Affichage des articles dont le libellé est EEZ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est EEZ. Afficher tous les articles

samedi 27 mai 2023

Nguyễn Đình Bổn - Khúc sầu bi

 

Sáng nay mưa xung âm thm quá

Thy mt mùa sau lãnh cm ri

Thy lm tương tàn trong Vit tc

Gia nhng bàn tay đm máu tươi.

samedi 20 mai 2023

Đặng Sơn Duân - Biển Đông ngày 20 tháng Năm : Hướng Dương Hồng 10, cụm Sinh Tồn

 

Việc Trung Quốc và Việt Nam cùng rút bớt tàu ở khu vực tàu Hướng Dương Hồng 10 gợi ý rằng cả hai phía có thể đánh giá tình hình sẽ không leo thang thêm nữa.

1. Tàu Hướng Dương Hồng 10

Trong những ngày qua, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) của Trung Quốc vẫn tiếp tục lượn lờ trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Ngày 18.05, tàu này lần thứ hai đi đến gần các giàn dầu khí của Việt Nam ở các lô 5-1a và 5-1b - 5-1c, di chuyển theo đúng đoạn đường nó đã đi trong ngày 10.05.

mardi 28 juin 2022

Biden tấn công Trung Quốc bằng Bản ghi nhớ chống đánh cá bất hợp pháp

mardi 8 mars 2022

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế


Đăng ngày:

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông ».

Bà Hằng cũng nói thêm, Việt Nam luôn theo sát diễn biến trên Biển Đông, thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

mardi 26 octobre 2021

Biển Đông: Tàu Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu Malaysia tại nhiều khu vực dầu khí


Đăng ngày:

Ông Greg Poling, giám đốc AMTI trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói rằng tuần duyên Trung Quốc nhắm đến việc « kiểm soát » bãi cạn Luconia, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, nơi tập đoàn Petronas của Malaysia có nhiều mỏ dầu khí. 

Tuần trước, ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah dự báo tàu Trung Quốc sẽ còn đến quấy nhiễu khi Petronas tiếp tục khai thác mỏ khí Kasawari được phát hiện từ cuối 2011, trữ lượng có thể lên đến 85 tỉ mét khối. Mỏ này giàu tiềm năng đến nỗi tổng giám đốc Petronas nói rằng có thể giúp Malaysia trở thành một trong năm nhà xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới.

samedi 2 octobre 2021

Hạt cát Tân Calédonie và cỗ máy AUKUS


Đăng ngày:

 

Trong bài « Pháp tìm một chỗ đứng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương », Le Monde cho rằng sau vụ AUKUS, Paris sẽ phải củng cố quan hệ đối tác với các nước trong khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản. Một sự thay đổi địa chính trị thế giới đang diễn ra.

Còn lại gì, chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp ?

lundi 30 août 2021

Đặng Sơn Duân - Tàu Hải Dương Địa Chất 10, Hải Dương Địa Chất 8

 

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang di chuyển trong vùng biển Việt Nam, trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhiều khả năng đang tiến hành khảo sát trong vùng biển Philippines.

1. Tàu Hải Dương Địa Chất 10

Tín hiệu AIS trên trang Vessel Finder cho thấy tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam từ sáng 29.8, sau khi rời Quảng Châu từ ngày 27.8.

mardi 11 mai 2021

Biển Đông: Quân đội Philippines muốn lập trung tâm hậu cần trên đảo Thị Tứ


Đăng ngày:

Ngoài đề nghị lập trung tâm hậu cần, tướng Cirilito Sobejana, tổng tư lệnh quân đội, còn dự định cho bố trí một hệ thống camera có độ phân giải cao có thể giám sát cả ban đêm, để theo dõi các hoạt động xung quanh các đảo do Philippines đòi hỏi chủ quyền. Trả lời CNN ngày 10/05, ông Sobejana cho biết mục tiêu là đuổi lực lượng dân quân biển và các tàu khác của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. 

