Affichage des articles dont le libellé est Háo danh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Háo danh. Afficher tous les articles

lundi 9 décembre 2024

Nguyễn Anh Huy - Tiên sư miếu

 

Sở dĩ có chuyện nhiều người trong xã hội Việt Nam đương đại, bị phát hiện sử dụng bằng cấp giả, theo tui, xuất phát từ hai lý do.

Thứ nhứt, các cơ quan công quyền quá đề cao người có bằng cấp, hơn người có khả năng nhưng không bằng cấp.

Thứ nhì, tinh thần hiếu học và coi trọng người có học của người Việt từ xưa đến nay.

samedi 7 décembre 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Bọn háo danh ngu dốt và những ngôi sao âm thầm tỏa sáng


Từ bữa rộ vụ nghệ sĩ và bằng tiến sĩ, tôi nghe và đọc nhiều lời thị phi kiểu “nghệ sĩ mà, học hành gì nổi mà cũng đua đòi bằng tiến sĩ”.

Ban đầu tôi im lặng vì nghĩ những người nói như vậy là do chưa hiểu sâu thôi. Nhưng tôi nghĩ lại, cũng cần nói một chút về những người nghệ sĩ học hành nghiêm túc, dành khoảng 7- 10 năm sau khi tốt nghiệp đại học để thi vô Cao học, lấy bằng Thạc sĩ, rồi tiếp tục học hành, nghiên cứu bảo vệ Tiến sĩ.

Chỉ nói riêng ở Khoa Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM, đã có hai nghệ sĩ mà tôi biết và có theo dõi quá trình học hành của họ cách đây khoảng 10 năm. Đó là diễn viên Võ Sông Hương và nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng.

vendredi 6 décembre 2024

Nguyễn Anh Huy - Để chấm dứt scandal nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết !


Nếu bạn xưng bạn là võ sư và luôn tự hào về điều đó, có người thách đấu bạn, bạn phải đấu, nếu tránh né, ban là đồ dỏm. Bạn có quyền không đấu và cao đạo rằng tui đ*ch cần quan tâm lời thách đấu, thì công chúng có quyền nghi ngờ bạn nổ.

Trong câu chuyện nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết, để chấm dứt nghi ngờ và cãi vã, có một cách duy nhứt, bà nên trả lời thông suốt các câu hỏi sau. Bà có quyền không trả lời, nhưng như thế thì công chúng có quyền nghi ngờ.

Câu 1: Bà nhiều lần khẳng định là học bên Anh và Bulgari. Như vậy, học bên Anh bao lâu và bên Bulgari bao lâu ? Vì sao vừa học bên Bulgari lại cũng học bên Anh ?

Lê Thị Bạch Mai - Như vậy đã rõ : Chị Ba Bạch Tuyết không hề có bằng tiến sĩ !

Trong khả năng hiểu biết của mình, tôi mạnh dạn kết luận: Chị Ba không có bằng tiến sĩ nào hết, kể cả bên Bulgari lẫn bên Anh !

Dựa vào những giấy tờ mà chị Ba cung cấp cho báo chí nhờ lên tiếng cho rõ, thì phần rõ đã hiện lên sắc nét: Những giấy tờ đó không hề là bằng tiến sĩ. Chắc chắn luôn. Có giấy đã tạo nên trò cười bất đắc dĩ (học 124 giờ theo chương trình workshop mà ra... tiến sĩ !).

Tôi lấy làm tiếc cho một tượng đài sân khấu cải lương như chị Ba, chỉ vì muốn có được học vấn ngang bằng với sự nổi tiếng mà đã tạo cho mình một bi kịch hổm rày. Quá uổng. Cái nhìn về chị Ba ở một số khán giả hết trọn vẹn như xưa mà nó đã móp méo, rạn nứt, thậm chí đã sụp đổ một phần.

lundi 2 décembre 2024

Mai Quốc Việt - Mấy dòng linh tinh

Cộng đồng mạng đang xôn xao về luận án tiến sĩ nghệ thuật của Bạch Tuyết.

