Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Văn Thiệu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyễn Văn Thiệu. Afficher tous les articles

samedi 2 décembre 2023

Huy Đức - 1972: Hà Nội 12 ngày đêm B-52

[Phần II]

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theo Kissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua.

Trong khi đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến”.

Sài Gòn

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khi đến Dinh Độc Lập, Kissinger đã phải đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã - trợ lý của Tổng thống - mới ra đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời.

vendredi 10 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (6)

 

Kỳ 6 : SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài Gòn không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt - đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963.

Nhưng dù thể chế nào, ai lãnh đạo, thông tin về cuộc đảo chính vẫn úp mở, không rõ khi các lãnh đạo miền Nam lúc ấy ít nhiều liên quan với đảo chính 1-11, và cả sự ràng buộc, kỵ húy của đề tài này khi các sĩ quan đảo chính vẫn cầm quyền. Sau đó là 30-4-1975, đây cũng vẫn là đề tài “nhạy cảm” với đủ mọi thông tin khác nhau, nhất là từ những quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa ở nước ngoài chỏi nhau chan chát cho tới giờ. Thực hư khó xác định. Đó là chưa kể có thông tin không rõ ràng từ chính những “người trong cuộc”, có khi để bào chữa cho mình.

Chẳng hạn cái chết của anh em đại tá Lê Quang Tung - thiếu tá Lê Quang Triệu, thông tin chủ yếu từ nước ngoài. Người nói bị đâm, kẻ nói bị bắn; thủ phạm có người nói đại úy Nguyễn Văn Nhung, có vị dẫn lời một tướng nói do một Quân cảnh gác phòng họp bắn… Ai cũng khăng khăng mình đúng.

samedi 4 novembre 2023

Cù Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm (4)

 

Kỳ 4: SAU ĐẢO CHÍNH, PHẢN ĐẢO CHÍNH LẠI LIÊN TIẾP ĐẢO CHÍNH VÀ PHẢN ĐẢO CHÍNH

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm tạo ra hai luồng cảm xúc đối nghịch cả trong lẫn ngoài nước: một, vui mừng khi lật đổ chế độ “gia đình trị”; hai, bàng hoàng khi ông Diệm bị giết.

Người Mỹ đứng sau lưng, bật đèn xanh cho Hội đồng Quân nhân Cách mạng lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm thì ai cũng rõ rồi. Nhưng khi nghe tin ông Diệm bị giết, Tổng thống Mỹ Kennedy cũng bần thần. Đa số người Bắc di cư vốn hàm ơn ông Diệm đưa mình vào Nam thì bàng hoàng.

Khi nghe ba tôi nói ông Diệm bị giết, mẹ tôi thốt lên “Giêsu Maria, lạy Chúa tôi” rồi vào ngồi trong góc nhà, đầm đìa nước mắt, đấm ngực than: “Hết về Bắc lại rồi ông ạ”. Chả là nhiều người Bắc 54 đến lúc đó vẫn tin sẽ có ngày ông Diệm đưa mình về lại quê hương.

mardi 14 décembre 2021

Giấc mơ quy hoạch Thủ Thiêm của Việt Nam Cộng Hòa hai lần tan vỡ

 

Đã từng có hai lần Việt Nam Cộng Hòa quy hoạch phát triển khu đô thị Thủ Thiêm, nhưng cả hai lần đều bị hủy bỏ vào giờ chót.

Lần thứ nhứt dự án quy hoạch Thủ Thiêm được triển khai bởi Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60. Dự án khi đã lên kế hoạch hết thì Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phe đảo chánh ám sát chết.

