Affichage des articles dont le libellé est Xin lỗi. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xin lỗi. Afficher tous les articles

lundi 2 décembre 2024

Hoàng Tuấn Công - Về lời xin lỗi lúc canh ba của VTV3

Sáng nay (02/12/2024) qua một bình luận của độc giả trong bài “Rực dỡ’’), chúng tôi mới được biết, nửa đêm qua (tầm 1 giờ sáng) VTV3 đã âm thầm đăng lời xin lỗi về “lỗi đồ họa”, “lỗi nạp dữ liệu” trong chương trình Vua Tiếng Việt phát sóng ngày 29/11/2024.

Nguyên văn lời xin lỗi như sau:

“Kính gửi Quý khán giả.

Chúng tôi thành thật xin lỗi về lỗi đồ họa xảy ra trong chương trình Vua Tiếng Việt phát sóng vào thứ Sáu ngày 29/11/2024.

lundi 26 août 2024

Hữu Phú - Tại sao phải xin lỗi ?

Mấy hôm nay đọc bài trên Facebook, mạng xã hội thấy nhiều người viết về vụ những nghệ sĩ Việt Nam đi sang nước ngoài biểu diễn phải lên tiếng xin lỗi vì đã biểu diễn trong những sân khấu có treo cờ vàng ba sọc đỏ - cờ của nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam trước năm 1975.

Trong số những người viết bài về đề tài này, có những người từng là đồng nghiệp cũ của tôi, có những bài quy kết, suy diễn, nâng quan điểm rất ghê.

Tôi không biết thực tế các cơ quan chức năng Việt Nam có thực hành “phong sát” (từ của nước tàu, nghĩa là cấm tất tần tật mọi thứ có liên quan, khống chế mọi “đường sống” của một ai đó) những nghệ sĩ đã bị nêu tên lên mạng xã hội là đã “vi phạm” hay không.

Tuấn Khanh - Khi người nổi tiếng phải xin lỗi vì hành động « thiếu hiểu biết »

Tin tức gần đây từ Bắc Hàn lọt ra ngoài, cho biết các vận động viên bóng bàn nước này đã chụp ảnh lưu niệm với ngôi sao Đại Hàn Shin Yu Bin và các vận động viên giành huy chương khác trong Thế vận hội Paris vào ngày 30 Tháng Bảy, đang bị giám sát chặt chẽ về mặt tư tưởng ở Bình Nhưỡng.

Lý do chính được đưa ra, với chứng cứ là các vận động viên của Bắc Hàn đã mỉm cười thân thiện bên cạnh các vận động viên đến từ Hàn Quốc, mà đáng lẽ, phải có một thái độ cần có là lạnh lùng hoặc chối bỏ với Đại Hàn, là chính thể bị Bắc Hàn luôn coi là thù địch.

Theo Daily NK, một cơ quan truyền thông chuyên về các vấn đề Triều Tiên cho biết, phái đoàn thi đấu của Bắc Hàn đã trở lại Bình Nhưỡng vào ngày 15 Tháng Tám, và đang trải qua những gì được mô tả là đánh giá kiểm điểm nghiêm khắc về mặt tư tưởng.

samedi 24 août 2024

Dương Quốc Chính - Nhắn anh chị em showbiz đang hoang mang vì bị bò húc


Mình chê anh chị em showbiz ngu và hèn ở chỗ, đám biển bò kia đa số là clone. Như đám vẫn húc mình thì cỡ 90 %, đám đóng profile cũng gần như vậy.

Tức là anh chị em bị đám đông ảo nó húc đã sợ vãi đái ra rồi xin lỗi rối rít đám bò ảo đó là rất ngu và hèn. Cách làm đúng là kệ cm chúng nó rồi chờ xem số lượng thực tế tẩy chay xem là bao nhiêu, xem doanh thu thực tế giảm bao nhiêu %?

