Affichage des articles dont le libellé est Nhà thơ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà thơ. Afficher tous les articles

vendredi 22 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Thời gian có màu và hương ?

 

Hai hôm nay, dân tình lại xôn xao về hai cựu Tứ trụ bị thôi chức giữa chừng nay lại bị đem ra xem xét kỷ luật.

Một là cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cảnh cáo, một là cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được tạm hoãn do...bệnh. Riêng một cựu Chủ tịch nước nữa thì đang treo đấy.

Dù phạm vào "tham nhũng", nhưng có lẽ chắc khó có hình phạt thích đáng. Và vì vậy, kỷ lục về quan chức cao cấp nhứt bị xử mạnh tay nhứt có lẽ vẫn tiếp tục duy trì sau 75 năm qua. Đó là Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu(nay là Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng) bị xử tử hình vào ngày 06/09/1950, do phạm tội tham nhũng.

dimanche 25 août 2024

Trần Thanh Cảnh - Bâng khuâng

 

Dịp này nghe tin nhà thơ Bùi Minh Quốc xa rời đất Việt, đi định cư Hoa Kỳ, thấy bâng khuâng sao đó.

Thời chiến tranh chống Mỹ, cặp vợ chồng nhà thơ Bùi Minh Quốc - Dương Thị Xuân Quý là "tấm gương" "hình mẫu" "điển hình" của sự dấn thân cho thanh niên, trí thức miền Bắc.

Bài thơ "Bài thơ về hạnh phúc" của Bùi Minh Quốc viết khi vợ hy sinh, đã phát đến cả ngàn lần trên Đài tiếng nói Việt Nam, mục "Tiếng thơ"...

vendredi 5 juillet 2024

Hoàng Dũng - Quy tội « Cây táo ông Lành » của Hoàng Cát


Trích bài xã luận nhan đề: “Tăng cường tính Đảng, đi sâu vào đời sống nhân dân, tạo một khí thế mới trong văn nghệ ta”. In trên tạp chí Học tập, số 11-1974.

“Một truyện ngắn về thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn nghệ trong thời gian qua thuộc loại nấm độc nguy hiểm.

Với lối viết kiểu "biểu tượng hai mặt", truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng ta, gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta.

Sương Nguyệt Minh - Hoàng Cát và truyện ngắn Cây táo ông Lành

 

"Cây táo ông Lành" từ nửa thế kỷ trước bị người ta suy diễn cho là viết ám chỉ một ông lớn lãnh đạo văn nghệ.

Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ. Nhà thơ Vương Trọng viết: "Mấy anh đồng hương xứ Nghệ  làm câu đối: " Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng sau sửa lại để thay cho một lời phát biểu với cấp trên"Thằng Cát không viết điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu nên "việc dữ" cứ đến với Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức".

Chưa hết, sau đó Hoàng Cát bị treo bút, đời sống rất khó khăn... Trước đó, ông là lính trận ở chiến trường, bỏ lại một cái chân ở Mặt trận Quảng Đà, đi viện rồi ra quân. Là thương binh nặng, cụt chân trái phải lắp chân giả, tay cũng bị thương, nhưng chả hiểu sao bị xếp hạng nhẹ nhất trong thứ bậc thương binh, cho nên nỗi nhọc nhằn nhân lên gấp đôi, gấp ba. Khổ! Giá như viết là "Cây táo ông Hiền", hay "Cây táo ông Ngoan" thì chắc chẳng bị lên bờ xuống ruộng.

jeudi 4 juillet 2024

Vương Trọng - Hoàng Cát là thế


Tôi quen Hoàng Cát từ năm 1972, khi học lớp Bồi dưỡng sáng tác của Hội nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Lớp học được triệu tập từ đầu tháng 10, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, đi lại khó khăn nên học viên về rải rác, có người chậm đến ba tháng, nên hầu như tuần nào cũng xuất hiện thêm học viên mới.

