Affichage des articles dont le libellé est Dự án. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Dự án. Afficher tous les articles

samedi 30 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tiền đâu mà đốt ?

 

Xây đường sắt cao tốc, đường cao tốc xuyên Việt, sân bay Long Thành, điện hột nhơn, thậm chí cả bom hột nhơn...đều đúng cả, nên làm cả.

Vấn đề là lấy tiền ở đâu để làm? Liệu có rơi vào bẫy nợ không (vì đi vay chắc rồi)? Bao giờ thì sẽ trả hết nợ và sẽ tăng trưởng kinh tế thế nào để trả hết nợ?

Nói chung về sự cần thiết thì không phải bàn, vì mình đều thiếu cả, còn thiếu nhiều lắm, như mạng lưới metro rộng khắp. Thứ mà Bắc Triều Tiên còn có từ thập kỷ 1970.

vendredi 24 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Sau khi đăng phần 1, vài chuyên gia, thân hữu đã bày tỏ quan tâm đến tập tài liệu nội bộ của chánh quyền Sài Gòn trước 1975 này.

Tiến sĩ Bùi Mẫn, từng là “dân Ông Tạ gốc”, hiện là giám đốc Phòng thí nghiệm GTC Soil Analysis Services, Dubai UAE); từng là giảng viên cầu đường tại Đại học Bách khoa TP.HCM và làm việc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh như Fugro, WS Atkins, Amec Foster Weller. Anh cho rằng đây là “tài liệu quý”.

Anh vừa có bài viết về chống ngập ở TP.HCM trên báo Dân Trí sáng nay 24-05-2024. Còn anh Nguyễn Leo Long (Calitech - Chuyên gia Xử lý nước từ Hoa Kỳ) cho biết: năm 1997, anh có đi với một phóng viên của Đài truyền hình Mỹ CBS đến Việt Nam tìm tập tài liệu này ở một số nhà sách cũ như Bố Già mà không tìm được.

jeudi 23 mai 2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (1)

Đây là một dự án thoát nước năm 1972 của Sài Gòn và ngoại ô, với “hợp tác và yểm trợ của USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ)” có tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, ước tính mốc dân số Sài Gòn của dự án từ năm 1971, 1972 này gần như khớp với thực tế dân số TP.HCM 25-30 năm sau, cụ thể vào các năm 1995, 2000…

Đó là trình độ và tầm nhìn của nhà quy hoạch, điều mà lâu nay chúng ta luôn thiếu và yếu. Để cứ ngập lụt lại đổ cho mưa lớn, mưa quá thiết kế, hệ thống cũ, quy hoạch cũ (cũng của ta) không phù hợp... Gần đây thêm do biến đổi khí hậu. Tức toàn do khách quan, do ông Trời và do dân (đổ rác bậy) chứ không do trình độ, tầm nhìn của con người, của vô số cán bộ lẫn chuyên gia.

Việc chống ngập ở Sài Gòn và ngoại ô lúc ấy, ở giai đoạn đầu, tập trung cho thoát nước ra các kinh rạch. Giai đoạn 2 sẽ là xây dựng hai hệ thống thoát nước mưa và thoát nước dơ riêng biệt.

jeudi 1 juin 2023

Lưu Trọng Văn - Khi ông bí thư cam kết liều mạng

 

Bí thư Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu trước Dân Lộ Diêu:

“Công nghệ luyện thép của Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường. Nếu sau này nhà máy thép có mét khối nước thải nào đổ ra biển, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Khói bụi của nhà máy cũng được thu gom để phục vụ cho lĩnh vực khác.”

Công nhận ở xứ Bình Định đất võ, quê hương Quang Trung, tòi đâu ra một ông bí thư liều thật.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Không nên phục dựng toàn bộ hệ thống thủy văn « Thành Cổ Loa »

 

Nghe tin UBNDTP Hà Nội chủ trương lập dự án “Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại Khu di tích Cổ Loa” với chi phí 1.480 tỉ đồng mà lo sợ. Nếu không biết dừng, với đà này, thì ở đâu có di tích là ở đó sẽ có dự án.

