Affichage des articles dont le libellé est RCEP. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est RCEP. Afficher tous les articles

samedi 21 novembre 2020

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP



(AFP 20/11/2020) Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi. 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

mardi 17 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - RCEP có là cơ hội ?

Nhiều người trong đó có cả giới tinh hoa cho rằng do Trump rút khỏi TPP tạo khoảng trống ở vành đai xuyên Thái Bình Dương, nên cộng sản Trung Quốc mới chiếm lĩnh được kinh tế Đông Nam Á và Đông Á qua hiệp định RCEP.

Sự lo ngại như sự lo ngại của chuyên gia kinh tế yêu nước Phạm Chi Lan là cần thiết vì cảnh báo sự xâm nhập sâu của cộng sản Trung Quốc vào lõi kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy gã nghĩ không phải vì Mỹ có vấn đề mà các đồng minh chiến lược hàng đầu của Mỹ như Nhật, Hàn, Úc lại thống nhất với 10 nước ASEAN ký với Trung Quốc hiệp định kinh tế có tiềm năng kinh tế hàng đầu thế giới này.

jeudi 2 août 2018

Trung Quốc muốn tập trận với các đối thủ châu Á tại Biển Đông

Vương Nghị tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Singapore, 02/08/2018.

Trung Quốc đề nghị tập trận chung thường xuyên và tiến hành thăm dò dầu khí với các đối thủ châu Á tại Biển Đông, theo một dự thảo văn bản mà AFP tham khảo hôm nay 02/08/2018, nhằm ngăn ngừa xung đột tại vùng biển tranh chấp. ASEAN và Trung Quốc hôm nay cũng đã thỏa thuận được một văn bản duy nhất làm cơ sở cho những đàm phán sắp tới về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Theo bản dự thảo thông cáo của Trung Quốc và ASEAN nhân hội nghị các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tổ chức tại Singapore, Bắc Kinh đề nghị 10 nước thành viên ASEAN cùng tập chung thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc tập trận này chỉ giới hạn giữa các nước trong khu vực với nhau. 

jeudi 9 novembre 2017

Việt Nam qua các mùa APEC

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang phát biểu trong diễn đàn doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2017.

Cách đây 11 năm Việt nam đã là nước chủ nhà của Thượng đỉnh APEC. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Nhân hội nghị APEC chính thúc khai mạc tại Đà Nẵng vào ngày 10/11 tới đây. RFI xin giới thiệu bài viết của tác giả Edmund Sim trên tạp chí The Diplomat, nhìn lại những thay đổi về kinh tế của Việt Nam giữa hai lần  đăng cai sự kiên quốc tế lớn này.
Hội nghị thượng đỉnh APEC quay lại với Việt Nam năm nay, sau 11 năm vắng bóng. Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng kể từ thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà Nội, môi trường khu vực và toàn cầu đã thay đổi hẳn. APEC 2017 tại Đà Nẵng mang lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cơ hội để đối mặt với các đổi thay này.

APEC 2006 : Bắt đầu cuộc đua với thế giới

lundi 22 mai 2017

Bất đồng về hiệp định thương mại RCEP của Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia RCEP họp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 22/05/2017.

Các nước châu Á trong cuộc họp APEC hôm nay 22/05/2017 tại Hà Nội bất đồng ý kiến về hiệp định thương mại RCEP do Trung Quốc chủ trương, khiến mục tiêu đi đến thỏa thuận vào cuối năm nay khó thể đạt được.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch trên 3,5 tỉ người, gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN. Việc thương lượng RCEP bắt đầu từ năm 2012, đã tạo nên động lực mới sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).