Affichage des articles dont le libellé est Quad. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quad. Afficher tous les articles

dimanche 17 juillet 2022

Nguyễn Quang Dy - Nước Nhật không còn Abe


Ngày 08/07/2022 sẽ đi vào lịch sử nước Nhật khi cựu thủ tướng Abe Shinzo, 67 tuổi, đã bị ám sát khi đang diễn thuyết tại Nara (gần Osaka và Kyoto) để vận động tranh cử thượng viện cho đảng LDP.

Cái chết bất ngờ của ông Abe Shinzo không chỉ gây sốc cho nước Nhật mà còn cho Việt Nam và thế giới. Nó đã tạo ra một khoảng trống quyền lực cho “nước Nhật hậu Abe”. Bài này sẽ phân tích những di sản của ông Abe và hệ quả khó lường.   

Cái chết bất ngờ

Tetsuya Yamagami, 41, một cựu binh hải quân (MSDF), đã dùng một khẩu súng tự chế bắn ông Abe hai phát từ cự ly gần 5 mét.

mercredi 25 mai 2022

Oanh tạc cơ Nga-Trung thị uy gần Nhật Bản nhân cuộc họp Bộ Tứ


Đăng ngày:

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

Những video được chia sẻ trên ứng dụng WeChat và mạng Vi Bác từ chiều hôm qua. Hai oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc và hai pháo đài bay mang hỏa tiễn Tu-95MS của Nga, cùng với các phi cơ tiêm kích Sukhoi, đã chinh phục phe dân tộc chủ nghĩa và những người yêu thích những gì liên quan đến quân sự tại Hoa lục.

mercredi 1 décembre 2021

Lưu Trọng Văn - Thấy gì qua cuộc gặp Putin-Nguyễn Xuân Phúc ?

 

Hai điều cần để ý.

1. “Không liên minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của nhau”.

Dân Việt mình gần đây không tin Nga ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông vì : Nga và Trung Quốc thường tập trận chung trên biển, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong các biến cố thế giới, và lập trường không dứt khoát của Nga về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

mercredi 29 septembre 2021

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

mardi 3 août 2021

Ấn Độ điều nhiều chiến hạm đến Biển Đông


Đăng ngày:

Các chiến hạm sẽ lên đường vào đầu tháng, gồm một khu trục hạm tên lửa dẫn đường, hai tàu hộ vệ trang bị hỏa tiễn và một tàu chống tảu ngầm. Tàu chiến Ấn Độ sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận trong đó có Malabar 2021 với Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc.

Trong các cuộc tập trận song phương khác, các chiến hạm Ấn Độ sẽ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước ven Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Indonesia và Singapore. Theo bộ Quốc phòng Ấn Độ, sáng kiến này giúp « tăng cường khả năng phối hợp giữa Hải quân Ấn Độ và các nước bạn bè, dựa vào những lợi ích chung trên biển và cam kết bảo vệ tự do hàng hải ».

mardi 6 juillet 2021

Trung Quốc càng trịch thượng, « diều hâu » Úc càng đông đảo


Đăng ngày:

 

Dân Úc phẫn nộ trước yêu sách 14 điểm của Bắc Kinh

Bài điều tra chiếm hai trang báo khổ lớn kể lại cuộc gặp giữa nhà báo Jonathan Kearsley của kênh truyền hình 9News và một nhà ngoại giao Trung Quốc ngày 17/11/2020. Từ nhiều tháng qua, Kearsley rất muốn hẹn phỏng vấn đại sứ Trung Quốc : quan hệ hai nước đột ngột xấu đi sau khi Canberra vào tháng Tư đòi hỏi mở điều tra về nguyên nhân đại dịch Covid. Nhà ngoại giao trao cho một tờ giấy có danh sách 14 điểm mà Bắc Kinh tức giận đòi Úc sửa đổi, từ việc kêu gọi điều tra về con virus ở Vũ Hán, can dự vào Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan cho đến « giọng điệu không thân thiện » của truyền thông Úc. Nhà báo vô cùng ngạc nhiên vì sự thô bạo của thông điệp.

dimanche 25 avril 2021

Đặng Sơn Duân - Vô cảm với Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến Quad

Chính quyền Biden lẽ ra nên làm nhiều hơn và nhanh hơn để giúp Ấn Độ đối phó đợt dịch đang diễn ra.

Đáng tiếc, khi được hỏi liệu Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu điều chế vắc xin đối với Ấn Độ không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lạnh lùng nói rằng chính quyền Mỹ có trách nhiệm trước hết với dân Mỹ.

Đây là kiểu "American First" không đúng lúc, đang khiến người dân Ấn khá bất mãn. Lẽ ra có thể nói nhẹ nhàng hơn hoặc linh hoạt hơn.

vendredi 12 mars 2021

Đặng Sơn Duân - Biden thừa hưởng công lao « chống Tàu bằng mồm » của Trump và Pompeo


Dạo trước Trump với Pompeo làm gì với Trung Quốc cũng bị chửi. Giờ Biden lên, không nói thẳng thừng nhưng lòng đã xem chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là chân kinh truyền lại, Bộ tứ là kim cương đúng nghĩa mà ra sức phát huy, triển khai cấp tập.

