Affichage des articles dont le libellé est Kiến thức. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiến thức. Afficher tous les articles

vendredi 26 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Sách

Xin thú thật, tôi không theo được gương cụ Nguyễn Hiến Lê và một nhà văn Pháp, Anatole France. Trên tủ sách ở nhà tôi hồi còn ở Sài Gòn, tôi đã viết một câu của France: “Đừng bao giờ cho mượn sách! Hãy coi gương tôi, trong tủ sách của tôi toàn là sách đi mượn!”

Tôi gặp một người quen biết từ lâu nhưng không nhớ tên, không biết ông làm gì mà cũng không nhớ đã gặp ở đâu. Trong lúc chờ đèn xanh để đi bộ qua đường, ông nói:

- Tôi mới thấy cuốn sách của anh, trong tiệm Tự Lực.

mardi 21 novembre 2023

Thọ Nguyễn – Kỷ niệm nghe đài địch

 

Tôi lớn lên trong một gia đình có đặc quyền, đặc lợi, dù không nhiều. Những năm 1960 miền Bắc Việt Nam hầu như không có nền kinh tế nên cán bộ không sướng hơn dân là mấy. Chiếm đặc quyền muốn nhũng cũng chẳng có gì để tham. Nhưng cái khoản thông tin thì chắc chắn là tôi hơn bọn trẻ cùng lứa.

Xài đồ sang mãi hóa nghiện. Năm 1967, tôi sang Đông Đức học nghề. Đang từ đói ăn sang chỗ thừa bơ sữa mà chẳng thấy sướng. Đó là vì thiếu các nguồn tin « mật » lấy từ đài địch. Ở sát nách Tây-Berlin nhưng vì mù chữ Đức nên có đài, có ti vi cũng như không.

Thức ăn tinh thần chủ yếu là các bản tin của Đại sứ quán gửi về hàng tháng, toàn chuyện giáo điều, ta thắng địch thua. Đã thế còn luôn phải nâng cao cảnh giác cách mạng, cảnh giác cả với các bạn Đông Đức. Họ đang cưu mang mình mà luôn bị phê là ăn phải bả xét lại của Liên Xô. Những trò đó tôi thuộc lòng từ hồi 10 tuổi.

lundi 20 novembre 2023

Tạ Duy Anh - Chữ và thầy

 

Bà nội tôi hoàn toàn mù chữ. Cả đời bà không có một ngày học cái thứ được gọi là chữ.

Ấy thế mà suốt thời bé con, tôi luôn luôn bị bà giám sát chặt chẽ việc học. Từ giờ giấc, sách vở, góc học tập đến thái độ khi nói về thầy cô, bạn bè... đều không lọt khỏi ánh mắt kèm nhèm của bà. Thỉnh thoảng bà bắt tôi bỏ sách ra để bà... kiểm tra.

Bà sờ tay vào từng hàng chữ như cách nhà nông lão luyện kiểm tra độ mẩy của hạt giống. Bà ngây dại nhìn từng dòng chữ, từng hàng con số tôi viết, cái thứ, với bà, chứa tất cả phép huyền diệu của sự sống. Đừng hòng đánh lừa được bà khi tôi định lấp đi một sự cẩu thả nào đó.

jeudi 28 septembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Tiến sĩ thời nay

Hồi mới lớn, ham học nên cứ nhìn mấy thầy có bằng tiến sĩ, nhất là bằng học từ nước ngoài về thì lấy làm ngưỡng mộ và khâm phục lắm. Quyết tâm học hành để mong có được cái bằng như thế dù biết rằng đấy là việc không phải dễ dàng, phải tốn nhiều công sức.

Mà thật sự, hồi ấy thầy nào cũng quá giỏi, kiến thức đầy mình, phong thái đĩnh đạc, ăn nói rất hay, câu nào ra câu nấy, chữ nào ra chữ nấy.

