Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiếng Việt. Afficher tous les articles

samedi 16 mars 2024

Nguyễn Thông - Tiếng Việt

 

Trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15.03, các sếp (tinh quan to) bàn về quy định phạt người có nồng độ cồn nhưng vẫn lái xe. Lạ ở chỗ, các vị ấy, cũng như báo chí tường thuật, đều dùng cụm từ "xây dựng văn hóa đã uống rượu bia thì không lái xe".

Khổ, họ cầm cân nẩy mực, tạo ra chính sách cho toàn dân nhưng không biết dùng tiếng Việt. Cái gì cũng văn hóa, văn hóa.

"Văn hóa", hầu như ai cũng hiểu, để chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong cả quá trình tồn tại lịch sử lâu dài. Nói ngắn gọn, đã nói tới văn hóa là phải nói về những thứ, những điều tinh túy nhất, tốt đẹp nhất, có giá trị lâu bền, được gìn giữ bảo tồn đời này qua đời khác. Ví dụ: Văn hóa dân tộc, văn hóa cổ truyền, văn hóa thời dựng nước...

Mai Bá Kiếm - Báo chí làm nghèo nàn tiếng Việt

 

Báo Dân Trí đưa tin "Phi công ném bom Dinh Độc Lập phải nhập viện vì nhồi máu cơ tim".

Đây là câu phức hợp, gồm ba mệnh đề. Chủ từ thật của câu phức này là phi công Nguyễn Thành Trung. Ông làm chủ hai hành vi "ném bom Đình Độc lập" và "nhập viện", thụ động bị "nhồi máu cơ tim".

Lẽ ra, báo chỉ cần viết gọn: "Phi công Nguyễn Thành Trung nhập viện vì nhồi máu cơ tim", không dùng động từ khiếm khuyết "phải". Vì hễ ai nhồi máu cơ tim đều phải nhập viện, mà không lệ thuộc ngành nghề.

mardi 12 mars 2024

Hoàng Dũng - Michel Ferlus

 

Trong một cuộc hội thảo tổ chức tại Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, thầy Đoàn Thiện Thuật kéo tay tôi đến trước mặt nhà ngữ học Michel Ferlus nói mấy lời giới thiệu.

Lúc đó, Michel Ferlus vừa xuất bản công trình nổi danh "Spirantisation des obstruantes médiales et formation du système consonantique du vietnamien", sau được thầy Hoàng Tuệ dịch đăng trên tạp chí Ngôn ngữ.

Tôi lúng túng, lí nhí nói những gì mà bây giờ, sau mấy chục năm, thú thật đã quên mất. Kẻ mới bước chân vào con đường nghiên cứu là tôi, trước một tượng đài lừng lẫy như Michel Ferlus, biết ăn làm sao nói làm sao!

samedi 9 mars 2024

Đoàn Nhã Văn - Người Việt

 

Hồi đó, vì công việc, tôi thường bay đi nhiều nơi. Trong một lần, đi công tác ở South Carolina, buổi chiều tôi lái xe ngang qua một thị trấn lạ, tìm một chỗ ăn.

Lái vào con đường chính của thị trấn, chạy vào một shopping nhỏ. Trên bảng ghi những cơ sở thương mại của khu này, tôi thấy có hai tiệm ăn: một Thái và một Tàu. Tôi đậu xe, đi vào hướng tiệm ăn Thái.

Khi đi ngang qua một tiệm sửa quần áo, thật bất ngờ tôi nghe tiếng một người đàn ông đang nói chuyện điện thoại. Nhìn vào, tiệm không có khách, chỉ mình ông. Tiếng của ông vang vang. Tôi ngừng lại, giả bộ cúi xuống cột dây giày, lắng nghe thử.

jeudi 7 mars 2024

Nguyễn Chương - Bùng binh : Duyên nợ phương Nam

Ta nói, ở Sài Gòn này, gặp khá nhiều bùng binh.

Như bùng binh hằm giữa hai đại lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, bùng binh ngã sáu Phù Đổng, bùng binh chợ Bến Thành, bùng binh Cây Gõ, bùng binh trước bưu điện Chợ Lớn, bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, bùng binh ngã tư giữa đường Hùng vương (trước 75: Hồng Bàng) và đường Châu Văn Liêm (trước 75: Tổng đốc Phương) v.v...

