Affichage des articles dont le libellé est Thảm sát. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thảm sát. Afficher tous les articles

vendredi 14 mars 2025

Việt Nguyễn - Ngày 14/3/2025

 

Là 37 năm xảy ra sự kiện Gạc Ma. Cảm thấy thật may mắn và có duyên vì đã một lần được nhìn thấy Gạc Ma ở khoảng cách gần nhất có thể, dù không thể chạm vào.

Đã được chứng kiến những phút giây thiêng liêng giữa biển khơi và tự tay thả những cánh hoa xuống vùng nước Gạc Ma, tri ân những người lính mãi mãi nằm lại dưới biển sâu. 

Và đã được chụp ảnh, được nghe từ chính những chứng nhân lịch sử.

Nguyễn Thúy Hạnh - Đã khác mười năm trước ?

 

Những năm trước chúng tôi phải đi dạt vòm. Phải lén lút thắp nhang tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh giữ đảo Hoàng Sa, 19.1.1974, Trường Sa 14.3.1988, đồng bào và chiến sĩ hy sinh ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc 17.2.1979.

Nhiều buổi tưởng niệm bị ngăn chặn, bị an ninh và đám dư luận viên quyết liệt phá rối. Những ngày ấy mấy trăm cơ quan truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng như có sự chỉ đạo không được nhắc gì đến các sự kiện này.

Thì nay, mọi người có thể tự do tưởng niệm, báo chí cũng trân trọng nhắc đến các sự kiện này.

Lê Đức Dục - Hôm nay 14-3 ngày giặc Tàu xâm lược đảo Gạc Ma, và điều ít ai biết

 

Thời điểm quân Tàu thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam, điều đó nhiều người biết.

Nhưng điều dưới đây không phải ai cũng biết :

Ngày 14-3-1988, khi ở đất liền người dân Việt Nam đang cử quốc tang nguyên thủ quốc gia, thì tại Gạc Ma súng giặc Tàu đã nổ !

lundi 24 février 2025

Bông Lau - Những cành bông cho Bucha


Tối nay Chúa Nhật đi chợ siêu thị Walmart mua thức ăn cho cả tuần. Siêu thị sắp đóng cửa nên các gian hàng rau cỏ trái cây vơi đi nhiều. Đi ngang quầy bán bông hoa thấy tiêu điều xác xơ.

Bỗng thấy thương thương những bông hoa héo úa bầm dập, vì có lẽ nhiều người đi qua cầm lên coi rờ mó rồi bỏ xuống. Có lẽ tiệm sẽ giụt hết bông hoa héo vào thùng rác khuya nay.

Ngừng lại lựa một khóm bông gì nhỏ xíu hỏng biết tên. Sẽ mua đem về nhà để cứu khóm bông này.

lundi 9 décembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Ác giả ác báo


Tên cai ngục khét tiếng người Nga Sergey Yevsyukov, người điều hành "nhà tù tra tấn" vừa bị giết bởi một quả bom cài trong xe ở Donesk bị chiếm đóng.

Sergey Yevsyukov, 49 tuổi, cho đến gần đây vẫn là người đứng đầu nhà tù khét tiếng Olenivka ở Ukraine do Nga chiếm đóng.

Nhà tù này là nơi xảy ra vụ thảm sát do Nga gây ra vào năm 2022, khi hàng chục tù binh chiến tranh Ukraine thiệt mạng và bị thương trong một cuộc tấn công bằng tên lửa.

jeudi 14 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Quảng Bình : Một con đường mang tên Trần Văn Phương, anh hùng Gạc Ma

Theo nhà văn Phạm Phú Thép, chủ tịch hội Văn học Nghệ thuật Ba Đồn và tường thuật của nhà báo Thanh Hiếu trên VOV:

“Tối qua 13/3, bên bờ sông Gianh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Ban Liên lạc cựu binh Gạc Ma tổ chức lễ thả hoa đăng tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao ngày 14/3/1988.”

Gã được biết đây là hoạt động hàng năm của các cựu binh Gạc Ma từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Họ cùng thân nhân các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma quê Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị tưởng nhớ đồng đội và người thân của mình bị bọn cộng sản Trung Quốc thảm sát dã man khi bảo vệ đảo của tổ quốc.

Nguyễn Thông - Nửa sự thật vụ Gạc Ma

 

Trừ vài tờ báo kiên định lập trường như báo quân đội, báo nhân dân quyết không hó hé gì về ngày 14.3.1988 - trận chiến Gạc Ma, khá nhiều tờ quốc doanh đã nhắc tới sự kiện này.

Tờ nào cũng gào lên "vòng tròn bất tử", "nỗi đau bất tử"... thể hiện yêu thương tột cùng, căm giận tột cùng. Nhưng đọc từ đầu tới cuối vẫn không biết những người lính hải quân đáng kính trọng ấy hy sinh bởi kẻ nào. Chả nhẽ các anh chết do bão.