Đám biển bò kia mà thực thì hầu hết là trẻ trâu cỡ tuổi học sinh sinh viên, với mấy chú cầm súng sống trong trại. Đa phần đám đó cũng chả có tiền mà tẩy chay đâu!

Song Chi - Lại vẫn trò “đấu tố”, và những màn xin lỗi, phân bua

Gần nửa thế kỷ rồi mà đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không thể vượt qua nỗi ám ảnh, thù hận. Sợ hãi lá cờ vàng và tất cả những gì liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Đám hồng vệ binh, dư luận viên, ăn lương của nhà cầm quyền đi lùng sục tìm mọi cơ hội để “đấu tố” tất cả những ai có dính dáng tới cờ vàng, tới Việt Nam Cộng Hòa. 

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận có những người thường, nhất là giới trẻ, sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, đã bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền lệch lạc, bóp méo lịch sử suốt bao nhiêu năm nên cũng hăng hái không kém trong những trò “đấu tố” này.

Dương Quốc Chính - Trend xin lỗi biển bò

Mạng xã hội nó tạo ra một đám người ăn theo đám đông để sống, nó cũng tạo ra một thứ quyền lực của đám đông.

Và vì thế có một đám khác lợi dụng sự ngu dốt của đám đông, rồi trục lợi dựa trên quyền lực đó.

Điều này thể hiện ở các trend tẩy chay hiện đã và đang rất rộn ràng, kiểu huy động đám đông biển bò cùng húc các đối tượng ăn theo đám đông. Thế là tạo trend xin lỗi biển bò đang rộ lên khắp showbiz.

samedi 18 mai 2024

Nguyễn Đình Bổn - Cần một lời xin lỗi


Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) nên thu hồi văn bản, xin lỗi sư Minh Tuệ, Phật tử và đại chúng. Vì đây là văn bản trái với tinh thần nhà Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam!

- Trái với tinh thần nhà Phật: Phật dạy sử dụng chánh ngữ, hòa ái. Văn bản này, nhân danh giáo hội Phật giáo nhưng lời lẽ thô thiển, hằn học, bới móc.

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam:

vendredi 1 septembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Anh Quyền Linh, chị Cát Tường: Tiếc gì lời xin lỗi?

 

Anh chị nhận quảng cáo cho cái "sữa tiểu đường" và lên mạng ra rả suốt ngày.

Cứ hễ mở bất cứ cái gì một lúc lại tòi cái mặt anh chị ra nói oang oảng, luôn khẳng định như đinh đóng cột là lấy danh dự ra để đảm bảo là tốt 100%, rồi không ổn thì quay lại tìm anh chị...

Giờ thì có kết luận khẳng định sữa thì không thể chữa tiểu đường, người ta lên án anh chị. Người thì bảo giờ hết hợp đồng không còn dính líu. Người thì trước đây cãi chày cãi cối dọa kiện dọa tụng, nay lại bảo là "hơi chủ quan vì tin vào Viện hàn lâm".

dimanche 29 janvier 2023

Lê Thanh Phong - Xuân Bắc quá ngạo mạn

 

Tuy có xin lỗi vì sức ép của dư luận, nhưng diễn viên hài này không nói thẳng thắn, không chân thành.

Đó là thái độ rất coi thường dư luận. Không phải người đọc ngu đến mức không hiểu diễn viên hài này nói gì, muốn "tát" ai trong bài viết.

Người đọc đã hiểu đúng Xuân Bắc chửi họ là "ngu", không phải hiểu nhầm. Đừng bao biện.

dimanche 8 mai 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Sao tổng thống lại phải xin lỗi thay cho ngoại trưởng ?

1. SAO TỔNG THỐNG LẠI PHẢI XIN LỖI THAY CHO NGOẠI TRƯỞNG?

Tổng thống Nga Putin hôm 05/05/2022 đã phải xin lỗi Thủ tướng Israel Naftali Bennett vì phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov nói rằng “Hitler có gốc Do Thái”.

