Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông dân. Afficher tous les articles

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.

vendredi 12 janvier 2024

Mai Quốc Ấn - Đừng cứu, hãy làm cách khác !

 

Có thể tóm tắt ngắn bài viết trên báo Tuổi Trẻ như sau:

Doanh nghiệp làm hàng chuẩn xuất khẩu (Organic, JAS hay GlobalGap) đầu tư phân hữu cơ, giống bản quyền và hướng dẫn quy trình cho nông dân trồng nông sản theo chuẩn để xuất khẩu. Nông dân có cam kết bán lại cho doanh nghiệp đã đầu tư nhưng khi thương lái nâng giá lên thì nông dân phá cam kết, bán cho thương lái.

Thương lái sẽ bán lại cho một doanh nghiệp bán hàng xuất khẩu khác, khiến doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sẽ bị mất đơn hàng và thậm chí điền đơn hàng. Họ cũng “không dám” kiện nông dân. Đã có những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đã “chết” vì điều này.

jeudi 11 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện uống chè (7)

 

Sinh thời thày (cha) tôi rất thích uống chè. Sở thích này có lẽ hình thành từ hồi trẻ làm thư lại (một dạng thư ký) ở phủ Kiến Thụy tỉnh Kiến An. Tỉnh này về sau được chính quyền mới sáp nhập vào Hải Phòng, giờ thị xã Kiến An cũ chỉ là một quận.

Nói gì thì nói, tôi vẫn thích cái địa danh “thị xã” để gọi những đô thị các tỉnh, chẳng hạn thị xã Lạng Sơn, thị xã Hồng Gai, thị xã Tây Ninh, thị xã Vĩnh Yên… giản dị, hiền lành, chứa đầy yêu thương.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh con giai cụ Đặng Văn Ngữ nổi tiếng với bộ phim “Thị xã trong tầm tay” về Lạng Sơn thời đánh nhau với cộng sản Tàu năm 1979. Cứ thử nghĩ, nếu là “Thành phố trong tầm tay” thì nó chuồi chuội thế nào ấy, chắc chả được người đời yêu thích mấy.

mardi 2 janvier 2024

Hương Nguyễn - Trái chuối đắng

 

(Ghi chép từ Đồng Nai)

Đồng Nai là thủ phủ trồng chuối cấy mô xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc.

Thường chuối cấy mô là chuối già hương, ăn thơm và ngọt, ít phun thuốc. Vì trái chuối dính thuốc bị đốm đen, không xuất khẩu được.

Nhờ trồng chuối cấy mô, nhiều nông dân kinh tế khấm khá. Nhưng sự đời trớ trêu...Mới khấm khá chút đỉnh, chuối lại rớt giá thê thảm. Đầu tháng 11, thương lái thu mua 5.000 đồng một ký chuối. Giữa tháng 12, chuối rớt giá còn 2.000 đồng một ký. Cuối tháng 12, bên Trung Quốc ngưng thu mua !

mardi 12 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện trái cam

 

Hôm trước ngồi quán nước với mấy người bạn, gọi một ly cam vắt. Anh bạn xem menu thấy ghi giá 45.000 đồng, anh giật mình bảo ở miền Tây của anh giờ 1 kg cam bán một, hai ngàn đồng mà không có người mua. Cam rụng đầy vườn không ai thèm lượm. Tui không tin cãi với anh ta làm gì có giá đó.

Sáng nay đi đường thấy có nhiều xe bán trái cây để giá 10.000/1 kg. Giá bán ở Sài Gòn sau khi tốn tiền chuyên chở, thuế má, khấu hao hư hỏng cộng với tiền lời mà bán giá đấy chứng tỏ ở nhà vườn bán 1.000/1 kg là chính xác.