Kể cả các thầy có bằng cấp không cao, nhưng kiến thức các thầy đầy ắp. Như thầy Đông Hồ, thầy Vũ Hoàng Chương, thầy Vũ Khắc Khoan, thầy Phạm Công Thiện, thầy Ngô Trọng Anh... đều là thần tượng của giới sinh viên thời ấy.

samedi 22 avril 2023

Hương Nguyễn - Cánh cửa đã đóng

 

Phòng khám thận có một bệnh nhân gần 80 tuổi, bị bệnh thận mạn, tiểu đường type 2, lại thêm tắc động mạch khoeo chân đã đặt stent.

Vì vậy, bệnh lý của ông phức tạp. Vì nhà ông gần bệnh viện, nên khi khám bệnh và làm cận lâm sàng xong, tôi nói con trai ông đưa cha về nhà nghỉ ngơi, rồi người con trai quay lại chờ kết quả xét nghiệm và lấy thuốc.

Hơn một giờ sau, tôi đưa toa thuốc cho cậu con trai. Một toa bảo hiểm y tế, một toa mua thuốc tại nhà thuốc dịch vụ.

lundi 9 janvier 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Bài học từ tai nạn cháu Hạo Nam

 

Cả nước hướng về cuộc giải cứu cháu Hạo Nam. Nhắc lại quá trình giải cứu cháu Hạo Nam bất thành chỉ thêm đau lòng. Với không ít người còn là sự giận dữ. Với nhiều người là lo lắng. Vì đau lòng, giận dữ và lo lắng nên mới cần rút ra các bài học sau đây.

1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bài học đầu tiên là về an toàn lao động. Việc nhà thầu thi công không che đầu cọc bê tông, không che chắn lỗ khoan cọc bê tông là sai phạm không tha thứ về an toàn lao động.

mardi 25 octobre 2022

Lê Học Lãnh Vân - Giáo sư Nguyễn Văn Trung và tấm lưới lồng lộng

 

Với Vương, hai vị giáo sư Văn Khoa trước năm 1975, thầy Lý Chánh Trung và thầy Nguyễn Văn Trung, hai Thầy đều dấn thân. Thầy Lý Chánh Trung nghiêng về hoạt động chánh trị - xã hội hơn, còn Thầy Nguyễn Văn Trung nghiêng về học thuật hơn.

Trước năm 1975, dù theo ngành khoa học tự nhiên, do ý thích cá nhân, Vương thường dự thính một số tiết học Văn khoa nên trọng hai ông như thầy trực tiếp dạy mình.

Khi Vương trở thành cán bộ giảng dạy, trường đại học Khoa học TP Hồ Chí Minh mới được thành lập từ sự hợp nhất hai trường đại học Văn khoa Sài Gòn và đại học Khoa học Sài Gòn. Năm 1980 hay 1981 gì đó, trường đại học Tổng Hợp TP HCM, khối khoa học xã hội tổ chức một hội thảo. Các thầy của Vương bên Khoa học Tự nhiên dự khai mạc. Nghe các vị bàn tán như sau:

dimanche 24 juillet 2022

Lê Dũng - Hiệu sách tỉnh lẻ


Không thể phủ nhận, trung tâm sách lớn nhất cả nước là Sài Gòn. So với Sài Gòn, Hà Nội có khoảng 60%. Huế, Đà Nẵng khoảng 30%. Hải Phòng, Vinh, Nha Trang có khoảng 15-20%. Còn lại đa phần dưới 10%.

Cá biệt có một số tỉnh trắng về sách, tức có không quá 1% so với Sài Gòn. Đồng bằng có quê tôi, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận và một số tỉnh miền Tây. Tây Nguyên hay Đông Tây Bắc, mật độ còn dày hơn.

Rất xót xa cho người đọc và các con, mỗi lần về quê, sách Fahasha trong Coop mart đa phần là sách rác, hoặc sách cũ, sách lưu cữu. Không tiêu thụ được ở đô thị lớn, dù là bán 1 yến 100 ngàn, hay đại hạ giá trong các đại giấy hội, thì họ đưa về tỉnh lẻ, pha chế thêm vài ba cuốn sặc sỡ, dễ tiêu kiểu sách tướng số, phong thủy hay thiền, tụng kinh hoặc đời thay đổi khi chúng ta thay đồ.

jeudi 14 juillet 2022

Mai Bá Kiếm - Làm báo phải biết nhục khi mắc lỗi kiến thức !


