Affichage des articles dont le libellé est Quốc ca. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc ca. Afficher tous les articles

samedi 2 septembre 2023

Kim Văn Chính - Báo với chả chí : Quốc ca Việt Nam hùng tráng nhất thế giới ?

 

Tiền Phong ơi là Tiền Phong !

1. Báo Tiền Phong (hình như còn nhiều báo khác ăn theo, nhất là báo mạng và báo địa phương đăng theo) đưa tin: « Quốcca, quốc thiều Việt Nam được bình chọn là hùng tráng nhất thế giới ».

Và báo viết cả một bài dài theo phong cách "tự hào hai tiếng Việt Nam".

Nguồn họ đưa nói là trang web nổi tiếng ở Mỹ Cracked.com.

mardi 27 décembre 2022

Từ ''vũ khí im lặng'' của cầu thủ Iran đến Bakhmut tang thương nhưng anh dũng


Đăng ngày:

Trực tuyến trước toàn thế giới, cầu thủ Iran từ chối hát quốc ca

Trong bài xã luận « Từ Qatar đến Teheran », La Croix chú ý tới sự kiện hai tháng sau cái chết của cô Mahsa Amini tại Iran, đến lượt các cầu thủ đội tuyển quốc gia bày tỏ sự phản đối chế độ trên chương trình truyền hình trực tiếp trước toàn thế giới.

mardi 7 décembre 2021

Lê Dũng - Mua bán danh dự quốc gia

 

Việt Nam có mấy thứ liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân, nhưng hướng dẫn sử dụng lại loằng ngoằng vô đối so với thế giới.

- Đất đai,

- Chuyện Kiều, phi vật thể

- Quốc ca,

Tiểu Vũ - YouTube có quyết định quyền sở hữu bản quyền không ?


Với tư cách một YouTuber, một đối tác chính thức của YouTube gần 10 năm nay, bản thân tôi cũng không ít lần làm việc với YouTube về những vấn đề liên quan đến "Chính sách bản quyền" nên ít nhiều hiểu về vấn đề này.

Nội dung ngắn dưới đây hy vọng giúp mọi người thấy rõ được tính bất hợp lý của BH Media, khi ngang nhiên tuyên bố sở hữu bản ghi âm "Tiến quân ca" trên YouTube.

Theo cách làm việc của YouTube, sau khi quét tự động những video mới tải lên, nếu phát hiện có giai điệu, hình ảnh tương tự, YouTube sẽ gửi cho người tải lên lẫn người nhận sở hữu nội dung đó một thông báo rằng "đoạn âm thanh hình ảnh đó trùng khớp với video ABC nào đó". Phía chủ sở hữu xem xét và đưa ra quyết định (hoàn toàn thủ công do con người thao tác).

Hoàng Hải Vân - Khi chính tác giả cũng « vi phạm bản quyền » tác phẩm của mình trên YouTube

 

“Giáng Son và nhiều nghệ sĩ khác đã bày tỏ bức xúc khi ca khúc mình sáng tác bị đánh gậy bản quyền, bởi một đơn vị truyền thông là BH Media đã xác nhận quyền chủ sở hữu video trên YouTube” (QĐND, 5-11).

Theo QĐND, dù không sở hữu bản quyền ca khúc, video nhưng BH Media lại là đơn vị đầu tiên gắn Content ID vào sản phẩm trên YouTube. Việc này khiến nhiều cá nhân chủ sở hữu lại trở thành những người vi phạm bản quyền khi đăng tải nội dung của mình trên YouTube.

Xác nhận tình trạng này khi nói chuyện với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Quang, con trai nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cho biết gia đình anh cũng là nạn nhân của tình trạng bị “cướp” bản quyền này.

Đỗ Duy Ngọc – Hát quốc ca phải trả tiền

 

Có xứ nào như xứ này không? Hát Quốc ca phải trả tiền nếu không thì không cho phát. Thế là cho câm luôn.

Chuyện xảy ra khi mở màn trận đấu giữa Việt Nam và Lào chiếu trên YouTube. Thời điểm tắt tiếng, trên màn hình Next Sports chạy dòng chữ với nội dung: "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm".

Thiết nghĩ Quốc ca là thuộc bản quyền của nhà nước và trở thành tài sản quốc gia, không lẽ mỗi lần sử dụng phải đóng phí cho nhà nước hay doanh nghiệp?

Đặng Đình Mạnh - Sao tắt quốc ca chời ?