Được hỏi về kế hoạch của quân đội Philippines trong cuộc họp báo thường xuyên hôm 10/05, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh có thể giải quyết bất đồng với Manila thông qua « sự đồng thuận chung để đối thoại và tham vấn ». Bà cho là « một số người đang khuấy động vấn đề ».

mardi 9 mars 2021

Đế quốc Trung Quốc tấn công vào Luật Biển quốc tế


Đăng ngày:


Chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Vatican đến Irak chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp hôm nay. Le Monde chạy tựa « Đức giáo hoàng Phanxicô thăm Irak, chuyến tông du lịch sử và mang tính chính trị ». Le Figaro nhấn mạnh lời tuyên bố của Đức giáo hoàng với người Công giáo Irak là họ « không đơn độc ». La Croix đăng ảnh ngài thả một con chim bồ câu, với dòng tựa « Người của hòa bình ». Riêng nhật báo kinh tế Les Echos chú ý đến quá trình phục hồi kinh tế ở Hoa Kỳ, còn Libération nói về vụ 10 người đấu tranh cho quyền trợ tử bị điều tra vì buôn bán thuốc cấm.

Về châu Á, Le Monde đặc biệt dành bốn trang báo khổ lớn trong mục « Địa chính trị » để nói về « Trung Quốc, một đế quốc tấn công vào Luật Biển ». Bắc Kinh vin vào cái gọi là « quyền lịch sử » để yêu sách chủ quyền Biển Đông.

jeudi 18 février 2021

Trung Quốc lại cho tàu xâm nhập vùng biển Việt Nam, tiếp tục xây dựng tại Đá Vành Khăn


Đăng ngày:

Theo báo chí Hoa lục, tàu khảo sát Thám Tác 2 (Tan Suo 2) rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 02/02 để thu thập các mẫu vật, thử nghiệm tàu ngầm và tiến hành các nghiên cứu khác cho đến ngày 09/02. Đây là vụ mới nhất chứng tỏ Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tờ Philippines Daily Inquirer hôm qua dẫn phân tích hình ảnh vệ tinh của công ty công nghệ Mỹ Simularity cho thấy Bắc Kinh tiếp tục xây dựng nhiều công trình mới trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Đây là rạn san hô thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng, và Việt Nam, Philippines, Đài Loan vẫn đang tranh chấp.

lundi 1 février 2021

Tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập hàng ngày vùng đặc quyền kinh tế các nước Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Nikkei đã phân tích các dữ liệu về hệ thống nhận diện 32 tàu khảo sát Trung Quốc, do trang web theo dõi hải hành Marine Traffic cung cấp, trong 12 tháng qua. Tờ báo nhận thấy trên Biển Đông, các tàu này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng hầu như hàng ngày.

Chẳng hạn hồi tháng 4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đi vào EEZ của Malaysia và liên tục hoạt động gần West Capella, một giàn khoan do Anh và Petronas cùng khai thác. Trong đa số trường hợp, các tàu khảo sát này được nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, gây căng thẳng với lực lượng tuần duyên nước sở tại. Tháng 7/2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 xâm nhập EEZ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau đó chính quyền Trump đã điều chiến hạm USS Gabrielle Giffords đến khu vực này.

dimanche 6 décembre 2020

AMTI : Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập Bãi Tư Chính của Việt Nam


Đăng ngày:

Một chiếc tàu hải cảnh lớn mang số hiệu 5204 đã phát tín hiệu nhận dạng (AIS) từ Bãi Tư Chính, khu vực nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam trong suốt bốn tháng. Thậm chí ngày 02/11 chiếc tàu này còn ngang nhiên tiến sát khu vực cụm nhà giàn DK1 của Việt Nam, chỉ cách có 5 hải lý, và thường xuyên lượn lờ xung quanh lô dầu khí 06-01. Sự kiện này trùng hợp với quyết định của Hà Nội hủy bỏ việc khoan thăm dò tại lô này.

Sở dĩ tàu Trung Quốc dễ dàng tiến hành vòng tuần tra mới tại Bãi Tư Chính là nhờ lập căn cứ trên Đá Chữ Thập, chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Thủ đoạn quấy nhiễu của tàu hải cảnh 5204 ở Bãi Tư Chính cũng giống như việc áp sát giàn khoan của Malaysia ở bãi cạn Luconia, chứng tỏ đây là một chiến thuật hẳn hoi.

mardi 3 décembre 2019

Ấn Độ đuổi tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế

Tàu khảo sát Shi Yan 1 của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ, đã bị đuổi đi hôm nay 03/12/2019.

Hôm nay, 03/12/2019, Hải quân Ấn Độ đã xua đuổi một tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở gần Port Blair.

Theo Times of India, chiếc tàu khảo sát Shi Yan 1 (Thực Nghiệm 1) của Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khảo sát gần Port Blair thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết chiếc tàu này đã bị máy bay giám sát biển phát hiện.