Lần thứ hai vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Bản đồ tiếp tục được quy hoạch và phát triển Thủ Thiêm lần hai, từ 1967 tới năm 1972 hoàn thành. Và một lần nữa dự án khi đó cũng đã lên kế hoạch phát triển thì ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập tới.

samedi 13 novembre 2021

Lê Học Lãnh Vân - Bà Thiệu

 

THỜI CHÚNG TÔI CÒN LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN tại Sài Gòn, chúng tôi gọi tổng thống Thiệu là ông Thiệu hay bằng biệt danh (nickname) do báo chí đặt là “tông-tông” và gọi phu nhân ông là bà Thiệu. Bà Thiệu vừa thất lộc tại Hoa Kỳ hôm 15 tháng 10 năm 2021!

NHIỀU NGƯỜI LỚN TUỔI tôi quen biết đều có cùng nhận xét: bà Thiệu hiền, khiêm tốn, giản dị.

Giáo sư Mai Trần Ngọc Tiếng, thầy của tôi, trưởng khoa Sinh Lý Thực Vật trường Đại Học Khoa Học thập niên 1970, 1980… người nếu còn tại thế đã vào tuổi 104, cho biết hiền và khiêm tốn là hai tính cách tự nhiên có nơi bà Thiệu. Là đệ nhất phu nhân, bà Thiệu chủ trì các hoạt động từ thiện và cô Tiếng tham gia tích cực các hoạt động từ thiện đó.

lundi 25 octobre 2021

TS Nguyễn Tiến Hưng - Một vài kỷ niệm về phu nhân Tổng Thống Thiệu

 

(NV 22/10/2021) Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.

Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai.

Buổi chiều hôm ấy ông nói nên đi ngủ sớm cho đỡ mệt sau chuyến bay dài từ Washington, DC và nói là sáng hôm sau thì cứ thủng thẳng lúc nào dậy cũng được.

mercredi 20 octobre 2021

Khiết Nguyễn - Đệ Nhất Phu Nhân Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thị Mai Anh


Nếu nhìn lại Việt Nam Cộng Hòa và nhìn sang Đại Hàn Dân Quốc, một quốc gia bà con xa và cũng là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi thấy hai vị nguyên thủ quốc gia và đệ nhất phu nhân có vài điểm giống nhau.

Tổng Thống Phác Chính Hy và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều xuất thân từ quân đội, đều biết làm ruộng, lái máy cày. Phu nhân của Tổng Thống Phác, Bà Yuk Young Soo, cũng giống phu nhân của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, Bà Nguyễn Thị Mai Anh, ở vài điểm: đi bên phu quân, cả hai đều khiêm tốn, luôn tìm mọi cách để tránh lôi cuốn sự chú ý của quần chúng cũng như giới truyền thông.

Khi bắt buộc phải có mặt bên chồng, Bà Yuk luôn khép nép trong chiếc áo Hanbok cổ truyền, và tuy rằng lúc nào cũng giữ một nụ cười khả ái nhưng Bà rất ít nói. Bà Mai Anh cũng vậy, luôn mặc chiếc áo dài truyền thống và đứng lùi lại phía sau Tổng Thống một chút. Thế nhưng cả hai đều là những người phục vụ xã hội một cách rất hăng say.

Thái Vũ - Ngại quá !

 

Song song với tin về Bà cựu Đệ Nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa qua đời, nhiều người nhắc tới bệnh viện "Vì Dân". Bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo do Bà đứng ra kêu gọi quyên góp xây dựng, nay thành bệnh viện Vì Quan.

Tiếng Anh có thành ngữ "winner take all" có nghĩa là người thắng vơ hết.

Ví dụ trong một cuộc thi nhiều giải thưởng, người thắng cuộc chơi đó sẽ giựt hết tất cả các giải. Hoặc người chơi bài Poker, chơi ván cuối cùng và thắng tất cả tiền cược.

Lưu Trọng Văn - Trớ trêu !

 

Mạng tràn ngập hình ảnh và tin bà Mai Anh qua đời ở Mỹ, thọ 90 tuổi.