Tôi biết chắc một điều, những năm 95 của thế kỷ trước thành phố Hồ Chí Minh cử năm nữ nghệ sĩ gạo cội sang Bungari thực tập sinh một năm tại trường đại học sân khấu & điện ảnh Bungari. Đó là các nữ nghệ sĩ : Kim Cương, Kim Chi, Kim Cúc, Tú Lệ và Bạch Tuyết.

Họ đều chưa tốt nghiệp đại học trong nước, nên thuộc diện thực tập sinh sau trung cấp. Bên thanh nhạc có nghệ sĩ Thanh Đính và nghệ sĩ Duy Nãi đi trước đó dăm năm.

dimanche 1 décembre 2024

Tiểu Vũ - Công chúng có quyền thắc mắc tấm bằng tiến sĩ của bà Bạch Tuyết

 

Đã là người của công chúng thì phải chấp nhận mọi búa rìu của dư luận.

Không có chuyện vừa được làm người của công chúng vừa có cuộc sống bình yên như người bình thường được.

Người của công chúng là ai? Đó đó là những cá nhân có ảnh hưởng lớn trong xã hội, thường xuyên xuất hiện trước công chúng và được biết đến rộng rãi. Những người này có thể là nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà báo, họa sĩ, nhiếp ảnh gia... hay bất kỳ ai có tầm ảnh hưởng lớn và được nhiều người theo dõi, quan tâm.

samedi 30 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Tếu

 

Thấy nhiều bạn trên Facebook nhiều chữ nghĩa và lý luận, nhân vụ bà cải lương chi bảo mập mờ vụ "bằng tiến sĩ", ra sức bênh vực bả bằng thứ chiêu thức ngụy biện là:

- Nghệ sĩ đó hát có hay không? Có nổi trội so với các nghệ sĩ cùng thời không? Có nổi tiếng trong lòng khán giả không? Có được hâm mộ nhiệt thành từ dân chúng không?

- Nghệ sĩ đó khi thuyết trình, ăn nói, lý luận có khúc chiết, có thuyết phục người nghe không? Hàm lượng chất xám, kiến thức có hơn nhiều người có bằng "Tiến sĩ thiệt" không?

vendredi 29 novembre 2024

Phạm Thành Nhân - Tám mươi chưa gọi là lành

 

"Nghệ sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bảo vệ thành công luận án và được phong học vị ‘tiến sĩ nghệ thuật’ với số hiệu văn bằng là 24348, cấp ngày 15/8/1996".

Thế cái văn bằng đó đâu? Cái bằng của Viện hàn lâm quốc gia về nghệ thuật sân khấu và điện ảnh Bulgaria cấp ấy. Có số hiệu, có ngày tháng mà. Yêu cầu cái Viện ấy trích lục ra, rồi cầm chọi vô mặt ông Mai Bá Kiếm là được mà.

Thực ra, gã biết cả anh Mai Bá Kiếm (nguyên Trưởng ban Kinh tế - Thị trường, báo Phụ Nữ TPHCM - cựu đồng nghiệp) lẫn nghệ sĩ Bạch Tuyết (từng nhiều lần gặp và trò chuyện trong công việc) nên hông có bênh ai, bỏ ai.

Lê Học Lãnh Vân - Tâm sự với Nguyễn Văn Tiến Hùng

1) Tui hiểu lòng bạn tui, Nguyễn Văn Tiến Hùng, khi anh viết trên trang Phây của mình chiều hôm qua nhūng dòng về nghệ sĩ Bạch Tuyết.

Tui và Tiến Hùng cùng là dân Nam Kỳ Lục Tỉnh mê cải lương. Làn điệu của vùng nước rộng sông dài, vút lên trời cao, trầm xuống như nước ru bờ, ngân trải trên mặt sông mênh mông... Chân chất và thiệt lòng, hào khí và tình nghĩa, tiếng lòng đi thẳng vào trái tim thay cho lý luận dông dài.

Sau thế hệ lập nghề Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Tư Chơi, Năm Phỉ, Bảy Nam, những nghệ sĩ cải lương thượng thặng tiếp theo có bao người? Bạch Tuyết, Hùng Cường, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thành Được...

Liễu Hằng - Từ chuyện "chi bảo", nhớ về một cựu hoa hậu

 

Chuyện của nghệ sĩ thuộc hàng “Chi bảo quốc gia” khiến tôi nhớ một hoa hậu đời đầu.

