Affichage des articles dont le libellé est Nguyên tử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nguyên tử. Afficher tous les articles

lundi 10 mars 2025

Phó Đức An - Ác mộng lặp lại


Khi chúng ta cho phép quốc ca của một quốc gia trở thành một bản nhạc cầu siêu, thì toàn thể nhân loại cuối cùng sẽ sáng tác nên một lễ hội bạo lực.

Khi các nhà máy thép ở Kharkov bị xoắn cong và biến dạng vì hỏa lực pháo binh, và khi dòng nước sông Dnieper tràn ngập những mảnh đạn pháo đang cuộn chảy, khói chiến tranh trên đồng bằng Đông Âu đã vượt ra ngoài phạm vi địa chính trị.

Những gì bị tên lửa xé nát không chỉ là những công sự kiên cố, mà còn là phép thuật mong manh duy trì hệ thống văn minh hiện đại. Khi những lời cam kết của Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 tan thành tro bụi, và khi Điều 2, Đoạn 4 của Hiến chương Liên hợp quốc bị nghiền nát thành bụi dưới bánh xích xe tăng, cơ chế an ninh tập thể mà nhân loại đã dành 70 năm để xây dựng đã phát ra tiếng kêu rời rạc, bi ai.

dimanche 9 mars 2025

Trương Nhân Tuấn - Ngoảnh mặt với đồng minh NATO, Mỹ sẽ mất vị thế đại cường số 1 thế giới

 

Không phải chỉ có người Việt Nam, mà ngay cả những học giả nước ngoài cũng có những sai lầm ấu trĩ về sự đóng góp của Mỹ vào Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

NATO hiện thời có 32 quốc gia thành viên. Đa số đều cho rằng, chỉ một mình nước Mỹ mà phải đóng góp khoảng 66 % vào tổ chức này, thiệt tình là điều 100 % sai lầm. Việc này đến từ sự hiểu lầm (lẫn lộn) về "ngân sách hoạt động" của tổ chức NATO và "chi tiêu quốc phòng" cho mỗi quốc gia thành viên.

"Ngân sách hoạt động NATO" hàng năm là 4,6 tỉ đô la. Ngân sách này dùng để chi phí cho nhiều hoạt động: hoạt động quân sự (2,37 tỉ), hoạt động dân sự (483,3 triệu đô la) cùng một số hoạt động khác.

samedi 8 mars 2025

Dương Thắng - Thử bàn chuyện vũ khí hạt nhân

Với trình độ phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay (có thể làm thí nghiệm mô phỏng tạo ra vụ nổ lớn Big Bang, cội nguồn sản sinh ra vũ trụ ngày nay) cộng với một nền kinh tế có tiềm lực sung mãn, việc chế tạo vũ khí hạt nhân ko còn là vấn đề gì quá xa vời, ngoài tầm với của nhiều nước như Đức, Nhật hay Hàn Quốc, Đài Loan.

Công nghệ hạt nhân của Nhật thì đã hoàn thiện rồi. Nhưng trước đây họ chỉ dùng nó cho mục đích hòa bình. Giờ sẽ chuyển hướng thôi. Những nước nghèo như Bắc Triều Tiên, không khá giả gì như Pakistan hay Ấn vẫn làm được bom hạt nhân từ vài chục năm nay (Iran thì chỉ 1 năm nữa là có bom).

Việc trở mặt với đồng minh của Trump chắc chắn sẽ làm cuộc chạy đua vũ trang để chế tạo vũ khí hạt nhân, dù công khai hay ngấm ngầm, sẽ bùng nổ trên toàn thế giới.

mercredi 5 mars 2025

Bùi Chí Vinh – Quân bài tẩy


Trump nói Zelensky không có quân bài nào trong tay để đàm phán cả. Nếu năm 1994 Ukraine không bị đám Mỹ, Nga, Anh, NATO liên kết "dụ khị" phá hủy 1.800 hỏa tiễn lục địa và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới thì xin lỗi, không riêng gì Nga mà cả Mỹ, Tàu cũng đố dám rớ đến, nói chi là xâm lược.

Nói có sách mách có chứng. Cứ nhìn nhiệm kỳ đầu của Trump, chỉ cần Kim Jong Un tức Ủn Béo xịt hỏa tiễn và nổ tá lả đã có "bom nguyên tử" là Trump lập tức hạ mình xuống nước dịu giọng làm quen ngay.