Bữa trưa chúng tôi thường ăn đứng dưới giàn nho. Một lần vì thấy thức ăn quá "khiêm tốn", có người nói rằng ăn uống như thế này thì không nên đi học, tiếp đó ý kiến lan rộng, anh em đùa nhau bàn chuyện viết bài Phản chiêu sinh (nhại Phản chiêu hồn của Nguyễn Du) và mở đầu bằng câu: Sinh ơi, sinh đừng về!

Trong số người tham gia "hăng hái", tôi chú ý tới một anh nói tiếng Nghệ, trán cao, mắt đa tình, da trắng, người trông thư sinh, đẹp trai. Đó là Hoàng Cát. Tuy cả hai cùng nội trú, nhưng tôi ở khác phòng. Hơn nữa, trước đó tôi chưa được đọc thơ của anh, cộng thêm cái bản tính tôi làm quen rất chậm, nên hàng ngày chỉ gặp anh khi lên lớp và bữa ăn, chúng tôi chưa có dịp nói chyện riêng. Và trong mấy tuần đầu, tôi không hề biết anh là thương binh cụt chân, phải đi bằng chân gỗ. Là vì bước chân của Hoàng Cát bao giờ cũng ngay ngắn, đàng hoàng, không hề khập khiễng một chút nào.

mercredi 12 juin 2024

Phạm Hiền Mây - Từ Bùi Giáng đến Minh Tuệ : Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn !

1. Trong bài thơ Phụng Hiến của mình, Bùi Giáng viết:

Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn

Hết tâm hồn và hết cả da xương

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn

Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại

Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

Còn ở lại một ngày còn yêu mãi

Còn một đêm còn thở dưới trăng sao.

Hiền lành như vậy, bác ái và từ bi đến vậy, thế mà không ít người, cả cùng thời lẫn cho đến tận ngày hôm nay, hễ nhắc về Bùi Giáng, họ lắc đầu, xua tay, thằng điên.

dimanche 21 avril 2024

Nguyễn Hữu Việt Hưng - Tố Như là ai?

Thứ Ba 16/4/2024 tôi dạy Đại số tuyến tính ở lớp K68 Khoa Toán, hệ chính quy. Chủ đề của tiết học là biểu thức tọa độ của một dạng toàn phương. Câu hỏi tự nhiên là khi thay đổi cơ sở (và do đó thay đổi tọa độ) thì biểu thức ấy thay đổi thế nào?

Để chuẩn bị cho câu trả lời, tôi kiểm tra kiến thức của sinh viên. Tôi hỏi: Hãy nêu định nghĩa Ma trận chuyển từ một cơ sở tới một cơ sở khác? Và tôi mời một nữ sinh viên (xinh đẹp) trả lời câu hỏi này. Cô sinh viên không biết. Điều này không có gì bất ngờ đối với tôi.

Sinh viên K68 đang học năm thứ nhất. Tôi hỏi tiếp: Hồi phổ thông em học trường nào? (Tôi muốn kiểm tra sinh viên có học phổ thông ở một nơi hẻo lánh không.) Cô sinh viên trả lời: Em học cấp 3 ở trường Nguyễn Du, thành phố Bắc Ninh.

vendredi 29 mars 2024

Tuấn Khanh - Tưởng nhớ nhà thơ Viên Linh

 

Nhà thơ Viên Linh đã rời cõi tạm, vào lúc 11 giờ sáng, ngày 28 Tháng Ba, tại Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi.

Viên Linh lớn lên và trưởng thành tại Sài Gòn. Sống bằng nghề cầm bút từ 1962, là Tổng thư ký Tòa soạn nhiều tuần báo chuyên về văn học nghệ thuật như Kịch Ảnh, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Hồng, Thời Tập, Dân Ta … Là thư ký Tòa soạn Nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị trong hơn 6 năm thi hành nghĩa vụ quân dịch, với các chủ nhiệm Lê Đình Thạch, Hà Thượng Nhân. Giải ngũ năm 1972.

Viên Linh là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách trước 1975. Giải nhất Giải Văn chương Toàn quốc Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 với tác phẩm Gió Thấp. Từ tháng 8 năm 1975, ông định cư tại Mỹ. Ông tiếp tục làm Chủ nhiệm Chủ bút nguyệt san Khởi Hành, Chủ Tịch Văn Bút Hải Ngoại 1991-1995.

jeudi 21 mars 2024

Trần Nhã Thụy - Tháo xuống

 

Ghé thăm một nhà thơ nổi tiếng, thấy ông đang một mình loay hoay tháo những khung hình lớn đang treo trên tường xuống.

