Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Văn nghệ sĩ. Afficher tous les articles

lundi 29 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Biết nghe sự thật khó hơn

 

Sáng qua bí thư thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên gặp gỡ một số trí thức văn nghệ sĩ theo lời mời của Viện Nghiên cứu Phương Đông.

Ông Nên chân thành và mộc mạc nói:

“Hôm nay coi tờ lịch ngày 28.01.2024 có dòng chữ: “Những tình yêu chân thành thường không bằng phẳng”. Có nghĩa là tình yêu chân thành thường gặp chuyện này, chuyện khác. Chúng ta cũng vậy. Yêu nước, yêu quê hương, yêu nghề chắc chắn gặp bao gập ghềnh không bằng phẳng. Hôm nay gặp các anh chị tôi chỉ muốn nghe, kể cả những điều không bằng phẳng.

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.

samedi 9 décembre 2023

Cù Mai Công - Cà phê Thăng Long, Ông Tạ một thời đủ mặt văn nghệ sĩ Sài Gòn

 

Rất lạ khi nhiều ngôi nhà, khu vực Ông Tạ, kể cả chợ Ông Tạ, chợ Nghĩa Hòa, rạp Đại Lợi… từ 2021 trở về trước, hầu như không tìm ra ảnh. Cà phê Thăng Long trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân) xưa là nơi tụ tập của nhiều nhà văn, nhà báo… tên tuổi cũng vậy.

Lần này, xin mạn phép lần đầu xuất hiện vài tấm ảnh hiếm hoi và cà phê này. Nguồn cung cấp: Một khách hàng ruột xưa của quán, anh Đỗ Trung Quân.

(Lược trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2)

Hoàng Nguyên Vũ - Nhân dân nào xét?

 

Một điều nghịch lý là danh hiệu mang tên “Nghệ sĩ nhân dân” ở ta, nhưng chẳng có “nhân dân” nào xét cả.

Thậm chí có không ít người, gọi họ là "nghệ sĩ" còn khó gọi. Thế mà cũng "nghệ sĩ nhân dân", trong khi "nhân dân" chẳng mảy may biết gì về sự nghiệp của họ cả.

Vậy là bao năm nay khái niệm bị đánh tráo, đúng hơn là bị ngụy tạo. Cái từ “nhân dân” đã trở thành trang sức của không ít những ông bà nghệ sĩ hám danh, được quyết định bởi một hội đồng xét duyệt bắt đầu từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

vendredi 8 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Nghệ sĩ nhân dân

 

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân nó là sản phẩm xã hội chủ nghĩa, đại khái cũng gần như huân huy chương cho sự nghiệp cống hiến. Các nghệ sĩ miền Bắc đa phần có biên chế cơ quan nhà nước, hay sáng tác theo lề, thì rất thích.

Anh em cũng cần hiểu tâm tư của những người làm nhà nước lâu năm, não người ta tư duy theo lề. Đến ngày đến tháng, với cống hiến như thế là phải được phong danh hiệu như thế. Tự nhiên không được là người ta ấm ức, bị đồng nghiệp dị nghị: Phải thế nào thì mới không được phong chứ !

Thế nên anh gì mới hậm hực như vậy, nhất là khi vợ còn được rồi! Nhưng mình đọc CV thấy ảnh có giai đoạn làm công chức và làm sếp, lại thấy bảo bị có đơn...nên chắc bị tố cáo tội gì đó mà công chức, cán bộ hay dính?

Ann Đỗ - Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được hưởng quyền lợi gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

Chính sách cũng quy định mức thưởng cho các tên tuổi đoạt Nghệ sĩ Nhân dân là 18,6 triệu đồng mỗi người (gấp 12,5 lần mức lương cơ sở), với Nghệ sĩ Ưu tú là 13,41 triệu đồng mỗi người (gấp 9 lần mức lương cơ sở).

Theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội năm 2022, Nghệ sĩ Nhân dân được hỗ trợ thêm 80.000 đồng, Nghệ sĩ Ưu tú được thêm 40.000 đồng/buổi tập, tương đương mức bồi dưỡng của diễn viên chính trong vở diễn sân khấu, opera, ballet, ca sĩ hát chính, nhạc công độc tấu.

jeudi 7 décembre 2023

Hoàng Quốc Dũng - Chạy, chạy nữa, chạy mãi...?

 

Ai cũng biết là ở Viêt Nam, mọi chuyện đều phải “chạy” mà chạy bằng tiền. Không ai chạy bằng nước bọt.

Có những nhu cầu buộc người ta phải chạy, vì không chạy là chết, như chuyện phải chạy khi vào bệnh viện. Có những chuyện không chạy thì khổ một đời, thí dụ như chạy cái tờ giấy khai sinh cho đứa con. Tức là chạy ngay từ khi chưa biết đi.