Mỗi lần tôi viết status có mắc lỗi chính tả và bạn đọc comment chỉ lỗi, tôi đều phản hồi “Cám ơn bạn đã nhắc nhở, và tôi đã sửa”. Viết sai chính tả đã mắc cỡ rồi, huống gì viết sai kiến thức!

“Cửa hàng tiện lợi chỉ phục vụ trong bán kính 500m2” là lỗi kiến thức chứ không phải lỗi chính tả. Bán kính là chiều dài đơn vị tính là mét, còn mét vuông là đơn vị của diện tích.

Ngày 03/01/2021, Báo Quân đội Nhân dân đăng bài “Phát hiện quả bom 500 bảng Anh tồn sót sau chiến tranh” là mắc lỗi kiến thức.

dimanche 29 mai 2022

Phúc Lai - Chiến lược của Putin đã thất bại trong cuộc chiến tranh với Ukraine

 

Thế giới bước sang thế kỷ XXI đã “nhận lấy” ngay một vụ khủng bố kinh hoàng vào tận kinh đô tài chính của nước Mỹ, thành phố New York. Trong tất cả những hệ lụy hay hậu quả kéo theo nó, có cuộc chiến tranh tấn công vào Afghanistan.

Hồi đó, cuộc tấn công của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu đã diễn ra trong 5 (năm) tuần và kết thúc bằng sự sụp đổ của chế độ Taliban.

Đó là một trong những ví dụ về “xung đột hạn chế” và nó đại diện cho lý thuyết chiến tranh trong thế kỷ XXI, dù thực chất lý thuyết này đã được bắt đầu từ 10 năm trước, trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Sẽ có độc giả phản đối tôi khi dẫn chứng rằng cuộc Chiến tranh Afghanistan đã kéo dài 20 năm, nhưng nó là cả một quá trình chiếm đóng, bình định, nội chiến… và các hoạt động quân sự chỉ đóng vai trò phụ trợ cho quá trình kia mà thôi.

dimanche 8 mai 2022

Phan Minh - Nỗi khổ người Việt

 

Bà con ta định cư ở Ukraine nói riêng và ở Đông Âu nói chung, đều có chung những nỗi niềm trăn trở.

1. Sang Đông Âu từ Việt Nam theo tiêu chuẩn du học, làm việc (theo diện hợp tác lao động) và ở lại định cư từ lúc ở quê nhà còn nghèo xơ xác. Phần đông đã ở lại làm ăn buôn bán nhỏ lẻ sau khi Liên Xô tan rã.

2. Sau nhiều năm chăm chỉ buôn bán, cũng tích cóp được tài sản, vốn liếng nhất định. Đa số đều có nhà cửa, xe cộ và cuộc sống ổn định nơi xứ người.

mardi 7 décembre 2021

Lê Nguyễn - Chút hồi ức vụn vặt về hai tạp chí Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới (1)

 

I) Trong sinh hoạt trên diễn đàn này, thỉnh thoảng có người nhắc đến sự tồn tại của hai tờ tạp chí tri thức Kiến thức Ngày nay và Thế Giới Mới với một chút tiếc nuối, một chút bùi ngùi. Điều này khiến những ai từng góp chút công sức vào sự phát triển của hai tờ báo này và chứng kiến sự tàn tạ của chúng càng cảm thấy ngậm ngùi hơn.

Chúng ta biết rằng sau tháng 4.1975, các hoạt động văn hóa cực đoan đã hủy hoại rất nhiều sách báo tồn tại trên 20 năm tại miền Nam. Điều đó cũng có nghĩa là cơ hội tiếp cận tri thức Đông Tây của lớp trẻ vào thời kỳ này đã bị triệt tiêu khá nhiều. Vì thế, hiện tượng “đói tri thức” của giai đoạn trước “đổi mới” là điều có thật.

