hơn nhiều lần

mardi 4 juillet 2023

Nguyễn Thông - Lương hưu

 

Với tất cả những người đi làm hưởng lương, ngày có lương là ngày được chờ đợi nhất. Trên đời, tôi chưa thấy ai không mong ngóng ngày ấy cả, dù lương thấp tịt. Nhưng lão hàng xóm nhà tôi bảo có có, đó là bọn quan chức giàu, chúng chả bao giờ quan tâm đến lương. Lương với chúng là thứ phọt phẹt, muỗi.

Người về hưu ngóng lương (hưu) nhất bởi già rồi chỉ trông cậy vào món tiền còm ấy sống qua ngày. Nói đâu xa, tôi hồi hộp chờ lương hưu, ngóng nó trước cả... nửa tháng so với ngày quy định phát. Tháng nào cũng như tháng nào. Cụ Nam Cao gọi đó là sống mòn. Đứa nào ông nọ bà kia cứ mở mồm lại leo lẻo rằng "đảm bảo an sinh xã hội" chỉ nói phét.

Nhà nước đã dự định điều chỉnh/tăng lương cho người lao động, công nhân viên chức, bộ đội công an, và người về hưu từ hơn một năm trước, nhưng sau đó lấy lý do dịch cô vít nên dời lại tới ngày 01.07 vừa rồi. Tức là đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, chỉ cần triển khai thực hiện.

mardi 20 juin 2023

Huy Đức - Biên chế cứng hay biên chế mềm

Sau vụ Tây Nguyên mà theo luận Luật An ninh cơ sở thì Quốc hội thật khó để mà bàn lùi. Nhưng, an ninh cơ sở phải chăng chỉ được đảm bảo khi tăng biên chế.

Trong khi, cái gốc của vấn đề là như Đại tướng Tô Lâm chỉ ra: "Tất cả những tệ nạn..., con cái đối tượng thế này thế kia… dân cũng biết. Cái dở là dân biết nhưng chính quyền, công an không biết."

Cách đây mấy năm, khi tôi đang vận động xây nhà cho bà con người Arem, một lãnh đạo xã Tân Trạch lúc ấy, than rằng, "Xã vừa có thêm ba sĩ quan, nhưng có việc gì làm đâu; trong khi lương họ cao gấp đôi lương tôi". Ở các xã Biên giới còn có thêm một sĩ quan Biên phòng biệt phái sang làm Phó chủ tịch [biên chế này rất có ích].

mardi 6 juin 2023

Đỗ Duy Ngọc - Biệt phủ càng nhiều, dân đen càng mãi đói nghèo

Hơn 100 năm ở Việt Nam, thực dân Pháp xây nhiều dinh cơ để làm việc, nhiều biệt thự để làm nơi ở. Những công trình đó vẫn còn ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn và nhiều nơi khác. Tất cả đều sử dụng chi phí của nhà nước thuộc địa, hầu như rất ít của tư nhân.

Thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, tướng tá cũng nhiều nhưng chẳng mấy người có nhà to, đa số đều ở nhà công vụ, cư xá sĩ quan hay khu gia binh. Cũng có người có nhà riêng nhưng cũng không xây dựng to lớn như tòa lâu đài của quý tộc châu Âu như căn nhà của vị Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam ở Hà Tĩnh vừa được báo chí nhắc tới.

Nghe nói tòa lâu đài này do thân mẫu của Thiếu tướng hàng ngày đạp xe đi bán rau đứng tên. Hay thật! Bán rau mà cũng có hàng trăm tỉ để xây nhà.

lundi 5 juin 2023

Ngọc Vinh - Nghề làm…giàu

 

1) Binh đoàn 16 là một tổng công ty làm kinh tế của quân đội có 12.000 nhân viên (theo Wiki). Với quy mô như thế thì thiếu tướng tư lệnh không khó để xây một biệt phủ như trong ảnh.

Bà phó bí thư huyện ủy Cần Giờ với biệt phủ tương tự thì nhận được nhiều thắc mắc hơn, vì Cần Giờ là một huyện nghèo, không có gì ngoài... đất. Người dân ở đó nói với tôi, chẳng hiểu bà ấy làm gì mà giàu nhanh đến thế? Câu trả lời của tôi rất rõ: Làm quan.

2) Các đại biểu Quốc Hội vừa nêu thực trạng đồng lương không đủ sống của công chức nhà nước. Họ đề nghị chính phủ vay tiền để nâng lương cho công chức, mà không biết rằng đó là một đề nghị tự sát.

samedi 3 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về lương công chức Việt

 

Chiều 31-05, phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết : “Mức lương trung bình công chức trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Trong khi ở Thái Lan là 56,7 triệu, Malaysia 29 triệu, Campuchia 17 triệu đồng” (tuoitre.vn, 31/05/2023).

