Affichage des articles dont le libellé est Lệ thuộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lệ thuộc. Afficher tous les articles

lundi 29 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Đề phòng rủi ro kinh tế vì Trung Quốc

 

Chữ “Decoupling” có thể dịch là “đoạn giao,” cắt đứt quan hệ. “De-risking” là “giảm bớt rủi ro.” Người đầu tiên dùng chữ “De-risking” là bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy hội Âu châu, khi bay sang Trung Quốc cùng với ông Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, ngày 30 tháng Ba vừa qua.

Bệnh dịch Covid-19 khiến cả thế giới thấy mối rủi ro khi các hải cảng bên Trung Quốc đóng cửa, giao thông đứt đoạn, nhiều món hàng không thể giao tới bến. Nhiều xí nghiệp ở Mỹ và Âu châu phải tạm ngưng sản xuất vì thiếu những phụ tùng rẻ tiền mà ở đó không ai muốn chế tạo. Nhà thương thiếu bông, băng, kim chỉ, găng tay bằng plastic, những thứ lặt vặt nhưng không ai sản xuất nữa. Các nước đều thấy cần đề phòng, không để chuyện đó tái diễn trong tương lai.

Hội nghị của bảy quốc gia kinh tế hàng đầu mới công bố một chính sách chung. Khối G-7 họp ở Hiroshima hồi đầu tháng Năm, đồng ý phải giảm bớt mối rủi ro khi tùy thuộc vào hệ thống cung cấp từ Trung Quốc, mặc dù không cắt đứt các quan hệ thương mại. Dùng tiếng Anh, người ta nói sẽ “de-risking,” không “decoupling.”

samedi 15 avril 2023

Dương Quốc Chính - Mấy ý kiến với anh Đoàn Bảo Châu

Anh Châu vừa có một status gây nhiều tranh cãi về anh Lân Thắng và ông Hồ Chí Minh. Nhiều người khen anh là khách quan và nhiều người chê anh thiếu hiểu biết về lịch sử. Có mấy người nhắn tin hỏi mình về status này.

Mình có bấm nút like, ban đầu chỉ định thế, nhưng sau thấy status có nhiều tranh cãi quá, nên mình thấy cần viết cụ thể ra để mọi người hiểu rõ quan điểm của mình, vì mình cũng nghiên cứu tương đối sâu về ông Hồ Chí Minh và lịch sử hiện đại Việt Nam. Dưới đây là comment của mình bên nhà anh Châu:

Có mấy chỗ phải xem lại anh ạ. Em đồng ý là không nên xúc phạm các nhân vật lịch sử, nên có thái độ trung tính, nhưng không nhất thiết phải tỏ ra kính trọng lãnh tụ của người khác. Với người có tư tưởng tự do thì không nên coi ai là lãnh tụ. Lãnh tụ là khái niệm chỉ có ở các chế độ độc tài thôi.

samedi 25 mars 2023

Tạ Duy Anh - Lãnh đạo làm nhục quốc gia

 

Những gì Putin cùng bộ sậu đang điên rồ lao vào, là ví dụ không thể rõ ràng hơn, về cách thức mà những kẻ lãnh đạo có thể làm nhục đất nước khủng khiếp như thế nào.

Hàng chục triệu người Nga, nếu tỉnh táo, sẽ nhận ra vị thế thảm hại của Putin khi ngồi trước Tập Cận Bình. Muốn kiểm chứng điều đó, bạn phải xem tường thuật của CNN. Theo đó Tập như một con gấu trúc, vẻ ngoài hiền hậu, luôn mỉm cười độ lượng nhìn Putin giãi bày theo cái cách chỉ có thể gọi là van xin.

Putin hoàn toàn đánh mất bản lĩnh của tổng thống một cường quốc, và tự hạ mình xuống vị trí "Kẻ đầy tớ".

vendredi 25 novembre 2022

Dương Quốc Chính - Vận mệnh tương đồng

 

Ukraine và Việt Nam có hoàn cảnh địa chính trị giống hệt nhau khi bị kẹp nách bên cạnh một thằng đế quốc to. Dân Ukraine cũng có hoàn cảnh khá giống Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc cũng từng là một nước tới 1.000 năm lẻ. Hai nước cũng dùng chung một chữ viết tới gần hai ngàn năm, và ngôn ngữ của người Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với người Việt bên Tàu.

