Affichage des articles dont le libellé est Hội họa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hội họa. Afficher tous les articles

vendredi 26 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Dành cho quê hương

 

Sáng nay Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tổ chức giới thiệu Bộ sưu tập tranh của danh họa Lê Bá Đảng do vợ chồng nhà phê bình nghệ thuật - văn học Thụy Khuê tặng.

Khi biết nhã ý của vợ chồng nhà văn Thụy Khuê muốn bộ sưu tập tranh nghệ thuật hơn 230 bức của Lê Bá Đảng gửi tặng quê hương, ông Phan Nguyễn Như Khuê trưởng ban Tuyên giáo thành ủy TP.HCM cùng ông Trần Thế Thuận giám đốc sở Văn hóa Thông tin đã bay qua Paris trực tiếp trao đổi với vợ chồng bà Thụy Khuê, để Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM được tiếp nhận di sản mỹ thuật này.

Và hôm nay TP.HCM đã tổ chức buổi ra mắt tranh Lê Bá Đảng do ông bà Thụy Khuê tặng rất trang trọng. Ông chủ tịch Phan Văn Mãi gửi lẵng hoa chúc mừng. Ông Dương Anh Đức phó chủ tịch thành phố cùng vợ chồng bà Thụy Khuê cắt băng khánh thành.

vendredi 15 décembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Thẩm mỹ dị hợm, văn hóa tụt dốc không phanh

 

Văn hóa các bạn trẻ kiểu này thì không biết có thể tin nổi các bạn có thể làm cho mọi thứ tốt hơn không?

Hôm qua tôi đi xem triển lãm Van Gogh tại TPHCM, một triển lãm cũng khá công phu với đầy đủ các tác phẩm của danh họa, hầu hết hiển thị bằng công nghệ.

Khi đến, tôi khá vui vì hầu hết người xem đều là người trẻ, đồng nghĩa với việc người trẻ đã có những yêu thích nào đó dành cho nghệ thuật (thay vì một đối tượng không nhỏ công chúng bình luận trên báo vnexpress chẳng hạn - nói rằng khi nhìn tranh không hiểu gì hoặc "con tôi vẽ còn đẹp hơn").

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

 

Hà Nội vừa có cuộc triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ tiêu biểu làm bằng gò đồng. Nhưng Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội đã cấm trưng bày chân dung 31 vị, trong đó có tôi.

Tôi xin nói thật, từ lâu tôi đã một mình một cõi không muốn dây dưa vào giới văn nghệ và với bất cứ ai. Cũng vì quá nể nhà thơ kiêm nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường (mà tôi chưa gặp mặt) nòi tình đồng điệu nên tôi mặc nhiên để ông sáng tạo những gì ông thích.

Tuy vậy khi ông điền tôi vô danh sách triển lãm là tôi đã thấy ái ngại. Xin lỗi, ngoài 31 nhân sự bị cấm, không ít nhân sự còn lại tôi còn không muốn bắt tay huống hồ gì treo tranh chung.

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

 

Phạm Xuân Trường - Một thi sĩ tài hoa, một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Dịp này, thi sĩ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường đang bày triển lãm tranh tại Hà Nội. Điều bất ngờ đến sửng sốt là: Có hơn 180 bức chân dung gò đồng được ông trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hà Nội để xin cấp giấy phép triển lãm nhưng chỉ có 154 bức chân dung được cấp phép.

Còn lại, Sở VHTTDL Hà Nội, sau khi thẩm định, đã cấm treo rất nhiều bức. 

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

Phạm Xuân Nguyên - “Tranh treo”

 

Tranh treo không phải tranh treo nhưng là tranh treo. Nghĩa là tranh treo không phải tranh được treo. Tranh treo nghĩa là tranh không được treo. Tức thị là tranh treo.

Như là án treo.

Cuộc triển lãm tranh gò đồng chân dung văn nghệ sĩ của nhà thơ - nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) khai mạc chiều 02/12/2023 đã bị “tranh treo”như vậy. Ông mang từ Hải Phòng lên 184 bức xin phép bày triển lãm. Nhưng Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hà Nội xét duyệt đã chỉ cấp phép cho treo 154 bức, còn 30 bức là “tranh treo”.

mardi 22 août 2023

Phong Quang - Văn Cao, 20 năm vào cõi thiên thai

 

Một ngày cuối tháng Bảy năm 1993, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rủ tôi sang văn phòng tòa soạn báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh nằm trên đường Đồng Khởi, tham dự khai mạc triển lãm tranh của một số họa sĩ tên tuổi.

Tôi xách theo máy ảnh Nikon F2 chụp phim với ống kính 105mm/f2.5 Ais, mà sau nhiều năm lăn lộn với ảnh tôi mới mua nổi nó.

Tại đây lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi diện kiến Văn Cao, một người mà tôi đã bị mê hoặc bởi “Thiên thai”, “Buồn tàn thu” từ khi còn bé qua tiếng hát Thái Thanh.

mardi 27 juin 2023

Phó Đức An - Hồn du Thánh Địa

"Anh đã chán ngấy sự huyên náo của Paris, anh đã đến thị trấn Auvers-sur-Oise, ở đây tuyệt đẹp, có cả những ngôi nhà cổ đã ngày càng hiếm hoi, tuyệt vời..." - Van Gogh.

Auvers-sur-Oise, một địa danh trên đất Pháp, một Thánh địa hội họa của thế giới. Trên bản đồ hiển thị cái tên Auvers-sur-Oise, nhưng với dân bản địa, họ lại gọi thị trấn của họ là thị trấn Van Gogh để kỷ niệm nhà họa sĩ tài ba lừng danh Vincent Willem Van Gogh, và đây cũng là chốn đi về cuối cùng của Van Gogh. Đêm qua, trong giấc mộng, tôi lại một lần du hồn về đây...

Tuy rằng người ta gọi đây là thành phố của các nhà nghệ thuật. Paul Cézanne, Van Gogh, Camille Pissarro, Claude Monet, Charles-François Daubigny, Cuong Tuse...đều đã lưu lại các tác phẩm của họ ở đây, nhưng chỉ có Van Gogh đã để lại đây 70 ngày quý giá của sinh mệnh mình. Giai đoạn ấy, ông bị bệnh tật và sự túng thiếu dày vò một cách thảm hại, nhưng Van Gogh vẫn sung mãn với niềm đam mê nghệ thuật phi phàm. Ông sáng tác liền nhau 80 tác phẩm trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời.