Affichage des articles dont le libellé est Hải cảnh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hải cảnh. Afficher tous les articles

mercredi 30 mars 2022

Biển Đông : Philippines phản đối hành động nguy hiểm của hải cảnh Trung Quốc


Đăng ngày:

Đây là công hàm mới nhất trong số trên 200 kháng thư mà Philippines đã gởi đến Trung Quốc trong thời gian qua, và là sự cố thứ tư xảy ra trong vòng 10 tháng.

Reuters dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Philippines, ông Hermonenes Esperon nhấn mạnh nguy cơ va chạm trên Biển Đông, và khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời hãng tin Anh.

vendredi 10 septembre 2021

Đặng Sơn Duân - Hải cảnh Trung Quốc hội quân ở Trường Sa

 

Trung Quốc dường như đang tập hợp lực lượng hải cảnh ở quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu hoặc một chiến dịch nào đó ở phía nam Biển Đông.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

1. Chuyển động của tàu hải cảnh Trung Quốc

Ngày 9 và ngày 10.9 ghi nhận một số chuyển động của tàu hải cảnh Trung Quốc mà theo tôi là khá bất thường ở khu vực phía nam Biển Đông. Cụ thể:

vendredi 12 février 2021

Biển Đông: Philippines không tham gia tập trận, nhưng điều thêm tàu bảo vệ ngư dân


Đăng ngày:

Bộ trưởng Lorenzana nói rằng Philippines năm ngoái cũng không tham gia các cuộc tập trận với Hoa Kỳ và các nước khác tại Biển Đông, để không làm mất lòng Trung Quốc, trong lúc tổng thống Rodrigo Duterte đã xây dựng được mối quan hệ thân thiện hơn với Bắc Kinh. 

Lý do được bộ trưởng Quốc phòng Philippines nêu ra là do Manila có chiến hạm, nhưng không được trang bị vũ khí phù hợp. Theo ông, Trung Quốc cũng "đang theo dõi sát" các diễn biến tại vùng biển này, và nếu bị phật ý thì Bắc Kinh có thể ra tay hành động.

samedi 30 janvier 2021

Việt Nam phản ứng về luật của Trung Quốc cho phép hải cảnh bắn tàu nước ngoài


Đăng ngày:

Khi được hỏi về luật này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ». Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thực thi một cách thiện chí UNCLOS 1982. Đồng thời khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền chính đáng trên.

Ngày 22/01, ông Tập Cận Bình đã ký ban hành luật hải cảnh mới, cho phép lực lượng này sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau: vũ khí cầm tay, phóng từ tàu hoặc từ trên không đối với các tàu nước ngoài. Hải cảnh Trung Quốc cũng được quyền phá hoại công trình của các nước khác, kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền, thiết lập các vùng cấm trên biển.

samedi 23 janvier 2021

Lưu Trọng Văn - Chưa bao giờ Biển Đông bị cộng sản Trung Quốc đe dọa như thế !


Ngày 22-1, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh.

Luật này cho phép lực lượng hải cảnh Trung Quốc sử dụng các loại vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, vũ khí được phóng từ tàu hoặc từ trên không, được phá công trình mà nước khác xây dựng trên các bãi đá ngầm, và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền.

Luật này cũng trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền thiết lập tạm thời các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Nguyễn Ngọc Chu - Luật hải cảnh mới của Trung Quốc đe dọa trực tiếp sinh mạng ngư dân Việt Nam


1. Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ.

Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Nạn nhân cận kề bị nã đạn chính là ngư dân Việt Nam.

Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò yêu sách đến 80% diện tích Biển Đông Nam Á. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ năm 2016. Nhưng Trung Quốc không chịu từ bỏ yêu sách này trong thực tiễn. Điều đó đồng nghĩa với việc ngư dân Việt Nam không còn chỗ đánh cá ở Biển Đông Nam Á.

Phạm Việt Thắng - Trung Quốc, một chính quyền côn đồ


Phải nói rằng, không chờ đến khi nước Mỹ có tổng thống mới, Trung Quốc mới thể hiện hành vi côn đồ, mà ngay trong thời Donald Trump, Trung Nam Hải đã tỏ thái độ hung hăng.

Một trong số đó là ngoại giao chiến lang, bắt nạt một số quốc gia khác, gây hấn với Ấn Độ...