Ngay sau đó Hải quân Ấn Độ đã điều một chiến hạm đến nơi, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ. Sau khi bị cảnh cáo, chiếc Thực Nghiệm 1 đã di chuyển về hướng khác, có thể là về Trung Quốc.

mercredi 16 octobre 2019

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN


Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.

Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC. 

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

jeudi 12 septembre 2019

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

jeudi 5 septembre 2019

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

mercredi 4 septembre 2019

Biển Đông : Tàu cẩu khổng lồ Trung Quốc hiện diện ở lãnh hải Việt Nam

Ảnh minh họa : Tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) của Trung Quốc.

Chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) hôm qua 03/09/2019 đã đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam, hiện nay các tàu cảnh sát biển Việt Nam đang theo sát. Về phần chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) đã rời khỏi bãi Tư Chính một ngày trước đó.

Trang South China Sea News dẫn dữ liệu từ Marine Traffic cho biết tàu Lam Kình xuất hiện ở ngoài khơi Quảng Ngãi, cách đường cơ sở của Việt Nam khoảng 11 hải lý, cách đảo Lý Sơn 30 hải lý. Tàu này được khoảng 10 tàu hải cảnh hộ tống. 

Các nhà chuyên môn đặt câu hỏi, tàu Lam Kình đi vào lãnh hải của Việt Nam để làm gì ? Chuẩn bị lắp đặt giàn khoan hay tránh bão, hoặc vì lý do nào khác ? 

mardi 3 septembre 2019

Biển Đông : Hải Dương Địa Chất 8 rời bãi Tư Chính (cập nhật)



Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 ngày 02/09/2019 theo Marine Traffic.

Theo trang tin chuyên về Biển Đông South China Sea News, cuối ngày 02/09/2019 (theo giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với bốn tàu hải cảnh đi kèm đã rời bãi Tư Chính hướng về Đá Chữ Thập.

Đây là lần thứ nhì chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc rời đi. Trước đây tàu này rời khỏi bãi Tư Chính ngày 7/8, đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu, rồi ngày 13/8 quay lại cùng với hai tàu hải cảnh, và liên tục quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đó đến nay.

mercredi 28 août 2019

Biển Đông: Tàu khảo sát Trung Quốc tiến gần bãi Tư Chính của Việt Nam


Tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) hôm nay 28/08/2019 đến gần khu vực bãi Tư Chính, với mức độ khảo sát dày đặc hơn trước, theo quan sát của các nhà chuyên môn.

Trang Đại sự ký Biển Đông cho biết trong hai ngày qua, chiếc tàu này thay vì tiến sâu vào bờ biển Việt Nam theo kiểu zig zag, đã đổi hướng đến gần bãi Tư Chính. Có lúc Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh « chỉ cách vị trí giàn khoan Hakuryu 5 tại lô 06.1 (mỏ Lan Tây - Lan Đỏ) và chân đế Sao Vàng tại mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt khoảng 55 hải lý ».

Đây là hai nơi đang diễn ra các hoạt động dầu khí liên doanh Việt Nam và một số nước đối tác. Mật độ các vòng khảo sát cũng dày đặc hơn.

jeudi 22 août 2019

Mỹ tố cáo Bắc Kinh leo thang ở bãi Tư Chính, ngăn Việt Nam khai thác dầu

Ảnh minh họa: Một nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa.

Hoa Kỳ hôm nay 22/08/2019 tuyên bố quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam, tố cáo « một sự leo thang » trong nỗ lực cưỡng bức trên Biển Đông. Cũng trong hôm nay, thêm một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải rút nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Reuters trích một thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bình luận việc Trung Quốc đã lại đưa một tàu khảo sát của Nhà nước cùng với các tàu hộ vệ vũ trang quay lại vùng biển của Việt Nam hôm 13/8, là « hoạt động leo thang của Bắc Kinh, nhằm hăm dọa các nước yêu sách chủ quyền, không cho các nước này khai thác dầu khí tại Biển Đông ». 

AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus : « Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về sự xâm nhập liên tục của Trung Quốc vào EEZ của Việt Nam ». Bà tuyên bố : « Những tuần lễ gần đây, Trung Quốc đã có một loạt những hành động hung hăng để ngăn trở các hoạt động kinh tế đã ổn định từ lâu » của các quốc gia ASEAN. Mục đích « nhằm hăm dọa để họ phải từ chối hợp tác với các tập đoàn dầu khí nước ngoài, và chỉ làm việc với các tập đoàn nhà nước Trung Quốc ».