Affichage des articles dont le libellé est Miền Tây. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Miền Tây. Afficher tous les articles

vendredi 20 décembre 2024

Mai Quốc Ấn - Miền Tây chìm nổi

 

“Khu Dự trữ Sinh quyển của Thế giới vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi bảo tồn nguồn gien, các hệ sinh thái đa dạng với hơn 400 loài, trong đó hơn 40 loài quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia này.

Mặt giáp Biển Đông, bờ biển bị sạt lở ăn sâu vào đất liền, có nơi từ 5-10 mét. Giai đoạn 1989-2020, tốc độ xói lở tại b

mardi 10 décembre 2024

Trung Bảo - Miền Tây và những phận người trôi dạt

Miền Tây chưa khi nào hết thu hút người ta.

Nếu thế hệ 8x người ta đọc Nguyễn Ngọc Tư và thổn thức với Cánh Đồng Bất Tận, hay xa hơn nữa là những câu chuyện về một miền Tây khẩn hoang của Sơn Nam, của Đoàn Giỏi… thì thế hệ Gen Z bây giờ lại có Lê Tuấn Khang.

Không còn đến với người ta qua những trang sách đầy trí tưởng tượng mà rất trực quan bằng những clip nửa hài nửa quảng cáo, Lê Tuấn Khang và các “diễn viên” của anh đem lại đúng cái người ta mường tượng về miền Tây: nghèo, thật thà, hiền lành, thích tiệc tùng ăn nhậu.

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Mùa nước nổi miền Tây, đừng quên bảo vệ trẻ em

 

Nước ào ạt về đồng bằng Sông Cửu Long, vui nhưng hãy để mắt đến trẻ em chưa biết bơi!

Hiện nay khối nước lớn trên thượng nguồn đang đổ về đồng bằng sông Cửu Long, chắc chắn năm nay mùa nước nổi sẽ cao hơn nhiều năm và một loạt các đô thị sẽ bị ngập.

Nước nổi đem lại rất nhiều nguồn lợi nhưng lại cướp đi hàng trăm sinh mạng trẻ em vì bị đuối nước. Như mùa nước nổi năm 2005, riêng tỉnh Đồng Tháp đã có 82 trẻ chết đuối.

dimanche 16 juin 2024

Mai Bá Kiếm - Tình đất mặn miền Tây

 

(Cây lúa non chờ từng cơn mưa nhỏ,

Cây lúa ngủm vì nước mặn sáu/ngàn.

Cả quê hương rạo rực lên cao tốc,

Ai dè ven đường nhiễm mặn hơ chết mầm xanh)

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng bác bỏ thông tin cho rằng lúa chết tại Hậu Giang do đất bị nhiễm mặn từ nguồn cát đắp nền dự án cao tốc. Vì dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau chưa dùng một hạt cát biển nào, và quy trình kiểm tra cát lấp vô cùng nghiêm ngặt.

dimanche 5 mai 2024

Nickie Tran - Tôi sẽ chết...

 

Hôm nay có việc đi Đồng Nai, trên đường về tôi thấy rất nhiều cây cháy chết vàng đen vàng đỏ cả lá. Cây lớn lớn chết! Cây trung trung chết! Cây nhỏ nhỏ chết, ngay cả cỏ mọc ven đường và dừa nước dưới ao cũng chết. 

Tôi nhìn cảnh đó rồi tôi ngồi trên xe tôi khóc. Tôi không phải dạng ủy mị thấy cái mẹ gì cũng khóc, mà tôi thuộc dạng chết nhát. Thấy mình sắp chết nên tôi khóc.

Bài viết cũ của tôi nói về chuyện những cánh đồng không lúa và những con sông không cá. Đó là tôi dự đoán cho tương lai mấy chục năm nữa. Hôm nay thì tôi thấy nó không có xa như tôi nghĩ. Và khi nhiệt độ tăng lên thêm tầm vài độ nữa thôi thì tôi sẽ chết. Mà không phải mình tôi chết đâu.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Bùi Chí Vinh - Khát nước ở miền Tây

 

Em k v min Tây anh nghe

Tri có mây, dưới nước có ghe

Khiến cho anh biến thành con cá

Mc lưới, làm sao nh li v

         Em k v min Tây hôm qua

         Còn hôm nay châu th xót xa

         Kinh rch sông h trơ cn đáy

         Hn hán lòng em hết đm đà

mardi 26 décembre 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Những cây cầu miền Tây và nhà tài trợ

 

Là công dân Úc tôi rất vui khi thấy cây cầu Mỹ Thuận 2 được khánh thành ngày hôm qua.