Tổ tiên sẽ giật mình vì con cháu không tập trung thời gian công sức tiền của ganh đua với các nước, không bắn tên lửa mở mang vào vũ trụ mà lại quay về cung nỏ. Không chế tạo vệ tinh, máy bay, tàu thủy lại lo đi xây dựng tượng đài, đền chùa, mồ mả, phục hồi quá khứ chưa tường minh. Rồi đến lúc sẽ không còn đất đai để sản xuất, sinh sống.

1. NGUỒN GỐC

samedi 29 février 2020

Mai Bá Kiếm - Rước chuyên gia từ vùng dịch về lo dự án…mắc dịch !


Bộ Giao thông –Vận tải đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cấp visa cho 100 chuyên gia Trung Quốc để tránh cho dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị đình trệ.

Vì 100 thằng “chiên gia” tào lao này sang Việt Nam làm "cố vấn" bằng chiếu khán du lịch, nên không được trở lại Việt Nam (sau khi về Trung Quốc nghỉ Tết và dịch bùng phát).

Chiên gia quần què gì mà đếch được Việt Nam cấp Skilled Worker Visa (chiếu khán chuyên gia thời hạn 2 năm), phải xài chiếu khán du lịch (3 tháng), để khi đáo hạn phải đến cửa khẩu Lạng Sơn đóng dấu xuất cảnh, rồi quay trở lại đóng dấu nhập cảnh.

mercredi 22 août 2018

Thủ tướng Malaysia tố cáo chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc



Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh. Ảnh How Hwee Yong/AP.

(Cyrille Pluyette, Le Figaro 22/08/2018) Công du Bắc Kinh, thủ tướng Mahathir Mohamad đã hủy bỏ ba dự án với Trung Quốc, một đòn đau cho Tập Cận Bình.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chắc chắn không chờ đợi một tuyên bố vỗ mặt như thế trong cuộc họp báo trên « sân nhà », một sự kiện vốn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng ở tuổi 93, thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, đến thăm Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ khi bất ngờ đắc cử hồi tháng Năm, chẳng ngán ai cả !

dimanche 24 juin 2018

Trương Châu Hữu Danh - Ông Nhân đơn độc



Đến hôm nay, nhiều cư dân ở Thủ Thiêm nói với tôi rằng, sau buổi tiếp xúc với ông Nguyễn Thiện Nhân, họ đang có hy vọng là công bằng - dù không thể nào đầy đủ, cuối cùng cũng đã thấp thoáng cuối đường hầm Thủ Thiêm.

Nhưng cũng trong hôm nay, hàng chục dân oan Thủ Thiêm khác ở Hà Nội lại kéo về. 

vendredi 8 juin 2018

PGS Hoàng Dũng - Đề án Đặc khu của Phạm Minh Chính từng dự định cho thuê đất đến 120 năm !




Quy hoạch dự kiến đặc khu kinh tế Vân Đồn. Ảnh của quangninh.vn
Phát hiện của PGSTS Hoàng Dũng:

Nhiều người tưởng việc thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn chỉ mới đặt ra vào năm 2014, căn cứ vào bản tin tường thuật Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội ngày 20/3/2014 đăng trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=56858).

Thực ra, trước đó hai năm, một đề án xây dựng đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh đã được công bố mà tác giả là Phạm Minh Chính, lúc ấy là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nay là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng.

dimanche 3 juin 2018

Huy Đức - Bộ Chính trị và hai dự án luật



Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh VGB/Nhật Bắc

"Bộ Chính trị (BCT) đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật". 

Đành rằng, BCT là một thực thể quyền lực trong chế độ đảng cầm quyền và Quốc hội (QH) đã có không ít lần phải thông qua những quyết định không phải của mình. Nhưng lần này, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói như vậy, không rõ là để gây sức ép lên đại biểu hay để công khai "địa chỉ chịu trách nhiệm".

dimanche 27 mai 2018

Hoàng Hải Vân - Điều 62 Luật Đất đai, tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước !


Ông Trịnh Văn Quyết (phải) và lãnh đạo Quảng Trị khảo sát thực địa Cửa Việt, 16/05/2018. Ảnh quangtri.gov.vn

Quốc hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. 

Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.