Tuy nhiên, ngay sau khi Biden nhậm chức, Trung Quốc đã công bố trừng phạt 28 cựu quan chức Hoa Kỳ, trong đó có cựu ngoại trưởng Mike Pompeo.

vendredi 7 août 2020

Đài Loan đưa thủy quân lục chiến đối phó Trung Quốc tập trận chiếm đảo

Binh sĩ Đài Loan trong cuộc tập trận Hán Quang ngày 16/07/2020.
Đăng ngày:


Một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết đơn vị thủy quân lục chiến này đã lên đường cách đây một tuần để yểm trợ cho lực lượng tuần duyên hiện diện trên đảo, và sẽ chỉ ở lại một thời gian ngắn.

Hồi tháng Năm, hãng tin Nhật Kyodo loan báo quân đội Trung Quốc dự kiến tiến hành một cuộc tập trận rất lớn trong tháng này tại đảo Hải Nam, trong đó có cả tập dượt chiếm các đảo đang do Đài Loan kiểm soát.

jeudi 9 juillet 2020

Biển Đông : Hai tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Việt Nam

Đăng ngày:


Tàu hải cảnh mang số hiệu 5402 từ Tam Á đến Đá Xu Bi, và sáng 04/07 lao về phía giàn khoan khai thác mỏ khí đốt Lan Tây với tốc độ cao (15 hải lý/giờ). Có lúc tàu này chỉ cách giàn Lan Tây có 1,3 hải lý, đây là giàn khoan hoạt động ổn định từ nhiều năm qua của Việt Nam.

Đến ngày 06/07, tàu này tiến gần một giếng thuộc mỏ Phong Lan Dại, cách khoảng 2,5 hải lý. Đây là giếng mà Rosneff Việt Nam khoan thăm dò vào năm ngoái, trong bối cảnh bị Hải Dương Địa Chất 8 cùng với các tàu hải cảnh, và cả oanh tạc cơ của Trung Quốc đe dọa. Cũng theo nguồn tin trên, lẽ ra Rosneff khoan thẩm lượng vào tháng Sáu năm nay nhưng Bắc Kinh gây áp lực nên chưa thể tiến hành.

jeudi 5 septembre 2019

Biển Đông : Nghi vấn về các tàu Trung Quốc ở bãi Tư Chính

Các tàu hải cảnh Trung Quốc rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập ngày 05/09/2019.

Theo tài khoản South China Sea News trên Twitter chuyên theo dõi tin tức Biển Đông, hôm nay 05/09/2019 lần đầu tiên các tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi được bằng tín hiệu AIS đều đã rời khỏi lô dầu 06.1 và bãi Tư Chính của Việt Nam. Trang này thận trọng cho biết cần phải quan sát tiếp.

Cách đây hai ngày, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với bốn tàu hải cảnh hộ tống đã rời bãi Tư Chính đến Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nhưng tàu hải cảnh 46301 vẫn quanh quẩn gần lô 06.1. Đến sáng nay (theo giờ Việt Nam), tàu này đã rời đi, cũng hướng về Đá Chữ Thập, theo dữ liệu từ Marine Traffic.

Như vậy, với giả thiết tất cả các tàu Trung Quốc đều bật tín hiệu AIS để theo dõi, thì hôm nay không còn tàu hải cảnh nào ở bãi Tư Chính.

mardi 3 septembre 2019

Biển Đông : Hải Dương Địa Chất 8 rời bãi Tư Chính (cập nhật)



Đường đi của Hải Dương Địa Chất 8 ngày 02/09/2019 theo Marine Traffic.

Theo trang tin chuyên về Biển Đông South China Sea News, cuối ngày 02/09/2019 (theo giờ Việt Nam), tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với bốn tàu hải cảnh đi kèm đã rời bãi Tư Chính hướng về Đá Chữ Thập.

Đây là lần thứ nhì chiếc tàu khảo sát của Trung Quốc rời đi. Trước đây tàu này rời khỏi bãi Tư Chính ngày 7/8, đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu, rồi ngày 13/8 quay lại cùng với hai tàu hải cảnh, và liên tục quấy nhiễu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đó đến nay.

dimanche 18 août 2019

Biển Đông: Tình hình Bãi Tư Chính tiếp tục căng thẳng

Vị trí lô dầu khí 6.01 (màu tím) của Việt Nam ở vùng Bãi Tư Chính (Biển Đông). Bản đồ do AMTI - CSIS công bố.