Việt Nam mà đi chạy thi thì chạy chậm nhất thế giới, nhưng “chạy việc” thì nhất quả đất. Cả nước chạy, lúc nào cũng chạy.

lundi 4 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3)

 

Những tác phẩm gò đồng mà nhà thơ-người thợ tài hoa Phạm Xuân Trường đề nghị nhà chức việc xét duyệt là tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải thứ chính trị thô thiển để rồi muốn cấm thì cấm. Mà ngay cả dưới góc độ chính trị-xã hội, sự cấm ấy cũng rất đáng lên án.

Trong bản danh sách đã được sở duyệt, rất nhiều chân dung bị cấm treo lại là những tên tuổi lẫy lừng đã làm vẻ vang cho đất nước, dân tộc, nhân dân, người Việt, văn hóa Việt. Đám quan chức Sở Văn hóa thủ đô và cả những quan thầy họ đã làm chính trị một cách rất phi chính trị.

Qua vụ “án treo” này, đã đến lúc nhà cầm quyền bỏ ngay cái thói “để lâu cứt trâu hóa bùn”, lờ đi rồi cũng xong, đâu sẽ vào đấy. Phải làm rõ ngô khoai, phạt những kẻ cố tình làm sai.

dimanche 3 décembre 2023

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

 

Biên ngắn gọn vụ việc thế này, theo chính lời kể của “đương sự” nạn nhân Phạm Xuân Trường:

Bác ấy tổ chức buổi triển lãm tác phẩm của mấy chục năm sáng tạo, những bức gò đồng thể hiện chân dung/gương mặt “người nổi tiếng và bạn bè” tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội. Bác Trường, theo đúng quy định đã gửi danh sách 185 tác phẩm cho Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội duyệt.

Sở duyệt, gạt bỏ 31 tác phẩm, tức là chân dung của 29 người (bởi có 2 tác phẩm thể hiện nhiều người), cấm, không cho treo. Gọi vụ này là “án treo” bởi vậy.

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

 

Hai hôm nay, dư luận xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, văn hóa văn nghệ, dậy sóng vụ Phạm Xuân Trường và “án treo”.

Xã hội nóng vậy nhưng tịnh không thấy một tờ báo mậu dịch quốc doanh nào hó hé nửa lời. Chắc còn chờ chỉ đạo. Làm thân phận “chim trong lồng” nó khổ thế đấy. Đó là thực chất của tự do báo chí ở xứ này.

Phạm Xuân Trường là ai? Bác ấy - nhà điêu khắc, nhà văn nhà thơ, cũng thuộc hàng danh sĩ ở đất Hải Phòng. Nhắc tới đất Phòng thời hiện đại đừng quên những Bùi Ngọc Tấn, Đào Trọng Khánh, Thi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha…, dĩ nhiên có cả Phạm Xuân Trường. Tôi chỉ vinh dự là đồng hương bác Trường chứ chưa được gặp, trò chuyện bao giờ, còn các “cụ” kia thì mình từng hầu chuyện.

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

 

Hà Nội vừa có cuộc triển lãm chân dung các văn nghệ sĩ tiêu biểu làm bằng gò đồng. Nhưng Sở Văn Hóa và Thể Thao Hà Nội đã cấm trưng bày chân dung 31 vị, trong đó có tôi.

Tôi xin nói thật, từ lâu tôi đã một mình một cõi không muốn dây dưa vào giới văn nghệ và với bất cứ ai. Cũng vì quá nể nhà thơ kiêm nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường (mà tôi chưa gặp mặt) nòi tình đồng điệu nên tôi mặc nhiên để ông sáng tạo những gì ông thích.

Tuy vậy khi ông điền tôi vô danh sách triển lãm là tôi đã thấy ái ngại. Xin lỗi, ngoài 31 nhân sự bị cấm, không ít nhân sự còn lại tôi còn không muốn bắt tay huống hồ gì treo tranh chung.

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

 

Phạm Xuân Trường - Một thi sĩ tài hoa, một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo với thể loại tranh gò đồng khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam đương đại. Ông sống và sáng tác ở Hải Phòng.

Dịp này, thi sĩ, nhà điêu khắc Phạm Xuân Trường đang bày triển lãm tranh tại Hà Nội. Điều bất ngờ đến sửng sốt là: Có hơn 180 bức chân dung gò đồng được ông trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) Hà Nội để xin cấp giấy phép triển lãm nhưng chỉ có 154 bức chân dung được cấp phép.

Còn lại, Sở VHTTDL Hà Nội, sau khi thẩm định, đã cấm treo rất nhiều bức. 

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

 

Trong bài cách đây mấy hôm, tôi nói trước rằng dư âm triển lãm chân dung gò đồng của Phạm Xuân Trường sẽ còn kéo dài.

Hôm nay (và sẽ còn nhiều ngày sau) mạng xã hội tràn ngập thông tin về cuộc triển lãm, kèm theo những lời bày tỏ đủ các sắc thái tình cảm về hành động lạ lùng, rất phản văn hóa, của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội.