Nước Mỹ còn lo xa như thế, còn nước ta thì sao ? Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ, nói trắng ra là Trung Quốc đang chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa của Việt Nam và đang tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vì vậy, nước ta không những phải lo xa mà còn lo gần, vì nguy cơ mất đất mất biển đang hiện hữu.

lundi 21 mai 2018

Ngô Nguyệt Hữu - Dân mất dất, doanh nghiệp và báo giới!



Mồ hôi, nước mắt cả đời nông dân tan hoang sau một cuộc cưỡng chế lấy đất cho Dona.Coop.

Cá nhân tôi cho rằng đây là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, nó liên quan đến đạo đức nghề nghiệp cũng như lương tâm người làm báo.

Long Hưng, điểm nóng đất đai tại tỉnh Đồng Nai với doanh nghiệp DonaCoop là đơn vị đầu tư. Được những ưu ái khó hiểu của UBND Tỉnh này, đặc biệt là ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND Tỉnh, DonaCoop rộng tay tạo nên một trường oan khiên không hồi kết tại nơi này.

dimanche 20 mai 2018

Nguyễn Tiến Tường - Không được phép lãng quên Thủ Thiêm



Nước mắt người dân Thủ Thiêm trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 2 ngày 09/05/2018.
Trong dòng chảy thời sự xã hội, người dân bình thường có thể quên, nhưng những người chịu trách nhiệm điều hành chính thể không được phép lãng quên Thủ Thiêm. Vì Thủ Thiêm, là dòng chảy của bất công ngang trái, dòng chảy thân phận và dòng chảy thời cuộc. 

Thủ Thiêm được nhắc đến gần nhất ngày 15.5 với thông điệp "cần nhìn thẳng vào thực trạng". Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại quy hoạch, từng khiếu nại của dân, báo cáo trước ngày 15.7.

Theo tôi, đây mới chỉ là một vế của "hồi tố". Điều mà dư luận mong chờ nhất là xử lý những cá nhân đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm, đã "xé" quy hoạch của thủ tướng để lấy đất của dân. 

lundi 14 mai 2018

Chuyên gia từ ĐH Yale: 'Dân Thủ Thiêm bị đối xử như không tồn tại'



(Zing.vn 10.05.2018) "Phát triển là dành cho người dân, không phải cho dự án. Tuy vậy tại Thủ Thiêm, dự án đã trở nên quan trọng hơn người dân", PGS.TS. Erik Harms, Đại học Yale (Mỹ), viết cho Zing.vn.

Trong suốt tuần qua, Thủ Thiêm đã trở thành từ khóa nóng và đang tràn ngập các trang báo Việt Nam. Tuy nhiên, với những hộ dân thuộc diện di dời để nhường chỗ cho các dự án Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, vấn đề này đã thực sự “nóng” từ lâu.

mercredi 9 mai 2018

Ngô Nguyệt Hữu - Bí ẩn Đại Quang Minh!



Đại Quang Minh là đơn vị đầu tư chủ chốt tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm - với biểu tượng là Khu đô thị cao cấp Sala - công ty này được lãnh đạo TP.HCM ưu ái rất đặc biệt thông qua hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao), hiểu đơn giản hơn là đổi đất lấy hạ tầng. 

Năm 2010, UBND TP.HCM giao cho Tổng công ty Phát triển Hạ tầng & Đầu tư Tài chính Việt Nam – Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) thực hiện 4 tuyến đường chính tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức BT.

Năm 2011, VIDIFI cùng Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Ngân Bình, cùng ông Trần Đăng Khoa và Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh thành lập nên công ty Đại Quang Minh.

Tâm Chánh - Bà Quyết Tâm đã lố quyết tâm



Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm tiếp xúc cử tri quận 2 ngày 09/05/2018. Ảnh Infonet

Phát triển sẽ mang bộ mặt tham tàn nếu đảng còn kinh doanh các dự án kiểu công ty Tân Thuận.

Điều cay đắng với nhân dân là đất của toàn dân được chính quyền giao cho doanh nghiệp của đảng. Rồi công ty của đảng cũng chẳng có làm ăn gì ngoài việc đem bán cho một doanh nghiệp với giá rẻ mạt.

dimanche 6 mai 2018

Phía sau sự xa hoa của các đại dự án tỉ đô ở Thủ Thiêm



(Zing.vn 06/05/2018) Ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn nhiều nhà cấp 4, nhà tạm với tôn, bạt xập xệ. Người dân ở đây khổ, hơn chục người chen chúc trong 30 m2 giữa những đại công trình tỉ đô.