Chẳng những làm quen mà còn ve vãn hội đàm ở Hà Nội, nhưng cuối cùng cả Mỹ, Tàu, Nga chẳng ai cản được Bắc Hàn nghèo đói cứ lâu lâu bắn một hỏa tiễn ra biển hù dọa quốc tế lên ruột.

mardi 4 mars 2025

Trương Nhân Tuấn - Yêu cầu của tổng thống Zelensky đối với Hoa kỳ về một “bảo đảm an ninh cho Ukraine” là hợp lý

Khi Ukraine tuyên bố độc lập 24 tháng 8 năm 1991, đất nước này được thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới (chiếm 17 % kho vũ khí của Liên Xô). Gồm khoảng 2.500 đầu đạn chiến thuật và khoảng 1.500 đầu đạn chiến lược, gắn trên các hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Ngoài ra, Ukraine còn sở hữu khoảng 40 chiếc máy bay ném bom chiến lược, có khả năng phóng 500 hỏa tiễn hành trình.

Mùa thu năm 1991, Quốc hội Ukraine gồm 450 đại biểu, đã thông qua một nghị quyết cam kết tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), với tư cách là một quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân. Ukraine bắt đầu các cuộc đàm phán với hai cường quốc Nga và Hoa kỳ. Các bên ký kết Nghị định thư Lisbonne, tháng 5 năm 1992, nhằm hiện thực hóa các cam kết thể hiện theo nghị quyết của Quốc hội Ukraine. 

dimanche 2 mars 2025

Đinh Kim Phúc - Ukraine từng có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới

 

Vì là Tổng thống của money, money and money nên Trump éo cần biết và éo tôn trọng chữ ký của Tổng thống Bill Clinton.

Ukraine từng có thời gian ngắn là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới, nhưng đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân cách đây 31 năm để đổi lấy những đảm bảo an ninh.

Do vị trí chiến lược của Ukraine trong Chiến tranh Lạnh, nước này được thừa hưởng một kho vũ khí hạt nhân đáng gờm sau khi Liên Xô tan rã cùng với Nga, Belarus và Kazakhstan.

samedi 22 février 2025

Phó Đức An - Đả xà bất tử, hậu hoạn vô cùng!

Câu nói “giết rắn phải đánh dập đầu” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn về cách xử lý rắn, mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và bài học cuộc sống. Cuộc chiến với Nga như giết rắn, nếu để sổng, nó sẽ quay lại bò vào nhà và giết hại bạn.

Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, đầu được xem là phần quan trọng nhất của cơ thể, nơi chứa đựng trí tuệ và linh hồn. Việc nhắm vào đầu của rắn không chỉ nhằm mục đích vô hiệu hóa nó một cách nhanh chóng, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng là tiêu diệt hoàn toàn mối đe dọa.

Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Christoph Heusgen phát đi một thông điệp rất mạnh mẽ là chi tiêu quốc phòng của châu Âu và Đức phải tăng lên. Và "Chúng ta phải có khả năng hỗ trợ Ukraine, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng khả năng quốc phòng của riêng mình".

lundi 23 décembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Người dân Ukraine muốn khôi phục vũ khí hạt nhân!

Theo cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv công bố ngày 23 tháng 12, khoảng 73 % người Ukraine ủng hộ ý tưởng Ukraine khôi phục vũ khí hạt nhân.

Cuộc thăm dò được tiến hành gần dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký Bản ghi nhớ Budapest, theo đó Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân thời Liên Xô để đổi lấy sự bảo đảm an ninh quốc tế.

Khoảng một nửa số người được hỏi cho biết họ sẽ ủng hộ việc phát triển vũ khí hạt nhân, ngay cả khi phải trả giá bằng việc mất viện trợ từ phương Tây và chịu lệnh trừng phạt.

samedi 30 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Tiền đâu mà đốt ?

 

Xây đường sắt cao tốc, đường cao tốc xuyên Việt, sân bay Long Thành, điện hột nhơn, thậm chí cả bom hột nhơn...đều đúng cả, nên làm cả.

Vấn đề là lấy tiền ở đâu để làm? Liệu có rơi vào bẫy nợ không (vì đi vay chắc rồi)? Bao giờ thì sẽ trả hết nợ và sẽ tăng trưởng kinh tế thế nào để trả hết nợ?

