Affichage des articles dont le libellé est Dân chủ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dân chủ. Afficher tous les articles

lundi 9 décembre 2024

Đặng Đình Mạnh - Kính gởi chị Thúy Hạnh

Tôi tên là Đặng Đình Mạnh, người hân hạnh được chị tag nick name Manh Dang trong bài viết tựa “Lời cuối cho 14 năm tranh đấu”.

Nguyên văn phần trong bài viết mà tôi hân hạnh được nhắc đến:

“Khi tôi vừa ra tù, chân ướt chân ráo được một, hai ngày, tinh thần còn xáo trộn, nhà cửa còn bề bộn, thể xác thì đang suy kiệt vì bệnh tật, thì một luật sư (đã tị nạn an toàn bên xứ cờ hoa) vội vã đăng ngay một stt lớn tiếng yêu cầu tôi phải minh bạch án tù, phải minh bạch tiền còn lại trong Quỹ 50k mà tôi đã công khai quyết toán đến đồng cuối cùng, và công bố giải tán nó từ trước khi đi tù. Yêu cầu tôi phải đi đòi lại khoản tiền phúng điếu cụ Kình.

mardi 19 novembre 2024

Đặng Đình Mạnh - Họ đã biết gì về các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền?

 

Miền Bắc, tính từ năm 1954 sau Hiệp Định Genève, tại vùng ranh giới vĩ tuyến 17 trở lên là lãnh thổ do Cộng Sản cai trị.

Suốt từ thời điểm ấy cho đến nay đã là 70 năm.

Trong suốt thời gian đó, hoặc nói khác, người dân nào có tuổi đời chưa quá 70, thì chưa từng một ngày nào họ được hưởng các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền trong cuộc đời của mình.

Lưu Trọng Văn - Những người treo cờ

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/01/1969.

Sáu tháng sau, một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Sáng qua hai người Thụy Sĩ treo cờ ở Paris được chào đón nồng nhiệt ở Sài Gòn.

lundi 18 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago).

Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

mercredi 6 novembre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Bầu cử dân chủ và định hướng


Xem tấm hình này mới thấy quy luật của cuộc chơi dân chủ thật nghiệt ngã và tàn khốc, nhưng minh bạch và sòng phẳng!

Chứ bầu cử theo định hướng do đảng cộng sản dẫn dắt thì làm gì có được những cảm xúc hồi hộp, căng thẳng, vui mừng, hạnh phúc hay buồn bã và thất vọng như các nước văn minh và tiến bộ!

Một người phụ nữ da màu chỉ với hơn 100 ngày vận động tranh cử (ngắn nhất trong lịch sử nước Mỹ) đã mang lại nhiều hy vọng đổi thay.

mardi 5 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2024

Trong vài ngày nữa thế giới sẽ biết ai là Tổng thống Mỹ cho bốn năm tới. Cho tới bây giờ, các cuộc thăm dò chưa cho thấy “mèo nào cắn mỉu nào”, nghĩa là chưa cho người ta biết được ai có xác suất thắng cử cao hơn, Trump hay Harris.

Chắc chắn người viết bài này có cảm tình hơn với một người, nhưng bài được viết trong tâm trạng bình thản đón nhận kết quả.

Là công dân quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, tác giả hiểu rằng có thể có sự khác biệt chính sách ngoại giao và cách thực thi các chính sách đó giữa hai vị Trump hay Harris.

samedi 2 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Sai lầm về lý luận của anh em dân chủ

Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.

Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.

Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp luận của các anh em. Sai chỗ nào?

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

jeudi 31 octobre 2024

Lưu Trọng Văn - Lãng phí lớn nhất gây thảm họa cho quốc gia là lãng phí tài năng

 

1. Nhân lực tài năng

Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông vừa có cuộc tọa đàm: Làm sao Nhà nước thu hút được nhân tài?

Đã có nhiều cuộc tọa đàm như thế ở các đại học, viện nghiên cứu, cơ quan đảng, mặt trận, chính quyền. Nhưng cuộc tọa đàm này khá đặc biệt, khi thành phần tham dự có không ít trí thức phản biện như giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, phó giáo sư Mạc Văn Trang, nhà thơ Hoàng Hưng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Sơn, Lâm Minh Chánh và một số Facebooker tên tuổi.

Cuộc tọa đàm không ngờ lập tức có thống nhất cao, đó là: Đảng cầm quyền muốn thu hút được tài năng để phụng sự Đất nước thì trước hết đảng phải có cơ chế Dân chủ để cho những tài năng trong nội bộ đảng có được những vị trí lãnh đạo đảng. Các đảng cầm quyền ở các nước văn minh trên thế giới đều có quy trình tuyển chọn và cơ chế Dân chủ tuyển chọn thủ lĩnh đảng như vậy hết.

lundi 21 octobre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh – « Mít pháp trị »

Như mọi người đã biết, trước đây tui có cây xoài đức trị, là cây xoài ra một trái duy nhất, nằm cạnh lối đi không có rào chắn bảo vệ, hoàn toàn tin tưởng vào “đạo đức lối sống” của người qua đường. Và trái xoài đó đã tồn tại cho đến ngày vừa chín tới thì bị hái trộm. Hì hì.