Trong khi đó bình quân giá thành sản xuất gần 8.000 đồng/kg, tương đương trên 350 triệu đồng/ha, chưa tính chi phí thuê đất từ 50-80 triệu đồng/ha/năm. Công trồng trọt, phân bón, chăm sóc cả năm thế là lỗ, là trắng tay, là nghèo lại hoàn nghèo. Hèn chi người nông dân không ngóc đầu lên nổi.

jeudi 19 octobre 2023

Tạ Duy Anh - 350 ngàn tỉ và…

Theo tiêu chí về đánh giá năng lực cán bộ hiện nay, thì nhóm soạn thảo dự án "Chấn hưng văn hóa", tiêu tốn 350.000 tỉ đồng trong mười năm, xứng đáng được coi là  những cán bộ có tài.

Chỉ riêng việc họ liệt kê được các hạng mục như thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng… đến tận cấp phường xã, cùng gần chục thứ văn hóa "phi vật thể" cần...chấn hưng, đủ để kính nể họ.

Chấn hưng, theo từ điển Đào Duy Anh, xin chép nguyên văn là "Đỡ, đẩy cho đứng dậy". Cụ Đào có lối giải thích thường quá cô đúc, dẫn tới khó hiểu. Diễn giải theo ngôn ngữ hiện đại là "Làm cho thứ gì đó tốt đẹp trở lại".

mercredi 12 avril 2023

Mạc Văn Trang - Cảm phục dân Ukraina

 

Không dám nói đến vị tổng thống nhiều lần đến tận chiến trường nóng bỏng để thăm hỏi binh sĩ.

Không dám nói đến tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và nhân dân Ukraina chống quân xâm lược Nga.

Tôi muốn nói đến những người NÔNG DÂN. Họ đã rà phá bom mìn và canh tác thừa lương thực xuất khẩu với giá rẻ hơn các nước yên bình ở châu Âu. Đến nỗi nông dân mấy nước này phải biểu tình không nhập lúa mì Ukraina với giá rẻ! Biểu tình như vậy kể ra cũng đáng xấu hổ.

mardi 8 novembre 2022

Lưu Trọng Văn - Cần nghiêm trị kẻ gian dối

 

Nhà nông học Hồ Quang Cua, tác giả của hai giống lúa ST24 và ST25 lừng danh Việt Nam và thế giới rất tức giận khi Ban tổ chức cuộc thi “Gạo ngon nhất Việt Nam” có biểu hiện gian dối.

Ông Cua đã trả lại danh hiệu và phần thưởng của mình vì sự gian dối này.

Người anh hùng của nhà nông cho rằng: Ban tổ chức không giữ bí mật mã số của từng loại gạo dự thi, điều này dẫn đến không khách quan khi chấm điểm.

dimanche 24 juillet 2022

Lưu Trọng Văn - Tiếng nói của nông dân về thực trạng giống nông nghiệp xin chuyển cho thủ tướng

Bắt nguồn từ xã Hòa Lộc, Cái Bè, Tiền Giang nhiều đời nay xoài cát Hòa Lộc được xem là vua của những loại xoài.

Nhưng trớ trêu thay gã lại đọc trên Facebook "Nông dân Hoàng Kim" của bác nông dân thứ thiệt quê Đồng Tháp phản ánh một hiện thực rất buồn:

"Xoài cát Hòa Lộc theo tôi là loại xoài ngon nhất Việt Nam, nhưng năm nay giá chỉ còn 5.000 đồng/Kg. Với giá đó tôi sợ nông dân sẽ chặt bỏ để trồng cây khác thôi.

Nguyên nhân vì sao?"

jeudi 24 mars 2022

Nguyen Khan - Sau một tháng chinh chiến nhớ và quên, đánh và trốn...

 

Không chỉ kỳ hạn chủ quan của bạo chúa Putin làm cỏ Ukraina trong vòng 48-72 giờ đã trôi qua xa lắc lơ, mà ngay cả kỳ hạn 15 ngày xóa sổ Ukraina trên bản đồ thế giới, được cho là Pu điên đã cân nhắc kỹ lưỡng trên thực chiến, cũng đã trôi qua trong vô vọng.

Đúng một tháng để quân đội thần thánh Nga thể hiện đầy đủ sự bất lực, bế tắc… Và cũng đúng một tháng để nhận rõ sự chiến đấu kiên cường, khôn khéo của quân và dân Ukraina.