Nàng khôn hết phần thiên hạ. Chả hiểu sao một hôm, nàng nhận mình là công chúa, đến nỗi mạng xã hội loạn cả lên, sử gia cũng vào cuộc…

So với “thường dân” chúng ta, nghệ sĩ lẫn hoa hậu ấy quá đủ đầy, quá được Ông Trời ưu ái. Nhưng… với nhiều người, thiếu một nét lấp lánh trên chiếc vương miện, thì vẫn cứ là thiếu.

Lê Thị Bạch Mai - Vụ bằng tiến sĩ : Thôi, để chị Ba tính...

 

Phía chị Ba Bạch Tuyết đã cung cấp cho báo Phụ Nữ 3 tài liệu chính thức liên quan đến bằng tiến sĩ của chỉ. Nhưng tui đọc kỹ thì không có cái nào được gọi là "bằng" hết trơn.

Một cái viết bằng tiếng Anh thì chỉ là công nhận luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bạch Tuyết. Hai văn bản kia viết bằng tiếng Việt của... đại sứ quán Việt Nam ở Anh, và đại sứ quán Việt Nam ở Bulgarie, dù có xác nhận này nọ, nhưng nó vẫn không phải là bằng tiến sĩ !

Trong khi đó, bằng tiến sĩ chắc chắn phải có dấu mộc ịn lên, nằm riêng một mình, không đè gì lên chữ ký, thường là dấu đóng nổi mang logo và tên của trường.

Võ Khánh Tuyên - Ôi, cải lương chi bảo!

 

Báo Tuổi Trẻ hiện đã cẩn trọng điều tra, và tạm thời xác định có mấy SỐ KHÔNG như sau:

- Không tìm thấy tên Nghệ sĩ Bạch Tuyết trong danh sách Cựu Sinh viên Học viện Kịch nghệ Hoàng gia Anh Quốc- Royal Academy of Dramatic Art- RADA. Dù tìm theo họ, tên, hay bất cứ chữ nào trong tên của bà ấy tại địa chỉ: https://www.rada.ac.uk/profiles

- Không tìm thấy luận án tiến sĩ nào có tên "The adaptation of the traditional theatrical art of Southeast Asian countries with modern living conditions of the audience in the 21st century" như bà Bạch Tuyết khoe với báo chí.

jeudi 28 novembre 2024

Tám Vạn - Tiến sĩ "giấy" Bạch Tuyết


(Vụ "bằng tiến sĩ" của Bạch Tuyết đã được phanh phui trong bài viết này đăng trên trang Thiên Hạ Chuyện từ năm 2019, xin đăng lại ở đây).

"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"

- Cụ Đồ Chiểu -

Tiệm hớt tóc của ba tôi nằm giữa vô vàn những hiệu may thời trang nổi tiếng trên đường Phan Đình Phùng. Dù vậy, đối với tôi, nơi đó vẫn là một xóm lao động, vì hầu như trước hàng hiên mỗi nhà luôn có những chị Ba, anh Bảy buôn bán hàng rong vào buổi sáng, buổi trưa và luôn cả buổi tối. Mãi đến bây giờ, những âm thanh trìu mến đó vẫn còn ngổn ngang trong tôi mỗi khi chiều xuống !

mercredi 27 novembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Già và sự háo danh

Bà nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết này năm nay 79 tuổi, cái tuổi cũng thuộc loại xưa nay hiếm. Và thiển nghĩ cũng nên rút lui sau ánh hào quang, vui thú điền viên và dưỡng già là được.

Chứ già rồi, tìm kiếm phong cách mới qua việc chơi kết hợp nhạc Rap, chẳng ra cái thể thống gì.

Rồi cái chuyện làm cái bằng tiến sĩ về cải lương ở xứ...Bulgaria là thấy oải, người ta chưa lôi ra.

Mai Bá Kiếm - Nói dóc không có căn !

 

Đọc bài "Nữ tiến sĩ là nghệ sĩ nhân dân, từng lấy chồng tỉ phú: 'Nghệ sĩ mà học vấn không bằng sự nổi tiếng là một bi kịch'".