Người Sài Gòn tiếc thương bà không phải vì bà là vợ của tổng thống Thiệu - người dặn vợ nguyện vọng được chôn cất ở Ninh Thuận, quê nhà - nhưng bà không thể thực hiện được.

Người Sài Gòn tiếc thương bà, vì bà là người đem hết sức mình làm nên bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất có tên Vì Dân.

Bùi Chí Vinh - Một nén nhang cho bà Nguyễn Thị Mai Anh


Bùi Chí Vinh : Trước 1975 dù nhà ở Xóm Lách quận 3 dưới chân cầu Công Lý, nghĩa là khá xa địa điểm bệnh viện Vì Dân đang xây dựng, nhưng tôi vẫn rủ bọn nhóc tì mới lớn trong xóm lên tuốt Ngã Tư Bảy Hiền để chơi và để xem.

Chơi để thỏa chí tang bồng, và xem để biết thế nào là một công trình y tế vì nhân dân mà phục vụ như lời đồn đại. Và bà chủ bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho người nghèo đó chính là bà Nguyễn Thị Mai Anh (còn gọi là cô Bảy Mỹ Tho) vợ Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu hôm nay đã mất. Bà sinh 1931, năm nay đúng 90 tuổi.

MỘT NÉN NHANG CHO BÀ NGUYỄN THỊ MAI ANH (CÔ BẢY MỸ THO) CỰU ĐỆ NHẤT PHU NHÂN NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HÒA 

lundi 18 octobre 2021

Cù Mai Công - Chuyện một phu nhân tổng thống từng là dân Ông Tạ vừa ra đi và « bệnh viện bà Thiệu »

 

Bà Nguyễn Thị Mai Anh, đệ nhất phu nhân của nền Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975) Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vừa qua đời bên Mỹ ngày 15-10-2021, tại nhà người con trai lớn Nguyễn Quang Lộc ở miền nam California. Đúng 20 năm sau khi ông Thiệu ra đi (29-9-2001). Bà sanh năm 1931, mất 2021. 90 tuổi, kể cũng đại thọ.

Bà Mai Anh dân Tiền Giang, vùng đất ít nhất đã có hai hoàng hậu (Từ Dũ, Nam Phương – cùng ở Gò Công) và hai đệ nhất phu nhân: phu nhân Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: Đoàn Thị Giàu (Châu Thành) và phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: Nguyễn Thị Mai Anh (Mỹ Tho).

Vợ chồng ông Thiệu từng có lúc là dân vùng ven Ông Tạ trước 1963, khi ông ở cấp tá. Nhà ông bà trong khu cư xá sĩ quan Trần Hưng Đạo gần đầu đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai).

Dương Thủy - Viết cho một người được gặp từ 50 năm trước

 

Mùa tựu trường năm 1972, lúc đó mình chỉ mới 6 tuổi và được vào lớp 1.

Ngôi trường mình học có tên là tiểu học Phước Bình, hiện nay nó thuộc quận 9, tọa lạc đâu đó trên con đường Đỗ Xuân Hợp thì phải?

Ngày xưa, ba mình vốn là thương phế binh thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Để ghi nhớ những công lao người lính mất một phần thân thể hay sức khỏe vì cuộc chiến, khi ba xuất ngũ, chánh phủ có cấp cho gia đình một căn nhà tại Làng Phế binh Thủ Đức.

Huy Đức - Phu nhân

 

Hôm nay, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hình ảnh và lời chia buồn khi có tin bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phu nhân cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, qua đời (1931-2021).

Một “ông anh” của tôi, con trai một nhà ngoại giao thời kỳ đầu của chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - người xuất hiện trong khá nhiều bức hình bên cạnh Hồ Chủ Tịch (bế và dắt tay khi còn là một đứa bé 5-6 tuổi) - viết: “Sau 1975 làm quái gì có 'phu nhân..' toàn chân đất, mắt toét đeo hột xoàn”.