Ngay cả tờ Tuổi Trẻ, tờ báo được coi là thẳng thắn, có bài rất hoành tráng, nhưng giấu biệt kẻ đã giết các anh, nhưng người lính anh dũng của chúng ta. Tờ Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng rất dài, dài ơi là dài, cũng không một chữ.

mercredi 13 mars 2024

Kha Tiệm Ly - Văn tế tử sĩ Gạc Ma

 

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/03/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,

Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước Biển Đông,

Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

mardi 12 mars 2024

Mai Quốc Việt - Đạo diễn phim tài liệu "20 ngày ở Mariupol" đoạt giải Oscar lần 96 nói gì?

 

"Đúng ngày thứ 20 chúng tôi rời khỏi thành phố Mariupol, mang theo tư liệu phim nháp là 30 giờ quay phim. Chúng tôi cảm thấy có lỗi khi đã rời đi, chúng tôi muốn còn quay nhiều hơn thế. Trên đường rời đi ý tưởng về một bộ phim tài liệu đã xuất hiện.

Chúng tôi đã khóc khi quay phim.

Chúng tôi đã khóc khi xem lại phim nháp.

samedi 24 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

lundi 19 février 2024

Huy Đức - Vụ thảm sát Tổng Chúp

 

Sáng nay, 19-02-2024, hương linh của các nạn nhân trong vụ thảm sát Tổng Chúp đã chính thức có nơi trú ngụ. Trong thư mời dự lễ khánh thành “Nhà Sinh hoạt cộng đồng kết hợp gian thờ các nạn nhân Tổng Chúp”, UBND thành phố Cao Bằng nhấn mạnh “sự quan tâm đặc biệt của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà hảo tâm”.

Vụ thảm sát diễn ra vào cách đây đúng 45 năm.

“Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 09-03, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối”.

vendredi 16 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

lundi 29 janvier 2024

Lê Xuân Nghĩa - Chưa bao giờ trong lịch sử Liên Hiệp Quốc mà Tổng Thư ký bất tài, vô dụng như nhiệm kỳ này

 

Đầu tiên người ta phẫn nộ khi ông ta bị cho là vô trách nhiệm, để người đứng đầu WHO thao túng thông tin và không kịp thời ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, khiến hàng chục triệu người tử vong trên toàn thế giới.

Và lần này, ông ta lại tiếp tục có biểu hiện vô cảm và vô trách nhiệm, khi phớt lờ mọi bằng chứng xác thực - xác định một số thành viên của Tổ chức Vì người tị nạn Palestine (UNRWA) thuộc Liên Hiệp Quốc, tham gia vụ khủng bố ở Israel tháng 10 vừa qua, khiến hơn 1.000 người bị sát hại dã man

Sự phẫn nộ lên đến đỉnh điểm khiến 9 quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Palestine quyết định ngừng toàn bộ các khoản viện trợ. Gồm: Mỹ, Đức, Anh, Canada, Hà Lan, Phần Lan, Úc, Ý và Scotland.

vendredi 19 janvier 2024

Vĩnh Quyền - Nhớ và nghĩ trong Ngày-Hoàng-Sa-của-chúng-ta

 

Năm 2008, vào một cuối chiều se sẽ sương thu, là thứ chẳng mấy khi chạm vào vùng tiểu khí hậu ven biển như Đà Nẵng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc từ Sài Gòn về quê, đến thăm nhà mới của tôi.

Cuộc trò chuyện ngẫu hứng giữa hai anh em văn nghệ biến thành bài phỏng vấn trên báo Thanh Niên sau đó. Tựa đề rút từ một câu trong cuốn nhật ký đi biển loằng ngoằng của tôi: "Hãy nhớ lấy những cái tên không được phép lãng quên". Là tên quần đảo Hoàng Sa đã bị cướp.

Cũng là lần đầu tiên trên mặt báo chính thống xuất hiện dòng chữ tưởng như đương nhiên từ buổi cha ông mình mở nước, "bởi quân xâm lược Trung Quốc".

dimanche 7 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam xâm lược Campuchia 1979 ?

 

Trở lại chủ đề "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979" qua bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường trên RFA. GS Tường cho rằng đây là một cuộc chiến "xâm lược", qua ý kiến như sau :

"...Từ "xâm lược" thể hiện trần trụi bản chất của cuộc chiến là một cuộc tiến công quân sự và chiếm đóng của Việt Nam vào một nước khác có chủ quyền. Vì vậy đây là từ khách quan nhất dù Việt Nam dĩ nhiên không thích nó."

Tôi thấy GS Tường không nói gì về vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là một thiếu sót lớn.

mardi 31 octobre 2023

Ngô Nhân Dụng - Joe Biden làm ngoại giao

 

Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn không cho chiến tranh lan rộng, chưa biết kết quả sẽ ra sao. Những vận động ngoại giao của ông Biden và ông Blinken chỉ có thể tạm dập tắt đám cháy trong ngắn hạn.

Trung Đông là nơi các cường quốc đều muốn tạo ảnh hưởng. Vladimir Putin đã đặt chân lên vùng này, đưa quân đội, máy bay chiến đấu, và lính đánh thuê sang bảo trợ chính quyền Syria. Putin nói chuyện trực tiếp với thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, và cả các giáo sĩ Shi A Hồi Giáo lãnh đạo Iran. Các lãnh tụ cộng sản thời Xô Viết chưa làm được như vậy.