Mức lương của công chức Việt thấp so với nước khác, rất thấp so cả với mặt bằng chi phí cuộc sống bình thường trong nước, là điều ai cũng biết. Ngoài hậu quả là những công chức mẫn cán và liêm chính, những công chức ở mức thấp hay mức không thể “kiếm thêm” gánh chịu đời sống quá khó khăn, sự so sánh mức lương không phản ánh được nhiều điều…

A) Mức lương khác với mức thu nhập. Công chức ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với dân, nơi người dân phải lui tới nộp đơn “xin” này xin nọ, mức thu nhập có thể rất khác với mức lương trung bình mà bà Mai nêu ở trên.

vendredi 5 mai 2023

Nguyễn Đắc Kiên - Sao vẫn còn réo gọi « Ba Thi », « Ba Toàn », « Võ Văn Kiệt »… ?

 

Trên tờ VietnamNet hôm nay có bài “Vì sao phải sợ?” viết về tình trạng bộ máy chính quyền trì trệ, sợ trách nhiệm ở TP.HCM hiện nay.

Một lần nữa câu chuyện “xé rào”, những năm 1980 lại được nhắc lại với những tên tuổi như Ba Thi, Ba Toàn, Võ Văn Kiệt...

Ta nói, nghe chán gì đâu.Tác giả lại còn đòi cán bộ phải “không tính lợi ích riêng tư”, phải “đặt lợi ích nhân dân trên tất cả” nữa.

samedi 26 novembre 2022

Nguyễn Văn Mỹ - Hội phụ huynh và lạm thu, nguyên nhân & giải pháp

 

Cả tháng nay, dư luận dậy sóng vì các thông tin bất cập về Hội Phụ huynh Học sinh (PHHS, gọi là Hội “Cha mẹ Học sinh” thì đúng hơn) và những tiêu cực của việc lạm thu. Rất nhiều người lên án, kết tội Hội lẫn Hiệu trưởng.

Thoạt nghe, đều có lý nhưng ngẫm lại, đúng mà chưa đủ. Thực tế nhãn tiền nhưng hình như chưa ai dám đụng tới gốc của vấn đề? Giải pháp đa phn chung chung hoặc chỉ phần ngọn.

THỰC TRẠNG

Việc lạm thu của Hội PHHS tồn tại từ vài chục năm nay và gia tăng theo đà phát triển kinh tế, xã hội. Khi còn làm Phó Chủ tịch Hội đồng Đội (Thành Đoàn HCM, thập niên 1990); mấy nhà báo đến hỏi tôi việc lạm thu của các trường để viết báo. Trường nào được lên báo là Hiệu trưởng lãnh đủ. Tôi nắm rõ những việc này ở các trường trọng điểm nhưng không cung cấp cho báo chí vì đó là lỗi của hệ thống giáo dục. Trách nhiệm, trước hết là của Sở và Bộ.

mercredi 2 novembre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975 (2)

 

(Tiếp theo)

II) CÁC KHOẢN PHỤ CẤP

Tại miền Nam trước tháng Tư1975, chỉ có công chức độc thân và không giữ chức vụ chỉ huy mới không có các khoản phụ cấp kèm theo. Những người có gia đình, con cái hoặc giữ các chức vụ chỉ huy, ngoài lương căn bản, còn được hưởng một hay nhiều loại phụ cấp khác nhau.

Những phụ cấp dưới đây được tính vào phần lớn thập niên 1960. Đến cuối thập niên 1960 hay đầu thập niên 1970 (không nhớ rõ thời điểm), hầu hết các phụ cấp này đều được tăng gấp đôi.

A) PHỤ CẤP GIA ĐÌNH : Đây là loại phụ cấp áp dụng rộng rãi, phổ biến nhất và bình đẳng nhất, không phân biệt quân nhân hay công chức, không phân biệt thâm niên, ngạch trật, cấp bậc hay chức vụ.

vendredi 28 octobre 2022

Lê Nguyễn - Đôi điều về lương bổng, phụ cấp của quân nhân công chức miền Nam trước tháng Tư 1975

Trong bình luận ở một bài trước, bạn Nguyên My (và vài bạn khác qua điện thoại, Messenger, Zalo…) có gợi ý người viết nhắc lại về chế độ lương bổng, phụ cấp của công chức, quân nhân tại miền Nam trước tháng 4.1975. 

Theo thiển ý, đây cũng là một nhu cầu hiểu biết chính đáng, vì tuy chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn nữa, song sự tồn tại của nó ở phân nửa đất nước trong một thời gian dài cũng có những vấn đề cần được biết để bổ sung vào ký ức chung của xã hội Việt Nam thế kỷ XX.

Trong bài viết này, tác giả cố vận dụng những gì còn sót lại trong bộ nhớ còn hạn hẹp của một người đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, với chút hy vọng cung cấp cho các bạn một tối thiểu hiểu biết về một số sự việc đã xảy ra dưới vĩ tuyến 17 từ năm 1954 đến ngày chế độ chính trị ở đó không còn nữa.