Như ông bộ trưởng Quốc phòng Ukraina đã từng nhận xét, khả năng phối hợp tác chiến giữa các quân binh chủng của quân Nga rời rạc, nhếch nhác, luộm thuộm chẳng khác quân đội Ukraina hồi 2014, tức thời điểm Nga đánh chiếm bán đảo Crimea và vùng Donbass của Ukraina.

vendredi 14 janvier 2022

Nguyễn Minh Tâm - Nghĩ ngắn bên ly cà phê sáng


Có lẽ không ở đâu như xứ Việt mình, đất đai lại là cội nguồn của sự phân cực sâu sắc về giàu - nghèo giữa các " đại gia" bất động sản với người dân, mà đặc biệt là nông dân như thế.

Đất đai bao đời của cha ông để lại cho họ, bỗng chốc theo một tờ giấy, trở thành tài sản của các "đại gia" với các "dự án" khủng được vẽ ra.

Các đại gia sống phè phỡn trên khối tài sản ngàn ngàn tỉ và ngông nghênh coi thiên hạ bằng nửa con mắt, trên nỗi đau khổ của những người mất đất. Người "chủ đất" chỉ được nhận lại chút tiền "đền bù" rẻ mạt, trở thành kẻ trắng tay. Và thế là bi kịch xảy ra trước thanh thiên bạch nhật khiến bao người có lương tâm xót xa đến buốt lòng !

samedi 25 décembre 2021

Ngô Anh Tuấn - Những điều đọng lại sau vụ án của hai mẹ con bà Cấn Thị Thêu


Những điểm sáng

- Phiên tòa tổ chức chặt chẽ, an ninh đông nghịt nhưng mọi người rất thân thiện, dễ mến hơn rất nhiều so với những nơi khác.

- Trong suốt quá trình diễn ra vụ án, luật sư và các thân chủ được tiếp xúc, trao đổi với nhau mà không gặp bất cứ sự cản trở nào. Trong khi chờ Hội đồng xét xử (HĐXX) nghị án, tuyên án, bà Thêu được trao đổi riêng với luật sư và được cho xem hình ảnh cháu nội…

Đặng Đình Mạnh - Thông tin phiên tòa xét xử bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư

Sáng ngày 24/12/2021, đúng ngày Giáng Sinh, tòa án cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án bà Cấn Thị Thêu & ông Trịnh Bá Tư ra xét xử theo thủ tục hình sự phúc thẩm tại trụ sở tòa án tỉnh Hòa Bình, với tội danh bị truy tố gọi tắt là "Tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Có bốn luật sư tham gia bào chữa, gồm LS Đặng Đình Mạnh, Ngô Anh Tuấn, Lê Văn Luân và Phạm Lệ Quyên.

Gia đình bà Cấn Thị Thêu đến trụ sở tòa án, nhưng được lực lượng bảo vệ đưa đến trung tâm y tế phường Thị Lang chờ kết thúc phiên tòa.

vendredi 17 décembre 2021

Lê Văn Luân - Một phiên tòa, hai nông dân nghiêm trang

 

Ông Trịnh Bá Phương khác hẳn về phong thái và sự điềm đạm tại phiên tòa sơ thẩm; bà Nguyễn Thị Tâm cũng giữ một cách thức ôn hòa đáng kể từ đầu tới khi kết thúc phiên tòa.

Hai người tự bào chữa cho mình trước, với sự trơn tru và tôi cho rằng chi tiết, cụ thể, song cũng đạt tới sự tròn trịa đúng nghĩa về mặt tinh thần biện hộ trong vụ án chính trị. Các câu trả lời đều đi vào trọng tâm và bao quát cho vấn đề cần được giải đáp.

Bà Tâm òa khóc khi nhắc tới việc bản thân nghèo khó nhưng suốt nhiều năm qua đã chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn người khiếu kiện đất đai còn khổ cực và bị mất nhiều thứ hơn bà. Bà kêu gọi giúp đỡ và đồng cảm với họ về mặt tình cảm, thân phận cũng như tính chất đời sống.

jeudi 21 octobre 2021

Nguyễn Vi Yên - Bá Phương


Tôi thấy bóng dáng mình trong tấm hình gia đình Bá Phương. Hình như đâu đó trong cuốn album cũ, ba má tôi cũng cẩn thận cất giữ một tấm hình từa tựa, với lối ăn vận áo sơ mi quần tây lụng thụng, điệu cười hiền, và những đôi mắt ngây thơ trẻ nhỏ.