“Ông anh” tôi quả là quá khắt khe. Đành rằng, phần lớn vợ của các nhà lãnh đạo chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa XHCN Việt Nam đều xuất thân từ nông dân, nhưng có những người trong số họ làm “phu nhân” cũng rất đáng nể.

Lê Huyền Ái Mỹ - Nhân một người “Vì Dân” vừa nằm xuống

 

Sáng nay, Facebook tràn ngập lời tiễn đưa trang trọng bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Và hình ảnh gắn với người vừa nằm xuống, như một “di sản” của riêng bà là bệnh viện Vì Dân - sau năm 1975 đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất.

Người Sài Gòn thường kêu bệnh viện là “nhà thương”, nơi người dân bị bệnh tới khám, chữa, chăm sóc mà không phải bỏ tiền, được nhà nước lo đầy đủ. Năm 1972, Vì Dân ra đời cũng là để chăm sóc, chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Thử lật lại mấy tờ báo đưa tin nhân kỷ niệm 40 năm (2015), 45 năm (2020) ngày truyền thống bệnh viện Thống Nhất, có một dòng nhắc lại Nghị quyết số 07/QĐ75 “về việc tổ chức bệnh viện để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của quân, dân chính Đảng”. Trong đó nêu rõ “Lấy bệnh viện Vì Dân làm bệnh viện của Trung ương cục để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp quân sự và dân, chính Đảng, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành - Viện trưởng Viện Quân y K71, Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Sức khỏe của Trung ương cục làm viện trưởng”.

Trần Đình Thu - Ký ức về cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và bà phu nhân Mai Anh


Tháng Tư năm 1975 thì tôi mới 11 tuổi, độ tuổi chưa biết gì về thế sự, nhưng những ký ức về mặt hình ảnh trên ti vi thì tôi còn nhớ rất rõ.

Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cũng như ba tôi và ông thầy hiệu trưởng Trần Đại Nhơn của tôi ở Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn tại thôn Phú Lộc, xã Hòa Phú huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam, đều có mái tóc như nhau. Đó là mái tóc được chải bằng một thứ keo gọi là “bi dăng tin” làm cho nó giữ nguyên trạng thái bóng mượt, rẽ ngôi ngay ngắn suốt cả ngày mà không hề có sợi tóc nào bị gió tung lên.

Ông Thiệu có giọng nói mạnh mẽ sang sảng át cả cái xóm nhỏ mỗi khi ông xuất hiện trên chiếc ti vi 21 inches của nhà tôi.

mercredi 29 janvier 2020

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu : "Sống không có tự do là chết"


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và ông Hoàng Đức Nhã.

(Dân Luận 28/01/2020) Vào ngày 18 tháng 10, Henry Kissinger bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn để báo cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về hiệp định hòa bình. Buổi họp ngày 19 tháng 10 kéo dài gần hai giờ. Sau khi lắng nghe Kissinger thuyết trình, ông Thiệu muốn có bản thảo hiệp định. Ông được trao cho bản tiếng Anh.

Cuộc họp trở nên xấu đi. Đầu tiên, ông Hoàng Đức Nhã, cố vấn cho Tổng thống Thiệu, chỉ được trao cho bản tiếng Anh. Ông Nhã phẫn nộ đáp lại: "Chúng tôi không thể thương lượng số phận của nước mình bằng tiếng nước ngoài!" Ông rất tức giận đòi có bản tiếng Việt. Ông Nhã muốn thấy bản tiếng Việt mà những người cộng sản đã trao cho Kissinger.

Kissinger nói, "À, chúng tôi quên." Ông Nhã đáp: "Ông muốn nói gì thế, ông quên ư?". Rồi ông Nhã chế giễu toàn bộ quá trình hội nghị và ông nói với Kissinger, "Ông muốn bảo tôi là người Mỹ có thể hiểu tiếng Việt hơn người Việt sao? Chúng tôi muốn thấy bản tiếng Việt."