Cầu Mỹ Thuận 2 được thiết kế theo kiểu dây văng, giông giống như Cầu Mỹ Thuận. Cầu Mỹ Thuận 2 rộng 25 m, dài khoảng 1.900 m, với 6 làn xe cao tốc. 

Hai mươi ba năm trước, Chánh phủ Úc tài trợ và thiết kế Cầu Mỹ Thuận. Cầu này dài ~1500 m, và bề ngang cũng 23 m. Lúc đó, Cầu Mỹ Thuận tốn gần 91 triệu AUD, và Chánh phủ Úc tài trợ 2/3. Đây là cây cầu đầu tiên do Úc tặng cho dân miền Tây.

lundi 15 mai 2023

Lưu Trọng Văn - Đến tận bây giờ mới được ưu tiên !

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thành phố Cần Thơ, ngày 14/05 cho biết:

“Đường sắt tốc độ cao nối Bình Dương, Thành phố HCM với Cần Thơ - thủ phủ miền Tây 174 km, đi qua Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ với tổng đầu tư 9 tỉ USD, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế lớn nhất 190 km/h đang được khởi động thực hiện.”

Theo thủ tướngChính phủ đã đàm phán với các đối tác, ưu tiên triển khai dự án trên. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long còn có hai tuyến đường cao tốc chính được đẩy nhanh triển khai gồm: TP HCM - Cà Mau (một số đoạn được khởi công vào tháng 6) và cao tốc trục Đông - Tây từ Sóc Trăng qua Cần Thơ, Hậu Giang đến An Giang.

Gã vừa đi từ Sài Gòn tới Bạc Liêu mất hơn 6 giờ 30 cho gần 270 km. Nhờ cao tốc Trung Lương và cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận hơn 100 km chỉ mất khoảng 1 giờ 30 nên mới được vậy. Có nghĩa là với quãng đường gần 180 km từ cầu Mỹ Thuận, qua Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng đến xứ sở của Dạ cổ hoài lang và công tử Bạc Liêu mất khoảng 5 tiếng đồng hồ.

dimanche 12 février 2023

Song Chi - Gần nửa thế kỷ, "cây cầu Hiền Lưong" vẫn chưa được nối liền!

 

Đọc thấy trên trang facebook của một bạn viết như thế này:

"Một bạn chia sẻ: "Cứ mỗi lần ra Bắc là thấy ấm ức thay cho người miền Tây, dù mình không phải là người dân nơi đây. Một vùng trọng điểm xuất khẩu nông thủy sản lớn nhất nước mà đường xá không bằng phân nửa của một tỉnh phía Bắc. Mình đi ra Bắc thấy đường xá ngon lành, rộng dư thừa, trong khi miền Nam thì quá tệ. Trong khi kinh tế Miền Nam lao động sản xuất khó nhọc, đóng thuế nuôi bộ máy công chức công quyền bộ ngành miền Bắc ăn trắng mặc trơn. Thật bất công !

Vì sự bất công này mà Đồng bằng sông Cửu Long trở nên tụt hậu lam lũ và bị chê là có trình độ văn hóa thấp nhất, trở thành vùng trũng về kinh tế giáo dục y tế. Miền Tây đã bị lãng quên hơn một thập kỷ nay. Thương người miền Tây!"

dimanche 15 janvier 2023

Nguyễn Văn Tuấn - Vẫn còn những thân phận cơ cực

 

Anh ấy đi đâm chuột (cách nói phổ biến ở đây để chỉ ‘săn chuột’) trong đêm. Và sáng nay bà con thấy cái xuồng trôi dạt trên sông còn anh ấy thì biệt tăm, rất có thể đã mất mạng.

Người dân địa phương đoán rằng anh có thể bị ghe lớn đụng trong đêm, và anh ấy đã mất mạng vì cú đụng đó. Vẫn theo kinh nghiệm, khoảng 2 ngày sau thì xác sẽ nổi lên và bà con sẽ vớt thi thể anh ấy về an táng.