Tại khu vực bãi Tư Chính, hôm nay 18/08/2019 các tàu Việt Nam tiếp tục đối đầu với nhóm tàu Trung Quốc, gồm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với các tàu hải cảnh, xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Theo trang Đại sự ký Biển Đông, "sáng hôm qua 17/8, tàu hải cảnh 37111 trong nhóm tàu Trung Quốc bất ngờ neo đậu trong nhiều giờ ở một thực thể nằm ở phía tây Đá Lát, nơi Việt Nam đang đóng quân. Giáo sư Alexander Vuving xác định thực thể này là bãi ngầm Mỹ Hải (Jubilee Bank) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và do vậy thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Việc 37111 neo đậu ở bãi ngầm Mỹ Hải đã làm dấy lên những lo ngại từ nhiều nhà quan sát, rằng Trung Quốc có thể chiếm một thực thể không người ở phía tây nam Trường Sa, một vị trí chiến lược của khu vực và nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". 

Đến cuối giờ chiều qua, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Hoa Kỳ cho biết chiếc hải cảnh 37111 đã rời khỏi bãi ngầm Mỹ Hải. Trang Marine Traffic cho biêt hải cảnh 37111 tiếp tục tham gia chuyển động cùng nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8. 

vendredi 16 août 2019

Đỗ Thái Bình - Nhận diện các tàu hải cảnh đang xâm phạm vùng biển Việt Nam



Hai tàu hải cảnh được cho là tân tiến đang cùng tàu Hải Địa-08 xâm phạm chủ quyền nước ta có số hiệu là 37111 và 35111. Tàu 37111 thuộc Chi đội Sơn Đông, còn 35111 thuộc chi đội Phúc Kiến.

Ta nhận biết điều đó từ cách đánh số hiệu 5 chữ số của tàu. Hai chữ số đầu chỉ tỉnh, số sau chỉ cỡ tàu và sê-ri. Đó là : 12 Thiên Tân, 13 Hà Bắc, 21 Liêu Ninh, 31 Thượng Hải, 32 Giang Tô, 33 Chiết Giang, 35 Phúc Kiến, 37 Sơn Đông, 44 Quảng Đông, 45 Quảng Tây, 46 Hải Nam.

Số thứ ba là lượng chiếm nước của tàu : dưới 500 tấn là số 0; 500 tấn trở lên là 1 Hai số cuối chỉ số sê-ri của tàu, các con số bắt đầu từ 01. Có số 1 vì lượng chiếm nước của hai tàu này là hơn 2.000 tấn. Riêng việc đã trang bị loại tàu này cho Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam rồi lại còn điều cả tàu từ vùng Hoa Đông xuống phía Nam, chứng tỏ Trung Quốc đặt vị trí Biển Đông ra sao trong cuộc chiến hiện nay ! 

jeudi 15 août 2019

Đặng Sơn Duân - Phân Nửa Lực Lượng Chủ Lực của Hải Cảnh Trung Quốc Hăm Dọa Việt Nam ở Biển Đông


Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trong những ngày xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên/Ngư dân.

(Daisukybiendong 15/08/2019) Ít nhất ba tàu hải cảnh trang bị pháo 76 mm được tăng cường từ Tam Á, đảo Hải Nam xuống phía nam Biển Đông để hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 cũng như quấy phá hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Theo dữ liệu tàu biển, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc cùng một số tàu hộ tống đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào chiều 13/8.

Song song đó, có thêm một đến hai tàu hải cảnh được triển khai đến gần khu vực hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakuryu 5 ở mỏ Phong Lan Dại trong lô dầu khí 06.1 của Việt Nam trong bể Nam Côn Sơn, nằm ở phía tây bãi Tư Chính.

mardi 13 août 2019

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay lại bãi Tư Chính


(Reuters 13/08/2019) Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc hôm nay 13/08/2019 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, không đầy một tuần sau khi rời đi đến Đá Chữ Thập. Reuters dẫn nguồn tin từ Marine Traffic, trang web chuyên theo dõi việc di chuyển của các tàu cho biết như trên.

Chiếc tàu này đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng Bảy với nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, và dường như đã tiến hành khảo sát địa chấn tại vùng biển Việt Nam.

Hải Dương Địa Chất 8 đã rời khỏi EEZ Việt Nam ngày 7/8, nhưng nay quay lại với ít nhất hai tàu hải cảnh. Theo một trang Twitter chuyên về Biển Đông, tàu hải cảnh 35111 đã được thay thế bằng hải cảnh 45111, ở gần lô 06.01.

jeudi 25 juillet 2019

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc lập tức rút tàu ra khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 25/07/2019.

Hà Nội hôm nay 25/07/2019 yêu cầu Trung Quốc « rút ngay lập tức » chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thăm dò trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm nay tuyên bố : « Việt Nam đã có nhiều biện pháp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, các lực lượng chức năng Việt Nam đã triển khai các biện pháp theo đúng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định : « Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Đây là lần thứ ba trong vòng 10 ngày qua Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn.