Affichage des articles dont le libellé est Đói. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đói. Afficher tous les articles

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

mardi 6 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (5)

 

Như đã nói trong bài trước, suốt thời gian dài mấy chục năm ở miền Bắc, bảng xếp hạng “ngũ cốc” (năm thứ được coi là lương thực chính chứ không hẳn chỉ là hạt) gồm có lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ (đậu).

Có những đận, hai loại củ là khoai và sắn còn đánh bạt cả gạo trong bữa cơm gia đình. Bao nhiêu thóc gạo làm ra, chính quyền dồn hết cho chiến trường để nuôi lính, "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".

Trên đài Tiếng nói Việt Nam ngày nào cũng ra rả "Hạt thóc là hạt thóc vàng, nuôi chiến sĩ, thóc lên đường. Thóc thêm nhiều, thêm chiến thắng. Đồng thâm canh, lúa ngô nhiều là ta thắng to. A, chuyển thóc về kho, xóm làng làm xong nghĩa vụ, thêm thắm tình tiền tuyến hậu phương. Thóc ra đi, ta thỏa tình hậu phương. Thóc lên xe, ta mở đường hành quân" (Đỗ Nhuận).

mardi 16 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Cứu đói ?

 

Theo Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội:

“Các tỉnh Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Định, Bình Phước, Cao Bằng, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Kon Tum, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Sóc Trăng... đề nghị hỗ trợ trên 14.100 tấn gạo cứu đói cho hơn 181.000 hộ với khoảng 935.000 nhân khẩu.”

Thật chua xót khi trong danh sách xin cứu đói này có các tỉnh nổi tiếng tiềm năng kinh tế như Đắc Lắc, Bình Định, Bạc Liêu, Cà Mau, Nghệ An.

samedi 14 octobre 2023

Mạc Văn Trang - Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ thế nào ?

 

Bà xã Kim Chi nhà tôi sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, xung phong đi vào Nam năm 1964, ở chiến trường 10 năm. Năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn.

Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?

Tôi bảo, nghe chuyện đi bộ 4 tháng vượt Trường Sơn và những trận càn với trực thăng trên đầu, xe lội nước và lính bộ vây ráp thì khủng khiếp quá. Miền Bắc lại có những nỗi khổ khác, có khi khổ âm ỉ, dai dẳng cũng kinh lắm.

1. Khổ vì đói

mardi 23 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (6)

 

Hồi ấy, một ký gạo được quy thành 3 ký đại mạch (bo bo), nhập từ Liên Xô. Người và lợn tranh nhau thứ đặc sản này.

Nó nhỏ hơn hạt đỗ đen, màu nâu nhạt, lõm giữa, cứng như đá. Đã không có điện đun nấu, thiếu cả than củi (đến nỗi thầy Võ Thanh Long dạy lý trong chuyến đi chơi thăm công trình thủy điện Trị An chả thiết ngắm nghía gì, cứ nhăm nhăm tìm mua củi, đem về chất đầy hành lang ký túc xá, còn nhà chú Thăng chỉ chẻ củi mà nát cả nền gạch phòng xép trên lầu 4).

Vậy mà thứ của khỉ này đổ vào nồi nhôm đặt lên bếp than tổ ong hầm đến lụi bếp mới chịu nở mềm. Nhai nó nhạt nhẽo, như trâu trệu trạo nhai rơm trong chuồng.

dimanche 21 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (5)

 

Tốt nghiệp đại học tháng 12.1976, tháng 4.1977 tôi khăn gói quả mướp xuống tàu biển Thống Nhất ở bến Chùa Vẽ, Hải Phòng vào Nam, hành nghề dạy học.

Mấy tháng chờ việc ở quê nhà, thày bu tôi thương thằng con gần 4 năm đói dài đói rạc nên bồi dưỡng chút thức ăn có chất đạm bù lại. Tôi 4 tháng được ăn cơm trắng, rau cỏ vườn nhà, cá mú vùng quê lúc ấy cũng khá rẻ, nên trông đã ra cái hồn người, đã có tí da tí thịt. Khi biết tôi phải vào Nam, thày tôi động viên, bảo miền Nam lúa gạo tôm cá nhiều, vào trong ấy chắc đỡ hơn ngoài bắc mình, con ạ.

Cầm tờ "công vụ lệnh" (quyết định phân công công tác), tôi ra trụ sở ngân hàng nhà nước gần bến Bính đổi tiền được 90 đồng tiền miền Nam, ra tiếp bến Chùa Vẽ xếp hàng mua được cái vé tàu khách Thống Nhất hạng 90 đồng (có 3 hạng: 60, 90, 120, loại 60 bao giờ cũng hết trước). Nhờ trình công vụ lệnh nên được ưu tiên, chứ có nhiều người xếp hàng mấy ngày vẫn không mua nổi, nhỡ chuyến thì phải chờ hơn chục ngày sau mới xếp hàng tiếp.

samedi 20 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (4)

Khoai lang ăn nhiều bị nóng cổ, nhãi ruột, mà không ăn thì đói. Những nhà nghèo còn ăn luôn cả củ khoai bé tí (vốn để nuôi lợn), quê tôi gọi là khoai rãi, chả cần gọt vỏ, bỏ vào rổ tre chà xát cho vỏ mỏng ra rồi ghế chung với gạo.

Ăn khoai rãi cũng có nguyên do, bởi củ khoai lang to đem bán mua gạo, cả chục ký khoai mới được ký gạo. Củ nhơ nhỡ thì rửa sạch thái phơi khô bỏ vào chum chờ ngày giáp hạt. Nông thôn miền Bắc những năm trước và sau 1975 nhà nào cũng phải thủ sẵn chum khoai khô.

Tôi nhớ năm 1972, cơn bão số 7 vật vã quăng quật suốt một ngày, rồi tiếp đến mưa tầm tã thêm ngày nữa, nhà tôi phen ấy mà không có chum khoai khô có lẽ đổ đói cả nhà. Hết gạo không còn hột nào, chả thể chợ búa gì, bu tôi lấy khoai lang khô bung với đỗ đen, ăn cầm cự qua được cơn bão.

vendredi 19 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (3)

 

Nhiều khi cơm độn cũng chả đủ cho nhà đông miệng ăn, nhiều gia đình phải dùng đến cách độn gián tiếp là ăn thật nhiều rau củ. Độn vào bữa ăn chứ không phải chỉ riêng nồi cơm.

Nhà tôi sau khi đã vào hợp tác xã cũng thiếu gạo như những nhà xã viên khác, cơm chỉ hai lưng bát mỗi người nên rau thành món độn. Có những bữa, rửa rau muống cả rổ sề, chỉ luộc chấm mắm cáy thôi, thế mà cũng ăn hết.

Mùa nào thức ấy, canh rau cải, rau tập tàng (tập tàng là tên chỉ nhóm rau gồm những loại rau dại như rau sam, rau dền, rau muối… nấu chung với nhau), mướp, rau ngót, ngọn khoai lang, ngọn bí, đọt bầu, mùng tơi… chiếm lĩnh mâm cơm, cứ xanh ngăn ngắt. May mà ăn rau nhiều không chán, lại sẵn nữa, không thì chết đói. Thày tôi động viên “cơm không rau, ốm đau không thuốc”.

jeudi 18 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (2)

 

Đầu thập niên 60, sau một thời gian ngắn thí điểm làm ăn theo hình thức tổ đổi công (cứ 5 - 10 nhà ghép lại với nhau, ruộng đất vẫn riêng nhưng trâu bò nông cụ thì chung, lao động vần công), nông dân miền Bắc bị đảng và nhà nước ép vào hợp tác.

Hợp tác tước đoạt hết ruộng đất và công cụ sản xuất, làm việc tính điểm, 10 điểm được gọi là 1 công. Cuối vụ chiêm hoặc mùa, mỗi nhân khẩu một vụ được chia vài chục cân thóc, quy thành gạo chỉ vài ký/tháng, thế là bắt đầu cuộc trường kỳ ăn độn.

Trước đó, còn riêng lẻ, nồi cơm vừa mới hôm nào bắc lên mở vung ra cơm trắng thơm phưng phức. Đến nỗi mấy bà người thôn Du Lễ, Tú Đôi xã Kiến Quốc bên cạnh đi chợ huyện ngang qua, thường vào nhà tôi xin nước mưa uống cho đỡ khát giữa độ đường, các bà hỏi “Ông ơi, nhà ta nấu gạo gì mà thơm thế?”.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn độn (1)

 

Cách đây mấy hôm, trên phây cô nhà văn Phan Thúy Hà (tác giả những cuốn sách lừng danh như Gia đình, Đừng kể tên tôi, Tôi là con gái của cha tôi, Qua khỏi dốc là nhà...) kể chuyện một anh bộ đội sau khi đánh nhau ở miền Nam, hết chiến tranh trở về quê nhà Nghệ Tĩnh, anh không ngờ người quê mình đang tiến lên chủ nghĩa xã hội mà đói đến thế. Có chi tiết buồn thảm kinh lắm, tôi không tiện biên ra đây.

