Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhạc sĩ. Afficher tous les articles

dimanche 1 décembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Có Đôi Khi... muốn lạc vào Vườn Yêu

 

Với một người trong lãnh vực sáng tác, tôi thường không chú trọng dành sự yêu mến hay đánh giá họ thông qua số lượng tác phẩm mà họ để lại. 

Bởi lắm lúc, vài trăm, thậm chí vài ngàn mà cảm xúc trôi tuột, công chúng không có chút ấn tượng, thì còn thua người chỉ sáng tác một vài bài để lại dấu ấn cho đời, cho người.

Nhạc sĩ Lã Văn Cường cũng vốn không phải là nhạc sĩ nổi tiếng. Và cho dù ông có một ca khúc được danh ca Elvis Phương hát (Ngón út trái tim), nhưng với tôi ông cũng chỉ để lại hai bài mà thôi.

samedi 30 novembre 2024

Nguyễn Viện - Lã Văn Cường

 

Tôi lúc nào cũng tiếc cho tài năng của Lã Văn Cường, bởi vì nhạc của Cường hay và đầy chất thơ bụi.

Giai điệu trong âm nhạc của Cường đẹp và thong dong, phiêu hốt.

Nhưng Cường không được nổi và nhạc của Cường không được phổ biến nhiều như những nhạc sĩ cùng thời khác. Bởi Cường không nịnh bợ, bon chen.

Lý Đợi - Vô thường quá, anh Lã Văn Cường ơi!

 

Ê-kíp mời tôi viết kịch bản Lã Văn Cường 70 năm ca hát, vì biết anh em đồng hương gắn bó lâu dài, có nhiều thông tin.

Chương trình dự kiến sẽ diễn ra vào mồng 6 Tết này tại Đà Nẵng, nhân anh 70 tuổi, vì sinh 1954, giấy tờ ghi 1957.

Ê-kíp sản xuất, ca sĩ, ban nhạc, đạo diễn, nhà tài trợ đã có.

jeudi 10 octobre 2024

Tuấn Khanh - Bằng Giang, tác giả “Người Em Xóm Đạo” rời cõi tạm ở tuổi 86


Tin buồn gửi đến mọi người yêu nhạc: Nhạc sĩ Bằng Giang, tác giả của nhiều bài hát quen thuộc như Người Em Xóm Đạo, Lính Trận Miền Xa, Thành Phố Mưa Bay… đã từ giã cõi tạm, qua đời vào lúc 2 giờ sáng ngày 8 Tháng Mười 2024 tại nơi cư ngụ ở bang Georgia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ca sĩ Chế Linh là một trong những nghệ sĩ chia buồn sớm nhất, ngay sau khi gia đình của nhạc sĩ Bằng Giang phát đi thông báo. Viết trên trang Facebook của mình vào ngày 10 Tháng Mười, ca sĩ Chế Linh chia sẻ: “Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ Bằng Giang vừa vĩnh viễn ra đi, để lại trong gia đình văn nghệ sĩ sự mất mát to lớn, trong lòng những người yêu nhạc bao thương tiếc. Ông đã để lại những ca khúc giá trị đi vào lòng người. Xin thông báo đến những thân hữu bạn bè thân thương”.

Ca sĩ Chế Linh ngoài việc trình bày thành công những sáng tác của nhạc sĩ Bằng Giang, ông còn là đồng tác giả với bút danh Tú Nhi, qua các tác phẩm như Bài Ca Kỷ Niệm, Đêm Buồn Tỉnh Lẻ…

lundi 7 octobre 2024

Tiểu Vũ - Nhân vụ « Tình ca » của Hoàng Việt bị nhầm tên tác giả thành Hoàng Hiệp


Trong ảnh là cháu ngoại của cố nhạc sĩ Hoàng Việt. Tên cô chính là tên ca khúc nổi tiếng của ông: Nguyễn Thụy Tình Ca. "Tình ca" của Hoàng Việt không chỉ là tên của một tác phẩm mà còn là tên của một con người.

Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 29/10/1928 tại Chợ Lớn. Quê cha ở thị xã Bà Rịa, quê mẹ ở huyện Cái Bè, Tiền Giang. Từ những năm học trung học ở Sài Gòn, lúc mới 16, 17 tuổi, Lê Chí Trực với bút danh Lê Trực đã viết những ca khúc lãng mạn như "Chí cả", "Biệt đô thành" và đặc biệt là ca khúc nổi tiếng "Tiếng còi trong sương đêm" dưới bút danh Lê Trực.

Năm 1947, Lê Chí Trực tham gia Việt Minh ông một trong những người trẻ nhất của đội ngũ nghệ sĩ tham gia kháng chiến ở Nam Bộ thời ấy. Thời gian này Hoàng Việt vừa ôm súng chiến đấu vừa sáng tác những ca khúc mang tinh thần cách mạng như: "Lên ngàn", "Nhạc rừng", "Lá xanh", "Đánh giặc giữ làng", "Mùa lúa chín"…

lundi 29 juillet 2024

Jimmy Nhựt Hà - Nhạc sĩ Phùng Trọng trong cảnh khó nghèo


Với những quý vị sống ở Miền Nam trước năm 1975, ít nhiều đã nghe qua danh xưng của ban Kích Động Nhạc Khánh Băng & Phùng Trọng.

Ban Khánh Băng & Phùng Trọng biểu diễn ở Olympia, Văn Cảnh, phòng trà Khánh Ly… và nhất là các Club Mỹ.

Tiếng trống Phùng Trọng, tiếng guitar Khánh Băng, tiếng bass Duy Khiêm, tiếng mandolin Lê Duyên, có nhiều lúc cùng với tiếng dương cầm Nguyễn Ánh 9, tiếng harmonica Tòng Sơn phối hợp với các giọng ca Mai Lệ Huyền, Kiều Loan, Ngọc Mỹ, Mary Linh, Kiều Oanh, Ngọc Vân, Hoàng Hạc, Duy Mỹ…đã tạo thành một sắc thái rất đặc biệt của ban Khánh Băng – Phùng Trọng những đêm Sài Gòn hoa mộng cũ.

dimanche 7 juillet 2024

Nguyễn Thúy Vân - Tưởng nhớ nhạc sĩ-nhà báo Phan Bá Chức

 

Lớp Âm Thanh Hội Họa - Hội họa dành cho người Khuyết tật Điếc Câm do họa sĩ Văn Y cùng với một số anh chị em họa sĩ trong Câu lạc bộ Mekong Art sáng lập đến hôm nay là vừa tròn bảy năm lẻ bốn tháng. Với ngần ấy thời gian là cả ngần ấy tháng năm nhạc sĩ, nhà báo Phan Bá Chức cùng phu nhân là bác sĩ Thu Hồng đồng hành với lớp.

Khi được biết lớp dạy vẽ miễn phí và còn lo bữa ăn trưa cho các em vào thứ Bảy hàng tuần, anh chị đã đều đặn hàng tháng chuyển vào quỹ lớp 2 triệu đồng để phụ tiền bữa ăn trưa cho các em. Anh thường nói đùa vui với chúng tôi những người phụ trách lớp : "Cho anh chị đóng tiền hụi chết". Anh là vậy luôn hài hước, dí dỏm và nhân ái vô cùng.

Còn nhớ vào một ngày năm 2022 khi anh trở bệnh nặng, trước ngày nhập viện để lên bàn mổ, anh em chúng tôi đến thăm anh.  Khi chúng tôi chuẩn bị ra về anh đưa cho tôi một bao thư và nói: "Cho mình gửi quà cho các em, hai bạn cầm giúp mình nhé".

Nguyễn Thông - "Thầy" Phan Bá Chức

 

Tháng 5.1996, sau kỳ nghỉ lễ trọng 30.4 - 1.5, tôi khăn gói quả mướp gia nhập báo Thanh Niên. Lúc này báo vừa hơn 10 tuổi, còn trẻ, không khí hăng lắm, ai ai cũng rất khí thế.