Ai mà ngờ được bốn người trong tấm hình này đã phải vào tù ra tội, không chỉ vì đã đấu tranh giữ đất cho chính mình, mà còn bởi đã dám lên tiếng đòi công lý cho những người nông dân gặp nạn ở một ngôi làng khác.

Đây là lần thứ ba cô Cấn Thị Thêu bị bỏ tù, cũng là lần dài nhất - tám năm trời. Bá Tư cũng chịu án tám năm. Còn Bá Phương, đầu tháng 11 này anh sẽ ra tòa sơ thẩm.

mercredi 4 août 2021

Huy Đức - Ly nông, ly hương

 

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo. Mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường, và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

mercredi 23 juin 2021

Hoàng Nguyên Vũ - Không chỉ mấy quả vải Bắc Giang mới cần « giải cứu »


Đến cả số phận chúng ta lúc này cũng cần “giải cứu”, chứ nói gì mấy quả vải, thưa mấy ông quan chức Bắc Giang!

Vầng, mấy ông nói vải Bắc Giang “không cần giải cứu” và “đá bát” luôn cái nghĩa cử của đồng bào đang hướng về nông dân Bắc Giang những ngày đại dịch ở đây.

“Giải cứu nông sản” từ lâu không chỉ là một phong trào, mà còn là sự sẻ chia, kết nối, đùm bọc và tương trợ. Những gì tốt đẹp chứa đựng trong cụm từ đó, một lần nữa đến với các vườn vải đang chín đỏ ở Bắc Giang, giản đơn thôi là ở đó, bà con đang kẹt vì giãn cách xã hội.

jeudi 6 mai 2021

Tuấn Khanh - Bản án càng dài, tiếng vọng thật lâu


Bà Cấn Thị Thêu và con trai là anh Trịnh Bá Tư, mỗi người chịu 8 năm tù và 3 năm quản chế.

Tin đưa ra từ tòa án vào lúc 17 giờ. Không có tiếng khóc lóc van xin và đòi cứu xét, chỉ có ánh mắt lạnh như băng và nụ cười nhạt của hai người nông dân Việt Nam.

Trước đó, có tin nói là, phía điều tra viên đã đề nghị bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư rằng nếu bộc lộ thái độ nhận tội và xin khoan hồng, thì sẽ có mức án 6 năm, còn nếu không là sẽ 8 năm. Thế nhưng cả hai người này đều từ chối bất kỳ một thỏa hiệp nào.

LS Đặng Đình Mạnh – Để không phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu khác ra tòa


Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của Tòa án nhân dân Tỉnh Hòa Bình.

-------//-------

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy.

Lê Văn Luân - Tinh thần của một người nông dân


Phiên tòa bà Thêu và cậu Tư có rất nhiều điều để nói. Riêng chỉ hình ảnh và những câu nói của họ thôi đã là một thứ đủ để viết thành một cuốn sách ký pháp rồi.

Một người nông dân, một người đàn bà mạnh mẽ và kiên trường chưa từng có. Đứng trước các cáo buộc của các kiểm sát viên và tòa án xét xử, họ vẫn hiên ngang, họ vẫn nói những điều kiên định vì vốn lương tâm của họ chẳng có gì để thay đổi nữa.

Tôi nhớ tới đoạn, đại diện Viện Kiểm sát hỏi rằng bà có nhận tiền từ ai đó để làm việc này không. Bà ấy dõng dạc và dẫn dắt câu chuyện bằng một vấn đề khác, và rồi quay về câu chuyện của gia đình bà. Bà ấy nhấn mạnh nhiều lần cụm từ “khi nào các ông bị” mỗi khi đặt trước một cụm động từ “cướp đất”, “đàn áp”, “bỏ tù” như gia đình chúng tôi thì các ông sẽ biết đấu tranh chứ ở đó mà hỏi nhận tiền.