Giữa Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM), nơi diện mạo đang khởi sắc với những đại dự án tỉ đô của các đại gia bất động sản, nhiều khu nhà tạm bợ, thiếu điều kiện sinh hoạt vẫn tồn tại. Nhường lại đất cho những đại dự án, những biệt thự, chung cư cao cấp, người dân ở đây được gom vào những khu tạm cư, nơi họ sống cô lập hơn chục năm nay từ khi Thủ Thiêm được giải tỏa trắng. Mảnh đất cũ của họ giờ hàng loạt biệt thự, chung cư cao cấp bắt đầu thi công, và đã có những công trình đưa vào sử dụng, rao bán giá trên trời, còn cuộc sống của họ vẫn khốn khó vậy.

Khu tạm cư bên "đường đá xanh"

Nguyễn Tiến Tường - Khâm sai FLC !




Ông Trịnh Văn Quyết cùng lãnh đạo Quảng Ngãi lập FLC Bình Châu-Lý Sơn. Ảnh: TT

Cuối cùng thì Resort FLC Bình Châu – Lý Sơn cũng thành xung đột giữa dân và chính quyền. FLC vẫn thế, im lặng, lạnh lùng, vô thanh vô ảnh, không một lời giải thích. Đây là tâm thế của mệnh quan thiên triều ban lệnh xuống cho thuộc cấp thi hành, sống chết mặc bây. 

Cũng như tại FLC Quảng Bình, khi hàng loạt hộ dân ven biển được đền bù không thỏa đáng, dân phản đối thì chính quyền dẹp. Một buổi lễ khởi công của doanh nghiệp, an ninh bố trí nhiều lớp. Dân kêu gào thì bị quy là phá rối. Lãnh đạo tỉnh bị dân réo tên như có thù, vẫn một lòng bảo vệ dự án.

jeudi 3 mai 2018

Nguyễn Hồng Lam - Thất lạc lương tâm hay lộng quyền thách thức luật pháp ?



Trụ sở cơ quan tôi vốn là một biệt thự cổ, nằm ở vị trí rất đẹp ngay giữa Trung tâm TP Hồ Chí Minh, đoạn giáp giữa Quận 3 và Quận 1. Bất ngờ, vào mùa hè năm 2003, cơ quan nhận được một thông báo gửi đi từ Văn khố quốc gia Cộng Hòa Pháp nằm ở Paris. 

Thông báo cho biết tòa nhà mà cơ quan chúng tôi đang sử dụng được xây từ năm 1903, những 7 năm trước khi ông Ngô Đình Diệm được sinh ra để có thể ở truồng. Sau trăm năm, từ Pháp, đơn vị xây dựng cho biết tòa nhà đã hết hạn bảo hành, bảo dưỡng. Từ đây, mọi biến động, thay đổi đối với tòa nhà, họ hết trách nhiệm. 

mardi 24 avril 2018

Nơi đặt dự án FLC là vùng đất Quảng Ngãi có truyền thống bám biển Hoàng Sa, Trường Sa



Một phần biển đảo tiền tiêu Lý Sơn cũng sẽ được giao cho FLC làm du lịch khi chưa có tham vấn cộng đồng. Ảnh Lao Động

(LĐO23/04/2018) Dải đất ven biển tiếp nối từ khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) qua các xã biển thuộc huyện Bình Châu (Quảng Ngãi) là nơi mà FLC dự kiến triển khai dự án du lịch và đô thị có vị trí chiến lược về quốc phòng, đặc biệt là với an ninh biển đảo. Bởi không chỉ bờ biển nơi đây gần nhất với Lý Sơn, Hoàng Sa mà ngư dân ở đây đã bám biển, giữ đảo, từ thuở xác lập chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa  cho đến nay...

Mũi Ba Làng An - một trong những vùng biển mà FLC chọn để đặt quần thể dự án du lịch - khu đô thị FLC Quảng Ngãi - vốn là vùng đất tiếp giáp với các làng có tên An, gồm An Hải, An Vĩnh, An Kỳ.