Nay thì có cây mít cũng ra trái mùa đầu tiên những 10 quả như tui đã khoe lên mạng mà mọi người đã biết. Hôm đầu tháng tui ra Hà Nội đón vợ thì đếm được 10 quả nho nhỏ. Nhưng hôm nay trở về thì thấy không mất đi quả nào mà còn tăng thêm 3 quả, thành 13 quả, mà quả nào cũng to đùng và sắp chín.

Tài sản của tui đã không mất đi mà còn tăng lên. Ấy là tui đã thiết lập một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ cây mít này.

dimanche 20 octobre 2024

Ngọc Vinh - Chia trục

 

Khi Triều Tiên cung cấp quân cho Nga để đánh Ukraine và đe dọa tấn công Hàn Quốc, thế giới đang hình thành hai trục gầm ghè nhau.

Trung Quốc, Triều Tiên, Iran ủng hộ người, vũ khí, tài lực cho Nga. Nga ủng hộ và bảo kê Syria...

Nga quánh Ukraine và Iran quánh Israel, dĩ nhiên Mỹ đứng về Israel chống Iran và ủng hộ Ukraine chống Nga.

samedi 19 octobre 2024

Nguyễn Thúy Hạnh - Cái còng

Không thể phủ nhận hồi ở tạm giam tôi không bị đối xử tệ. Chắc có lẽ do tôi bị trầm cảm nặng quá suốt thời gian ở tù nên họ không nỡ.

Một lần, trại giam còng tay tôi, và bốn người áp giải tôi đi hóa trị ở viện K Tân Triều. Lúc đến bệnh viện, viên sĩ quan ở đầu xe đi về phía thùng xe, hỏi tôi:

- Chị có mang theo cái áo hay cái gì đó không?

Thọ Nguyễn - Liệu những điều « Bạo chúa đỏ » từng gây ra ở Trung Quốc có thể được Tập thực hành trên toàn cầu?


Mao Trạch Đông từng được coi là « Bạo chúa đỏ ». Ông ta chỉ dùng chủ nghĩa Marx-Lenin như một bức bình phong để bảo vệ quyền lực. Ông ta chẳng có hiểu biết gì về chủ nghĩa Marx và cũng chẳng hề muốn áp dụng nó ở Trung Quốc. Ông ta chỉ biết và chỉ muốn cai trị xứ sở như các hoàng đế tiền bối. Ngay cả Stalin phải coi Mao là « củ cải đỏ » (đỏ vỏ trắng lòng).

Mao chẳng coi sinh mạng con người là gì và đã gây ra hàng chục triệu cái chết qua các chiến dịch « Đại nhảy vọt » và « Cách mạng Văn hóa ». Về mức độ tàn bạo, có thể xếp Mao ngang hàng với Hitler và Stalin.

Vì vậy nhân loại cần phải cẩn thận với những gì đang xảy ra. Tập đang trên con đường trở thành « Bạo chúa đỏ » thứ hai ở Trung Quốc. Khi đó sự tàn phá của ông ta sẽ khác xa Mao. Thời Mao thì Trung Quốc đang ngập trong đói nghèo, phải ngửa tay xin ăn khắp nơi, nội bộ thì tanh bành vì đấu tranh phe phái.

Trung Quốc của Tập hiện đã leo lên vị trí siêu cường kinh tế thứ hai và đang phấn đấu đến năm 2050 chiếm ngôi cường quốc quân sự hàng đầu. Những gì hoàng đế Mao đã gieo rắc ở Trung Quốc sẽ có nguy cơ xảy ra trên thế giới, ít ra thì cũng trên vài khu vực. Giờ đây thông qua các liên minh mới như BRICS hay khối Thượng Hải, Tập đang tạo ra một trật tự thế giới mới theo cách nghĩ của mình.

lundi 30 septembre 2024

Mạc Văn Trang - Buổi tọa đàm cởi mở

Sáng 28/09/2024 Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông của thành phố HCM mời tọa đàm về đề tài: “Phương cách nào để Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được nhân tài”?

Phòng họp có chừng hơn 20 người, thấy mấy người quen: GS Nguyễn Đăng Hưng, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, nhà văn, nhà báo Lưu Trọng Văn … GS TS Trình Quang Phú, Viện trưởng chủ trì.

Thực ra vấn đề này cũng đã được bàn đi, bàn lại nhiều rồi; cái mới là mọi người đều nói thẳng, nói thật. Tôi phát biểu hai ý: Để phát triển xã hội, cần nhiều loại người tài giỏi. Mỗi loại ấy lại cần có những phương cách khác nhau để thu hút, sử dụng hiệu quả.

dimanche 29 septembre 2024

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 29/09/2024

 

NÓI ĐI, NÓI LẠI CHO RÕ!