Nói chung về sự cần thiết thì không phải bàn, vì mình đều thiếu cả, còn thiếu nhiều lắm, như mạng lưới metro rộng khắp. Thứ mà Bắc Triều Tiên còn có từ thập kỷ 1970.

vendredi 29 novembre 2024

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/11/2024

 

1. Bom bay V2 của Putox

“Bom bay” – nhẽ ra phải gọi là tên lửa mới đúng – V-2 còn được gọi là “Vergeltungswaffe” nghĩa là “Vũ khí báo thù,” được phát-xít Đức sử dụng để tấn công London trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

V-2 là tên lửa đạn đạo bay với tốc độ siêu thanh, có khối lượng 12.500 kg, dài 14 m, đầu đạn nặng 1.000 kg với lượng thuốc nổ 910 kg. Cơ chế kích nổ của nó do va chạm, khi chạm vào đâu đó thì nó sẽ nổ tức thời.

Tháng 9 năm 1944, những quả tên lửa V-2 đầu tiên được phóng vào Anh quốc. Ngày 5 tháng 11 năm 1944, một tên lửa V-2 được phóng từ Hague, Hà Lan đã phát nổ ở Islington, London, khiến 35 người thiệt mạng. Ngày 27 tháng 3 năm 1945 quả tên lửa V-2 cuối cùng được phóng tại Orpington ở Kent.

mercredi 27 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Khi cuồng tín, người ta tự đánh mất trí tuệ và nhận thức

 

Trong buổi nói chuyện trên kênh YouTube của báo Vietnam Plus cách đây 2 ngày, ông Lê Văn Cương nói rằng vũ khí của Ukraine chưa đủ tầm để Nga “trưng ra” vũ khí mạnh nhất của mình ở Kursk.

Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu ra được Nga còn giấu thứ vũ khí gì mạnh hơn nữa, tất nhiên trừ hột nhưn, chưa mang ra để giành lại Kursk.

Trong khi phải thí quân tối đa, và khiến mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao Putin bất khả thi tận ba lần?

mardi 26 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đấy! Chơi như vậy có phải đẹp không

 

Như vậy, sau 5 ngày, kể từ khi Mỹ, Anh và Pháp dỡ bỏ lệnh hạn chế tầm tấn công của tên lửa vào sâu lãnh thổ Nga đối với Ukraine. Thì Ukraine đã phát động 4 cuộc tấn công bằng ATACMS và Storm Shadow vào sâu lãnh thổ Nga mà không hề thấy dấu hiệu của Thế chiến III hay chiến tranh hột nhưn.

Đặc biệt hơn là hôm qua, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby chính thức công bố việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.

Đây là điều mà thư ký Điện Kremlin, người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga Medvedev và ngoại trưởng Lavrov luôn khẳng định là mới chỉ “báo chí đồn thổi” mà chưa có bất kỳ tuyên bố chính thức nào từ Mỹ. Cho dù trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố.

Lê Xuân Nghĩa - Medvedev vạch ra “lằn ranh đỏ” mới cho Ukraine và Mỹ

Hiện nay rộ lên tin tức rằng chính quyền Mỹ đang nghiêm túc thảo luận việc có hay không giao trả vũ khí hạt nhân cho Ukraine, mà Mỹ đang quản lý theo Bản ghi nhớ Budapest về Đảm bảo an ninh được ký kết vào năm 1994.

Theo đó, Ukraine đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạt nhân, để đổi lấy việc nhận được sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, Anh và Nga.

Med hùng hổ tuyên bố rằng việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine sẽ bị coi là chạm đến “lằn ranh đỏ”, là một cuộc tấn công vào Nga. Và điều đó có nghĩa một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ nổ ra.

lundi 25 novembre 2024

Hoàng Quốc Dũng - Đe dọa hạt nhân và sự thật về mối nguy hiểm của nó

 

*Ngày 21/11/2024, lần đầu tiên trong lịch sử quân sự hạt nhân, Nga đã bắn một quả tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM : Intermediate-Range Balistic Missile) được thiết kế chỉ để mang đầu đạn hạt nhân vào thành phố Dnipro.

Đây là loại tên lửa mới của Nga đang thử nghiệm mang tên Orechnik. Vì nó không mang đầu đạn nổ nên đã gây thiệt hại không đáng kể.