Tháng này, Biden tổ chức thượng đỉnh trực tuyến của Bộ tứ, hai bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng đến Nhật đàm phán 2+2, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đến thăm Ấn.

Gầy dựng được như thế, đầu tiên là do thời thế, nhưng cũng là nhờ Pompeo dày công "chống tàu bằng mồm" thuyết khách từ Đông sang Tây mới đại công cáo thành.

mercredi 10 mars 2021

Biden họp thượng đỉnh Bộ Tứ để đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Đây là lần đầu tiên tân tổng thống Mỹ tham dự cuộc họp của liên minh không chính thức nhằm đối đầu với Trung Quốc, sau khi đã họp thượng đỉnh với Canada, Mêhicô và G7. Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố việc ông Biden chọn đây là một trong những sự kiện đa phương đầu tiên « chứng tỏ tầm quan trọng được dành cho sự hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương ».

Theo bà Psaki, bốn nhà lãnh đạo Bộ Tứ sẽ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu và đại dịch Covid, hai ưu tiên của tổng thống Mỹ. Thông cáo của bộ Ngoại giao Ấn Độ nói thêm, các bên cũng đề cập đến « các hồ sơ khu vực và thế giới có lợi ích chung, và các lãnh vực hợp tác cụ thể để duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

mercredi 13 janvier 2021

Hoa Kỳ giải mật kế hoạch đối đầu với Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Chính quyền Mỹ, cho phép giải mật một kế hoạch nhạy cảm, trong đó vạch ra chiến lược Ân Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc.

Tài liệu gồm 10 trang vào tháng 2/2018 được xếp vào loại « mật », để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Dự định chỉ được công bố vào năm 2043, nhưng tuần rồi đã được chính quyền Donald Trump cho phép giải mật và công khai vào hôm nay, 13/01/2021. Báo cáo này do cố vấn Matthieu Pottinger đúc kết, với chữ ký duyệt cho giải mật một phần của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien.

Văn bản khẳng định an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ tùy thuộc vào sự tham gia tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương « tự do và rộng mở » - sẽ là động cơ cho tăng trưởng của Mỹ, của khu vực và toàn cầu. Hoa Kỳ không thể để cho Trung Quốc thống trị trên không và trên biển tại chuỗi đảo đầu tiên (bao gồm các quần đảo Kuril, Nhật Bản, Lưu Cầu và Đài Loan, Bắc Philippines và Borneo).

mardi 17 novembre 2020

Ấn Độ-Thái Bình Dương, liên minh rộng lớn đối phó với Trung Quốc


Đăng ngày:

Libération hôm nay đăng ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump với lời phàn nàn « Còn hai tháng ! ». « Trump chặn việc chuyển giao cho Biden » là tựa chính của Le Monde. Nhật báo La Croix đặt câu hỏi « Tình hình dân số thế giới đi về đâu ? ». Về thời sự nước Pháp, Les Echos quan tâm đến « Kế hoạch tiêm chủng của chính phủ », còn Le Figaro báo động « Bạo lực chống lại cảnh sát tăng gấp đôi trong 15 năm qua ». Ở trang trong, các đề tài được chú ý nhiều nhất là sự nhập nhằng sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, thua thiệt của Armenia ở Thượng Karabakh và đại dịch corona.

« Bộ Tứ » (Quad) đi vào thực chất và mở rộng

Le Monde dành hai trang địa chính trị cho chủ đề « Ấn Độ-Thái Bình Dương, một liên minh XXL trước Trung Quốc ». Bắc Kinh gây lo ngại với các yêu sách lãnh thổ, bộ máy chiến tranh trên biển, chủ nghĩa thực dân mới…Để đối phó, các nhân tố khu vực điều chỉnh lại chiến lược với Đối thoại an ninh trong bộ tứ Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.

mercredi 15 juillet 2020

Úc sẽ tham gia tập trận của "Bộ tứ" nhằm đối phó Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt tham gia cuộc tập trận chung Malabar 2015. Ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 18/10/2015. AFP - MCS CHAD M. TRUDEAU
Đăng ngày:


Bốn quốc gia dân chủ hợp thành « bộ tứ » (Quad) đang siết chặt hợp tác quân sự để đối phó với các hành động hung hăng của Bắc Kinh. Từ 5 năm qua, Úc đã thúc giục nhưng Ấn Độ vẫn do dự. Tuy nhiên nay nhiều tờ báo Ấn Độ dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết New Delhi sẽ chính thức mời Úc tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar sắp tới.

Đây sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với Úc. Mặc dù từ 2017, bốn nước « Quad » đã tăng cường đối thoại về an ninh, nhưng việc mở rộng cuộc tập trận Malabar là một lợi thế quân sự. Lâu nay Ấn Độ vẫn nghi ngờ sự cam kết của Úc về quốc phòng, nhất là khi chính phủ Rudd từ chối tham gia năm 2008 ; và New Delhi cũng không muốn chọc giận Trung Quốc.