Kể từ những năm cuối thập niên 1980, khi chính sách đổi mới được áp dụng trên cả nước về nhiều mặt của đời sống, trong đó có mặt văn hóa-tư tưởng, sinh hoạt báo chí tại Sài Gòn bắt đầu khởi sắc với sự ra đời của hai tờ tạp chí tri thức tiên phong là Kiến thức Ngày nay (1988) và Mỹ thuật Thời nay.

samedi 27 novembre 2021

Văn Công Hùng - "Tiên học lễ, hậu học văn", câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

 

(DV 27/11/2021) Lễ chính là cái níu con người ở lại phía trong sáng, nó khiến con người nhận biết phải trái, biết xử lý tình huống một cách vừa nhân nghĩa vừa nhân văn, cao thượng, hợp lý hợp tình.

Đang có những cuộc tranh cãi, đến nặng lời, trên báo và nhất là mạng, về đề xuất của giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, bỏ câu "Tiên học Lễ hậu học Văn" trong trường học.

Thực ra thì, các khẩu hiệu nói chung, và trong trường học nói riêng, vẫn thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu ai theo dõi thì thấy nước ta đã qua khá nhiều khẩu hiệu, có "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Thi đua dạy tốt học tốt" và giờ thì đang là "Tiên học lễ hậu học văn" vân vân...

samedi 23 octobre 2021

Trần Thị Sánh - Thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì?


Hồi mình gần 40 tuổi, mấy đứa bạn làm báo rủ mình đi làm thạc sĩ, tiến sĩ. Mình hỏi lại: “Làm báo thì làm thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì”?

Các bạn mình bảo: “Mày làm ở báo quốc doanh, báo mậu dịch cũng là cơ quan đoàn thể, tổ chức. Khi đề bạt lãnh đạo người ta cũng xét các tiêu chuẩn, trong đó phải là thạc sĩ, tiến sĩ mới có cửa chứ. Mày định để lũ dốt nát nó ngồi lên đầu, lên cổ mày à?”

Mình nghĩ, các ngành nghề khác làm thạc sĩ, tiến sĩ còn có lý và còn cần thiết. Còn làm báo chỉ cần yêu nghề, giỏi nghề, viết hay và tâm huyết với nghề nghiệp chứ cần thạc sĩ, tiến sĩ để làm gì. Chả lẽ dưới mỗi bài báo lại ghi thêm chức danh là thạc sĩ, tiến sĩ?

samedi 25 septembre 2021

Nguyễn Thông - Lênin toàn tập

 

Thời những năm thập niên 60 ở miền Bắc, người ta hay thấy những tấm ảnh Mao Trạch Đông. Lúc thì trên họa báo Trung Quốc bản tiếng Việt, lúc trên báo chí Việt, và có nhiều bức được in riêng cho dân chúng đem về nhà treo.

Có những bức in trên lụa, dệt bằng lụa, kỹ nghệ tinh vi, do bên Tàu làm và chúng cho không thằng em dại Việt, để theo cách nói bây giờ là "xâm lăng văn hóa", truyền bá tư tưởng Mao Trạch Đông. Còn sách Mao tuyển bìa đỏ in nổi hình Mao thì đủ cỡ, muốn xin bao nhiêu cuốn cũng được. Huy hiệu Mao cũng phát không, đi chăn trâu cũng đeo, có chiếc to bằng trôn bát ô tô.

Tấm ảnh Mao phổ biến nhất là ảnh y ngồi trước tủ sách dễ đến hàng nghìn cuốn, hàng hàng lớp lớp ngay ngắn, đều chằn chặn, cuốn nào cuốn nấy dày cỡ 2-3 đốt ngón tay. Chủ yếu sách kinh điển của Mác, Lênin, nhất là toàn tập Lênin. Tất nhiên trong đó có cả trước tác của Mao.

vendredi 3 septembre 2021

Khan Le - Vài kiến thức thông thường về vaccin phòng bệnh nên chú ý

 

1. Vaccin là gì:

Vaccin là một chất dùng để kích thích sự sản xuất các kháng thể và cung cấp sự miễn dịch chống lại một hay vài bệnh, được chuẩn bị từ một tác nhân (causative agent) của một bệnh. Những sản phẩm của chúng (tác nhân) hay chất thay thế tổng hợp,được xử lý để hoạt động như là một kháng nguyên không sinh bệnh.