Thấy Bạch Tuyết học trường "The royal academy of traumatic" ở London, tôi giật mình vì traumatic có nghĩa là chấn thương. Thí dụ: Traumatic brain injury là chấn thương sọ não; hoặc Traumatic experience là kinh nghiệm đau thương...

Tôi liền gõ Google: "Where is The Royal Academy of Traumatic?" thì câu trả lời là hai bài báo có tựa như trên.

jeudi 21 novembre 2024

Liễu Hằng - Mua danh

 

Chuyn rng có kha Chưn Wan

Khôn làm danh li, làng nhàng văn thư

Mt hôm kha khoái làm sư

Xây mình thành tượng đã nư tăng đường

mardi 20 août 2024

Lưu Nhi Dũ - Chuyện quanh Thích Chân Quang


1. Chuyện học của Thích Chân Quang: Cho đến nay chắc chắn Chân Quang không có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) bổ túc văn hóa.

Vậy thì cái cử nhơn Anh văn hệ đào tạo từ xa của trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường ĐH Hà Nội), cử nhơn luật của Trường ĐH Luật Hà Nội - văn bằng thứ hai, hệ vừa làm vừa học cũng giả nốt.

Sư này rất ma giáo nhưng không khôn, cái căn bản nhứt là bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, dễ ẹc mà cũng học giả. Muốn học giả mà thiệt quá dễ, ai cũng biết. Nhưng hắn khôn chỗ này: Học đại học ngoại ngữ hệ từ xa và rồi lấy cái cử nhơn này học bằng thứ hai, cử nhơn luật hệ vừa học vừa làm, che mắt thiên hạ.

vendredi 12 juillet 2024

Nguyễn Xuân Diện - Pha đánh bóng vô tiền khoáng hậu


Trên đời này, có lẽ ít người làm được như ông Thích Chân Quang.

Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực chết ba năm rồi, mà còn đội hồn ma dậy để trao bảng vàng vinh danh "Nhân tài đất Việt" cho ông. Đến nỗi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải tổ chức sự kiện, và Đài truyền hình tỉnh phải đưa tin trang trọng.

Buổi lễ tri ân lúc ông đang làm nghiên cứu sinh ở trường Đại học Luật Hà Nội, chưa bảo vệ luận án mà ông này mời được 50 giáo sư, tiến sĩ, quan chức, giảng viên, cán bộ và 1.000 phật tử đến dự. Có người còn quỳ rạp xuống để dâng hoa cho ông.

samedi 6 juillet 2024

Thái Hạo - Ai đã công nhận "trưởng lão" Thích Thông Lạc là A la hán?

Đó là một tổ chức có tên Liên Hiệp các hội UNESCO Việt Nam. Vậy tổ chức này là gì, ở đâu ra? Xin trích vài đoạn trong các bài viết trên mạng và trên báo nhà nước.

"Một tổ chức có tên là Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã nhiều năm nay mượn danh UNESCO để cấp chứng nhận, văn bằng cho các di tích lịch sử, đền chùa hay các cá nhân. Đây liệu có phải là một tổ chức chân chính hay là một trò lừa đảo để moi tiền của người dân?"

"Hiện tại có rất nhiều các tổ chức khác cũng mượn danh UNESCO như Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam…nhưng không rõ là các cơ quan, tổ chức này đã được UNESCO ủy quyền hay không.

dimanche 30 juin 2024

Thái Hạo - Vài câu hỏi từ núi bằng cấp của một ông sư

 

Trên mạng đang trưng ra một "núi bằng" của một ông sư, tất cả gồm 10 bằng (1 bằng Đại học, 1 bằng Thạc sĩ, 6 bằng Tiến sĩ, 2 "bằng" giáo sư), hầu hết có nguồn gốc từ nước ngoài.

Tôi đã tự hỏi, tại sao bây giờ sư sãi lại cần bằng cấp nhiều đến thế?

Thứ nhất, họ không phải người đi tu chân thật, chỉ mượn chiếc áo để thực hiện những mục đích riêng. Vì thế, họ có nhiều tiền và thời gian để đầu tư cho các loại bằng cấp kiểu này?