Đọc
cái này tự nhiên mình bật cười nhớ tới anh Baghdad Bob, tức Bộ trưởng Thông tin
của chính quyền Saddam Husein, Muhammad Saeed al-Sahhaf.
Baghdad
Bob là một trường hợp hết sức thú vị và là chủ đề của nhiều nghiên cứu,
Ảnh
nổi tiếng vì cho đến những ngày cuối cùng khi quân Iraq tan hàng, vẫn tự tin
tuyên bố với cả thế giới rằng quân Mỹ chết la liệt, quân ta tất thắng.
Trong mấy ngày qua các nhóm phiến quân do
Iran giựt dây đã đồng loạt tấn công các căn cứ của Mỹ ở Iraq và Syria bằng hỏa
tiễn và máy bay không người lái, gây thương tích cho 21 binh sĩ Mỹ trong đó có
vài người bị chấn thương não.
Để trả đũa, hôm qua máy bay F-16 của Hoa
Kỳ đã oanh kích một số căn cứ hậu cần như kho đạn của phiến quân thân Iran ở
Syria. Chính quyền Joe Biden mới gởi thêm mấy ngàn quân qua Trung Đông. Lò lửa
Trung Đông đang nóng lên.
Iran sẽ không co vòi nhượng bộ mà sẽ xúi
quân Hezbollah ở Lebanon quánh Do Thái, và các nhóm phiến quân Trung Đông sẽ đồng
loạt quấy nhiễu quánh Mỹ. Với hai mục tiêu chính là: Iran muốn làm lãnh chúa
vùng, trục xuất quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq và Syria. Ngoài ra Iran muốn nhân
cơ hội gây chiến với Mỹ, để trấn áp sự chống đối trong nước.
Áp lực quân sự của Nga, Iran, China, và
khủng bố IS ở Bắc Syria tiếp tục đè nặng lên vùng trách nhiệm của 900 binh sĩ
Hoa Kỳ - mà đa số là Biệt Kích của liên binh chủng, cùng mấy trăm nhân viên dân
sự chuyên viên kỹ thuật và tình báo.
Hôm qua trong một phi vụ chở Biệt Kích, một
trực thăng MH-47 Chinook bị trục trặc kỹ thuật rớt khi đáp khẩn cấp “crash
landing” ở Bắc Syria làm 22 Biệt Kích Delta Mỹ bị thương. Có 10 người bị thương
nặng được di tản ngay về quân y viện của Hoa Kỳ ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Rất
may không có ai tử thương.
Biệt Kích Delta Force là viết tắt của Biệt
Đội Tác Chiến Lực Lượng Đặc Biệt Số 1 – Delta (1st SFOD-D) - The 1st Special
Forces Operational Detachment–Delta. Đây là đơn bị Biệt Kích ưu tú và bí mật nhứt
của Quân Lực Hoa Kỳ. Họ nhận lịnh trực tiếp từ Tổng Thống và Bộ Trưởng Quốc
Phòng Hoa Kỳ.
Ông Biden phát biểu như trên trong dịp tiếp đón thủ tướng Irak
Moustafa al-Kazimi tại Nhà Trắng hôm qua, nhưng không nói cụ thể về lực
lượng được triển khai tại Irak. Tổng thống Mỹ giải thích, vai trò của
các quân nhân Mỹ tại đây là « huấn luyện » và « trợ giúp » quân đội Irak chống lại tổ chức thánh chiến Daech (IS).
Về phía thủ tướng Irak nói rằng quan hệ giữa hai nước « chưa bao giờ vững chắc như thế ».
Ông Al-Kazimi đến Washington tìm kiếm một dấu hiệu hỗ trợ về chính trị
nhằm củng cố vị trí khá bấp bênh, ba tháng trước cuộc bầu cử Quốc hội.
Phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết lính Mỹ đã bắn trả để tự vệ. Theo
các nguồn tin của Reuters ở Deir al Zour, miền đông Syria, dân quân
thân Iran đã bắn pháo vào xung quanh mỏ dầu Al Omar, do Lực lượng Dân
chủ Syria (FDS) - được Washington hỗ trợ - quản lý.
Vụ tấn công
này cho thấy nguy cơ leo thang tại khu vực, và Hoa Kỳ khó kiểm soát nổi
phe dân quân thân Teheran, được cho là thường xuyên dùng drone để tấn
công các cơ sở và nhân sự Mỹ ở Irak. Trước đó, ngoại trưởng Antony
Blinken và Nhà Trắng nói rằng vụ không kích hôm Chủ nhật tại biên giới
Irak và Syria là nhằm răn đe, giảm nguy cơ xảy ra xung đột.
Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát
của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận
tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh
báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc
AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy
trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi
các bên tiếp tục thương lượng.
Theo thỏa thuận song phương mang
tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất
kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể
kiểm tra không báo trước.
Từ Bagdad, thông tín viên Lucile Wassermann cho biết thêm chi tiết :
«
Đó là một bước tiến mới trong việc sưởi ấm quan hệ giữa Irak và Ả Rập
Xê Út. Cho đến nay, cửa khẩu Arar - giáp với Jordani về phía tây và Ả
Rập Xê Út về phía nam - chỉ mở cho tín đồ Irak sang hành hương. Khi loan
báo mở cửa cho thương mại, các nhà lãnh đạo muốn viết một chương mới
trong quan hệ đôi bên.
Chuẩn Tướng William Seely, người được cho là “gởi nhầm” lá thư
thông báo Mỹ rút quân khỏi Iraq. (Hình: alternet.org)
(Người Việt 07/01/2020)Chuẩn Tướng Thủy Quân Lục Chiến William
Seely III, chỉ huy lực lượng đặc biệt Mỹ-Iraq chống lại ISIS ở Iraq, là một người
gốc Việt.
Hôm Thứ Hai, 6 Tháng Giêng, 2020, Bộ Quốc
Phòng Mỹ thông báo “có một lá thư gởi nhầm ra ngoài, trong đó nói rằng quân
đội Mỹ sẽ rút khỏi Iraq,” sau khi Quốc Hội Iraq hôm Chủ Nhật thông qua nghị
quyết đòi chấm dứt sự hiện diện của khoảng 5,200 binh sĩ Mỹ tại đây.
Chuyện này xảy ra sau vụ máy bay không
người lái của Hoa Kỳ hạ sát Thiếu Tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng
Quds của Vệ Binh Cách Mạng Iran, bên ngoài phi trường quốc tế Baghdad.
Iran bắn hỏa tiễn đến căn cứ không quân Ain Al-Asad, tại Irak, ngày 08/01/2020.
Đăng ngày:
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer hôm nay
08/01/2020 lên án « một cách mạnh mẽ nhất vụ tấn công » của
Iran vào các căn cứ Mỹ ở Irak. Anh quốc vốn có 400 quân nhân và 1.000 thường
dân tại Irak,tố cáo hành động
« thiếu thận trọng và nguy hiểm » của Teheran. Người đứng đầu
ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell coi đây là « ví dụ mới
về sự leo thang » của Iran.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian lên án vụ tấn công của Iran,
kêu gọi kềm chế, cho biết đang làm việc với tất cả các bên liên quan. Paris khẳng
định không có ý định rút 160 quân nhân Pháp đang đóng tại Irak về nước, và nhấn
mạnh ưu tiên phải dành cho việc chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech).
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh cáo sẽ « đáp trả
một cách dữ dội nhất » tất cả các vụ tấn công vào lãnh thổ nước mình.
Trong khi đó Trung Quốc kêu gọi « kềm chế ».
Ảnh minh họa: Một quán cà phê ở Bagdad, ngày 11/05/2018.
Đăng ngày:
« Nếu Hoa Kỳ trừng phạt Irak, đồng dinar sẽ mất giá và chúng tôi sẽ quay lại với quá khứ, thời kỳ bị cấm vận ». Hicham Abbas, một người dân trên một con đường buôn bán tấp nập ở trung tâm Bagdad lo lắng nói với AFP.
Hôm
Chủ nhật 5/1, Quốc hội Irak đòi trục xuất càng sớm càng tốt lực lượng
Mỹ trú đóng, để trả đũa vụ ám sát trên lãnh thổ nước mình tướng Iran
Qassem Soleimani, và Abou Mehdi Al Mouhandis - người phụ trách tất cả
các mạng lưới chính của Iran tại Irak.
(Le Monde 06/01/2020)Ba ngày sau vụ Hoa Kỳ tiêu diệt
kiến trúc sư của chính sách khu vực Iran, tướng Ghassem Soleimani hôm thứ Sáu 3
tháng Giêng ở Bagdad, căng thẳng dồn dập ở Trung Đông ở nhiều cấp độ.
Sau cái chết của tướng Iran Ghassem Soleimani, sự lên gân
giữa Teheran và Washington, và rộng hơn nữa là giữa Bagdad với Beyrouth, đã tạo
ra một tác động tai hại : củng cố phe cứng rắn ở toàn bộ các bên.