Hồi năm 2016, trong buổi đón ông Obama đến thăm xứ này, cô ca sĩ ML hát quốc ca theo phong cách Acapella, hông có nhạc nền, hông có ca bè, cho nên, hông có hùng hồn ... khiến nhiều người phản đối quá xá vì nghe hông quen tai, hông giống quốc ca gì ráo trọi.

Tui khác, tui cổ võ cho bài “Việt Nam X 3” mần quốc ca vì hông thích ca từ sắt máu của “Tiến Quân Ca”. Nhưng khi nghe cô ấy hát quốc ca “Tiến Quân Ca” theo kiểu phi truyền thống, thì tui lại nhớ miết. Nhất là mồm cô ấy hát theo khẩu hình O tròn vo như quả trứng gà, trông rất là ... dzui!

Quốc ca ấy, theo nghĩa bản quyền pháp lý thì đúng là “của chùa”. Ai xài cũng được, xài đâu cũng được, xài bao lâu, bao lần, xài 100% hay 50% cũng được. Xài chung hay xài riêng cũng được, xài nhạc không xài lời hay xài lời không xài nhạc cũng được, kể cả xài kiếm xiền cũng ok luôn. Vì người có bản quyền ấy, ông Văn Cao đã hiến bản quyền cho đồng bào mình từ khuya rồi.

Hoàng Hải Vân - Đến quốc ca còn dùng để trục lợi thì còn gì là không ?

 

Tối qua, khi phát hình tường thuật trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Lào, trên một số kênh YouTube đã tắt tiếng phần chào cờ kèm theo dòng chữ "Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường. Mong quý vị và khán giả thông cảm".

Dư luận phản ứng dữ dội, báo chí đang thi nhau bình luận.

Ấy là do có một công ty (hình như không chỉ có một) được cấp bản quyền bản ghi ca khúc Tiến quân ca làm của riêng. Ai sử dụng thì phải mua hoặc phải được họ cho phép. Vì vậy một số kênh phát sóng trận bóng đá, do không mua hoặc chưa xin phép phát bản Quốc ca có bản quyền này, đã phải tắt tiếng để tránh bị kiện.

mardi 6 juillet 2021

Đỗ Hoàng Diệu - Nỗi đau mất nước khó mà buông bỏ…


Mười lăm năm trước, lần đầu tiên tôi nghe quốc ca của nước Việt Nam Cộng Hòa tại đại học Berkeley, trong một đêm văn nghệ của sinh viên gốc Việt.

Khi bản nhạc vang lên, dù có chút bỡ ngỡ,  tôi vẫn hiểu ngay đó là gì, bởi đã đọc không nhiều nhưng cũng không phải quá ít sách vở, tư liệu về lịch sử - chiến tranh Việt Nam. Những thứ sách giáo khoa phổ thông không đề cập, những thứ giáo trình đại học né tránh, những thứ báo chí chính thống vạch làn ranh đỏ. Chị T. thì ngây thơ nên ngơ ngác la lên : ơ, họ bỏ nhầm đĩa à, đây đâu phải quốc ca Việt Nam.

Hai mươi bảy năm trước, lần đầu tôi đến Saigon. Anh lễ tân khách sạn dễ thương thủ thỉ: "Ngoài bển mưa có nhiều như Sài gòn không em?" "Anh cũng tính lúc nào ra bển xem một chuyến cho biết mà má anh cấm".

samedi 20 mars 2021

Trần Trung Đạo - Cách mạng hát hùng ca


Lịch sử thế giới cận đại đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng dân chủ đầy màu sắc.

Cách mạng Nhung (Velvet Revolution) do Giáo sư Rita Klimova đặt tên ở Tiệp Khắc.  Cách mạng Hoa Hồng (Rose Revolution) ở Georgia phát xuất từ những bó hoa hồng lãnh tụ đối lập Saakashvili mang đến Quốc hội, Cách mạng Cam (Orange Revolution) tại Ukraine dựa theo màu chiến dịch tranh cử của ứng cử viên Tổng thống Viktor Yushchenko. Cách mạng Hoa Lài ở Tunisian đặt tên từ loại hoa quốc gia của Tunisia nhằm lật đổ nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali v.v...

Thế nhưng, có một cuộc cách mạng đóng vai trò tiên phong mà ít được viết về là Cách mạng Hát hùng ca (Singing Revolution) diễn ra tại Estonia, một quốc gia vùng Baltic, trong thời gian 1987-1988.