"Bùng binh" là gì vậy?

1/ Nhiều người từng biết đến câu chuyện về Bùng binh Bồn Kèn, vào thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. Bùng binh này nằm phía trước Tòa Thị chính (nay là UBND TPHCM), giữa hai đại lộ Charner (sau đổi tên: Nguyễn Huệ) và Bonard (sau này: Lê Lợi).

dimanche 3 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Cho hay không cho ?

Trên đường phượt về Đất Phật ở phía bắc Ấn Độ, gã bất ngờ đến các trung tâm Phật giáo, các thánh địa Phật giáo thấy nhiều trẻ em, đàn bà, người già Ấn Độ biết tiếng…Việt.

Họ rất giỏi, khi xe dừng nhận biết ngay người Việt để ùa tới. Sau đó là màn chào đón nhiệt tình đến mức không chỉ chìa tay, vẫy tay mà còn cả sẵn sàng níu chân, ôm chân.

Vâng!

Những màn chào đón…đau lòng.

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Chương - Mắc cười đến vậy, không ngờ cũng viết cho bằng được !

 

Tôi thường chú tâm vào những chữ nghĩa nào gây hiểu lầm về căn tính của TIẾNG VIỆT. Thỉnh thoảng, mới đưa lên mấy chữ đi quá xa của sự khôi hài, gọi là giải sầu chơi. Như cái chữ "chuẩn đoán".  

(1) Tôi nghe đồn rằng có tour du lịch này kia ghi hai chữ "thăm quan", cứ nghĩ chuyện hài hước, nói dóc chơi. Trên mạng, phần lớn ghi "tham quan" (không "thăm").

Ai dè, ngay Hà Nội kinh kỳ, lại rất "kỳ" bởi cách dùng chữ thật "kinh": xe buýt to đùng treo băng-rôn ghi "... khách THĂM QUAN Hà Nội"!

Lê Thanh Phong - Biết lắng nghe thể hiện văn hóa cao

 

Về cách dùng từ "ga" để chỉ một bến tàu cũng không sai, nhưng nếu để "bến" như cách gọi cũ vẫn đúng thì tại sao lại phải thay đổi. Trong khi, "bến sông", "bến nước" của đường thủy đã đi vào thơ ca, văn chương, âm nhạc và cả "tâm trạng" của con người.

Ngồi bên "bến" để ngóng trông một người có lẽ "tâm trạng" hơn là "ga". Trừ phi là ga tàu lửa như trong "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.

Rất hay là ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1), đã theo dõi những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng, có sức thuyết phục và đưa ra quyết định thay đổi.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Bàn về Bến

Từ xa xưa tổ tiên ta chủ yếu đi lại bằng đường thủy qua thuyền ghe. Nơi dừng đậu ghe thuyền bên bờ sông gọi là BẾN.

Nói đến bến, hàng ngàn năm qua được mặc định là bến ghe thuyền. Và rồi mãi về sau xuất hiện thêm xe ngựa, xe kéo “tham gia giao thông” trên bộ, thế là hình thành ra bến trên bộ gọi là bến xe để phân biệt với bến dưới nước.

Từ lúc đó, nước Nam ta xuất hiện hai loại bến: Bến xe và Bến.

Hà Phan - Đổi Ga tàu thủy thành Bến trong hôm nay!

 

Ông Nguyễn Kim Toản - Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư tuyến buýt sông số 1) - nơi "biến" bến thành ga cho biết sẽ thực hiện điều chỉnh, thay đổi bảng hiệu "ga tàu thủy" thành "bến tàu" tại các bến đón, trả khách của tuyến buýt sông số 1 ngay trong ngày hôm nay 29/2.

Trong ảnh là Ga tàu thủy Thủ Thiêm đã bị gỡ mấy chữ Ga tàu thủy để chuẩn bị thay bằng Bến!

