Affichage des articles dont le libellé est Phi công. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Phi công. Afficher tous les articles

jeudi 11 janvier 2024

Bông Lau - Phi vụ cuối cùng

Bài viết bổ túc chi tiết về tai nạn ở phi trường quốc tế Haneda, Tokyo ngày 3 tháng 01 vừa qua, mà kết quả là chiếc Airbus A350 của Japan Airlines JAL phiên hiệu “JAL516”, đụng chiếc DHC-8 của Tuần duyên Nhật Japan Coast Guard phiên hiệu “JA722A”.

Cuốn băng thâu âm cuộc đàm thoại bằng vô tuyến giữa đài kiểm soát không lưu phi trường với các máy bay như sau:

17:43:02 pm: “JAL516, đây Đài Tokyo. Chào buổi tối “good evening”. Phi đạo 34R. Cứ tiếp tục bay đến gần. Gió hướng 320/vận tốc 7 knots. Chúng tôi có một máy bay cất cánh”.

mercredi 10 janvier 2024

Mai Bá Kiếm - Chúc mừng phi công Đỗ Tiến Đức thoát hiểm bình an !

 

Đọc tin phi công Đỗ Tiến Đức nhảy dù an toàn, sau khi đưa tiêm kích Su-22 ra xa khu dân cư, tôi rất mừng và cảm kích vì Đức xuất sắc lèo lái con tàu, trước khi nó bất khiển dụng.

Một người dân bị thương nặng do mảnh phi cơ văng trúng đầu và một căn nhà phía sau sập là thiệt hại khá đau thương!

Nhưng khi xem clip của dân quay được, tôi thấy Đức bung dù trên rất cao, dưới đầy nhà, cây cối, dây điện. Với lực rocket bắn ghế thoát hiểm là 10 g (Gravity - gấp 10 lần gia tốc trọng trường) phi công bất tỉnh giây lát, và tốc độ rơi của dù 5 - 6 m/giây mà anh Đức đã lái dù xuống đất trống (dù tròn rất khó lái so với dù lượn) nên không bị thương.

lundi 8 janvier 2024

Bông Lau - Chiếc tuần duyên JA722A xấu số

 

BBC đăng lại cuốn băng thâu âm cuộc đàm thoại vô tuyến của đài kiểm soát phi trường quốc tế Haneda, Tokyo với chiếc Airbus A350 Hàng không Japan Airlines (JAL) có phiên hiệu là “JAL516”, và chiếc máy bay Tuần duyên Nhật De Havilland DHC-8 hai động cơ cánh quạt bán phản lực do Canada chế tạo có phiên hiệu là “JA722A”.

Cuộc đàm thoại vô tuyến giữa các máy bay với đài kiểm soát bằng Anh ngữ, để các phi công các chuyến bay quốc tế theo dõi diễn tiến không lưu rộn rịp khi nào thì đến phiên mình cất cánh hay được đáp. Phi trường quốc tế Haneda – Tokyo được coi là một trong những phi trường nhộn nhịp nhứt trên thế giới.

17:43:02 pm: Hàng không JAL516 gọi đài Haneda: “Đài Tokyo, đây JAL516, lô 18”.

samedi 9 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Học sinh học tiếng Hoa từ lớp Ba, Không quân QĐND Việt Nam học tiếng Anh từ nay ?

 

Ngày 03/06/2019, website tòa Đại sứ Mỹ tiết lộ Không quân Mỹ đào tạo phi công đầu tiên cho Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Sau đó, các báo dẫn nguồn này, đưa tin thượng úy Đặng Đức Toại tốt nghiệp phi công T.6 tại căn cứ Columbia, Mỹ.

Không biết từ lúc đàm phán giữa hai nước đến bao lâu sau mới đào tạo phi công đầu tiên, chỉ biết từ lúc phi công đầu tiên tốt nghiệp đến khi Mỹ viện trợ máy bay huấn luyện T.6 cho Việt Nam là 5 năm.

Ngày 09/12/2022, báo chí Việt Nam đồng loạt loan tin: 12 chiếc máy bay T.6 mới tinh sẽ được Mỹ chuyển giao trong giai đoạn 2024-2027, góp phần vào quá trình hiện đại hóa chương trình đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam trong tương lai.

mardi 5 septembre 2023

Lưu Trọng Văn - Đến chết còn tức!

 

Trong buổi ra mắt sách “Chuyện đời, chuyện nghề”của “ông nông dân viết văn” Võ Đắc Danh, gã bị thu hút bởi hai người đàn ông vẻ ngoài mộc mạc thậm chí èng èng.