Bà con chòm xóm nghe hung tin bèn ‘triển khai’ thuyền bè khắp các ngã sông và rạch để tìm xác anh ấy. Cho đến nay, đã qua 48 giờ, chỉ thấy cái xuồng và công cụ săn chuột, nhưng vẫn chưa phát hiện thi thể anh ấy.

lundi 14 février 2022

Lưu Trọng Văn - Nơi đây ra đi bao nhiêu nàng tiên…


Như bao em gái miền Tây, em đã ra đi tìm đường thoát nghèo từ những túp nhà tranh không cửa nẻo mặc gió mưa lùa ấy.

Em có tuổi thơ cơ cực do nhà không có nổi chiếc thuyền nan để lùa vịt mùa nước, khi ngực chưa nhú trái cau em đã phải dìm mình trong nước lùa vịt. Vậy là biết bơi...rồi bơi không biết mệt.

Giúp ba mẹ gánh gồng, đồng áng suốt ngày đội nắng mưa người săn chắc lại, có khoai ăn khoai, có cháo húp cháo... thế là thép tự nhiên tôi.

dimanche 3 octobre 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ngay cả thời chiến, người miền Tây chưa từng tha phương cầu thực !

 

Trong cuộc "di dân ngược" về lại quê nhà, dù có đủ người dân từ các tỉnh thành khác trong cả nước nhưng nổi trội, chiếm số đông vẫn là người miền Tây.

Nhiều năm trước, họ đã rời bỏ quê hương tìm đường lên các vùng có nhiều khu công nghiệp như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai... kiếm sống.

Vì sao họ phải di cư? Phải chấp nhận bán sức lao động trong các xí nghiệp, nhà máy hay làm những công việc cực khổ, lương thấp nhứt tại các thành phố mà thu nhập chỉ đủ sống trong các khu nhà trọ tồi tàn?

vendredi 1 octobre 2021

Nguyễn Đắc Kiên - Đừng lý luận nữa, hãy để họ về đi

 

"Giờ chỉ muốn về quê thôi, cho gì cũng không ham".

Đó là lời một người dân miền Tây nói với phóng viên trong khi chờ thông chốt kiểm soát đêm qua.

Đại đa số những người được hỏi trong hàng nghìn người kéo nhau về quê ở hai chốt Long An và Bình Dương hôm qua đều nói làm thợ hồ hay các công việc thời vụ khác. Họ đều đã 3-4 tháng không có việc làm, ăn toàn mì tôm, và đã tiêu sạch sẽ những khoản tiết kiệm ít ỏi của mình rồi.

mercredi 8 septembre 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Xếp hạng tỉnh thành về tỉ lệ tử vong covid

 

Tỉ lệ tử vong liên quan đến covid rất khác nhau giữa các tỉnh thành. Có nơi khá cao như Thành phố Hồ Chí Minh , nhưng cũng có nơi chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Tuy nhiên vì sự khác nhau về số ca tử vong và số ca nhiễm, nên không thể dựa vào tỉ lệ thô để nói tỉnh thành nào cao hay thấp. Tôi nghĩ có thể dùng phương pháp Bayes để xếp hạng, và kết quả hơi ... ngạc nhiên.

Vấn đề là như sau. Bình Dương ghi nhận 138.638 ca nhiễm và 1.176 ca tử vong, tính ra tỉ lệ là 0,84%. Còn Bình Phước, với 714 ca nhiễm và 6 ca tử vong, tỉ lệ tử vong là 0,84%. Chúng ta có thể nào nói Bình Phước có nguy cơ tử vong covid tương đương với Bình Dương?

mardi 29 décembre 2020

Nguyễn Đình Bổn - Nhớ… xe lôi


Đọc tin khá buồn về Hoàng thân Bảo Tài, con trai út của Hoàng tử Vĩnh Giu, cháu nội Vua Thành Thái vừa mất chiều tối nay trong nghèo khổ và thân xác đưa về quê vợ. Đăng lại một tạp bút tôi viết đã lâu, có một đoạn nhắc đến gia đình hoàng tộc này và một ngành nghề đã mất để mô tả sự thăng trầm đắng cay của thời cuộc. Biết đâu, trong gần vài mươi năm sống ở miền Tây, tôi từng ngồi trên một chiếc xe lôi do một hoàng thân cầm lái...