Lúc chân ướt chân ráo, tôi còn nghe phóng viên Hà Đình Nguyên rủ rỉ, trong buổi kỷ niệm 5 năm (1991) thành lập báo, có cậu khách mời người Liên Xô tới dự, tếu táo "chúc báo Thanh Niên có thêm nhiều kẻ thù", cả hội trường vỗ tay rầm rầm.

Ai cũng hỉ hả, tinh thần như hội nghị Diên Hồng, quyết chiến, quyết chiến. Trẻ có khác, chứ không như hai chục năm sau này.

vendredi 5 juillet 2024

Lưu Nhi Dũ - Nhớ anh Phan Bá Chức

Nhớ anh Phan Bá Chức, những ngày tháng ở Hội Văn nghệ Lâm Đồng.

Đà Lạt những chiều mưa buồn dễ sợ, với cây đàn, ly rượu đế, anh Chức ngồi hát say mê. Tôi biết bài Giáo đường im bóng của Nguyễn Thiện Tơ lần đầu cũng từ tiếng hát anh…

Dân nẫu ai cũng biết bài dân ca (thể loại bài chòi) Than thân trách phận do anh Chức ký âm rất “độc”, mà phải hát bằng tiếng nẫu mới đã!

Lê Thiếu Nhơn - Nhạc sĩ Phan Bá Chức vẫn hát cho yêu thương!

Nhạc sĩ Phan Bá Chức, tác giả của nhiều ca khúc nồng nàn về làng quê và tình quê, vừa qua đời ở tuổi 75, vào lúc 6 giờ 30 sáng nay 05/07 tại TP.HCM.

Nhạc sĩ Phan Bá Chức quê quán ở Quảng Bình, tuổi nhỏ sinh sống và học tập ở Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm Quy Nhơn, ông làm giáo viên ở Đà Lạt hơn một thập niên, rồi chuyển về TP.HCM làm báo từ năm 1987 đến khi nghỉ hưu.

Bản tính hiền lành và nhẫn nhịn, nhạc sĩ Phan Bá Chức luôn đứng ngoài những sự tranh giành, thậm chí nhún nhường và sẵn sàng chấp nhận thua thiệt. Nhạc sĩ Phan Bá Chức chỉ thực sự là một con người linh hoạt và duyên dáng, khi ôm đàn ca hát giữa bạn bè.

Hữu Phú - Tiễn anh Phan Bá Chức !

Thế rồi, một người nữa trong thế hệ làm báo của chúng tôi ở báo Thanh Niên đã ra đi: Anh Phan Bá Chức!

Chuyến đi cuối cùng này của anh Chức sẽ không có một người đồng nghiệp rất yêu quý anh, đưa anh từ Đà Lạt về Sài Gòn để làm báo, là anh Nguyễn Công Khế đến tiễn!

So với các anh Phan Bá Chức, Phạm Chu Sa, Lê Nhược Thủy, Trần Phá Nhạc, Nguyễn Khắc Nhượng, Nguyễn Viện… tôi chỉ là thằng “nhóc con”, nhỏ hơn các anh ấy đến mười mấy tuổi, may mắn được làm báo cùng thời kỳ với các anh.

lundi 1 avril 2024

Nguyễn Quang Thiều - Như đường chân trời

 

(Tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, 01/04)

Trong toàn bộ lịch sử âm nhạc Việt Nam đến nay, với tôi, không có nhạc sĩ nào được nhiều người nghe và có nhu cầu nghe trong suốt một phần đời dài của mình như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tôi không nói ông là nhạc sĩ tài ba nhất, nhưng tôi có thể nói ông là nhạc sĩ đã tạo ra một thuật ngữ đặc biệt: ''Nhạc Trịnh''. Chỉ cần ai đó nói ''Nhạc Trịnh'' là trong con người tôi ngập tràn giai điệu của ông.