Việt Nam có cái may mắn hơn Ukraine là có mấy thời điểm có thể thoát hẳn Trung Quốc dựa vào người Pháp, Mỹ và Liên Xô. Còn Ukraine chỉ có  vài năm thoát khỏi cái bóng của người Nga khi Đức Quốc xã xâm lược. Nhưng cũng chỉ có một bộ phận phía Tây Ukraine hào hứng với chuyện đó.

jeudi 14 avril 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, lựa chọn nghiệt ngã

 

(Tiếp theo)

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO.

Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2. Ở nước Moldavie nói tiếng Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Có nghĩa là Putin có thể tìm cách thôn tính các nước trong vòng ảnh hưởng bất cứ lúc nào, nếu muốn. Những cái cớ "NATO“, "Thân tây“, "Bảo vệ kiều dân“ chỉ lòe bịp được những kẻ nhẹ dạ.

jeudi 28 octobre 2021

Magnésium: Châu Âu lệ thuộc Trung Quốc


Đăng ngày:


Trang Ý kiến của Le Figaro đặt vấn đề « Magnésium : Khi châu Âu lệ thuộc vào Trung Quốc ». Sau đỉnh dịch, tất cả đều thiếu. Nhân công một số đã chuyển nghề khác, hoặc vẫn chưa quay lại thị trường lao động. Nguyên vật liệu được lùng sục sau thời gian ít được đầu tư. Vận chuyển chậm lại do ảnh hưởng của chuỗi hậu cần cung ứng toàn cầu. Chất bán dẫn là mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất, nằm trong tay một số ít nhà sản xuất. Và một mặt hàng mới kéo dài thêm danh sách khiếm hụt đang đe dọa sự hồi phục kinh tế, mang số 12 trong bảng tuần hoàn Mendeleiev : đó là magnésium.

jeudi 3 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Nước Úc nổi giận

Nhiều năm nay nước Úc vẫn bị xem là phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc về kinh tế. Và thực tế là như thế, nên họ thường hay nhún nhường trước Bắc Kinh, lảng tránh những cuộc đối đầu mà họ cho là không đáng đánh đổi.

Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid 19 bùng phát, Úc mới bắt đầu cảm thấy nỗi cay đắng của việc bị phụ thuộc. Khi Bắc Kinh phun thẳng vào mặt họ sự thật trần trụi đó, sau khi Úc trở thành ngọn cờ đầu kêu gọi điều tra nguồn gốc đại dịch hay tích cực định hình Bộ tứ kim cương.

Người Úc cảm thấy bị xúc phạm khi Trung Quốc phô trương cơ bắp kinh tế, và đối xử với họ về ngoại giao không khác mấy cách đối xử với một chư hầu. Đỉnh điểm là vụ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên công khai sỉ nhục nước Úc trên Twitter vào ngày hôm qua 30.11, với sự che chở của Trung Nam Hải.

dimanche 7 juin 2020

Trần Văn Thọ - Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc Trung Quốc



Tôi viết bài dưới đây đã 5 năm nhưng rất tiếc nội dung vẫn còn tính thời sự. Mong những người liên quan, nhất là các quan chức có trách nhiệm, hiểu vấn đề để đừng mù quáng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc.

Sự kiện đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nguyên nhân lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
(Viết vào mùa hè năm 2015 nhưng rất tiếc là vẫn còn nguyên giá trị)

Tháng 6 năm 2015 dư luận trong nước xôn xao về sự kiện Việt Nam mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Người dân đặt nghi vấn là tại sao phải mua của Trung Quốc, trong khi công nghệ tàu đường sắt của các nước tiên tiến chất lượng cao hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang nhập siêu nhiều với Trung Quốc, ai cũng thấy phải cải thiện quan hệ một chiều này.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã giải đáp thắc mắc nầy trong buổi gặp mặt báo chí ngày 9/6/2015. Nếu những ý kiến của Bộ trưởng phản ảnh trên báo là chính xác thì thật đáng lo cho Việt Nam. Tôi thật sự ngạc nhiên nhưng hiểu được lý do tại sao Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc trong nhiều phương diện. 

samedi 23 mai 2020

Nguyễn Trung - Xin đừng giữ nước như đười ươi giữ ống



(Viet-Studies 22/05/2020) Ông ngoại tôi là nhà nho, một thời là hội viên của Hội Trí Tri (tồn tại ở Hà Nội trong thời gian 1892-1945), có lần nói với tôi đại ý: Đừng giữ nước như đười ươi giữ ống! Tôi hồi ấy còn nhỏ, nên lúc đầu không hiểu gì cả, về sau mẹ tôi giảng cho nghe tục ngữ “đười ươi giữ ống”, tôi mới vỡ lẽ điều ông ngoại tôi gửi gắm.