Tại Iran, tầm vóc các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật trong lễ
tang tướng Soleimani chứng tỏ chế độ được tăng thêm sức mạnh, cho dù mới đây đã
phải đàn áp dã man một làn sóng phản kháng chưa từng có. Như người ta chờ đợi,
tối Chủ nhật 5/1 chính quyền Iran đã vượt qua giới hạn làm giàu uranium được áp đặt trong thỏa thuận nguyên tử
đa phương năm 2015, mà
tổng thống Donald Trump đã rút lui vào năm 2018.
Tướng Qassem Soleimani là nhân vật quyền lực số 2 Iran, trong thời
gian dài ông Soleimani chủ yếu hoạt động bí mật. (Hình: Office of the Iranian
Supreme Leader via AP, File)
(Người Việt 03/01/2020)Đầu năm 2008, tình báo Mỹ và Israel hợp
tác theo dõi Mugniyah, lãnh tụ nhóm Hezbollah ở Lebanon, nhóm này vẫn tấn công
Israel từ hàng chục năm. Cuối cùng họ đã thấy mục tiêu chính xác, Mugniyah đang
đứng với một người không biết tên. Tình báo Israel tìm ra ngay, nhân vật đó là
Tướng Qassem Soleimani người Iran, cố vấn của nhóm Hezbollah đã bày mưu cho
nhóm này tập kích quân Israel liên tục cho tới khi họ phải rút khỏi Lebanon.
Israel thấy cơ hội may mắn, sẵn sàng hạ
sát một lúc cả hai kẻ tử thù. Nhưng Thủ Tướng Ehud Olmert ngăn lại. Vì chính phủ
Mỹ chỉ muốn thủ tiêu Mugniyah mà thôi.
Cũng trong năm 2008, Tướng David
Petraeus, chỉ huy quân Mỹ ở Iraq nhận được một bức thư viết: “Tướng
Petraeus, ông nên biết tôi, Qassem Soleimani, là người điều hành chính sách của
Iran tại Iraq, Lebanon, Dải Gaza và Afghanistan.” Lúc đó Yemen chưa trở
thành bãi chiến trường giữa Iran và Ả Rập Saudi.
Vậy là Mỹ phải đổ quân vô trở lại Trung
Đông. Báo chí đăng tải Sư đoàn 82 nhảy dù Mỹ vừa được tăng cường 3.000 đến
3.500 quân để củng cố thêm số quân hiện thời (khoảng 5.000 quân). Tuần trước Mỹ
đã đổ thêm 700 quân ở Koweit, sau khi Tòa đại sứ Mỹ ở Bagdad bị "dân biểu
tình tấn công".
Lời kêu gọi "báo thù" của lãnh
đạo tối cao Ali Khamenei, "máu đòi nợ máu", sau khi Trump hạ lệnh
không kích giết chết tướng Soleimani là điều phải "cảnh giác". Dân Mỹ
ở Irak được lệnh rút đi. Quân Mỹ có thể "sa lầy" thêm lần nữa ở
"chiến trường" Trung Đông.
Kỳ này Mỹ có thể cùng Do Thái đánh Iran.
Nhưng câu hỏi (báo chí đã đặt ra) Trump giết tướng Soleimani có "phù hợp với
luật pháp quốc tế" hay không ? Mỹ cho rằng Iran là "quốc gia khủng bố"
trong khi đại diện Iran tại Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng tố cáo Mỹ với những lý
lẽ tương tự.
Người biểu tình đập phá sứ quán Mỹ tại Bagdad, ngày 31/12/2019, sau vụ Hoa Kỳ oanh kích một cơ sở của Hezbollah ở Irak.
Đăng ngày:
Tổng thống Donald Trump ngay lập tức tố cáo Teheran đứng sau vụ này.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
Iran
sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sinh mạng đã bị cướp đi hay
những thiệt hại tại các cơ sở của chúng tôi. Họ sẽ trả một cái giá đắt.
Đây không phải là lời nhắc nhở, mà là đe dọa ». Tổng thống Donald Trump
cảnh cáo như trên sau ngày diễn ra các vụ đụng độ xung quanh tòa đại sứ
Mỹ ở Bagdad.
Người biểu tình đốt vỏ xe để phong tỏa giao thông trong cuộc xuống đường chống chính quyền tại Najaf, Irak ngày 26/11/2019.
Sau khi thủ tướng Adel Abdel Mahdi loan báo ý định
từ chức, hôm nay 30/11/2019 người dân Irak tiếp tục biểu tình tại
Bagdak và ở miền nam, khẳng định sẽ tiếp tục phong tỏa các ngả đường cho
đến khi « tất cả những kẻ tham nhũng » ra đi.