Âm nhạc Trịnh Công Sơn đã dựng lên những vẻ đẹp của nỗi buồn kiếp người. Âm nhạc của ông đẩy người nghe đi xa mãi, xa mãi trong thế giới tâm hồn của người nghe. Với tôi, mỗi khi nghe Trịnh Công Sơn giống như một cuộc hành hương về những nơi chốn tưởng như đã bị lãng quên trong con người mình.

Liễu Hằng - Nghĩ về nhạc Trịnh

 

Nhạc Trịnh không bình dân, nhưng phổ cập đến kỳ lạ. Bởi ai cũng có thể thấy mình trong đó!

Thấy cái quay quắt của “tình ngỡ đã quên đi, nhưng lòng cố lạnh lùng”. Thấy cái cô đơn tận cùng của “người về soi bóng mình, trên tường trắng lặng câm”. Và cả cái chếnh choáng “men rượu cay, một đời tôi uống hoài”.

Trong giai điệu, nhạc Trịnh không sang trọng kiểu Văn Cao, không phong phú như Phạm Duy. Nhưng chính trên nền slow tông thứ giản đơn ấy lại chứa, đọng cả một thế giới lộng lẫy của: Thơ ca, triết lý, văn hóa, ngôn từ… Riêng ở những ca khúc da vàng, nhạc Trịnh mang một tầm vóc vĩ đại về thời cuộc, về thân phận.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

Trần Tiến Dũng - Nguyễn Đình Toàn yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt

 

Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do. Thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Người dân miền Nam xưa hầu hết không có thói quen lân la làm quen các nghệ sĩ nổi danh mà mình yêu thích. Họ chỉ lặng lẽ ngưỡng mộ, như cách họ ngắm bầu trời đêm cao vời lấp lánh các vì sao. Cảm xúc ngưỡng mộ của họ trở thành quà tặng, kỷ vật riêng tư  không phải để người nghệ sĩ hay biết, mà chỉ đơn giản nghệ thuật của người nghệ sĩ luôn sống cùng với họ.

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Tấn Cứ - Tiễn biệt Nhà văn Nhạc sĩ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn

 

Mới hôm qua một thiền sư thi sĩ ra đi, và hôm nay một nhà văn nữa ra đi.

Một là thiền sư và một là thi sĩ, họ đều những người muôn năm cũ, những con người tài hoa ngoại hạng, gọi họ là gì cũng được.

Một nhà văn Nguyễn Đình Toàn với ”Áo mơ phai“ bất hủ. Một Nguyễn Đình Toàn thi sĩ nhạc sĩ với những bản tình ca với “ngày thần tiên em bước lên ngôi, đã nghe son vàng tả tơi“.

Nguyễn Gia Việt - Xin cúi đầu tiễn ông Nguyễn Đình Toàn!

 

Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối thứ Ba, 28/11/2023, tại bịnh viện Fountain Valley, Huê Kỳ.

Thiệt là khó khăn khi viết vài dòng tiễn biệt một người mà cá nhân tôi rất thích, về thơ văn, về suy nghĩ, về lịch sử Miền Nam và Sài Gòn, có chút ảnh hưởng tới suy nghĩ của tôi.

Mà nói thiệt, thơ văn, nhạc của Nguyễn Đình Toàn không phải người nào nghe cũng thích, mà không phải nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nào cũng được địa vị như ông. Cám ơn ông Nguyễn Đình Toàn đã xuất hiện trên cuộc đời này!

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

 

Ông ra đi lúc 19 giờ15 ngày 28-11-2023 theo giờ Mỹ (sáng 29-11-2023 theo giờ Việt Nam)  tại tư gia ở California, Mỹ.

(Trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2):

"Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn người Bắc 54 Gia Lâm, tác giả "Căn nhà xưa", "Em còn yêu anh", "Quê hương thu nhỏ"... Xưa nhà trong cư xá Tự Do, Ông Tạ. Ông còn là nhà văn, nhà thơ; lấy bút hiệu Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi soạn nhạc.