Ông Lê Văn Hải, cựu lính không quân, người sáng tạo nên tờ - chuyên in tin tức mua bán trong cộng đồng người Việt. Bao lợi nhuận suốt 30 năm qua ông âm thầm giúp cho người nghèo, người vô gia cư.

Ông tự nấu ăn đóng gói đem đến cho họ, trong khi món khoái khẩu của ông chỉ là mì tôm. Ông tâm sự: Tôi không muốn mang tiếng người Việt đến Mỹ nhờ vả dân Mỹ. Tôi muốn người Việt cũng đóng góp gì đó giúp cho người Mỹ vô gia cư.

mercredi 9 août 2023

Mai Bá Kiếm - Phi công đi không ai tìm xác rơi !

 

Sau 6 tháng đi Úc thăm mẹ và các em về Việt Nam, chị Quách Kim Liên nhắn tin rủ tôi đến nhà chị ở Tân Bình chơi, và chị chiên giò cháo quẩy đãi tôi.

Chị Liên 71 tuổi là chị của cố thiếu úy phi công Quách Dũng Tiến (1954-1974), chị kết bạn Facebook với tôi đã lâu và giới thiệu em chị là phi công tử sĩ. Hôm nay, lần đầu tôi đến nhà thăm chị và thắp nhang cho chiến hữu Tiến.

Chị Liên bùi ngùi kể, Quách Dũng Tiến đi khóa 72A, học Khóa 2 Trực thăng Quốc nội tại Căn cứ Không quân Bình Thủy (Sư đoàn 4 Không quân). Tốt nghiệp phi công giữa năm 1974, Quách Dũng Tiến phục vụ ở Phi đoàn 225, Không đoàn 84 Chiến thuật.

jeudi 3 août 2023

Mai Bá Kiếm - Cựu trung tá phi công Ôn Văn Tài đã bay vào cõi xa

 

Ngày 02/08/2023, báo Người Việt đưa tin “Cựu Trung tá Không quân Ôn Văn Tài, phu quân nữ danh ca Thanh Thúy, tạ thế ở Sacramento, California, vào hôm thứ Hai, 31/07/2023, hưởng thọ 91 tuổi. Ông qua đời trong giấc ngủ bình yên vì tuổi già sức yếu, để lại hiền thê Thanh Thúy, một người con trai là dược sĩ và đã lập gia đình, cùng 3 cháu nội".

Ông sinh ngày 23/11/1932, học Trung học Pétrus Ký. Sau khi đậu tú tài năm 1953, tình nguyện vào Không quân, được Quân đội Liên hiệp Pháp đưa đi thụ huấn phi công tại Maroc ở Bắc Phi.

Về nước năm 1955, Thiếu úy Ôn Văn Tài làm huấn luyện viên tại Trung Tâm Huấn luyện Không quân Việt Nam Cộng Hòa ở Nha Trang vừa mới thành lập. Sáu tháng sau, ông được cử đi học khóa I.P (Instructor Pilot) tại Hoa Kỳ và quay về dạy bay tại Trung Tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang.

vendredi 21 juillet 2023

Bông Lau - Phi công trẻ trâu Nga

 

Tuần trước Không Quân Nga đã gia tăng áp lực lên căn cứ Al-Tanf có khoảng 200 Biệt Kích Mỹ đồn trú ở đông nam Syria cách biên giới Iraq và Jordan 24 km.

Ngày 14 tháng 7 một máy bay trinh sát Antonov An-30 của Nga bay qua lại trên căn cứ Al-Tanf rất lâu để thiết kế bản đồ. Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đã không tới kịp, vì đường bay rất xa và cần các máy bay tiếp tế nhiên liệu trên không. Giới chức quân sự Mỹ lo ngại trước sự vi phạm và đe dọa của Nga gia tăng. Nhưng vẫn không tin máy bay Nga sẽ oanh kích các căn cứ của Mỹ ở Syria.

Ngày 17 tháng 7, một máy bay chiến đấu SU-35 của Nga bay lấn ép trước mặt một máy bay trinh sát MC-12 Liberty của Hoa Kỳ, gây nhiễu loạn không khí làm hướng bay của chiếc MC-12 bị chao đảo mất an toàn. Hoa Kỳ phản đối Không Lực Nga đã có hành vi thiếu chuyên nghiệp khi bay và làm tánh mạng của 4 nhân viên phi hành Mỹ bị đe dọa. Theo luật bay thì các máy bay phải tránh xa nhau tối thiểu là 3 dặm hải lý.

jeudi 31 mars 2022

Bông Lau - Phi công trẻ trâu

 

Nhiều người cảm thấy thất vọng về sự thiếu chuyên nghiệp của quân lực Liên Bang Nga, nhân cuộc chiến xâm lược Ukraine vừa qua. Tuy nhiên nếu theo dõi tin tức thường xuyên về các hoạt động của quân đội này, thì sẽ không ngạc nhiên trước bản tính ngông nghênh ấu trĩ đã có từ lâu.