Thủ
tướng Mahdi, một chính khách không đảng phái, hôm qua đã nhượng bộ sau
hai tháng biểu tình đã làm cho trên 420 người chết và 15.000 người bị
thương. Từ Bagdad, thông tín viên Lucien Wassemann tường trình :
«
Đó là chiến thắng đầu tiên của người biểu tình, nhưng chiến thắng này
vẫn chưa hoàn chỉnh. Thủ tướng Irak chưa chính thức từ chức, chỉ mới đề
nghị với Quốc hội, vài tiếng đồng hồ sau lời kêu gọi của giáo chủ Ali
Sistani. Hiện giờ loan báo này chỉ chứng tỏ một điều, đó là ảnh hưởng
của giới lãnh đạo Hồi giáo Shia lên chính trường Irak.
Đoàn xe cứu thương của các tổ chức phi chính phủ giúp lực lượng
và thường dân Kurdistan rút ra khỏi Ras al-Ain, bắc Syria ngày
20/10/2019.
Tại miền bắc Syria, sau hai ngày căng thẳng, hôm
qua 20/10/2019 một đoàn xe chở người bị thương và các chiến binh
Kurdistan đã rời khỏi Ras Al Ain, thủ phủ Hassaké (đông bắc Syria). Đây
là lần đầu tiên lực lượng Kurdistan rút lui toàn bộ khỏi thành phố của
Syria giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ, đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm.
Việc
quân Kurdistan triệt thoái khỏi khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ là
điều kiện đặt ra trong thỏa thuận ngưng bắn được Washington thương lượng
với Ankara. Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer cho biết tình hình cụ thể :
Một
đoàn xe trên 80 chiếc chở những người bị thương, các chiến binh
Kurdistan và các thi hài, đã có thể rời Ras Al Ain trước mắt những người
lính Syria bổ sung cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang chuẩn bị nắm lấy
quyền kiểm soát thành phố. Đến tối, lực lượng Dân Chủ Syria loan báo đã
triệt thoái toàn bộ khỏi địa điểm được người Kurdistan gọi là
Serekaniye.
Chiếm nguyên một trang báo, một áp-phích tranh cử kêu gọi : « Hãy bầu cho Anouar Al Ouaili, vì người anh em họ của ông ấy sở hữu một cửa hàng bán vỏ xe ở Úc ». Tại Irak, càng gần đến ngày bầu cử 09/05/2018, các ứng cử viên càng tung ra những khẩu hiệu và lý lẽ kỳ quặc.
Áp-phích
tranh cử của khoảng 7.000 ứng cử viên đang dòm ngó 329 chiếc ghế Quốc
Hội phủ đầy những đường phố, những địa điểm công cộng ở Irak. Một số
người công khai nghề nghiệp của mình, chẳng hạn Ahmad Al Assadi cho biết
là « phát ngôn viên chính thức ». Nhưng phát ngôn viên của tổ chức nào ? Áp-phích chẳng tiết lộ gì thêm.
Một chiến binh thuộc lực lượng peshmerga của người Kurdistan đang
kiểm tra vũ khí ở một khu vực phía bắc thành phố Kirkouk (Irak), ngày
19/10/2017.
Quân chính phủ Irak hôm qua 20/10/2017 loan báo đã
chiếm được những khu vực cuối cùng do dân quân Kurdistan kiểm soát tại
tỉnh Kirkouk, sau những trận đánh dữ dội. Hoa Kỳ kêu gọi hai bên hòa
dịu.
Gần một
tháng sau cuộc trưng cầu dân ý về độc lập, chính quyền trung ương tiếp
tục tái chiếm những vùng mà dân quân Kurdistan đã lấn dần từ năm 2003,
nhưng phía Kurdistan phản công bằng vũ khí hạng nặng.
Lực lượng quân đội Irak tại Kirkouk, ngày 25/09/2017 trong lúc người Kurdistan bỏ phiếu về quy chế độc lập.
Cuộc trưng cầu dân ý lịch sử về độc lập cho
Kurdistan bị cộng đồng quốc tế phản đối vì lo sợ bất ổn trong khu vực,
nhất là chính quyền Bagdad. Quốc hội Irak đã thông qua nghị quyết yêu
cầu gởi quân đến các khu vực tranh chấp, như Kirkouk, một tỉnh có nhiều
dầu lửa. Tình hình vẫn căng thẳng trong khi chờ đợi kết quả sẽ được công
bố tối nay 26/09/2017.
Từ thành phố Kirkouk, các đặc phái viên Murielle Paradon và Richard Riffonneau của RFI gởi về bài phóng sự :