Việc Nga bắn thử loại tên lửa này ngay trên chiến trường là một bước leo thang mới rất trầm trọng. Putin muốn nâng thêm một bước sự đe dọa với Ukraina và thế giới về nguy cơ hạt nhân, để đáp trả việc phương tây cho phép Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa bắn vào các cơ sở quân sự của Nga trên đất Nga.

samedi 23 novembre 2024

Chiến lược hàng xóm điên trong chiến tranh Ukraina

 

(Xã luận của Dov Alfon, Libération 23/11/2024) Tổng thống Nga thừa nhận vụ bắn hỏa tiễn loại mới vào Ukraina, với những tuyên bố thảm họa ngày càng nhập nhằng. Một chiến lược được vận dụng kỹ càng để gia tăng áp lực lên Ukraina và phương Tây.

Phát ngôn viên tổng thống Nga hôm thứ Sáu 22/11 nói rằng « chắc chắn  » phương Tây đã « hiểu thấu » thông điệp của Vladimir Putin trong phát biểu hôm trước, nhận đã bắn một hỏa tiễn loại mới vào Ukraina. 

Nguyễn Xuân Nghĩa - Hãy đợi đấy !

 

Sáng nay, mình nghe một bản tin của VTC Now (Đài của Việt Nam ta), đưa cái tít rằng "Nga không nói chơi khi cảnh báo sẽ giáng đòn hạt nhân đáp trả Ukraina và Phương Tây".

Sau nhận định trên có 24 bình luận (tại thời điểm mình nghe) với những lời lẽ khinh thường Mỹ và NATO kèm theo kích động khuyến khích Nga "cho Mỹ và NATO một bài học".

Bọn này không nghĩ rằng Putin của chúng không điên như chúng !

vendredi 22 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Dùng ICBM tấn công Ukraine : Nga đang ở đường cùng!

 

Việc Nga phải đem ICBM ra để phóng dọa Ukraine không hề mang bất cứ ý nghĩa nào về mặt tác chiến trên chiến trường hay về chiến lược.

Thực tế nó cho thấy Nga hoàn toàn bất lực khi buộc phải dùng con át chủ bài duy nhất còn sót lại để đối phó với hai loại tên lửa bình thường, đã đến hạn loại biên là ATACMS và Storm Shadow.

Tên lửa RS-26 ICBM mà Nga phóng vào Dnipro, Ukraine có giá chừng 50 triệu USD, và mức độ hiệu quả khi mang đầu đạn thông thường không nguy hiểm bằng Kinzhal. Nó chỉ có hiệu quả khi mang đầu đạn hạt nhân, nhưng điều đó chắc chắn Nga không dám làm.

Nguyễn Đình Bổn - Nga đã thực sự sử dụng ICBM?

 

Hiện việc này vẫn còn có ý kiến khác nhau.

Phía Ukraine cho biết đang điều tra. Một số nhà phân tích quân sự nói đó chỉ là một tên lửa đạn đạo thông thường, số khác cho rằng nó là ICBM nhưng gắn đầu đạn giả mục đích cảnh báo nên đã không gây thương vong lớn (chỉ 2 người bị thương).

ICBM tức tên lửa đạn đạo liên lục địa, là vũ khí chiến lược được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, nhưng chúng cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

mercredi 20 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Nga đang cố gắng thuyết phục quốc tế rằng ATACMS chỉ là tin đồn

 

Như vậy, sau khi Ukraine sử dụng đạn tầm xa ATACMS và Storm Shadow tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hai ngày nay, lực lượng tuyên giáo trên truyền hình nhà nước Nga tuyệt không đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả - điều mà mới chỉ cách đây một tuần trở về trước họ luôn mồm nói đến.

Thay vào đó, họ đe dọa phá hủy vệ tinh của NATO và Mỹ.

"Chúng tôi có quyền phá hủy các vệ tinh của NATO và thậm chí là các vệ tinh của Mỹ để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ của chúng tôi. Với mỗi cuộc tấn công, một vệ tinh sẽ bị bắn hạ. Hãy xem liệu họ có thể chịu đựng nổi điều đó không."

mardi 19 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đã làm thì không sợ. Đã sợ thì không làm!

 

Sau gần 3 năm với hàng chục “lằn ranh đỏ” do Putin và Điện Kremlin vẽ ra khắp nước Nga, đến hôm nay, Putin ký Sắc lệnh phê chuẩn học thuyết bổ sung về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong đó: "Hạt nhân" có thể được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu đáng tin cậy về vụ phóng hàng loạt UAV và tên lửa vào Nga.

Đồng thời, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Peskov tuyên bố nếu Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây chống lại Nga, theo học thuyết mới, điều này có thể dẫn đến "phản ứng hạt nhân".