Một người thường xuyên “phô trương sức mạnh” như ông Putin, lại đứng đầu cường quốc quân sự thứ 2 thế giới là Nga, mà phải “hạ mình” xin lỗi Thủ tướng một nước nhỏ như Israel - đã nói lên rất nhiều về tình thế của Nga và vị thế của Israel.

jeudi 28 octobre 2021

Nguyễn Văn Tuấn - Tưởng thưởng và cống hiến

 

Trận dịch vừa qua (và đang diễn ra) làm cho hơn 20.000 người chết và hàng triệu người khốn đốn. Cho đến nay, mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết do dịch, hay có liên quan đến dịch.

Trong bối cảnh như vậy mà tổ chức lễ tặng thưởng và tung hô với nhau về 'thành tích chống dịch' có vẻ không phải đạo chút nào.

Chức năng xã hội của tưởng thưởng là một hình thức ghi nhận sự cống hiến của một cá nhân hay tập thể. Hai chữ quan trọng ở đây là 'cống hiến'. Cống hiến khác với đóng góp. Nhưng có những tưởng thưởng đi lệch khỏi lý tưởng cống hiến.

mercredi 20 octobre 2021

Lê Huyền Ái Mỹ - Ông Tấn nên xin lỗi!

 

Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “Tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao Động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.

Khổ, không những một mà hai lần, giám đốc sở Lao động-Thương binh-Xã hội khẳng định “đến giờ này/ đảm bảo bà con thành phố/chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc, khốn khổ…”.

Tôi có mấy suy nghĩ sau:

vendredi 17 septembre 2021

Nguyễn Thông - Vụ báo Tiền Phong lâm nạn

 

Chuyện báo Tiền Phong, cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bị sao quả tạ do chú thích bậy ảnh, biến người sống thành người chết, thực ra dạng vụ việc như vậy không phải hiếm trong làng báo. Xôn xao một vài hôm thôi, ngày mai lại có thể trôi vào dĩ vãng. Chuyện gì cũng vậy.

Vấn đề là cái sai cái lỗi ấy đụng vào chỗ... nhạy cảm. Vẫn biết cứ đụng vào chỗ nhạy cảm ắt có vấn đề, hoặc sướng hoặc khổ. Lần này thì khổ. Nếu nhầm tên của Thông cào chẳng hạn, bắt chết ba chục lần cũng chả sao, nhưng lại trúng tên đại tướng nên mới thành chuyện.

Giống như dân gian bảo "Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Đại tướng đang sống chuyển sang từ trần" (câu gốc là: Nghe tin bỗng thấy bàng hoàng/Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần, hồi năm 1969).

Nguyễn Xuân Diện - Báo Tiền Phong xin lỗi đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Quốc phòng

 

Hai ngày nay rất rất nhiều bạn bè nhắn tin, gửi ảnh chụp bài viết về sự cố đặc biệt nghiêm trọng của Báo Tiền Phong và đề nghị tôi lên tiếng.

Tôi vào xem thì thấy hình ảnh sai phạm đã không còn, nên bán tín bán nghi vì thế đã chọn cách im lặng.

Cách đây ít giờ, Báo Tiền Phong đã đăng bài Xin lỗi tôi mới tin là sự thật - sự thật kinh hoàng!

mercredi 1 septembre 2021

Hà Huy Sơn - Trong cái rủi đã đánh mất cái may

 

Đại dịch Covid-19 đã gây ra cho người dân và đất nước Việt Nam những tai họa chưa từng gặp phải, đây là cái rủi.

Nhân cơ hội này, Đảng và Nhà nước nên lấy lại lòng tin của người dân trong phòng chống dịch bệnh. Đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức hãy chứng tỏ sự trung thực; biết lắng nghe người dân.