Mẹ tôi còn giảng giải cho nghe từ tục ngữ này: Phải sống sao đừng để bị lừa! Tục ngữ này vẫn đồng hành với tôi suốt cuộc đời mình cho đến hôm nay, thế mà trên đường đời tôi vẫn vô khối lần bị lừa – chưa thể nói là hôm nay đã nên khôn! Quả thật đây là bài học khó!

Vài hôm nay, có thể nói cả nước quan tâm đến ý kiến của Bộ Quốc Phòng lưu ý Quốc Hội về tình trạng người Hoa mua được những dẻo đất quan trọng ven biển và nhiều nơi khác tại những vị trí có liên quan đến an ninh quốc phòng của nước ta. Tính đến ngày 30/11/2019, có 149 doanh nghiệp (DN) có yếu tố Trung Quốc (92 DN 100% vốn Trung Quốc, 57 DN vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới (khu vực biên giới đất liền 24, khu vực biên giới biển 125)[1].

samedi 25 avril 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Việt Nam cần có chiến lược mới sau đại dịch virus Vũ Hán



I. DỊCH VIRUS VŨ HÁN KÉO THEO SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TRÊN TOÀN CẦU 

1. Dịch virus corona đến từ Vũ Hán (gọi tắt là virus Vũ Hán) đã mang đến cho toàn thể loài người những thiệt hại kinh hoàng. Nặng nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Các cường quốc lớn, ngoài quê hương virus Vũ Hán, như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.

2. Dịch virus Vũ Hán cảnh báo cho cả thế giới biết thế nào là nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Nguy hiểm cho mọi cường quốc, kể cả siêu cường.

3. Bởi thế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác, cùng nhiều nước trên thế giới sẽ thay đổi chiến lược sau đại dịch virus Vũ Hán.

mardi 14 avril 2020

Renaud Girard : « Tiếc thay, Trung Quốc sẽ không bồi thường ! »



Các chợ thịt rừng Trung Quốc, nơi xuất phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

(Le Figaro 14/04/2020) Tuy không thể buộc Bắc Kinh phải bồi thường, chúng ta vẫn có thể giảm thiểu sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Trách nhiệm của Trung Quốc rất rõ trong đại dịch mà chúng ta đang phải hứng chịu. Covid-19 là chứng bệnh do thú vật lây sang con người.

Con virus hiện nay, cũng như những con virus trước đó đã gây ra dịch SARS năm 2003, cúm gà năm 2004 và cúm heo H1N1 năm 2009 đều nảy sinh từ một chợ truyền thống của Trung Quốc, nơi mà gia súc và động vật hoang dã bị nhốt chen chúc trong môi trường bẩn một cách kinh tởm, và khi bán xong thì bị làm thịt tại chỗ.

samedi 29 février 2020

Virus corona: Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020.
Đăng ngày:


Trang bìa tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước « Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới », Courrier International dành chủ đề cho « Mafia mạnh nhất thế giới tại Ý », lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch « đã trở nên toàn cầu ».

Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

Trong bài « Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới », The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

vendredi 6 décembre 2019

Trần Ngọc Cư - Một thời mù chữ



Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế.
Bài viết công phu của một người Huế gốc, một Phật tử thuần thành về chữ Quốc ngữ.

Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố, xói mòn khá nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản văn hóa vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. 

Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh địa phương gần đó có nhiều tấm bia ghi lại các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn - những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Sẽ lúng túng, sẽ “ốt dột” biết chừng mô cho một cư dân địa phương bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới. 

samedi 27 juillet 2019

Gấu Nga trở thành đàn em của gấu trúc Trung Quốc



Đang trong mùa hè, các tuần báo Pháp giới thiệu những chủ đề nhẹ nhàng. Le Point dành trang nhất và nhiều trang trong cho hồ sơ đặc biệt « Những bí mật cuối cùng của các giáo đường » ở Pháp. L’Obs quan tâm đến « Một Marx khác », không phải Karl Marx mà là Thierry Marx, một đầu bếp kiêm doanh nhân Pháp mở hệ thống trường dạy nghề giúp những người thất cơ lỡ vận có được một cơ hội mới.