Tập Cận Bình cũng góp mặt và đạt được một thắng lợi ngoại giao lớn. Tập môi giới cho hai nước đối nghịch Iran và Saudi Arabia cùng tới Bắc Kinh, ngồi xuống nói chuyện rồi thiết lập bang giao. Trong mấy năm qua Mỹ đã tìm cách cho Israel và Saudi hòa giải nhưng vẫn chưa thành.

samedi 14 octobre 2023

Ngô Nhân Dụng - Netanyahu phải làm gì?

 

Mohammed Diab Ibrahim muốn thế giới nhớ lại, nhắc nhở bằng những hành động tàn ác, phi nhân đạo, mong Netanyahu sẽ ra tay trả đũa cho tương xứng. Ông Netanyahu không thể bị đánh bẫy.

Mục đích chính của nhóm Hamas là gì, khi đột kích tàn sát hàng ngàn thường dân Israel? Để bắt con tin? Để trả thù? Để gây sợ hãi, khủng bố? Hay chỉ giết, để thỏa lòng khát máu? Hoặc tất cả những động cơ kể trên?

Cuộc tấn công hầu như không nhắm mục tiêu quân sự nào. Không tìm cách phá hủy các trại lính, các phi trường, các giàn hỏa tiễn hoặc đại pháo. Không chiếm đất. Không tìm cách giết hết những người cầm súng bên địch.

Phan Châu Thành - Đôi điều về Israel-Palestine

Mình biết rằng cuộc trả thù của người Israel vào dải Gaza sắp tới sẽ rất tàn khốc, cũng rất thương những người vô tội. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào đó để mà thấy được rằng: đồng lõa, im lặng trước cái ác không có nghĩa là sẽ vô can.

Sẽ không thể vô can, "không phải việc của tôi", mà đáng tiếc, tất cả sẽ phải cùng gánh chịu hậu quả.

Mình chỉ đăng lại một số điểm chính, để mọi người phân biệt giữa Hamas - Palestine - Israel để mà hiểu rõ thêm vấn đề. "Ủng hộ" bên nào là quyền của mỗi người, nhưng nên biết thông tin mà suy nghĩ:

samedi 29 juillet 2023

Lê Học Lãnh Vân - Số phận một kiếp người, một quốc gia

 

Những năm xa lắm rồi, khoảng sáu mươi năm trước, khi các con hẻm của khu Bàn Cờ còn rộng, đường đất chưa lát xi măng. Tụi tui đang thời tiểu học, buổi sáng trời còn mờ tối, tay xách cặp, bình mực, vừa đi tới trường vừa lần theo tiếng dế trong bụi cỏ. Một đám học sinh ríu rít, an hòa, không biết những ngày yên bình đang bị mất đi…

Nhiều sinh viên từ các tỉnh vào Sài Gòn học, thuê chỗ ở trong các con hẻm đó. Các anh chị dễ thương, tổ chức các buổi vui chơi cho đám nhỏ như đánh cầu, tạt lon… mà tụi tui tham gia hết mình, tay quệt mồ hôi trán chân nhảy lò cò. Còn nhớ một chị, lớn hơn tui năm sáu tuổi gì đó, đứng trước nhà ngó tụi tui chơi cười mủm mĩm.

Quay đi quay lại, quân Mỹ đổ bộ Miền Trung, dù còn nhỏ tui cũng cảm thấy cuộc sống nóng hơn, thức ăn mắc mỏ hơn, chị kia trổ mã trắng da dài tóc được một anh dẫn đi đâu mất! Ông già chị bắc ghế chửi ra rả cuối xóm còn nghe. Vài bữa sau an ninh tới hỏi thăm, ông già hết chửi. Ông anh trong nhà nói thằng cha ngu quá, con ổng vô bưng chống chánh quyền, càng lớn tiếng chửi thiên hạ càng biết. Bà chị nói vô bưng mà dắt nhau xà nẹo còn đâu thì giờ kháng chiến.

vendredi 28 juillet 2023

Tuệ Lãng - Một nghiệp mệnh văn chương : Hoàng Phủ Ngọc Tường

 

Trên bức tường văn chương chữ Quốc ngữ, chắc chắn Hoàng Phủ Ngọc Tường có một vị trí xứng đáng trong thể loại ký văn học. Điều này là chắc chắn trong lịch sử văn học xứ Việt cho đến nay.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một văn tài, kiến văn và khả năng diễn đạt vừa tinh tế vừa khúc chiết giúp ông có những trang văn ấn tượng và đáng nhớ với bạn đọc yêu ngôn từ và văn học.

Tôi đã đọc cả ngàn trang của ông cũng như các tác giả viết về ông, song chưa thấy ai nhận ra điều này: Hoàng Phủ Ngọc Tường viết hay nhất về khoảng ngập ngừng. Ngập ngừng giữa tình yêu và tình vợ chồng, giữa hoa hồng và cây súng, ngập ngừng của dòng sông Hương rời núi cao để chảy về đồng bằng, ngập ngừng trong cách thế chọn lựa của Nguyễn Trãi giữa nhập thế và xuất thế…