Trong suốt hơn 2 năm rưỡi qua, khi tham gia viết review về cuộc Chiến tranh của Putox ở Ukraine, chúng ta gặp nhiều dạng lý thuyết kiểu như thế này: “Mỹ muốn Nga chảy máu đến chết” hoặc “Chiến lược luộc con ếch Putox…”.

Tôi cũng đã cố gắng giải thích với những bác bị nhiễm dòng ý kiến đó rằng: Điều này có nhiều người, thậm chí chuyên gia và kênh truyền thông uy tín trên thế giới nói . Chúng ta sẽ không phân tích đúng hay sai ở đây, mà theo tôi cần hiểu cái gì sẽ đúng trong hoàn cảnh và thời điểm nào, và nó sẽ không còn đúng nữa khi nào.

Gốc rễ của vấn đề thì có nhiều, nhưng có một dòng tư tưởng thường xuyên được dẫn là của Zbigniew Brzezinsk. Trong cuốn “Bàn cờ lớn” của mình, ông đưa ra tầm quan trọng của địa bàn Ukraine trong việc cạnh tranh vị thế địa chính trị của Hoa Kỳ với Nga. Ông viết:

Dương Quốc Chính - Dân chủ đến thế là cùng

 

Vụ cô giáo xin laptop phụ huynh, mấu chốt ở chỗ cô cho biểu quyết trong nhóm Zalo và đại đa số đồng ý. Nhiều người lấy đó làm lý do để không nên đấu tố cô, vì đa số đồng thuận rồi mà! Dân chủ đến thế là cùng.

Biểu quyết kiểu này nó rất phổ biến ngoài xã hội nên mới cần bàn. Nó là thứ dân chủ giả vờ, không phải giả cầy. Vì cô trưng cầu ý kiến phụ huynh về quyền lợi của chính cô thì có vài phụ huynh dám bỏ phiếu chống hoặc trắng là quá liều lĩnh!

Chả khác mẹ gì họp chi bộ, bí thư hay hỏi:

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Cha của người tù

 

Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.

Một số người có thể sẽ thấy khó hiểu. Ra tù sớm ngày nào tốt ngày đó, sao anh lại phản đối?

Nhưng những ai dõi theo hành trình 16 năm của anh sẽ hiểu. Đó là phản kháng của lương tri một con người, không bao giờ chấp nhận phẩm giá của mình bị rẻ rúng như một món hàng để đem ra đổi chác.

samedi 21 septembre 2024

Mạnh Kim - Trần Huỳnh Duy Thức

MK : Dưới đây là bài viết ngắn ngày 12-9-2018 của tôi về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Nhân dịp ông Thức trở về với tự do, xin đăng lại.

Câu chuyện ông Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ cho thấy vấn đề tù nhân lương tâm, tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản, mà còn cho thấy một vấn đề lớn hơn và có tính xã hội rộng hơn: vai trò và sự chọn lựa chỗ đứng của người trí thức.

Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết:

“Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước. 

Mai Quốc Ấn - Yêu nước

Đó là một điều tất yếu. Nhưng yêu nước có thể không giống nhau…Không giống nhau về cách yêu nước thì cũng đừng chụp mũ cho nhau những điều không đúng!

Tôi từng nghe chuyện đời một ông già hơn 70 tuổi ngồi ăn hủ tíu lề đường Sài Gòn. Ổng kể lúc quay về cố quốc sau hơn 30 năm ở xứ người, việc đầu tiên là quay lại cái xóm nghèo bên bờ rạch đối diện khu du lịch Văn Thánh. Cái nhà hồi xưa ông bà nội và ba má của ông ấy từng ở giờ quy hoạch thành chung cư Mỹ Đức.

Lúc ổng ra bờ rạch, thấy cây dừa lão vẫn còn nguyên thời ổng còn ở Sài Gòn, mà mừng húm, cứ đứng lẩm bẩm mấy kỷ niệm cũ. Nhà gần đó nói vọng ra: “Có cha nội bị điên cứ đứng nói chuyện một mình kìa má!”

dimanche 8 septembre 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Hà Nội một trận bão 14.000 cây đổ : Oan và không oan

Ba cái oan của công ty công viên cây xanh Hà Nội :

1. Cây đổ vì tán lá to tốt hơn bộ rễ nhiều quá!

Nhìn qua thì thấy đa số cây đổ, là những cây mới trồng chưa lâu. Nhưng không biết nhờ chọn loại cây nhanh ra tán, hay thổ nhưỡng tốt, hay phân bón tốt (lúc trồng), mà tán lá to tốt nhanh thế! (Trong khi bộ rễ chưa ăn ra khỏi bầu được bao nhiêu.)