2. Vaccin dùng để làm gì:

- Tạo sự miễn dịch làm cho cơ thể dù nhiễm mầm bệnh đó cũng không thể bị bệnh.

jeudi 5 août 2021

BS Lê Công Trứ - Hiểu biết căn bản về vaccine

 

Xin chân thành cảm ơn tác giả Lê Công Trứ ở Hoa Kỳ, nguyên là bác sĩ tim mạch và nay là tiến sĩ kinh tế, đã vui lòng gởi cho blog Thụy My bài viết rất công phu để hiểu rõ hơn về vaccin trong tình hình dịch Covid hiện nay.

HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ VACCINE

(cập nhật 03/08/2021)

KIẾN THỨC CĂN BẢN:

1.     Kháng thể/ antibodies là gì?

Kháng thể là chất do cơ thể tạo ra để tiêu diệt hoặc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus vào cơ thể. Kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng. Thời gian để cho cơ thể tạo ra kháng thể có thể mất vài ngày hoặc vài tuần lễ kể từ khi cơ thể tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus.

 2.     Chất kháng nguyên/ antigen là gì?

Kháng nguyên là bất kỳ chất nào đến từ bên ngoài cơ thể (vi khuẩn, virus, độc tố, hóa chất…) khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra chất chống lại.

dimanche 11 juillet 2021

Trăn trở của nữ bác sĩ về cách TP.HCM có thể cải thiện trong chống dịch

(VNN 11/07/2021) Thành phố trong những ngày giãn cách xã hội đã cho tôi có nhiều thời gian hơn để suy ngẫm với nhiều trăn trở khôn nguôi về những gì người dân nói, đồng nghiệp nói, học trò của mình nói.

Thật sự tôi rất nể phục và trân trọng những nỗ lực của ngành y tế và chính quyền TP.HCM cũng như Trung ương đã làm để ngăn chặn dịch bệnh nhưng theo tôi, vẫn còn một số vấn đề. Nếu biết cách cải thiện thì kết quả hy vọng sẽ tốt hơn.

Thứ nhất, dường như công tác tổ chức chống dịch không được suông sẻ, có sự dẫm chân lên nhau và phân công không rõ ràng.

mardi 29 juin 2021

Đặng Bích Phượng - « Công chúa » Hà Kiều Anh ?


Ở các nước, không có kiểu gọi « hoa hậu » suốt đời như Việt Nam, hết một năm nhiệm kỳ thì được gọi là « cựu hoa hậu ». Cô Hà Kiều Anh được danh hiệu này cách đây gần 30 năm rồi mà báo chí vẫn tung hô « hoa hậu » thì không thể hiểu nổi – TM. 

Cái gì cũng cần có kiến thức tối thiểu. Không hiểu thì tra gúc gồ.

Thò mặt lên mạng, thấy nói công chúa mới xuất hiện mà chả hiểu mô tê gì. Lần mò mới hay, hoa hậu Hà Kiều Anh nói rằng cô ấy là công chúa đời thứ 7 triều Nguyễn.

Gì chứ mấy vụ kiểu này, nhà em không mấy khi quan tâm. Nhưng lần này thì cũng có tid tò mò. Đọc xong thì thấy cô hoa hậu nhầm lẫn rất cơ bản.

samedi 8 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn - Gia đình cũng cần giáo dục về tai họa bất ngờ !


Dư âm vụ cháy chết đến 8 người vẫn làm tôi bàng hoàng.

Tôi cũng thường viết, nhấn mạnh về giáo dục gia đình để bù trừ vào những khiếm khuyết của giáo dục nhà trường, xã hội. Tôi cũng từng đề cập về cháy nhà, xin nhắc lại một cách ngắn gọn.

Nhiều người Việt sợ "xui" khi công khai nói về việc có thể lúc nào đó nhà mình bị cháy, vì vậy họ thường bỏ qua không nhắc đến trong gia đình. Trong khi đó với điều kiện sống eo hẹp, chật chội và thiếu kiến thức về phòng tránh hỏa hoạn hiện nay, các khu dân cư bình dân tại các thành phố Việt Nam nguy cơ đó cực kỳ cao.