Nhớ… xe lôi !

Nhiều năm trước, tôi cùng nhạc sĩ Tuấn Khanh và nhà thơ Trần Tiến Dũng về Cần Thơ chơi. Cần Thơ khi đó đã là một thành phố nhộn nhịp, các hãng taxi đang phát triển rầm rộ và chỉ cần một cuộc gọi là ít phút sau xe đã sẵn sàng… Ngồi trong xe máy lạnh, nệm êm, an toàn nhưng trong lòng tôi vẫn không thấy vui mà cứ nhớ hoài về một phương tiện giao thông cũ giờ đà mất dấu: xe lôi !

samedi 26 décembre 2020

Võ Xuân Sơn - Miền Tây trù phú


TV đưa tin về một hội nghị nào đó về miền Tây, rằng GDP trên đầu người của Miền Tây thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình của cả nước. Miền Tây rõ ràng là nghèo.

Đến tối xem một clip du lịch trên sông Nho Quế, Hà giang. Thấy anh gì đó đặt 60 cái bẫy bắt cá tôm trên sông Nho Quế. Sau một ngày đi thăm bẫy, được một dĩa nhỏ tép (ngoài đó gọi là tôm) và khoảng hai, ba con cá bằng hai ngón tay (được gọi là cá to). Sau đó xem mấy clip đi bắt cá ăn chơi ở miền Tây. Thật là một trời một vực. Chỉ một cái đìa thôi, là vài chục ký cá, mà con nhỏ nhỏ, cỡ ba ngón tay là vứt trở lại, cho nó lớn.

Thiên nhiên ban tặng quá nhiều cho miền Tây, vậy mà sao miền Tây lại nghèo?

dimanche 18 octobre 2020

Lê Xuân Thọ - Tượng đài không cứu được dân Quảng Trị

Tôi không biết tượng đài Fidel 140 tỉ đồng có bị ngập hay không. Nhưng chắc chắn một điều nó không thể cứu giúp, hay ít ra là nơi bấu víu hy vọng của người dân Quảng Trị trong lũ.

Và cả rất nhiều tượng đài tiền tỉ khác nữa, cũng không thể chở che cho người dân Quảng Trị trước dòng lũ mỗi lúc càng dữ hơn.

Vì nếu tượng đài chở che được, cứu giúp họ được, thì đêm qua trên mạng làm gì có đầy rẫy những lời kêu cứu của người dân Quảng Trị giữa mênh mông biển nước?

mardi 21 janvier 2020

Trần Tiên Sinh - Về miền Tây…


Hình ảnh này không có gì lạ lẫm khi vào dịp Tết ta.

Miền Tây vẫn như ngày nào, vẫn là một con đường độc đạo. Không cao tốc, không đường xe lửa. Dẫu miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước. Là cá tôm, trái cây xuất khẩu bốn mùa.

Nếu bạn đi ngược ra phía Bắc, đặc biệt là vùng mạn ngược, thì ắt sẽ ngạc nhiên về hệ thống đường bộ ở đây. Những đường cao tốc phẳng lì, thẳng tắp, vắng bóng xe cộ lưu thông qua lại, những đàn gia súc thảnh thơi dạo bước. Những con đường thênh thang dẫn về thủ đô và ngược lại, nói về sự hiệu quả trong đầu tư và giao thương thì chính là sự lãng phí quá lớn.

jeudi 8 mars 2018

Trương Châu Hữu Danh - Tình người miền Tây về đâu?



Năm ngoái, anh Hoàng Văn Minh và tôi băng miền Tây, viết loạt bài "Những mảnh giáp cuối cùng đang tan vỡ". Miền Tây nghèo vật chất, giàu tình nghĩa đang chết mòn bởi con người ngày càng cạn tàu ráo máng với nhau. Bởi những lý do mà chính người miền Tây cũng đang lờ mờ nhận ra.

"Bây giờ người dân miền Tây họ sống với nhau ngày càng ít tình người, nếu không muốn nói là ngày càng ác”, Anh hùng Lao động, GS. TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ bức xúc khi hay tin một nông dân ở Kiên Giang bị “kẻ xấu” đổ thuốc sâu xuống hồ khiến đàn cá lóc sắp thu hoạch chết phơi trắng bụng.