Ông Toản giải thích tên gọi "ga tàu thủy" có từ lúc tư vấn lập đề án và đặt tên khi đưa vào vận hành khai thác.

mercredi 28 février 2024

Cù Mai Công - Không chỉ người Sài Gòn, người Việt cũng không nói tiếng Việt kiểu kỳ dị như vầy

 

Thiên hạ khắp nơi chứ không chỉ là người Sài Gòn, có cả những bậc trí giả, túc nho… đang nổi giận về cái cụm từ “Ga tàu thủy Bạch Đằng”.

Cơn giận có cơ sở vì đây là một cụm từ kỳ dị, kết hợp một mớ từ “hổ lốn”, “hằm bà lằng” gồm cả từ gốc tiếng Pháp (gare), tiếng Tàu (thủy ) lẫn tiếng Ta (tàu). Ai học, chú ý ngôn ngữ tiếng Việt đều biết có một nguyên tắc cơ bản trong tiếng Việt: từ gốc Việt đi với từ gốc Việt, từ gốc Hán Việt đi với từ gốc Hán Việt…

Trước 1975, ở miền Nam, người ta dùng từ Hán Việt, chưa phải đã hay nhưng ít ra từ Hán Việt đi với từ Hán Việt, không Tây - Tàu - Ta lẫn lộn và thống nhất cách gọi: hải cảng (cảng biển), giang cảng (cảng sông), xa cảng (cảng xe), phi cảng (cảng bay - dịch từ air port - ảnh). Không lung tung như hiện nay: bến xe, ga hành khách, ga hàng không, ga tàu hỏa, ga tàu thủy, cảng biển, cảng sông, sân bay...

Phan Hân - Vì sao là "Ga tàu thủy Bạch Đằng"?

 

Tôi biết nhiều bạn không thích đọc sách, nên 1984 hay George Orwell đối với các bạn chả có gì hấp dẫn!

Nhưng khi xúm nhau chửi vụ "Ga tàu thủy Bạch Đằng", tôi nghĩ các bạn cũng nên thử suy xét sâu xa hơn một chút, tại sao họ muốn làm điều đó? Như cách họ thay biển báo giao thông khắp miền Nam từ "bùng binh", "vòng xoay" thành "vòng xuyến"; "giao lộ", "ngã tư - ngã năm..." thành "nút giao" kiểu ngoài Bắc.

Mặc nhiên chọn tiếng Bắc thành "quốc ngữ", mỗi ngày đều tìm cách triệt phá sự đa dạng của phương ngữ vùng khác, nhất là ngôn ngữ cũ của Miền Nam trên mọi phương diện đọc, viết, đặc biệt là sách giáo khoa.

Bùi Chí Vinh - Lại thêm một sự thay tên đổi họ ngu xuẩn

 

T nh tôi đã chp hình Bến Bch Đng

Ba má tôi không bao gi gi đó là "Ga Tàu Thy"

Dân Sài Gòn không xut thân t kh

T rng v chí chóe đi thay tên

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

Đặng Chương Ngạn - Ga nước quê hương!

- Ông tổng biên tập! Sao trong cuốn tiểu thuyết của tôi các ông biên tập kỳ thế: Tất cả các từ Ga nội địa Tân Sơn Nhất, Ga quốc tế Tân Sơn Nhất, các ông sửa thành Bến nội địa, Bến quốc tế? Ông có hiểu nghĩa từ "BẾN" không?

- Hiểu chứ! Theo từ điển tiếng Việt: chỗ bờ sông, thường có bậc lên xuống, để tắm giặt, lấy nước; nơi quy định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa...Vậy, anh có hiểu nghĩa từ "GA" không?

- Tất nhiên, cũng theo từ điển: Công trình kiến trúc làm nơi cho tàu hỏa, tàu điện hay máy bay đỗ để hành khách lên xuống hoặc để xếp dỡ hàng hóa...

mardi 27 février 2024

Thái Vũ - Có nên áp đặt ngôn từ miền Bắc cho miền Nam ?

"Cái nào của Miền Nam thì phải ra Miền Nam, cái nào của Miền Bắc thì phải ra Miền Bắc nó mới là tôn trọng văn hóa vùng miền".

Thôi thì, vì dân Bắc vào Nam ồ ạt sau 1975 đến nay, dân miền Nam bỗng có người thay vì kêu "trái dừa" thì lại gọi "quả dừa", "tô bún" thành "bát bún"... Âu cũng là xáo trộn cho phong phú ngôn ngữ.