Đó là những tấm hình ông chụp chung với một chính khách mới lên. Hình nào cũng cười tươi. Riêng tấm hình ông tặng chính khách tập thơ thì tỏa cả hào quang.

"Sao tháo hết xuống thế?", tôi hỏi.

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

lundi 29 janvier 2024

Võ Khánh Tuyên - Ngày tàn cuộc

 

Nhà thơ Trần Dzạ Lữ ( tên thật Trần Văn Duận, sinh năm 1949 tại Huế). Như bao thanh niên trai tráng thời tao loạn, ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngành Truyền tin với cấp bậc Chuẩn úy. Nhiều bài thơ của ông trước 1975 đã được xuất bản và được nhiều người yêu mến.

Năm 1974, ông viết bài thơ tặng thi sĩ Vũ Hữu Định Ngày tàn cuộc:

NGÀY TÀN CUỘC

*Gửi hương hồn Vũ Hữu Định

Ngày tàn cuc người v thăm quê quán

đng c mng đón vó nga hng xưa

chuyn chiến tranh coi như là dĩ vãng

sông Thanh Bình tp np bến đò đưa

samedi 27 janvier 2024

Đỗ Duy Ngọc - Lãng mạn như tác giả « Thơ tình viết trên bao thuốc lá »

(Đỗ Duy Ngọc viết về tập thơ của nhà thơ Trần Dzạ Lữ)

Trần Dzạ Lữ làm thơ đã lâu. Thơ anh xuất hiện các tạp chí ở miền Nam từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thơ anh hiền lành như con người anh. Trần Dzạ Lữ là nhà thơ lầm lũi và lận đận. Anh đã có ba tập thơ ra đời trong nhiều khốn khó.

Đó là các tập: Hát dạo bên trời (NXB Trẻ. 1995), Gọi tình bên sông (NXB Trẻ. 1997) và mới đây nhất Thơ tình viết trên bao thuốc lá (NXB Hội Nhà Văn 2014).

Trần Dzạ Lữ gốc Huế. Và là người mang đậm nét Huế từ giọng nói cho đến dáng đi. Khoan thai, chậm rãi và hiền từ. Và dĩ nhiên Huế đậm đặc trong cách nói năng.

Nguyễn Đình Bổn - Nhà thơ Trần Dzạ Lữ đã đi xa !

Có lần vì một việc gì đó tôi gọi anh muốn gặp, anh nói "Bổn đến trước cổng chợ Trần Hữu Trang, mình giữ xe ở đó".

Tôi đến, nắng giữa chiều Sài Gòn bạo liệt, anh mặc cái áo cũ màu chàm, đội nón lá, cười với tôi nhưng tay quệt mồ hôi. Hình như anh có vài chục năm giữ xe ở đây. Trong hàng trăm ngàn người đến ngôi chợ thuộc Phú Nhuận đó, có ai biết người đàn ông dong dỏng cao, có nụ cười tươi, dắt xe cho khách kia là một nhà thơ đã nổi tiếng tại miền Nam từ trước biến cố 1975 !

"Mười năm ch không tri k

Ta đng thu thân mt ni bun

Sáng bnh mt ra ngi đc m

Chiu v tra vn ly lương tâm

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - "Có biết đâu niềm vui đã nằm trong thiên tai"

 

Người viết ra những câu chữ quen thuộc đó đã từ giã chúng ta đi về cõi vĩnh hằng vào ngày 28/11, thọ 87 tuổi. Người đó là Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, còn được mệnh danh là 'Người tình không chân dung'.

Theo báo Người Việt, Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn sanh năm 1936 ở Gia Lâm (xưa thuộc tỉnh Bắc Ninh). Năm 1954 ông di cư vào Nam, và từng có thời làm việc như là một phát thanh viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn, phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề nổi tiếng.