Chợt nghĩ, mình chính là chứng nhân lịch sử của thời đen tối đói kém ấy, sao không ghi lại để góp vào cái bảo tàng đói kém mà thể chế này đã tạo nên, dù họ cố tình lờ đi.

Mới chỉ vài chục năm thôi nhưng chuyện này đã xưa như cổ tích. Bọn trẻ bây giờ, ngay cả những đứa sống ở vùng nông thôn nghèo cũng chả biết "ăn độn" là gì. Chúng không hình dung ăn mà lại độn, đâm ra thắc mắc độn thế nào, độn cái gì, sao lại phải độn…

jeudi 3 février 2022

Cuba dùng thực phẩm giá Nhà nước để nhử người dân đói khổ, né biểu tình


Đăng ngày:

 

Alberto, một nhạc công đại vĩ cầm (contrebasse) thất nghiệp do đại dịch than thở, người dân bây giờ phải xếp hàng, xô xát nhau vì một mẩu thịt gà « mậu dịch », giá cả thị trường tăng đến chóng mặt. Sổ mua hàng phân phối không đủ cho nhu cầu, nhưng ít ai còn sức để chống đối, sau các cuộc biểu tình quy mô ngày 11/07/2021 (được mệnh danh là sự kiện « 11 J »), cuộc tuần hành công dân hụt ngày 15/11/2021 (« 15 N ») và nạn trấn áp sau đó.

Mua báo Đảng thay cho giấy vệ sinh !

mercredi 3 novembre 2021

Trung Quốc kêu gọi người dân tích trữ lương thực


Đăng ngày:

AFP dẫn một thông cáo trên trang web của bộ Thương mại tối qua, yêu cầu « các hộ gia đình tích trữ một số lượng hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày, để dùng trong trường hợp khẩn cấp ». Thông cáo không nêu lý do, cũng không nói Trung Quốc có bị khan hiếm thực phẩm hay không. Bộ Thương mại cũng kêu gọi chính quyền các địa phương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và hoạt động cung ứng, giám sát việc dự trữ thịt, rau quả, đồng thời ổn định giá cả.

Trung Quốc là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới, dễ bị ảnh hưởng trước những xung đột. Hiện nay Bắc Kinh đang căng thẳng với các nước xuất khẩu lương thực lớn như Hoa Kỳ, Canada, Úc. Chỉ thị của bộ Thương mại khiến cư dân mạng cho rằng có liên quan đến căng thẳng với Đài Loan, nhưng tờ báo Nhà nước Economic Daily phê phán họ « tưởng tượng quá nhiều ».

mercredi 20 octobre 2021

Ngô Nguyệt Hữu - Không lẽ…

 

Bao nhiêu quan nhân ở Sài Gòn cũng như ở triều ca, lại có thể dửng dưng trước một phát biểu độc ác vô cảm của ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hay sao?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn bịt mắt bịt tai trước nỗi đau của nhân dân Sài Gòn?

- Không lẽ các quan nhân không thấy, ông Tấn đứng ngoài cuộc chiến chống dịch. Bởi nếu trong hàng ngũ chống dịch, ông ấy đã không phát ngôn lạnh lùng đến độ đó.

Bùi Kiều Trang - Ông Lê Minh Tấn và Sở LĐTB&XH TPHCM!

 

Nếu ông Lê Minh Tấn không thấy ai đói, tôi sẽ chỉ cho ông hơn một Phường có dân bị đói. Cán bộ Phường ấy phải nhờ anh em chúng tôi xin gạo, xin rau, xin lương thực, thuốc men trong đợt dịch vừa qua.

Nếu ông Tấn không thấy ai khổ, tôi có thể chỉ cho ông một vài khu phố có những gia đình mẹ nhịn để con ăn, bà ăn cơm trắng dành vỉ trứng không vơi cho cháu ăn được mấy ngày.

Nếu ông Tấn nghĩ rằng ba đợt hỗ trợ của thành phố, chỗ ông quản lý đã đến tay người dân cả ba. Tôi có thể chỉ cho ông hơn mấy trăm hộ dân chỉ nhận được một lần duy nhất, ở đợt 3 này. Số tiền là 1 triệu đồng.

Lê Huyền Ái Mỹ - Ông Tấn nên xin lỗi!

 

Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “Tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao Động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.

Khổ, không những một mà hai lần, giám đốc sở Lao động-Thương binh-Xã hội khẳng định “đến giờ này/ đảm bảo bà con thành phố/chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ…”.