Nhưng mà những cái mang tính nề nếp, đặc trưng thì đừng có pha lẫn. Nó làm mất cái đặc trưng đi.

Hoàng Nguyên Vũ - Khi Trấn Thành nói chữ

 

Trấn Thành trở thành đạo diễn nghìn tỉ: kệ Trấn Thành. Tôi không xem phim Trấn Thành nên cũng không có gì để khen hay để chê.

Trấn Thành có hàng triệu fan, kệ Trấn Thành và các fan của cậu ta. Gió tầng nào mây tầng đó, của ba đấng người ba loài, nó là điều bình thường của xã hội. Mà bình thường thì kệ họ đi.

Nhưng hôm nay Trấn Thành nói chữ, đành hóng hớt tí.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (2)

- Cảng: Cũng theo từ điển Hoàng Phê, là nơi công trình cho tàu thuyền, ghe, ca nô ra vào neo đậu xếp dỡ hàng hóa hoặc hành khách lên xuống.

Cảng là từ chỉ chỗ dùng của các loại phương tiện giao thông thủy. Nơi có nước mới là cảng, chẳng hạn bờ sông, bờ biển. Ven sông thì cảng sông, ven biển thì cảng biển. Ví dụ cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đình Vũ, cảng Vũng Tàu.

Nhạc sĩ Hồ Bắc có bài hát “Bến cảng quê hương tôi”, “khi xuân sang trên bến cảng, đàn hải âu tung cánh bay rợp trời”. Không có cảng nào nằm trên đất không sông không biển bao giờ. Gọi những chỗ trung chuyển hàng từ cảng biển cảng sông về là “cảng trung chuyển” là hết sức bậy.

Nguyễn Thông - Các nhà ngôn ngữ học ơi ời, bận ngủ hở (1)

Đành rằng ngôn ngữ (trong đó có tiếng Việt) luôn vận động, phát triển, đổi thay, mỗi thời mỗi khác (như ông hàng xóm nhà tôi bẩu, chế độ còn thay đổi được, huống chi ngôn ngữ). Nhưng không phải cứ đổi lung tung xòe, loạn cào cào như xứ ta thời nay rồi biện bạch là phát triển.

Ngày xưa, cụ thể là thời phong kiến, rồi kế tiếp là thời thuộc Pháp, ngôn ngữ được dùng rất chuẩn mực. Mọi cách tân, thay đổi đều phải hết sức hợp lý, có cơ sở thì mới được chấp nhận. Ngôn ngữ đã đạt được sự trong sáng, chính xác, chuẩn, cả cộng đồng thừa nhận.

Thời ấy, những người trong bộ máy cầm quyền hầu hết đều học hành bài bản, trình độ cao, nắm chắc ngôn ngữ. Họ viết một chữ, dùng một từ, đặt một câu, diễn đạt một ý… đều rất cân nhắc.

lundi 26 février 2024

Nguyễn Gia Việt - Nhìn “Ga tàu thủy Bạch Đằng” ở giữa sông nước Sài Gòn mà buồn lòng quá xá!

 

Lịch sử, văn hóa Sài Gòn đã có sự khó hiểu, sai lệch từ những năm sau này, khi mà chữ nghĩa Miền Nam đã bị thay đổi.

Lịch sử Bến Bạch Đằng đơn giản. Đây vốn là đất Kompong Luông vùng Sài Gòn. Pháp qua đặt tên đường từ cột cờ Thủ Ngữ tới công trường Mê Linh là Quai le Myre de Vilers, đoạn còn lại tới Ba Son là Quai d’Argonne.

Sau 1955 tổng thống Ngô Đình Diệm nhập hai đoạn đường lại đặt thành Bến Bạch Đằng. Kêu là bến vì đây là đại lộ ven sông, dưới là bến sông nhiều ghe tàu. Sau 1975 Bến Bạch Đằng bị xóa tên, đặt thành đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên người Sài Gòn vẫn kêu là Bến Bạch Đằng. Và nay xuất hiện "ga tàu thủy" tại bến Bạch Đằng.