Chắc chắn sự kiện này sẽ ghim vào lịch sử như một vết đen, gắn với Hà Nội, không dễ tẩy xóa.

jeudi 30 novembre 2023

Tuấn Khanh - Nguyễn Đình Toàn, người mở cửa khu vườn bí mật

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn là người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh.

Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc. Vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối phát thanh thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

mercredi 29 novembre 2023

Cù Mai Công - Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ra đi

 

Ông ra đi lúc 19 giờ15 ngày 28-11-2023 theo giờ Mỹ (sáng 29-11-2023 theo giờ Việt Nam)  tại tư gia ở California, Mỹ.

(Trích “Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó!” tập 2):

"Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn người Bắc 54 Gia Lâm, tác giả "Căn nhà xưa", "Em còn yêu anh", "Quê hương thu nhỏ"... Xưa nhà trong cư xá Tự Do, Ông Tạ. Ông còn là nhà văn, nhà thơ; lấy bút hiệu Tô Hà Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi soạn nhạc.

mercredi 22 novembre 2023

Nguyễn Thông - Tên đường (3)

Trong bài kỳ 2, tôi có nhắc lại một thực tế khách quan mà hàng triệu người biết chứ không phải chuyện bịa, không phải nghe hơi bắc nồi chõ. Là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (người ta quen gọi chính quyền Sài Gòn) trước năm 1975 đã rất công bằng, tôn trọng lịch sử khi đặt tên đường.

Ông anh trai tôi sinh thời từng bảo đâu chỉ tên đường, “nó” còn khá đàng hoàng, tử tế khi vẫn cho tồn tại, cho phép hương khói thờ tự mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, dù biết người nằm đó là ai. Rồi ở mấy tỉnh miệt Nam Bộ vẫn có nhà thờ cụ Hồ do dân tự lập năm 1969, dù có lúc binh lính thấy ngứa mắt định phá nhưng chả kiên quyết lắm nên vẫn cứ còn.

Hồi thập niên 60 - 70 đám chúng tôi còn nghe kể ông luật sư Trịnh Đình Thảo có khu biệt thự cực rộng ở trung tâm Sài Gòn, ông ngang nhiên đặt tên một con đường trong dinh cơ của mình là đường Hồ Chí Minh nhưng chính quyền cũng chỉ khó chịu chứ không làm gì.

mardi 26 septembre 2023

Từ Kế Tường - Văn nghệ Sài Gòn và quán Cái Chùa

Nằm ở góc ngã tư Lê Thánh Tôn – Đồng Khởi quận 1 (Tự Do cũ) có một quán cà phê nổi tiếng trước năm 1975 mà dân “sành điệu” nào cũng biết, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ. Đó là quán cà phê La Pagode, được gọi nôm na là quán Cái Chùa.

Quán không rộng lắm, khoảng 60 m2, đặt chừng 10 cái bàn gỗ mặt vuông. Ghế ngồi rộng, cũng bằng gỗ có thành dựa, cửa kính dày hai mặt. Khách ngồi uống cà phê có thể nhìn ra thông thống một khoảng không gian rất đẹp của khu công viên Chi Lăng nằm chếch ngã tư.

Công viên này có rất nhiều cây cổ thụ, cao to, thẳng tắp. Đường kính thân cây cỡ hai vòng tay người ôm mới hết, thân cây với lớp vỏ sần sùi, mốc trắng. Buổi sáng, buổi chiều lớp vỏ sần sùi, mốc trắng màu thời gian này, tùy theo sắc độ mà ánh lên trong mắt người nhìn bằng sự cảm nhận tổng hòa cả thời gian, không gian không chỉ là một thứ màu sắc mà còn là sự hồi tưởng, chất chứa kỷ niệm.

mardi 29 août 2023

Tạ Duy Anh - Bia mạng

 

Chuyện các nhà văn, nhà thơ biến bút thành lưỡi lê xọc vào tim đồng nghiệp, sẽ còn được nhắc tới. Thậm chí là được nhắc tới mãi mãi.

100 năm Văn Cao, rồi sẽ đến 100 năm Trần Dần, 100 năm Nguyễn Hữu Đang. Rồi tiếp đến là 100 năm Lê Đạt, Phùng Quán...

Cứ mỗi dịp kỷ niệm ấy, những tên tuổi đi kèm, sẽ lại được nhắc tới, như chúng ta đang thấy.

mardi 22 août 2023

Phong Quang - Văn Cao, 20 năm vào cõi thiên thai

 

Một ngày cuối tháng Bảy năm 1993, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rủ tôi sang văn phòng tòa soạn báo Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh nằm trên đường Đồng Khởi, tham dự khai mạc triển lãm tranh của một số họa sĩ tên tuổi.

Tôi xách theo máy ảnh Nikon F2 chụp phim với ống kính 105mm/f2.5 Ais, mà sau nhiều năm lăn lộn với ảnh tôi mới mua nổi nó.

Tại đây lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi diện kiến Văn Cao, một người mà tôi đã bị mê hoặc bởi “Thiên thai”, “Buồn tàn thu” từ khi còn bé qua tiếng hát Thái Thanh.