Tôi có mấy suy nghĩ sau:

Đỗ Duy Ngọc - Ông này ở đâu rớt xuống vậy trời ?

 

Chiều ngày 18.10, kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3 bước vào phiên thảo luận tổ.

Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, phát biểu rằng, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch...

Ô hô! Ông nội này ở đâu rơi xuống vậy?

mardi 5 octobre 2021

Cù Mai Công - "Nhân quả (đã) nhãn tiền" về niềm tin & kinh tế xã hội

 

Tới giờ, làn sóng bà con nhập cư rời Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai… di tản ồ ạt về quê vẫn chưa dừng. Dù lãnh đạo các tỉnh thành, đô thị kêu gào ở lại để phục hồi kinh tế, hứa hẹn chích ngừa, tăng hỗ trợ, thưởng này thưởng nọ gì đó.

Liệu có muộn không khi mấy tháng qua, nói thật lòng là niềm tin của bà con đã tả tơi, phai nhạt với những hứa hẹn? Ngay gói hỗ trợ lần ba của Thành phố Hồ Chí Minh  yêu cầu phát xong trước 5-10, giờ có nơi hẹn tới 15-10.

Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất… thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực. Ngay ở Sài Gòn, sau mấy ngày đầu mở cửa háo hức, mua bán có nhộn nhịp hơn, nhưng giờ đã có biểu hiện ế ẩm; có nơi người bán đông hơn người mua. Dễ hiểu thôi, mấy tháng giãn cách, tiền bạc mỗi nhà đều hao hụt nặng. Nhiều nhà thật sự rơi vào báo động thiếu đói.

vendredi 1 octobre 2021

Hữu Phú - Ơn Đảng, ơn Chính phủ !

 

Cuối cùng, thì hai vợ chồng tôi cũng được chích vaccin mũi 1 miễn phí để phòng chống vi rút Vũ Hán, ngay trước ngày Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tiến trình “bình thường mới”.

Trước đó, vào thời điểm giữa cuối tháng Chín, gia đình tôi cũng được Nhà nước quan tâm cứu trợ. Bắt đầu bằng việc mấy chú bộ đội kéo xe qua, thả 2 bắp cải cỡ nhỏ và 1 bó sả khô trước cửa nhà.

Rồi mấy ngày sau chị tổ trưởng dân phố kêu lên phường nhận một bịch đồ cứu trợ gồm 10 gói mì Gấu Đỏ, 1 chai nước mắm, 1 chai dầu ăn, 8 hộp sữa tươi loại rẻ nhất, 1 bịch nui, 1 bịch mì khô, 5 ký gạo loại rẻ… Như vậy, cũng xem như gia đình tôi đã được Nhà nước quan tâm giúp đỡ.

jeudi 23 septembre 2021

Đoàn Bảo Châu – Xét nghiệm liên miên, phải chăng vì lợi ích nhóm ?

 

Tôi là người dân, tôi có quyền đặt mấy câu hỏi sau:

1. Tại sao truyền thông nhà nước nói đã hỗ trợ người dân đến đợt 3 rồi mà giờ vẫn có những gia đình công nhân khó khăn, sau mấy tháng không được hỗ trợ?

2. Tại sao khi dân đang đói, đói một cách thực sự chứ không phải là một cách nói hình tượng cho hay, bởi có nhiều cảnh người đi tìm đồ ăn trong thùng rác nhưng chính quyền lại làm một việc rất vô nghĩa, lãng phí là xét nghiệm diện rộng?

Phải chăng việc này liên quan tới lợi ích nhóm, đã nhập bộ kit xét nghiệm thì cố mà làm cho hết?

lundi 20 septembre 2021

Cù Mai Công - Vầng trăng nào cho Sài Gòn mùa Trung thu Covid ?

 

Đường Tân Hòa Đông chạy qua hai quận 6 và Bình Tân. Ở hai bên ngã tư Tân Hòa Đông – An Dương Vương – Phan Anh (ranh giới hai quận) có hai rào chắn hai bên, hàn cứng. Mỗi rào lại có hai lớp, cách nhau ba, bốn mét.

Đó không phải là điểm rào chắn hiếm hoi có hàn khu vực này. Có lẽ bà con ở đây đa số dân lao động, rào sơ sơ như khu trung tâm là bà con “thông chốt láng”. Chắc nhân sự không đủ ngồi đó canh, hàn lại cho “chắc ăn”.

Tuần rồi, có bệnh nhân ở một con hẻm trên Tỉnh lộ 10 phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân đi cấp cứu bệnh. Xe cấp cứu tới. Bà con trong hẻm phải lấy búa phá chỗ hàn.