Sau gần hai năm chống dịch, có không ít những chủ trương biện pháp sai lầm, có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng chưa thấy một lần lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhận lỗi và xin lỗi nhân dân trừ Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

lundi 30 novembre 2020

GS Nguyễn Văn Tuấn - Trò bẩn thỉu của Tàu

Đôi lời : Triệu Lập Kiên là « chó sói » mới nổi trong « ngoại giao chiến lang » của Trung Cộng, trâng tráo hơn cả Cảnh Sảng (nhờ vậy mới lên chức) !

Chưa bao giờ tôi thấy ông thủ tướng Úc giận dữ như ngày hôm nay, khi ông đòi Tàu phải xin lỗi Úc về một tấm hình ngụy tạo.

Xuất hiện trên đài truyền hình quốc gia, bằng một giọng nói rất giận, ông yêu cầu nhà cầm quyền Tàu cộng phải xin lỗi Úc về tấm hình mà một viên chức ngoại giao của Tàu photoshop nhằm nói xấu lính Úc.

Hy vọng rằng qua vụ này nhiều người Úc (và giới khoa bảng Úc) sẽ sáng mắt ra dã tâm của anh bạn khổng lồ.

mercredi 19 août 2020

Tạ Duy Anh - Ai xin lỗi, xin lỗi ai ?



Thủ tướng Nhật xin lỗi người dân.

-Trong vòng hai năm, 2018 và 2019, thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phải bốn lần lên truyền hình, cúi gập người xin lỗi người dân Nhật vì những việc mà ông thấy trách nhiệm thuộc về mình, trong đó có việc dẫn sai số liệu do nhân viên (Ở Việt Nam gọi chung là Thằng đánh máy) chuẩn bị.

-Hầu như đời Tổng thống Hàn Quốc nào cũng vài lần tay ấp lên ngực, đầu cúi gập, xin lỗi người dân Hàn, đôi khi chỉ là tiến cử sai một quan chức vào chính phủ. Mới đây nhất ông Tổng thống đã phải xin lỗi vì cấp phát khẩu trang chậm chễ trong chống dịch Covid Tầu.

-Năm 2018, tổng thống Pháp lên truyền hình xin lỗi người dân Pháp vì để xảy ra tình trạng lộn xộn (biểu tình của những người áo vàng).

samedi 4 avril 2020

Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona

Người lao động Miến Điện ở Thái Lan quay về nước trong thời kỳ dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 24/03/2020
Đăng ngày:


Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: « Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra ».

Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm.

dimanche 11 août 2019

Trump: Kim Jong Un muốn tái lập đàm phán, xin lỗi vì bắn hỏa tiễn

Bắc Triều Tiên "bắn thử một loại vũ khí mới". Ảnh do hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cung cấp ngày 11/08/2019.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua 10/08/2019 khẳng định Bình Nhưỡng muốn tái thương lượng về hồ sơ nguyên tử, và gởi lời xin lỗi vì vụ bắn hỏa tiễn mới đây. Về phía Bắc Triều Tiên hôm nay cho biết Kim Jong Un đã đích thân thị sát « vụ bắn thử một loại vũ khí mới ».

Trên Twitter, tổng thống Mỹ cho biết rõ hơn về nội dung lá thư dài ba trang của ông Kim nhận được hôm thứ Sáu, bày tỏ mong muốn « gặp lại để bắt đầu thương lượng, ngay sau khi các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn kết thúc ». Kim Jong Un cũng « gởi lời xin lỗi » về các vụ bắn hỏa tiễn mới đây, gây bực tức cho Seoul và đa số cường quốc, nhưng chừng như không làm phiền lòng ông chủ Nhà Trắng.

Theo chính phủ Hàn Quốc, đến nay Kim Jong Un đã gởi khoảng 12 lá thư cho ông Donald Trump. Giáo sư Leif-Eric Easley, trường đại học Ewha nhận định, khi ưu tiên cho các trao đổi trực tiếp với tổng thống Mỹ, nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng muốn « đào sâu hố ngăn cách giữa Washington với Seoul » nhằm làm yếu đi mối liên minh lịch sử Mỹ-Hàn.