Hồ sơ của Courrier International tuần này nói về « Các phương cách mới để di chuyển ». Có thể kể : xe trượt (trottinette), taxi bay…người ta có nhiều chọn lựa về phương tiện di chuyển, nhưng chủ yếu cần quan tâm đến môi trường. 

Nga lép vế trong quan hệ với Trung Quốc 

Về quan hệ Nga-Trung, bài viết của The Economist nhận định « Hợp tác có lợi cho Trung Quốc hơn Nga » đi kèm với hình vẽ một con gấu trúc lớn bệ vệ ngồi trên chiếc ngai màu đỏ có ngôi sao vàng, bế trên tay một chú gấu nhỏ bé cầm lá cờ Nga, với tựa đề có phần mỉa mai « Chiến hữu ».

mercredi 5 septembre 2018

Những món quà của Trung Quốc: Phúc hay họa cho Cam Bốt ?

Hàng trang trí cho Tết âm lịch phục vụ khách Trung Quốc được bày bán tại Phnom Penh, 11/02/2018.

Lợi ích do đầu tư Trung Quốc mang lại chỉ nằm gọn trong cộng đồng người Hoa. Doanh nghiệp địa phương may mắn lắm chỉ vớt vát được chút ít « cơm thừa canh cặn ».

Theo tác giả Pheakdey Heng thuộc Enrich Institute viết trên Diễn Đàn Đông Á, năm nay là năm kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Cam Bốt với Trung Quốc, và mối liên hệ giữa đôi bên chưa bao giờ chặt chẽ như thế.
Trung Quốc ngày càng là đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Cam Bốt. Chỉ riêng trong hai năm vừa qua, Cam Bốt đã ký kết hơn 30 thỏa thuận song phương với Trung Quốc.

vendredi 17 août 2018

Lạm phát phi mã, Venezuela phát hành tiền mới và lập sổ phân phối xăng dầu

Những đồng bolivar được người biểu tình quăng bừa bãi để phản đối chính phủ. Ảnh chụp tại Caracas ngày 16/08/2018.

Chính quyền Venezuela hôm qua 16/08/2018 thông báo các giao dịch điện tử sẽ tạm ngưng kể từ Chủ nhật 19/8 để chuẩn bị phát hành giấy bạc mới đã bỏ đi năm số 0. Và từ thứ Hai 20/8, những ai không có « Sổ yêu nước » sẽ phải trả giá xăng dầu cao hơn gấp cả trăm lần.

Bộ trưởng Nội vụ Néstor Reverol loan báo tất cả các giao dịch điện tử trên toàn quốc sẽ bị ngưng kể từ 18 giờ địa phương (22 giờ GMT), nhưng không cho biết biện pháp này kéo dài bao lâu. Nhiều cửa hiệu phải đóng cửa vì lệ thuộc vào thẻ tín dụng, do thiếu tiền mặt.

jeudi 5 juillet 2018

Sihanoukville, thuộc địa Trung Quốc ?

Lối vào một sân bay do tập đoàn Trung Quốc Union Development Group xây dựng ở Koh Kong, Cam Bốt, từ đây có thể đi thẳng đến các bãi biển Sihanoukville.

Vài chữ Hán và những số điện thoại hiện lên trên các tòa nhà và khu đất trống ở Sihanoukville, với các lời rao mua bán. Thành phố cảng Cam Bốt bên bờ vịnh Thái Lan, theo nhận xét của Le Monde Diplomatique, từ vài tháng qua đã trở thành vùng đất hứa cho các nhà đầu tư Trung Quốc. 
Trên quảng trường Độc Lập, hai tòa nhà đang xây dựng của phức hợp Blue Bay cao đến 38 tầng, đè bẹp tất cả quang cảnh xung quanh. Tại phòng giao dịch, các brochure (tài liệu quảng cáo) để sẵn được in bằng Hoa ngữ và tiếng Anh. Cô nữ nhân viên, trước ma-két dự án, giới thiệu : « Chúng tôi đã bán hết toàn bộ các căn hộ trong tòa tháp thứ nhất, và 65% của tòa tháp thứ hai. Khách hàng chúng tôi là người Trung Quốc, Cam Bốt và Singapore ».