Sau 1975, ông bị đi tù cải tạo 10 (?) năm. Cuối năm 1998 ông sang Mỹ định cư và tiếp tục sáng tác. Ông qua đời vào lúc 7 giờ 15 sáng ngày 28/11/2023 tại Nam California. Trước đó (năm 2021) phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Thu Hồng (cũng từng là một phát thanh viên đài Phát Thanh Sài Gòn), qua đời ở tuổi 78.

Trần Tiến Dũng - Nguyễn Đình Toàn yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt

 

Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do. Thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Người dân miền Nam xưa hầu hết không có thói quen lân la làm quen các nghệ sĩ nổi danh mà mình yêu thích. Họ chỉ lặng lẽ ngưỡng mộ, như cách họ ngắm bầu trời đêm cao vời lấp lánh các vì sao. Cảm xúc ngưỡng mộ của họ trở thành quà tặng, kỷ vật riêng tư  không phải để người nghệ sĩ hay biết, mà chỉ đơn giản nghệ thuật của người nghệ sĩ luôn sống cùng với họ.

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

mercredi 29 novembre 2023

Nguyễn Tấn Cứ - Tiễn biệt Nhà văn Nhạc sĩ thi sĩ Nguyễn Đình Toàn

 

Mới hôm qua một thiền sư thi sĩ ra đi, và hôm nay một nhà văn nữa ra đi.

Một là thiền sư và một là thi sĩ, họ đều những người muôn năm cũ, những con người tài hoa ngoại hạng, gọi họ là gì cũng được.

Một nhà văn Nguyễn Đình Toàn với ”Áo mơ phai“ bất hủ. Một Nguyễn Đình Toàn thi sĩ nhạc sĩ với những bản tình ca với “ngày thần tiên em bước lên ngôi, đã nghe son vàng tả tơi“.

Nguyễn Gia Việt - Xin cúi đầu tiễn ông Nguyễn Đình Toàn!

 

Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối thứ Ba, 28/11/2023, tại bịnh viện Fountain Valley, Huê Kỳ.

Thiệt là khó khăn khi viết vài dòng tiễn biệt một người mà cá nhân tôi rất thích, về thơ văn, về suy nghĩ, về lịch sử Miền Nam và Sài Gòn, có chút ảnh hưởng tới suy nghĩ của tôi.

Mà nói thiệt, thơ văn, nhạc của Nguyễn Đình Toàn không phải người nào nghe cũng thích, mà không phải nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nào cũng được địa vị như ông. Cám ơn ông Nguyễn Đình Toàn đã xuất hiện trên cuộc đời này!

samedi 25 novembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Ngài Thích Tuệ Sỹ

 

Có một vị chân tu với thân hình gầy gò, khắc khổ nhưng đôi mắt sáng tinh anh. Đôi mắt của ngài như nhìn thấu suốt những điều sâu xa nhất, sâu thẳm nhất của Triết học Phật Giáo.

Học giả Đào Duy Anh đã từng cho rằng ngài là viên ngọc quý của Phật Giáo Việt Nam. Ngài là vị Thiền sư thông tuệ Phật học. Ngài còn là người thấu hiểu tận cùng Triết học Đông Tây. Ngài lại là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực. Những vần thơ của ngài vang lên trong cõi tịch mịch của đất trời, trong nhiễu nhương ly loạn.

Thi sĩ khinh bạc Bùi Giáng, từng thốt lên: "Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:

lundi 13 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Cuộc đời vẫn đẹp sao

 

Ngày 11.11 Phan Huỳnh Điểu… ra đời, còn Hàn Mặc Tử về với đất.

Gã đến dự 99 năm Phan Huỳnh Điểu. Tuổi ta là trọn một trăm. Cũng chỉ chưa bước qua tuổi 20 chàng trai xứ Quảng đã lãng mạn tình: “Ôi ta buồn ta đi lang thang”với ca khúc Trầu cau, để rồi đùng cái vào tuổi 21 hào hùng khúc quân hành cách mạng:

“Ðoàn Vệ quốc quân một lần ra đi

Toàn thắng vinh quang ghi ngày trở về