Sự thiếu chuyên nghiệp này có thể là để che giấu mặc cảm tự ti trước uy thế của binh lực và kỹ thuật quân sự của Hoa Kỳ, NATO và các đồng minh của họ. Quân Đội Nhân Dân của Tàu Cộng Red China cũng có cùng một căn bịnh thích chứng tỏ, để che giấu một sự bất ổn bên trong.

Ngày 10 tháng 02 năm 2017, khu trục hạm USS Porter của Hải Quân Hoa Kỳ sau khi thực tập với Hải Quân NATO và đang di chuyển ở hải quận quốc tế của vùng Biển Đen Black Sea, bỗng có nhiều máy bay chiến đấu SU-24 của Không Lực Nga xuất hiện và bay nhiều vòng sát mũi của chiến hạm này để đe dọa.

lundi 11 octobre 2021

Bông Lau - So sánh khập khiễng

 

Mấy ngày lặn lội trên internet tìm kiếm tài liệu để viết về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Đài Loan, tình cờ thấy được một số hình ảnh của phi công Không Lực Đài Loan và Không Quân VNCH.

Bỗng muốn so sánh các chàng trai cô gái “đi mây về gió” của hai quốc gia có cùng một bối cảnh lịch sử, dù sự so sánh có “khập khiễng” nhưng cũng rất thú vị.

Mình có nhiều bà con và bạn của người thân trong gia đình là phi công VNCH nên quen thuộc phong cách của mấy ảnh. Nói chung mấy anh pilot VNCH rất vui tánh và hay đùa giỡn như phi công Mỹ. Nếu muốn biết pilot VNCH vui nhộn gian khổ cỡ nào thì hãy tìm đọc cuốn "Trên Vòm Trời Lửa Đạn" của tác giả Vĩnh Hiếu, vốn là một cựu phi công trực thăng gunship UH-1.

mercredi 29 mai 2019

Biển Đông : Tàu Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công bằng tia laser phi công Úc

Hải quân Hoàng Gia Úc canh gác trên chiến hạm HMAS Canberra (L02) đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka, ngày 23/03/2019.

Các phi công của Hải quân Úc đã bị tấn công bằng tia laser khi đang bay trên Biển Đông. Quân đội Úc hôm nay 29/05/2019 thông báo như trên và nghi ngờ các tàu Trung Quốc là thủ phạm. 

Lực lượng phòng vệ Úc (ADF) tuyên bố đã « quan sát thấy một số tàu gia tăng sử dụng các thiết bị laser di động ». Các phi công trực thăng thuộc chiến hạm HMAS Canberra đã là mục tiêu của các tia laser khi tham gia cuộc tập trận Indo-Pacific Endeavour 2019, một hoạt động của Hải quân Hoàng gia Úc trong khu vực, tuy nhiên không có ai bị thương.

Theo giáo sư Euan Graham, một trong số những khách mời hiện diện trên chiến hạm HMAS Canberra trong hành trình từ Việt Nam đến Singapore, thì các tia laser này được bắn đi từ các tàu cá, trong khi một tàu chiến Trung Quốc đi theo chiến hạm Úc trong suốt cuộc hải hành. 

dimanche 29 juillet 2018

Mai Bá Kiếm - Tại sao phi công lão luyện phải bay huấn luyện?



Tang lễ thượng tá Khuất Mạnh Trí, tử nạn khi bay huấn luyện trên Su-22 ngày 26/07/2018.

Từ năm 2014 đến nay, có 9 máy bay quân sự rơi, trong đó có 7 chiếc trong phi vụ huấn luyện (một chiếc Su-30; ba chiếc Su-22; một phản lực L.39; một trực thăng UH; một trực thăng EC 130T2), một chiếc CASA-212 trong phi vụ rescue (cứu nạn) hai phi công Su-30 và một trực thăng trong phi vụ thả nhảy dù.

Trong 7 phi vụ huấn luyện bị rơi, chỉ có 2 phi vụ huấn luyện cho học viên mới (chưa thành phi công) gồm một phi vụ tại Trường Sĩ quan Không quân, do thượng sĩ Phạm Đức Chung là học viên điều khiển bay đơn (không có thầy) trên chiếc L.39. Và, phi vụ huấn luyện trực thăng EC 130T2 bị rơi trên vùng núi Bao Quan, Vũng Tàu sáng 18/10/2016. Đại uý Dương Lê Minh (phi công huấn luyện), Trung úy Đặng Đình Duy và Trung uý Nguyễn Văn Tùng (cùng 25 tuổi, học viên) đều tử vong.